Sơ Tổ: Tôn Giả Ma-Ha Ca-Diếp
Linh sơn niêm hoa truyền
tâm ấn
Phá nhan vi tiếu trực thừa đương
Tổ tổ pháp đăng chiếu sa giới
Tăng tăng huệ mạng mãn đại thiên
Kim sắc đầu đà cà sa tràng
Di Lặc tôn Phật tục thánh điền
Ma-ha Ca Diếp công huân đại
Tận vị lai tế ân vô biên.
Linh sơn niêm hoa truyền tâm ấn
Nở mặt mỉm cười tự đảm đương
Đèn pháp lan truyền Hằng sa giới
Huệ mạng tăng già khắp đại thiên
Cà sa cờ pháp khởi đầu đà
Di Lặc nối theo gieo ruộng thánh
Ma-ha Ca-Diếp công lao lớn
Đến tận vị lai ơn vô biên.
Tuyên
Hóa Thượng Nhân tác
Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp
Đầu Đà Đệ Nhất
Hòa Thượng Tuyên Hóa
(TRÍCH TỪ KINH
PHÁP HOA LƯỢC GIẢNG)
12 HẠNH ĐẦU ĐÀ
1. MẶC Y BÁ NẠP
2. CHỈ DÙNG BA BỘ ÁO
3. KHẤT THỰC
4. KHẤT THỰC CÓ THỨ TỰ
5. NGÀY ĂN MỘT BỮA
6. ĂN CÓ TIẾT LƯỢNG
7. QUÁ GIỜ NGỌ KHÔNG UỐNG NƯỚC CÓ CHẤT BỔ
8. Ở NƠI A LAN NHÃ
9. Ở DƯỚI GỐC CÂY
10. Ở NGOÀI TRỜI
11. Ở NGOÀI NGHĨA ĐỊA
12. LƯNG KHÔNG CHẠM ĐẤT
“Ma Ha
Ca Diếp”: Ma
Ha, nghĩa là “đại” (lớn); Ma Ha Ca Diếp chính là “Đại Ca Diếp”. Ca Diếp dịch là
“ẩm quang”, còn gọi là “quang ba” ; lại còn một tên gọi nữa là “Đại Quy Thị”.
Đại Quy Thị là họ của Tôn giả, vì tổ tiên của Tôn giả khi tu đạo, có một con
rùa (quy) lớn ngậm một bức họa đến cho tổ tiên của Tôn giả xem, cho nên tổ tiên
của Tôn giả mới lấy “Đại Quy Thị” làm họ cho giòng tộc. Nhưng theo người Trung
Hoa mà nói thì “quy” luôn là chữ dùng để mắng người; ví như người Trung Hoa
nói: “Mày là đồ con rùa”. Đây là câu mắng người. Họ của Tôn giả Đại Ca Diếp là
“Đại Quy”, tên là “Tí Đa La”. Tí Đa La là tên của một loại cây, vì cha mẹ Tôn
giả khấn cầu dưới cây này mà sinh ra Tôn giả, cho nên lấy tên cây làm tên cho
Tôn giả.
Tại
sao gọi là “ẩm quang”? Vì trên thân Tôn giả Ca Diếp có ánh sáng có thể che mờ
tất cả các ánh sáng khác, giống như uống lấy tất cả các ánh sáng vậy. Tại sao
trên thân Tôn giả phát ra ánh sáng? Bàn đến vấn đề này, lại có một công án. Vợ
trước đây của Tôn giả chính là Tỳ kheo ni Tử Kim Quang. Vào thời Đức Phật Tỳ Bà
Thi, sau khi Đức Phật này diệt độ, có người vì Phật lập tháp, xây chùa, tạo
tượng thờ phụng. Nhưng trải qua một thời gian lâu sau, chùa bị hư hoại, tháp
cũng đổ nát, không biết ai đó đã đội lên cho tượng Phật một chiếc nón lá để che
mưa. Vì sao gọi là “chiếc nón lá”? Vì chiếc nón này dùng lá kết lại mà thành,
đội lên đầu có thể che mưa. Vào mùa xuân ở phương Bắc của tôi, những người con
gái trong gia đình đều dùng cây cao lương (một loại cây nếp dùng để cất rượu)
kết nên loại nón như thế rồi đem ra thành phố bán; đội chiếc nón đó lên giống
như che dù vậy, sẽ không còn sợ mưa.
Nhìn tượng Phật được đội lên một chiếc nón như vậy, có một cô gái thấy liền phát khởi tâm từ bi nghĩ rằng: “Mình nhất định phải xây một ngôi chùa cho Phật, Phật ở đây sẽ bị nắng táp mưa sa, tình trạng như vầy làm sao có thể được chứ? Mình nhất định sẽ thếp vàng cho tượng Phật!” Thế là cô gái đi khắp nơi hóa duyên. Cô gái là một người rất nghèo khổ, tiền xin được mỗi ngày, cô đều đem đi mua vàng, trải qua thời gian khoảng mười mấy năm, vàng cô tích lũy được rất nhiều; cô để dành được rất nhiều vàng, lần này có thể đủ để xây chùa và cũng đủ để thếp áo vàng cho Phật.
Cô liền mời một người thợ kim hoàn, nấu vàng chảy ra, rồi thếp lên tượng Phật.
người thợ kim hoàn nhìn thấy cô có nhiều vàng như thế, liền hỏi: “Làm sao cô có
được nhiều vàng như vậy?” Cô gái trả lời: “Lúc trước, nhìn thấy áo vàng trên
thân của tượng Phật này bị tróc ra hết, tôi liền phát tâm đi hóa duyên, trải
qua hơn mười mấy năm mới để dành được nhiều vàng như vậy.” Cô vừa nói như thế,
người thợ kim hoàn liền phát tâm nói rằng: “Công đức này không chỉ một mình cô
làm, tôi cũng có một phần trong đó. Nó là của chung hai người chúng ta!” Kỳ
thật người thợ kim hoàn này khi nhìn thấy cô gái phát tâm xây chùa, thếp áo
vàng cho tượng Phật, có một tâm hạnh rất tốt, cho nên khởi tâm yêu mến cô gái.
Đã sanh tâm yêu mến thì nhất định trước tiên phải lấy lòng cô gái, cho nên anh
chàng mới nói công đức này là của hai người làm, chứ không phải chỉ một mình cô
gái làm. Tổ sư Ca Diếp chắc chắn là có ý nghĩ như thế!
Thế là
tượng Phật đã thếp xong, chùa cũng đã xây dựng hoàn tất, người thợ kim hoàn
liền ngỏ lời cầu hôn với cô gái: “Tâm địa của cô thật tốt! Cả đời này tôi chưa
từng gặp ai tốt hơn cô! Tôi vốn định sống độc thân suốt đời, hôm nay mới gặp
được một người bạn tri âm, tri kỷ như cô, cô có bằng lòng kết hôn với tôi
không?” Cô gái nghe xong liền nghĩ: “Ồ! Tâm địa của anh chàng cũng không tệ,
mình mời anh ta đến thếp áo vàng cho tượng Phật, anh ta chỉ lấy một nửa tiền
công. Tấm lòng của người con trai này thật tốt!” Nghĩ vậy, cô liền bằng lòng,
hai người kết hôn với nhau. Kết hôn rồi vẫn không muốn rời, hai người liền phát
nguyện đời đời kiếp kiếp đều muốn làm vợ chồng với nhau. Qúy vị thấy không!
Loại mãnh lực ái tình này thật là ghê gớm! Hai người kiếp nào sanh ra cũng đều
phải làm vợ chồng!
Do
nhân duyên thếp áo vàng cho tượng Phật, nên trên thân hai người luôn phát ra
ánh sáng màu vàng kim và cũng do vậy mà tên của tôn giả được gọi là “ẩm quang”,
nghĩa là có khả năng nuốt hết tất cả các ánh sáng khác. Trong kiếp hiện tại,
khi Tôn giả Ca Diếp vừa chào đời, trên thân đã có ánh sáng màu vàng; sau khi
lớn lên, cha mẹ của Tôn giả muốn tìm một cô gái tốt cưới cho con trai mình, Tôn
giả bảo: “Không thể được! Trên thân con có ánh sáng màu vàng, con nhất định
phải tìm một cô gái cũng có ánh sáng màu vàng mới được; nếu không, con thà theo
chủ nghĩa độc thân!” Sau đó, quả nhiên tìm thấy được môt cô gái trên thân cũng
có ánh sáng màu vàng giống như Tôn giả tại một đất nước khác, hai người liền
kết hôn với nhau. Lời ước nguyện quả thật không sai, khi hai người chứng được
đạo quả A la hán liền thấy biết được đã từ nhiều kiếp hai người luôn làm vợ
chồng của nhau. Nhưng thấy người ta làm vợ chồng với nhau, quý vị không nên
hiểu lầm mà nghĩ rằng: “Sau này gặp được một người con trai, mình cũng sẽ cùng
với anh ta phát nguyện như thế, là đời đời kiếp kiếp đều làm vợ chồng!” Người
ta phát nguyện đời đời kiếp kiếp làm vợ chồng là vì vấn đề tu đạo; đời đời kiếp
kiếp đều phải tu đạo, đều phải quy y Tam bảo và xuất gia. Qúy vị không nên phát
nguyện đời đời kiếp kiếp cùng làm vợ chồng, vì càng làm càng xa đạo, đến một
lúc nào đó sẽ rơi vào địa ngục! nhất định là phải có tu đạo mới được!
Do vậy
mà Tôn giả Ca Diếp và vợ đều cùng quy y Phật, đều chứng được Thánh quả, Tôn giả
làm vị Tổ sư đầu tiên; vị Tổ đầu tiên chính là Tôn giả Ma Ha Ca Diếp. Qúy vị có
muốn nhìn thấy tôn giả Ma Ha Ca Diếp không? Tôn giả Ma Ha Ca Diếp hiện giờ vẫn
còn ở trên thế gian, trong núi Kê Túc thuộc tỉnh Vân Nam Trung Hoa, Tôn giả vẫn
đang tĩnh tọa, nhập định tại đó, đợi đến sau này khi Phật Di Lặc ra đời thành
Phật, Tôn giả sẽ đem y bát của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giao lại cho Phật Di
Lặc. Hiện tại Tôn giả vẫn chưa nhập niết bàn, vẫn chưa viên tịch, Tôn giả vẫn
còn ở trên thế gian này. Qúy vị khi đến núi Kê Túc lễ bái tôn giả Ma Ha Ca
Diếp, nếu ai có tâm thành thì sẽ được diện kiến Tôn giả.
Từ “ẩm
quang” này, không phải nói là uống ánh sáng vào bụng, không hề có ý nghĩa này;
mà là nói ánh sáng trên thân của Tôn giả có thể nuốt hết tất cả các ánh sáng
khác. Ánh sáng này trên thân Tôn giả siêu vượt tất cả các ánh sáng; giống như
ánh sáng của ngọn đèn điện 500W, khi tôn giả Ca Diếp đến chỗ này thì ánh sáng
500W kia sẽ không còn sáng nữa, ánh sáng trên thân của Tôn giả mạnh hơn 500W,
có thể là 1000W, 2000W, thì sẽ uống được ánh sáng 500W này—không phải là dùng
miệng uống, mà là ánh sáng trên thân Tôn giả phát ra vượt trội hơn bất kỳ ánh
sáng nào, che mờ tất cả các ánh sáng khác, giống như nuốt các ánh sáng khác
vậy. Mỗi người chúng ta đều phải hiểu rõ điểm này, không nên cho rằng tôn giả
Ca Diếp không uống nước mà là uống ánh sáng, đây là cái hiểu lệch lạc.
Vị Tôn
giả Ca Diếp này có tuổi đời lớn nhất trong số các đệ tử của Phật; tuy lớn như
thế, nhưng tuổi càng cao Tôn giả càng minh mẫn, càng mạnh khỏe, làm bất cứ việc
gì đều không từ nan. Tôn giả vốn sinh trưởng tại nước Ma Kiệt Đề (Đà), cha mẹ
đều là người rất có tiền, sự giàu sang có thể sánh ngang hàng với vua chúa, vua
nước Ma Kiệt Đề lại muốn bái Tôn giả làm thầy; nhưng sau khi xuất gia tu đạo
theo Phật, Tôn giả nghĩ: Người tu đạo phải “an bần lạc đạo, an bần lạc đạo”,
không thể ham tiền, cho nên Tôn giả đem hết tài sản của mình ra bố thí, một
thân tu đạo, chuyên tâm thực hành hạnh đầu đà khổ hạnh.
Thế
nào gọi là “hạnh đầu đà khổ hạnh”? Tức là ăn cũng không ăn ngon, mặc cũng không
mặc đẹp, ở cũng không ở chỗ tốt, tự mình phải kham khổ, nhẫn chịu lao nhọc,
không được sợ khó. “Khổ hạnh” có nghĩa là càng khổ càng phải nhẫn thọ, phải
kham chịu lao khổ. Tất cả những hưởng thụ của đời người đều không ngoài 3 thứ:
y, thực, trụ. “Y” chính là y phục để mặc; “thực” chính là thức ăn để ăn; “trụ”
chính là nơi để ở. Tôn giả đối với ba việc này luôn thích kham khổ. Tuổi của
Tôn giả tuy lớn như thế, nhưng vẫn thực hành hạnh đầu đà khổ hạnh.
Có một
hôm, Đức Phật đang thuyết pháp, Tôn giả đi đến, Phật liền nhường nửa tòa ngồi
cho Tôn giả. Tòa ngồi rất lớn, Phật liền chia nửa tòa bảo Tôn giả rằng: ‘Ca
Diếp, hãy đến ngồi bên cạnh Như Lai!” Tôn giả cùng ngồi với Phật. Vì sao Phật
lại chia nửa tòa ngồi cho Tôn giả Ma Ha Ca Diếp? Vì lúc này tuổi của Tôn giả đã
rất lớn, khoảng 140 tuổi. Phật khuyên Tôn giả: “Tuổi của ông đã quá lớn, tinh
thần cũng sẽ không được sung mãn lắm; ông nên ăn thêm chút vật ngon, mặc thêm
ít đồ tốt, ở phòng tiện nghi hơn một chút, không nên hành hạnh đầu đà nữa! Như
vậy thật là vất vả! Tuổi ông đã quá lớn, sợ không kham nổi!” Tuy Phật đã khuyên
như thế, Tôn giả cũng không nghe theo, vẫn thực hành theo hạnh đầu đà. Do vẫn
thấy Tôn giả hành theo hạnh đầu đà, vẫn sống khổ hạnh, kham chịu nhọc nhằn như
thế, nên Phật đã tán thán Tôn giả một cách sâu sắc rằng: “Pháp của Như Lai trụ
lâu ở đời, phần lớn có liên quan đến sự thực hành hạnh đầu đà của Tôn giả Ca
Diếp. Tôn giả Ca Diếp có thể thực hành hạnh đầu đà như thế, pháp của Như Lai
chắc chắn có thể trụ lâu dài trên thế gian!” Cho nên ở trong số đệ tử của Phật,
Tổ sư Ca Diếp là “Đầu đà đệ nhất”, đứng đầu về thực hành hạnh đầu đà.
Có một
lần, lúc Đức Phật đang thuyết pháp, có một vị Phạm Thiên đem hoa Kim Ba La đến
cúng Phật; vị Phạm Thiên này nằm dài trên đất, dùng thân làm tòa ngồi, thỉnh
Đức Phật ngồi lên thân mình, thuyết pháp cho chúng sanh nghe. Phật liền ngồi
lên mình Phạm Thiên, tay cầm đóa hoa đối trước trăm vạn chúng trời người mỉm
miệng cười. Phật vừa mỉm cười, Trưởng lão Ca Diếp cũng mỉm cười theo, cho nên
sự kiện này được gọi là “niêm hoa vi tiếu truyền” (truyền pháp bằng cách giơ
đóa hoa lên mỉm cười); truyền cái gì? Truyền pháp môn tâm ấn của Phật. Phật
bảo: “Như Lai có kho tàng con mắt chánh pháp, diệu tâm niết bàn, vô tướng thực
tướng, truyền ngoài ngôn giáo, lấy tâm ấn tâm (chánh pháp nhãn tạng, niết bàn
diệu tâm, thực tướng vô tướng, giáo ngoại biệt truyền, dĩ tâm ấn tâm) nay đem
giao phó lại cho Tôn giả Ma Ha Ca Diếp.” Như Lai đã truyền pháp cho Ma Ha Ca
Diếp, cho nên Tôn giả là Tổ sư đầu tiên tại Ấn Độ.
Thế
nào gọi là “Tổ”? Phật đem tất cả phật pháp truyền lại cho đệ tử; người đệ tử
được truyền pháp này gọi là Tổ Sư. Chế độ “Tổ” tại Ấn Độ là một đời chỉ truyền
cho một người, gọi là truyền đơn, cho nên Phật chỉ truyền cho Ca Diếp, Tổ Ca
Diếp lại chỉ truyền cho A Nan làm nhị tổ, nhị tổ A Nan lại truyền cho Thương Na
Hòa Tu làm tam tổ, tam tổ Thương Na Hòa Tu lại truyền cho Ưu Ba Cúc Đa làm tứ
tổ…; mỗi đời mỗi đời truyền xuống đều là pháp môn tâm ấn tâm này.
Từ Tổ
đầu tiên truyền đến Tổ Bồ Đề Đạt Ma thứ 28; Tổ Bồ Đề Đạt Ma lại mang toàn bộ
pháp môn tâm ấn của kho tàng con mắt chánh pháp, diệu tâm niết bàn, vô tướng
thực tướng, truyền ngoài ngôn giáo đến Trung Hoa truyền cho Thần Quang làm nhị
tổ; Nhị tổ Thần Quang lại truyền cho Tam Tổ, cứ thế truyền đến Tứ Tổ, Ngũ Tổ,
cho đến Lục Tổ; về sau “hoa khai ngũ diệp” (một hoa nở ra năm cánh—chỉ cho Tổ
Bồ Đề Đạt Ma là người Ấn Độ và năm vị Tổ kế là người Trung Hoa) mới chia ra
thành năm tông phái lớn là “tông Lâm Tế, tông Tào Động, tông Quy Ngưỡng, tông
Vân Môn và tông Pháp Nhãn” và cho đến hôm nay thì Phật pháp đã truyền đến
phương Tây. Đây là ý nghĩa tổng quát của “sự truyền thừa giáo pháp từ Đức Phật
đến chư Tổ”.
Vừa
rồi giảng đến chữ “đầu đà”, thường người ở Trung Hoa gọi đầu đà là “đầu đà
tăng”; vậy thì chữ “đầu đà tăng” phải giải thích như thế nào? Không chỉ nói
người bình thường, mà một số người có học vấn, nhưng chưa nghiên cứu qua Phật
học cũng đều không hiểu được ý nghĩa này, chỉ biết gọi là “đầu đà tăng”. Đầu đà
là tiếng Phạn, dịch là “đẩu tẩu” (làm cho phấn chấn); “đẩu tẩu tinh thần” chính
là một ngày bảy thời tĩnh tọa của chúng ta, chính là điều tôi thường nói “làm
cho tinh thần phấn chấn lên”. Câu “làm cho tinh thần phấn chấn lên” là muốn quý
vị không sợ khổ, sợ khó, càng khổ càng tiến tới, càng khổ càng phải làm, giống
như Tổ sư Ca Diếp vậy. Qúy vị xem, Tổ sư Ca Diếp đã lớn tuổi như thế mà vẫn
thực hành hạnh đầu đà, làm cho tinh thần phấn chấn lên. Ở đây chia hạnh đầu đà
ra làm 12 loại:
1. MẶC Y BÁ NẠP
Thứ
nhất, Trước bá nạp y, chính là nói y phục dùng để mặc. Mặc y phục gì? Mặc “nạp y” (y phục
vá); trên y phục, trái vá một miếng, phải vá một miếng, vá víu không biết bao
nhiêu mà kể, y phục như vậy gọi là “y bá nạp” hay “y phấn tảo”.
Tại
sao gọi là “y phấn tảo”? Loại y phục này được tạo thành như thế nào? Đây là y
phục mà người bình thường không chịu mặc, vứt nó vào bãi rác; thế là người xuất
gia liền đến bãi rác, nhặt lấy những tấm vải rách bị quẳng vào đây, giặt sạch
chúng, rồi nối lại với nhau làm thành y phục để mặc, đây gọi là “y phấn tảo”.
Mặc loại y phục này có lợi ích gì? Nếu nói về mặt lợi tích cực thì có rất
nhiều; nếu nói về mặt lợi tiêu cực cũng không ít. Tại sao nói có rất nhiều mặt
lợi tích cực? Qúy vị mặc vào y phục này, bản thân đã không không khởi tâm tham,
lại còn diệt trừ được tâm tham của chính mình và cũng sẽ không nói: “Qúy vị
xem, tôi mặc bộ y phục này đẹp quá! Đáng giá nhất đây!” không khởi lên tâm kiêu
ngạo, chế ngự được tâm tham của mình. Người xung quanh vừa nhìn thấy quý vị:
“Ô! Vị tu hành này, mặc y phục rách rưới như thế, không mặc y phục đẹp! đây mới
thật sự là người tu đạo, chúng ta nên học theo vị ấy!” Vậy là trừ diệt được tâm
tham cho người; vì sức ảnh hưởng này của quý vị cũng sẽ khiến cho các Tỳ kheo
khác đều phát khởi tâm đạo. Cho nên đã dừng được tâm tham của mình, lại còn dứt
được tâm tham cho người, đây há chẳng phải là lợi ích sao? Quý vị nói xem lợi
ích này có hạn lượng không? Cho nên nói lợi ích này rất lớn!
Lại
nói đến mặt lợi tiêu cực cũng không ít, mặc lợi tiêu cực đó là gì? Quý vị mặc y
phục rách này, bọn thổ phỉ cướp bóc chắc chắn sẽ không cướp đồ của quý vị. Như
năm 1948, khi tôi còn ở tại chùa Nam Hoa thì có cướp đến cướp chùa, bọn chúng
phá toang cửa tiến vào, bảo tôi đưa chi phiếu ra. Tôi bảo bọn chúng: “Các vị
xem tôi mặc đồ như thế này có giống người có tiền không?” Bọn họ nhìn lại y
phục tôi mặc—y phục tôi mặc lúc đó không lành lặn giống như y phục tôi mặc bây
giờ. Y phục lúc đó chính là bộ đồ tôi mặc khi còn đang thủ hiếu bên cạnh mộ mẹ;
sau khi thủ hiếu xong, tôi mặc mãi bộ đồ ấy để kỷ niệm mẹ tôi. Vì bộ đồ đó rách
tả tơi, cho nên khi tôi còn ở Đông Bắc, những người đệ tử quy y với tôi đều
muốn lắp thêm vào cho tôi một miếng vá vuông lớn; ai quy y với tôi cũng sẽ vá
cho tôi một miếng, cho nên bộ đồ vá víu chằng chịt.
Ở chùa
Nam Hoa, bọn cướp nhìn thấy tôi mặc chính là bộ đồ vá đó, tôi bảo họ vào phòng:
“Trong phòng tôi có bảo vật, các vị hãy vào đó mà lấy!” Nhưng bọn họ lại không
vào. Lúc đó, trong phòng tôi quả thật có 2 “bảo vật”—bảo vật sống đấy! Đó là 2
chú Sa di, lúc ấy hãy còn nhỏ. Do mặc đồ như vậy, cho nên bọ cướp sẽ không lấy
đồ của quý vị. Lại còn, những người có tiền sẽ tránh quý vị rất xa; lại còn một
điểm rất quan trọng là những cô gái cũng sẽ tránh quý vị rất xa. Quý vị tu đạo,
luôn mặc bộ đồ như thế, sẽ có một mùi hương “rất thơm”; nhưng “mùi thơm” đó sẽ
làm cho những cô gái bình thường cho là mùi thối, cho nên không thể không tránh
xa quý vị một chút. Cho nên mặc y phấn tảo có rất nhiều lợi ích như vậy, ở đây
tôi chỉ đơn cử một số như thế.
2. CHỈ DÙNG BA BỘ ÁO
Thứ
hai, đản tam y. Đản
chính là “chỉ có”; chỉ có ba y, không có những vật khác. Nên nói “bên mình
không có những vật làm chướng ngại, thì bản thân không sanh khởi phiền não”; Tỳ
kheo thực hành hạnh đầu đà, chỉ được phép có ba y. Ba y là:
Tổ y: là y lớn nhất trong
ba y, còn gọi là “Đại y”. tiếng Phạn là “Tăng già lê”, dịch là “y 25 điều” (nhị
thập ngũ điều y). 25 điều này, mỗi một điều có 4 ô dài một ô ngắn, tính chung
có tất cả là 125 ô, đây là biểu hiện cho hình dáng của những thửa ruộng, cho
nên còn gọi là “Phước điền y” (y ruộng phước). Khi đi vào cung vua, hoặc thăng
tòa thuyết pháp hay ôm bát đi khất thực đều có thể đắp y Tổ này.
Thất
y: Y
7 điều, trong mỗi một điều có 2 ô dài một ô ngắn, tổng cộng có 21 ô. Tiếng Phạn
là “Uất đa la tăng”, dịch là “Nhập chúng y” (y vào trong chúng). Tại sao gọi là
Y vào trong chúng? Tỳ kheo khi lễ bái, tụng kinh, dự trai đàn, nghe thuyết
giảng kinh pháp đều phải đắp y này.
Ngũ y: Y năm điều, trong mỗi
một điều có một ô dài một ô ngắn, tổng cộng có 10 ô. Tiếng Phạn là “An đà hội”,
dịch là “Tác vụ y” (Y làm việc). Tác vụ chính là làm việc, chấp lao phục dịch;
ở mọi lúc, mọi nơi đều có thể đắp y Ngũ này.
Tỳ
kheo muốn thực hành hạnh đầu đà chỉ nên có ba y này. Cái gọi là “Tam y bát cụ”
(ba y, bình bát, tọa cụ), tấm vải dùng trải lễ bái trên điện Phật gọi là “cụ”;
chén Tỳ kheo dùng ăn cơm gọi là “bát”. Đây là 2 hạnh có liên quan đến vấn đề
mặc y phục trong 12 hạnh đầu đà. Ngoài mặc y phục ra, cái quan trọng hơn, không
gì quan trọng bằng ăn cơm—cái con người ta xem trọng nhất là mặc đồ và ăn cơm,
ăn cơm lại quan trọng hơn mặc đồ. Cho nên có đến 5 loại hạnh đầu đà có liên
quan đến vấn đề ăn uống.
3. KHẤT THỰC
Thứ
ba, Khất thực: chính
là ôm bát đi xin cơm, còn gọi là “Thường khất thực”. Là mỗi ngày đến giờ thọ
trai, bèn đi xin cơm, chứ không tự mình nấu, nên ăn những thức ăn có sẵn—người
ta làm xong, quý vị đến đó để xin. Ở các nước Xiêm La (Thái Lan), Miến Điện,
Tích Lan, gia chủ làm cơm xong đều chuẩn bị riêng một bát đặt ở bên cạnh; vị tu
sĩ nào đến trước thì sẽ khất thực ở đây, gia chủ quỳ trên đất, đội bát cơm chay
lên đầu, sau đó trút vào trong bát của vị tu sĩ, tiếp theo khấu đầu 3 cái, biểu
hiện cúng dường Tam bảo. Mỗi một gia đình ở các nước Xiêm La, Miến Điện, Tích
Lan đều làm như thế để cúng dường Tam bảo.
4. KHẤT THỰC CÓ THỨ TỰ
Thứ
tư, Thứ tự khất: là khất thực không được chọn lựa. Giống như trong kinh Lăng Nghiêm
nói “ Tức thời Anan, chấp trì ứng khí, ư sở du thành, thứ đệ tuần khất. Tâm
trung sơ cầu, tối hậu đàn việt, dĩ vi trai chủ, bất vấn tịnh uế, sát lợi tôn
tánh, cập chiên đà la, phương hành đẳng từ, bất trạch vi tiện, phát ý viên
thành, nhất thiết chúng sanh, vô lượng công đức.” Anan cầm lấy bình bát, trong
lòng nghĩ rằng, ai cúng dường thức ăn cho ta, đó chính là trai chủ tối hậu của
ta. Không quan tâm là sạch hay dơ, cũng không để ý là dòng dõi Sát đế lợi nhiều
tiền hay giai cấp Chiên đà la nghèo hèn nhất; không hỏi giàu nghèo, không hỏi
thí chủ là người có tiền hay không có tiền, cứ như thế khất thực, ban cho tất
cả chúng sanh vô lượng công đức. Theo thứ lớp khất thực, tức là không có tâm
phân biệt, thực hành bình đẳng, làm cho tất cả chúng sanh đều có cơ hội gieo
trồng công đức, không có tâm lựa chọn, đây chính là chí công vô tư vậy.
5. NGÀY ĂN MỘT BỮA
Thứ
năm, nhật trung nhất thực. Tức là buổi sáng không ăn, buổi tối cũng không ăn, chỉ ăn một
lần vào buổi trưa. Ngày ăn một bữa là rất tốt, đáng tiếc là không dễ thực hiện.
vì sao vậy? Người ta lấy ăn làm gốc, tất cả mọi người đều muốn ăn thức ăn, đều
có ham muốn được ăn thức ăn, đói một chút liền nghĩ đến ăn. Sáng sớm dậy cũng
đói, buổi tối cũng đói; cho nên tốt thì rất tốt (所以好是最好),
nhưng không dễ gì làm được. Tốt cái gì? Giảm bớt được rất nhiều phiền toái; quý
vị bớt ăn hai buổi sẽ giảm bớt được đại tiện, tiểu tiện vài lần. Công đức của
“Ngày ăn một bữa” không thể nào kể hết. Tóm lại, quý vị ăn ít một chút sẽ ít
phiền toái một chút; ăn quá nhiều, phiền toái sẽ càng nhiều.
Đặc
biệt là lúc Tỳ kheo dùng cơm phải có 3 loại niệm và 5 loại quán tưởng. 3 loại
niệm này là gì?
Nguyện
đoạn nhất thiết ác: nguyện đoạn tận tất cả ác.
Nguyện
tu nhất thiết thiện: nguyện làm tất cả điều lành.
Nguyện
độ nhất thiết chúng sanh: Nguyện độ tất cả chúng sanh đều được lìa khổ được vui.
Năm
loại quán tưởng là gì?
Kế công đa thiểu lượng bỉ lai xứ. Đầu tiên, phải tính xem thức ăn
mình sắp ăn cần phải có bao nhiêu người làm mới có thể làm thành? Giống như hạt
gạo này, đem gieo xuống đất, lại phải vun bón, tưới tẩm, sau đó gặt về xay—bây
giờ dùng máy, còn trước kia phải dùng cối xay để mài—tuốt vỏ nó ra, rồi nấu
thành cơm mới có thể ăn. Quý vị tính thử xem phải trải qua bao nhiêu công đoạn
mới có thể trở thành hạt gạo như vầy? Cho nên phải nghĩ đến người làm ra nó.
Người Trung Hoa thời xưa có những câu nói như vầy:
Cày
ruộng giữa ban trưa, đẫm mồ hôi gieo hạt;
Ai hay cơm trong bát, hạt hạt thấm gian lao.
(Sừ
hòa nhật đương ngọ, hãn thích hòa hạ thổ;
Thùy tri bàn trung san, lạp lạp giai tân khổ.)
Ở
Trung Hoa xưa kia đều làm ruộng theo cách đó, dùng bừa cuốc đất; ngay lúc khí
trời đang nóng bức, mặt trời đứng bóng. Đẫm mồ hôi gieo hạt, mồ hôi của người
làm ruộng này nhỏ xuống đất ruộng giống như nước nhỏ giọt tí tách tí tách. Ai
hay cơm trong bát, hạt hạt thấm gian lao, mỗi một hạt cơm đều được làm ra từ
trong khổ nhọc.
Cho
nên chúng ta ở bất kỳ đất nước nào, thuộc bất kỳ dân tộc nào, đối với vật chất
được làm ra đều nên tiết kiệm, đều nên quý tiếc, không được tuỳ tiện đạp bỏ
những đồ vật còn xài được! nên nghĩ đến nó được tạo ra không phải dễ. Vì sao có
những quốc gia trên thế giới hiện nay không có cơm ăn? Vì đồ vật bị lãng phí
quá nhiều cho nên không có cơm ăn. Chúng ta là những người tin Phật, đặc biệt
phải hết sức cẩn thận, chú ý đối với vấn đề nhân quả, không nên lãng phí bất kỳ
vật gì. Những thức ăn thức uống, tiền tài vật chất quý vị có thể dùng được thì
dùng, không thể dùng thì cho người khác dùng, không được tùy tiện đạp bỏ. Có
câu nói “trong bếp cơm dư thừa, trên đường có người đói”, trong nhà của chúng
ta có cơm thừa, trái lại bên ngoài có người bị đói; nên đem cơm thừa cho người
không có cơm ăn, không được vứt bỏ. Do vậy khi ăn thức ăn, phải nghĩ đến nó
được làm ra không phải dễ.
Thổn
kỷ đức hạnh, toàn khuyết ứng cúng. Thổn là suy xét, xét nghĩ; xét nghĩ mình có đức hạnh gì mà có
thể nhận đồ cúng dường của thí chủ các nơi mang đến? Toàn khuyết là đức hạnh
của mình đủ hay không, là toàn hay là khuyết? Nếu như đức hạnh không đủ thì
phải nhanh chóng dụng tâm tu đạo.
Phòng
tâm ly quá tham đẳng vi tông. Phòng tâm là phải phòng bị tâm này của mình; ly quá là phải xa rời
những lỗi lầm. Xa rời những lỗi lầm nào? Xa rời 3 loại lỗi lầm “tham, sân, si”.
Khi ăn thức ăn không được tham, không được nói thức ăn này ngon, tôi phải ăn
nhiều một chút; thức ăn kia dở, tôi không ăn, trong ăn uống phải bình đẳng,
không nên phân biệt mùi vị ngon hay dở.
Chính
sự lương dược vi liệu hình khô. Tỳ kheo khi đang dùng cơm thì phải quán tưởng thế nào? Phải
nghĩ thức ăn là vị thuốc: vì sao mình phải ăn thức ăn này? Đây chính là phương
thuốc thật sự! Nếu mình không dùng phương thuốc này thì thân thể này của mình
sẽ khô héo, sẽ không thể tồn tại được.
Vị
thành đạo nghiệp, ứng thọ thử thực. Vì sao tôi nên ăn cơm này? Ồ! Vì tôi
nghĩ phải dụng công tu đạo, nếu tôi không ăn cơm thì đứng cũng không đứng nổi,
ngồi cũng không ngồi vững—có thể ngủ, nhưng đó không phải là cách thức tu đạo;
do vì tôi muốn tu đạo cho nên không thể không ăn cơm này.
Tỳ
kheo khi dùng cơm đều nên có 3 niệm, 5 quán này. Đây là hạnh “ngày ăn một bữa”,
cách này có lợi ích vô cùng!
6. ĂN CÓ TIẾT LƯỢNG
Thứ
sáu, Tiết lượng thực. Tiết là “có tiết chế”; lượng là “có số lượng”. Ăn thức ăn không nên
nói thức ăn này ngon, dùng xong lại muốn dùng nữa, đó là không có tiết độ. Bất
luận là món ăn ngon như thế nào, nếu như mỗi ngày tôi ăn 2 chén cơm thì tôi sẽ
nhất định ăn 2 chén; không thể nói thức ăn này không ngon nên chỉ ăn 1 chén, còn
thức ăn ngon thì ăn 3 chén, như thế bản thân sẽ không có sự tiết độ. Mỗi một
người xuất gia hành hạnh đầu đà, vốn ăn 2 chén có thể no, nhưng bây giờ tôi chỉ
ăn 1,5 chén, ăn ít một chút, đây gọi là “ăn uống có tiết độ”.
7. QUÁ GIỜ NGỌ KHÔNG UỐNG NƯỚC CÓ CHẤT BỔ
Thứ
bảy, Qúa ngọ bất ẩm tương. Qua sau giờ ngọ không uống nước cơm—ngay cả sữa bò, nước trái
cây cũng đều không uống. Nhưng điều này quá khó! Việc làm này là không phải dễ,
trà cũng được tính là một loại thức uống (tương), nên ngay cả trà cũng không
thể uống. Đây là năm loại hạnh đầu đà có liên quan đến vấn đề ăn uống.
Khi
Phật còn tại thế, Tôn giả Ca Diếp là “Đầu đà đệ nhất”; đầu đà có 12 loại, chúng
ta đã giảng xong 7 loại. Còn lại 5 loại thuộc về vấn đề ở.
8. Ở NƠI A LAN NHÃ
Thứ
tám, Trụ a lan nhã. A lan nhã là tiếng Phạn, dịch là “tịch tĩnh xứ” (nơi vắng lặng );
tịch tĩnh chính là nơi không có sự ồn ào, không có bất kỳ âm thanh nào. Nơi này
là ở trong rừng núi, cách thành thị rất xa; gọi đây là “A lan nhã”, còn gọi là
“A luyện nhã”, chính là một nơi tu đạo tốt nhất cho hành giả. Ở nơi tịch tĩnh
này phải có một địa điểm nhất định.
9. Ở DƯỚI GỐC CÂY
Thứ
chín, Thọ hạ túc. Vì sao lại phải ở dưới gốc cây? Vì người tu đạo lấy trời đất làm
lều, lấy bốn biển làm nhà, đi đến đâu cũng đều có thể ở. Ở bên dưới cây như
vậy, đã có thể tránh mưa, lại còn rất mát, cho nên có thể ở dưới gốc cây. Nhưng
dưới mỗi gốc cây không thể ở quá 3 ngày, chỉ có thể ở 2 đêm. Vì sao không thể
vượt quá 3 ngày? Vì những Tỳ kheo thật sự tu đạo, phẩm hạnh thanh cao sẽ tránh
những nơi nào có duyên, tránh để người nhận ra và đến cúng dường mình, cho nên
tại mỗi một nơi chỉ ở 2 đêm rồi đi. Nếu như có người nhận ra, muốn đến cúng
dường thì vị ấy đã đi rồi. Đây là vì không cầu bất kỳ sự cúng dường hậu hĩ của
người nào, cho nên ở dưới gốc cây.
10. Ở NGOÀI TRỜI
Thứ mười, Lộ địa túc. Ở dưới gốc
cây, vẫn có lá cây che chắn gió mưa; còn ở ngoài đồng trống, lúc này thật sự là
lấy trời đất làm căn phòng lớn cho mình, cuộc sống như thế vô cùng tự tại. Ngủ
ngoài đồng trống, vừa có trăng sáng, vừa có sao soi; cho nên nói: “Lúc trăng
treo giữa trời, gió lùa qua mặt nước; một làn hương thanh lạ, cảm nhận được mấy
ai.” Khi vầng trăng tỏ rạng giữa trời không, cũng là lúc có một làn gió lướt
qua mặt nước, cuộc sống của thiên nhiên như vậy, nhưng rất ít ai có thể lãnh
hội được điều mầu nhiệm này.
11. Ở NGOÀI NGHĨA ĐỊA
Thứ
mười một, Trủng gian trụ. Trủng chính là “phần mộ” (mồ mả), nghĩa là cùng ngủ chung với
người chết. Ngồi trong nghĩa trang làm bạn với những ma quỷ. Tại sao như vậy?
Vì ngồi bên cạnh mộ rất thích hợp cho việc “quán vô thường”—biết đời người là
vô thường, bất luận sớm tối mau chậm đều sẽ chết; sau khi chết sẽ trở thành một
cái gò mả, thân thể bên trong biến thành một đống xương trắng. Ngồi bên cạnh mộ
tu đạo có thể giác ngộ được tất cả đều là vô thường, sẽ không phát khởi vô số
tâm tham, vô số tâm sân, vô số tâm si và sẽ không bị dính mắc vào bất kỳ vật
gì.
12. LƯNG KHÔNG CHẠM ĐẤT
Thứ
mười hai, Hiếp bất trước tịch. Hiếp là “xương sườn”. Hiếp bất trước tịch (lưng không dính
chiếu) chính là “thường ngồi không nằm”, tức nói vị ấy luôn luôn ngồi. Ở Ấn Độ
có một vị tên Hiếp Tôn Giả, suốt đời vị ấy không bao giờ nằm mà chỉ ngồi.
thường ngồi không nằm cũng là một trong những hạnh đầu đà. Vì người ta nằm sẽ
dễ ngủ, mà đã ngủ thì lại càng muốn ngủ, không chịu dậy dụng công tu hành.
Thường ngồi không nằm, vị ấy ngồi ngủ một giấc thì tỉnh lại, sẽ rất dễ dụng
công tu hành, tham thiền tĩnh tọa. Cho nên cách thức “thường ngồi không nằm”
này rất có lợi cho người tu hành.
Đối
với 12 hạnh đầu đà, Tôn giả Ma Ha Ca Diếp đều có thể hành trì. Có người thực
hành hạnh đầu đà, chỉ hành một hạnh; hoặc là chỉ mặc “y phấn tảo”, hoặc là “chỉ
có 3 y”, hoặc chỉ thực hành “thường đi khất thực”, hoặc “khất thực theo thứ
lớp”, hay chỉ tu “ngày ăn một bữa”, hoặc chỉ tu “tiết độ trong ăn uống”, hoặc
“ở tại gò mả”, hoặc “thường ngồi không nằm”. Tôn giả Ma Ha Ca Diếp tuy tuổi đã
rất lớn, nhưng đều có thể hành trì như pháp 12 hạnh đầu đà, cho nên Tôn giả mới
được tôn xưng là “Đầu đà đệ nhất”.
12 HẠNH ĐẦU ĐÀ
Phật Quang Đại Từ Điển
Người tu hạnh đầu đà phải tuân thủ 12 hạnh sau đây:
1. Ở A lan nhã: Tránh xa chỗ đông người não nhiệt, chọn nơi yên tĩnh, vắng vẻ.
2. Thường hành khất thực: Thường đi xin ăn.
3. Thứ đệ khất thực: Theo thứ tự đi từng nhà mà xin, không phân biệt nghèo giầu.
4. Thụ nhất thực pháp: Ngày ăn một bữa.
5. Tiết lượng thực: Không ăn quá nhiều, chỉ ăn một nắm cơm trong bát.
6. Trung hậu bất đắc ẩm tương: Sau bữa ăn chính ngọ, không được uống nước trái cây.
7. Trước tệ nạp y: Mặc ca sa chắp vá bằng những mụn giẻ bỏ đi.
8. Đãn tam y: Chỉ giữ 3 tấm áo, không được có thừa.
9. Trủng gian trụ: Ở nơi nghĩa địa.
10. Thụ hạ chỉ: Ngủ nghỉ dưới gốc cây.
11. Lộ địa tọa: Ngồi chỗ đất trống.
12. Đãn tọa bất ngọa: Thường ngồi không nằm.
Hạnh đầu đà
có hạnh khó nhứt,
là ngồi luôn
không nằm. Hạnh đó khó nhứt.
Còn 11 hạnh
trên (tất cả 12 hạnh) nếu cố gắng làm đều có thể làm được, nhưng hạnh đầu đà
trong luật không buộc phải làm trọn đời, nghĩa là có thể phát tâm phát nguyện
thọ hạnh đầu đà trong một thời gian nào đó rồi xả. Khi nào muốn tu nữa thì thọ
lại. Bởi vì những khổ hạnh trong Phật pháp để kềm thúc thân tâm khỏi sự buông
lung theo vật dục.
Giảng Sư
Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH
KINH PHẠM VÕNG pdf
PHẨM BỒ TÁT TÂM ĐỊA
PHẦN DƯỚI
LỜI NÓI ĐẦU
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI
I. LỜI KHAI GIẢNG
II. PHẦN KHAI KINH
III. PHẦN QUY KÍNH
IV. PHẦN XƯỚNG THỜI GIAN
V. PHẦN KHUYẾN TẤN
PHẦN NGUYÊN VĂN CỦA KINH
I. LÔ XÁ NA PHẬT
II. THÍCH CA MÂU NI PHẬT
III. ĐỨC PHẬT KIẾT BỒ-TÁT GIỚI
IV. MƯỜI GIỚI TRỌNG
1.- Giới sát sanh
2.- Giới trộm cướp
3.- Giới dâm
4.- Giới vọng
5.- Giới bán rượu
6.-Giới rao lỗi của tứ chúng
7.- Giới tự khen mình chê người
8.- Giới bỏn sẻn thêm mắng đuổi
9.- Giới giận hờn không nguôi
10.- Giới hủy-báng Tam-Bảo
V. ĐỨC PHẬT KẾT RĂN
VI. 48 ĐIỀU GIỚI KHINH
1.- Giới không kính thầy bạn
2.- Giới uống rượu
3.- Giới ăn thịt
4.- Giới ăn ngũ-tân
5.- Giới không dạy người sám tội
6.- Giới không cúng dường thỉnh Pháp
7.- Giới không đi nghe Pháp
8.- Giới có tâm trái bỏ Đại-Thừa
9.- Giới không khán bịnh
10.- Giới chứa khí cụ sát-sanh
11.- Giới đi sứ
12.- Giới buôn bán phi pháp
13.- Giới hủy-báng
14.- Giới phóng hỏa
15.- Giới dạy giáo-lý ngoài Đại-Thừa
16.- Giới vì lợi mà giảng pháp lộn lạo
17.- Giới cậy thế-lực quyên tởi (GÓP)
18.- Giới không thông hiểu mà làm thầy truyền giới
19.- Giới lưỡng thiệt ( Lưỡi đôi chiều )
20.- Giới không phóng-sanh
21.- Giới đem sân báo sân đem đánh trả đánh
22.- Giới kiêu mạn không thỉnh Pháp
23.- Giới khinh ngạo không tận tâm dạy
24.- Giới không tập học Đại-Thừa
25.- Giới tri-Chúng vụng về
26.- Giới riêng thọ lợi dưỡng
27.- Giới thọ biệt thỉnh
28.- Giới biệt thỉnh Tăng
29.- Giới tà mạng nuôi sống
30.- Giới quản-lý cho Bạch-Y
31.- Giới không mua chuộc
32.- Giới tổn hại chúng-sanh
33.- Giới tà nghiệp giác quán
34.- Giới tạm bỏ Bồ-Đề tâm
35.- Giới không phát nguyện
36.- Giới không phát thệ
37.- Giới vào chỗ hiểm nạn
38.- Giới trái thứ tự tôn ty
39.- Giới không tu phước-huệ
40.- Giới không bình đẳng truyền giới
41.- Giới vì lợi làm thầy
42.- Giới vì người ác giảng giới
43.- Giới cố mống tâm phạm giới
44.- Giới không cúng-dường Kinh-Luật
45.- Giới không giáo hóa chúng-sanh
46.- Giới thuyết-Pháp không đúng Pháp
47.- Giới chế hạn phi pháp
48.- Giới phá diệt Phật-Pháp
VII. TỔNG KẾT
VIII. LƯU THÔNG
IX. KỆ KHEN TẶNG PHÁP GIỚI
X.- PHẦN HỒI-HƯỚNG
Trên Liên-Hoa-Tạng
Đức Xá-Na Tôn
Lược giảng Tâm-Địa Pháp-môn này
Truyền lại chư Thế-Tôn
Khinh, Trọng phân rành
Tất cả được nhờ ân
KIẾT KINH KỆ
Trời, A-Tu-La, Dạ-Xoa thảy
Ai đến nghe pháp phải hết lòng
Ủng-hộ Phật-Pháp cho thường còn
Mọi người siêng tu lời Phật dạy
Bao nhiêu thính-giả đến chỗ này
Hoặc ở cõi đất hoặc trên không
Nương theo chánh-pháp ngày đêm tu
Xót thương người đời luôn cứu-hộ
Cầu cho Thế-giới thường an-ổn
Pháp-trí vô-biên lợi quần-sanh
Tất cả tội-nghiệp đều tiêu trừ
Dứt hẳn quả khổ vào viên-tịch
Thường dùng giới-hương thoa vóc sáng
Luôn gìn định-phục mặc che thân
Hoa mầu trí-giác khắp trang-nghiêm
Khắp xứ, khắp nơi thường an-lạc.
Nam-Mô Hộ-Pháp Chư-Tôn Bồ-Tát ( 3 lần )
Ma-Ha-Tát ( 1 lần )
CHUNG
Giảng Sư
Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH
KINH PHẠM VÕNG MP3
Giới, Định, Huệ thoát Ta-bà
Tín, Nguyện, Hạnh sanh Cực Lạc
Phật Thuyết
Kinh Phạm Võng Phẩm Bồ Tát Tâm Địa
Đời Dao Tần, Tam tạng Pháp sư Cư Ma La Thập Hán dịch,
Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Việt dịch
37.- GIỚI VÀO CHỖ HIỂM NẠN [61]
Nếu Phật tử, mỗi năm phải hai kỳ hành đầu đà, mùa Đông mùa Hạ thời ngồi thiền kiết hạ an cư. Thường dùng nhành dương, nước tro, ba y, bát, bình, tọa cụ, tích trượng, hộp lư hương, đãy lượt nước, khăn tay, con dao, đá lửa, cái nhíp, giường dây, kinh luật, tượng Phật, tượng Bồ tát. Khi Phật tử hành đầu đà cùng lúc du phương đi lại trăm dặm ngàn dặm, mười tám món này mang luôn bên mình.
Đây là hai kỳ hành đầu đà trong mỗi năm: Từ rằm tháng giêng đến rằm tháng ba, và từ rằm tháng tám đến rằm tháng mười. Trong hai kỳ hành đầu đà, luôn mang theo mình 18 món ấy như chim hai cánh. Nếu đến ngày bố tát, hàng tân học Phật tử, mỗi nửa tháng luôn bố tát, tụng mười giới trọng và bốn mươi tám giới khinh. Lúc tụng giới, nên ở trước tượng Phật và Bồ tát mà tụng. Chỉ có một người bố tát thời một người tụng.
Nếu hai người, ba người nhẫn đến trăm nghìn người cũng một người tụng, còn bao nhiêu thời lắng nghe. Người tụng ngồi cao, người nghe ngồi thấp. Mỗi người đều đắp y hoại sắc chín đìều, bảy điều và năm điều. Trong lúc kiết hạ an cư cũng phải mỗi việc đúng theo phép tắc. Lúc đầu đà chớ đi đến chỗ có tai nạn, cõi nước hiểm ác, nhà vua hung bạo, đất đai gập ghềnh, cỏ cây rậm rạp, chỗ có giống sư tử, cọp, sói, cùng lụt, bão, nạn cháy, giặc cướp, đường sá có rắn rít … Tất cả nơi hiểm nạn ấy đều không được đến. Chẳng những lúc hành đầu đà, mà lúc kiết hạ an cư cũng không được vào những chỗ hiểm nạn ấy. Nếu cố ý vào những nơi ấy, Phật tử này phạm “khinh cấu tội”.
[61] Đầu đà có nghĩa là phủi sạch trần cấu của thân tâm. Trong mười tám món, nhành dương dùng nhăn cho tưa ra để chà răng vì thời ấy không dùng bàn chải. Nước tro dùng như xà bông bây giờ. Ba y: y năm điều, bảy điểu, và đại y (chín điều xấp lên cho đến hai mươi lăm điều). Bình dùng đựng nước. Bát (Bát đa la)dùng đựng cơm và đồ ăn. Lư hương để dâng hương cúng Phật. Đãy lược nước dùng hộ mạng cho sanh linh. Con dao để cạo râu tóc, cắt móng tay. Cái nhíp để nhổ lông mũi. Ba y là y phước điền, đức Phật chế riêng cho Tỳ kheo và Tỳ kheo ni mặc, người chưa thọ giới không nên lạm dụng. Nếu là Thức xoa, Sa di ni thời tự có mạn y, còn hàng tại gia thời chỉ mặc y phục hoại sắc. Những xứ, những nơi hiểm nạn có nhiều sự cảnh hại thân, chướng đạo, nên cấm đển ở. Trong Giới Kinh (Đại Luật) lại còn cấm những nơi nhiều kiến, nhiều muỗi.
37. GIỚI VÀO CHỖ HIỂM NẠN
Nếu là Phật tử mỗi năm hành đầu đà hai kỳ, mùa đông mùa hạ thời ngồi thiền kiết hạ an cư…
Theo luật của Phật thì có kiết hạ và kiết đông. Miền Bắc thì mùa đông giá tuyết, muốn đi đứng cũng khó. Do đó phải kiết đông ở tại một chỗ, cũng như mùa hạ, trời mưa tầm tã. Cho nên mùa đông, mùa hạ ở yên một chỗ mà tấn tu giới định huệ. Trong thời kỳ đó, có hai lần hành đầu đà. Đây nói hành đầu đà chớ không phải đi đầu đà khổ cực. Không phải đi du phương.
Thường dùng nhành dương, nước tro, ba y, bình bát, tọa cụ, tích trượng, hộp lư hương, đãy lược nước, khăn tay, con dao, đá lửa, cái nhíp, giường dây, Kinh Luật, tượng Phật, tượng Bồ tát.
Tất cả có 18 món. Kinh thì mình thích quyển kinh nào thì đem theo như kinh Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Di Đà chẳng hạn. Còn luật là quyển luật mỗi tháng mình Bố tát đó. Bởi vì hành đầu đà thì không được ở nhà ai, cũng không được vào chùa để nghỉ, nếu thiếu 18 món nầy thì không tiện nên phải đem theo.
Nhành dương, ngày xưa không có bàn chải đánh răng nên phải dùng nhành dương để thế cho bàn chải. Nhăn nhành dương cho nó tưa ra, mềm đi rồi đánh răng, đánh răng rồi thì bỏ đi, qua bữa khác lại nhăn một khúc, trong luật gọi rằng nhăn chừng nào cho nó mềm như bông thì cầm cái đó để đánh răng.
Bây giờ có bàn chải khỏi cần dùng đến nhành dương nữa. Xưa không có xà bông nên muốn rửa cho sạch phải có nước tro để dùng. Bát đựng đồ ăn, còn bình thì đựng nước. Nên nhớ cho kỹ, chớ gọi đi trì bình là sai. Bát: tức “Bát đa la” dịch là ứng lượng khí. Bát đựng đồ ăn, còn bình đựng nước đó vậy.
Tọa cụ: đồ lót ngồi. Tích trượng: cây gậy chống đi những chỗ gập ghềnh hay để ngừa chó… Hộp lư hương: là đến chỗ nào đó đốt hương cúng dường Tam Bảo rồi tụng kinh, ngồi thiền.
Đãy lược nước: là dụng cụ hộ sanh. Bởi vì đi như vậy nhiều khi gặp khe suối, rạch để múc nước. Nếu không đãy lược nước thì nước có lăng quăng làm sao dùng được? Khăn tay: để lau. Con dao: để cắt nhành dương hay cắt các vật.
Đá lửa: để nhóm lửa hoặc sưởi khi lạnh. Không phải để nấu ăn. Đi hành đầu đà là khất thực. Cái nhíp: để nhổ lông mũi. Giường dây: như bấy giờ dùng vải thiệt mỏng để làm một cái giường, có thể giăng trên cây để nghỉ được.
“Khi Phật tử hành đầu đà cùng lúc du phương…”
Hành đầu đà với du phương khác nhau. Đi du phương là đi phỏng đạo hay đi giáo hóa. Nhiều khi phải đi đến xứ đó để giáo hóa có bổn phận, hoặc phải đi học thêm ở nơi vị Pháp sư nào đó gọi là du phương. Còn hành đầu đà, tất nhiên phải thực hành hạnh đầu đà. Đầu đà nầy rất khó…
“Đi lại trăm dặm nghìn dặm, 18 món nầy luôn mang theo mình. Đây là hai kỳ hành đầu đà trong mỗi năm: Từ Rằm tháng Giêng đến Rằm tháng Ba và từ Rằm tháng Tám cho đến Rằm tháng Mười”.
Chỉ trong mấy tháng đó hành đầu đà, là đi du phương chớ ở một chỗ tu hành đầu đà thì ngoại lệ, lúc nào cũng được.
“Trong hai kỳ hành đầu đà, luôn mang theo mình 18 món ấy như chim hai cánh”.
Đây đức Phật nói, nếu 18 món nầy mà thiếu thì không thể đi được. Thiếu đồ dùng nơi thân lấy gì hộ trợ thân để hành đạo. Còn đi đến đâu cũng vào nhà hay vào chùa để nhờ thì không phải hành đầu đà rồi. Nên mang theo 18 món nầy như chim hai cánh, nếu thiếu một phần nào cũng không thể bay được.
Hạnh đầu đà có hạnh khó nhứt, là ngồi luôn không nằm. Hạnh đó khó nhứt. Còn 11 hạnh trên (tất cả 12 hạnh) nếu cố gắng làm đều có thể làm được, nhưng hạnh đầu đà trong luật không buộc phải làm trọn đời, nghĩa là có thể phát tâm phát nguyện thọ hạnh đầu đà trong một thời gian nào đó rồi xả. Khi nào muốn tu nữa thì thọ lại. Bởi vì những khổ hạnh trong Phật pháp để kềm thúc thân tâm khỏi sự buông lung theo vật dục.
Do đó để an tâm và để khuyến tu đạo hạnh, nên tùy theo sự phát tâm chớ không bắt buộc. Hành đầu đà là không được ở một chỗ. Chỉ trong hai kỳ trong mỗi năm. Kỳ nhứt từ Rằm tháng Giêng đến Rằm tháng Ba, đó là tháng khô ráo mát mẻ. Rồi từ Rằm tháng Tám cho đến Rằm tháng Mười, tất nhiên sau mùa mưa rồi, trước mùa đông. Mấy tháng đó chưa đến mùa đông lạnh lẽo.
“Nếu đến ngày Bố tát hàng tân học Phật tử, mỗi nửa tháng luôn Bố tát, tụng 10 giới trọng và 48 giới khinh”.
Đây là nói đến ngày Bố tát. Hàng Phật tử cứ mỗi nửa tháng đến ngày Bố tát thì phải tụng 10 giới trọng và 48 giới khinh.
“Lúc tụng giới nên ở trước tượng Phật và Bồ tát mà tụng. Chỉ có một người Bố tát, thì một người tụng. Nếu hai người ba người nhẫn đến trăm ngàn người, cũng một người tụng còn bao nhiêu người lắng nghe”.
Nếu riêng một mình thì mình tụng, còn nếu hai người thì cử một người tụng, còn người kia ngồi nghe, cho đến trăm người cũng vậy. Một người tụng còn bao nhiêu người khác ngồi lắng nghe.
“Người tụng ngồi cao, người nghe ngồi thấp”
Bất luận vị đó lớn nhỏ, nhưng nếu thay thế trong Đại chúng để tụng giới, thì vị đó phải thỉnh lên ngồi ở trên cao.
“Mỗi người đều đắp y hoại sắc chín điều, bảy điều và năm điều”.
Đây là nói hàng xuất gia, chớ không phải người tại gia. Có nhiều khi làm việc đó, rồi người tại gia cũng đắp y sai lầm. Nhưng tại gia cũng phải mặc đồ hoại sắc, không phải màu trắng.
Trong luật Phật, xưa người tại gia lấy chánh sắc làm màu trắng. Do đó gọi người tại gia là bạch y. Phá hư màu trắng đó gọi là hoại sắc. Hoại sắc hoặc xanh vàng, đỏ, tím, đen, tùy ý hoại. Trong những màu đó tùy ý dùng một màu để pha trắng cho hư.
Trong lúc kiết hạ an cư cũng phải mỗi việc đúng theo pháp tắc, nghĩa là không phải kiết hạ an cư rồi không tụng giới, không Bố tát. Kiết hạ an cư thì cũng phải Bố tát kiết giới vậy.
“Lúc hành đầu đà chớ đi đến chỗ hiểm nạn (có tai nạn)cõi nước hiểm ác nhà vua hung bạo, đất đai gập ghềnh, cỏ cây rậm rạp, chỗ có giống sư tử, cọp, sói, cùng lụt bão, nạn cháy, giặc cướp, đường sá có rắn rít… Tất cả nơi hiểm nạn ấy đều không được đến. Chẳng những hành đầu đà mà lúc kiết hạ, an cư cũng không được vào những chỗ hiểm nạn ấy. Nếu cố vào những nơi ấy, Phật tử nầy phạm Khinh cấu tội”.
Nếu muốn đi đầu đà, thì phải tránh những chỗ hiểm nạn. Lúc kiết hạ, an cư cũng như vậy. Cũng phải kiết hạ an cư yên ổn, chớ không nên vào trong chỗ hiểm nạn. Nếu biết đó là hiểm nạn mà cố vào thì phạm giới thứ 37 nầy.
Trên đây nói về việc đầu đà, phải đem những đồ cần dùng. Còn đây chỉ kết tội là đi đầu đà mà vào chỗ hiểm nạn. Biết đó là hiểm, mà cố đi vào nơi đó kiết hạ an cư. Như vậy phạm tội.
13 HẠNH ĐẦU ĐÀ
Thanh Tịnh Đạo Luận
1. Hạnh phấn tảo y
2. Hạnh ba y
3. Hạnh khất thực
4. Hạnh khất thực từng nhà
5. Hạnh nhất toạ thực
6. Hạnh ăn bằng bát
7. Hạnh không để dành đồ ăn (không nhận đồ ăn sau khi đã ăn xong)
8. Hạnh ở rừng
9. Hạnh ở gốc cây
10. Hạnh ở giữa trời
11. Hạnh ở nghĩa địa
12. Hạnh nghỉ chỗ nào cũng xong
13. Hạnh ngồi (không nằm)
Thanh
Tịnh Đạo Luận
Tác
Giả: Bhadantacariya Buddhaghosa
Bản
dịch của: Ni sư Trí Hải
Chương
2. Hạnh Ðầu Ðà Khổ Hạnh
Mười
Ba Khổ Hạnh
(Dhutanga-niddesa)
1. Khi một thiền giả theo đuổi con đường giới, vị ấy nên khởi sự thực
hành khổ hạnh để kiện toàn các đức đặc biệt ít muốn, biết đủ...nhờ đó giới, như
đã mô tả, được thanh tịnh. Vì khi giới của vị ấy đã được thanh lọc khỏi các cấu
uế bằng những thứ nước thiểu dục, tri túc, viễn ly, độc cư, ở những trú xứ vắng,
tinh cần, ít nhu cầu, thì giới sẽ trở nên hoàn toàn thanh tịnh, vị ấy sẽ thành
tựu, tất cả những ước nguyện của mình. Và khi toàn thể con người đã được thanh
lọc bằng công đức giới và nguyện và đã an trú trong ba thánh tài đầu tiên, vị ấy
bây giờ có thể xứng đáng đạt đến gia tài thứ tư gọi là "sự hân hoan trong
tu tập" (A. ii, 27).
Bởi vậy, chúng ta sẽ khởi sự giải thích các khổ hạnh. Mười Ba Khổ
Hạnh
2. Ðức Thế Tôn đã cho phép thực hành 13 khổ hạnh cho những thiện
nam tử đã từ bỏ những chuyện xác thịt và không kể thân mạng,
mong muốn tu tập phù hợp với cứu cánh giải thoát.
Mười ba khổ hạnh là:
1.
Hạnh phấn tảo y
2.
Hạnh ba y
3.
Hạnh khất thực
4.
Hạnh khất thực từng nhà
5.
Hạnh nhất toạ thực
6.
Hạnh ăn bằng bát
7.
Hạnh không để dành đồ ăn
(không nhận đồ ăn sau khi đã ăn xong)
8.
Hạnh ở rừng
9.
Hạnh ở gốc cây
10.
Hạnh ở giữa trời
11.
Hạnh ở nghĩa địa
12.
Hạnh nghỉ chỗ nào cũng xong
13.
Hạnh ngồi (không
nằm)
3. Sau đây sẽ trình bày về
(1) ý nghĩa (2) đặc tính ... (3) thọ giới, chỉ dẫn, cấp bực sự phạm giới và những
lợi ích của mỗi hạnh, (4) ba tánh, (5) Phân biệt "người khổ hạnh" người
thuyết giảng khổ hạnh", "các pháp tương ưng với khổ hạnh",
"các khổ hạnh" và khổ hạnh thích hợp với hạng người nào.
4. (1) Trước hết là ý nghĩa
i. Gọi là phấn tảo (pamsukùla -bụi bặm) vì nó được tìm ở những đống
rác bên đường, nghĩa địa, đống phân (midden), nó thuộc về đồ bỏ tại các nơi ấy.
Hoặc nó đang tiến đến một tình trạng tồi tệ như đồ bỏ(Pamsu viya Kucchita -
bhàvamukati) cho nên gọi là phấn tảo y.
ii. Ba y là áo khoác ngoài gồm những miếng vải chắp nối lại, thượng
y và hạ y.
5. iii. Sự để rơi (Pàta) những
mẩu đồ ăn (pinda) gọi là khất thực, pindapàta. Thu nhặt đồ khất thực từng nhà,
gọi là ăn đồ khất thực. Hoặc vị ấy phát hiện thu lượm (patati: nhặt - nghĩa này
không có trong tự điển của Hội Pàli Text) những miếng ăn (pinda) nên gọi là người
thu nhặt đồ ăn, hay người khất thực (pindapàtin). Sự thực hành này gọi là hạnh
khất thực để sống.
6. iv. Hạnh thứ đệ khất:
khe hở hay khoảng trống gọi là avakhandana hay dàna. Dời khỏi chỗ trống (apeta:
dời khỏi) hoặc không chỗ trống, không hở, là apadàna. Người đi từ nhà này đến
nhà khác không chừa một nhà nào khoảng giữa, gọi là sapadànacàrin, tức là hạnh khất
thực từng nhà, thứ đệ khất.
7. v. Ăn một lần mà thôi, đứng
lên rồi, không ngồi xuống ăn lại, gọi là hạnh nhất toạ thực (ăn ngày một bữa) vi.
Chỉ ăn những gì đã xin được trong bát, không nhận thêm bát thứ hai, gọi là người
ăn bằng bát.(pattapindika)
8. vii. "khalu" có nghĩa từ chối, không nhận. Ðồ ăn mà vị
ấy nhận được sau khi đã ăn xong gọi là tàn thực (pacchàbhatta) người không ăn đồ
ăn như thế gọi là Khalupacchàbhattika, không nhận đồ ăn sau khi ăn xong. Nhưng
trong luận nói: "Khalu là tên một giống chim khi mổ một trái cây để ăn, mà
trái ấy rớt thì thôi ăn. Vị tỷ kheo này cũng vậy.
9. viii. Vị ấy quen sống ở rừng nên gọi là hạnh ở rừng.
10. ix. Sống dưới gốc cây nên gọi là hạnh ở gốc cây.
x-xi. Ở ngoài trời và ở nghĩa địa, cũng thế.
xii Những gì được phân phối (cho mình) gọi là "như được
phân phối" yathà- santhata. Ðây là một từ ngữ chỉ chỗ nghỉ ngơi được phân
phối cho vị tỷ kheo. Người nghỉ ở chỗ được phân phối cho mình gọi là một người sử
dụng đồ nằm như được phân phối (yathàsanthatika) người theo hạnh này gọi là hạnh
nghỉ chỗ nào cũng được.
xiii. Vị ấy có thói quen ngồi mà ngủ, không nằm gọi là hạnh ngủ ngồi.
11. Tất cả những hạnh kể trên gọi là hạnh (anga) của một tỷ kheo theo
khổ hạnh (dhuta- đầu đà) bởi vì vị ấy đã rũ bỏ (dhuta) cấu uế bằng cách thọ trì
một trong những khổ hạnh ấy. Gọi là "đầu đà" (dhuta) vì nó rũ sạch
(niddhunana) chướng ngại, gọi là hạnh (anga) vì nó là con đường (patipatti).
Trên đây là trình bày ý nghĩa.
12. Tất cả 13 khổ hạnh trên điều có đặc tính là ý nguyện thọ trì. Luận
nói: "Người thọ giới là một con người. Cái nhờ đó nó thọ giớiđược là tâm
và tâm sở. Chính ý chí trong hành vi thọ giới gọi là hanh đầu đà. Tất cả 13 hạnh
đều có công dụng là loại trừ tham dục và hiện tướng của chúng là vô tham.
Nguyên nhân gần của chúng là những đức thiểu dục... "
13. Trong thời Phật tại thế, tất cả khổ hạnh đều phải được thọ trì trước
mặt đức Thế Tôn. Sau khi Ngài nhập Niết bàn, phải thọ trước một vị đại đệ tử của
Ngài. Khi không có vị này, phải thọ trước một người đã đoạn tận lậu hoặc, một bậc
Bất hoàn, Nhất lai hay Nhập lưu, hoặc một người thông hiểu 3 tạng hoặc 2 tạng
hoặc 1 tạng hoặc một người thong hiểu 1 trong 5 bộ Nikàya, 1 luận sư Nikàya. Không
có 1 người như vậy thì phải thọ trước 1 vị đang hành 1 khổ hạnh. Nếu không có một
vị như vậy thì nên quét dọn sạch sẽ điện thờ rồi ngồi mà thọ giới một cách kính
cẩn như đang ở trước mặt đấng Ðạo sư. Như thế, có thể thọ giới đầu đà một mình.
Ở đây có thể nhắc lại câu chuyện người anh trong 2 anh em vốn là 2 trưởng lão ở
tu viện Cetiyapabbata, để biết thế nào là thiểu dục trong đầu đà hành đạo. Vị
này theo khổ hạnh ngủ ngồi một mình mình biết. Một đêm kia, nhân một làn chớp
loé, người em trong thấy ngài đang ngồi thẳng trên giường và hỏi: "Bạch đại
đức, thế ra ngài theo khổ hạnh ngủ ngồi à?" Vì thiểu dục, không muốn để ai
biết khổ hạnh của mình, vị ấy bèn nằm xuống. (Pm. 77) Ðiều này áp dụng cho mọi
khổ hạnh.
14. Bây giờ, ta sẽ tiếp tục bàn về sự thọ giới những chỉ dẫn, các cấp
bực, sự phá giới, và lợi ích của từng khổ hạnh. Ðầu tiên là hạnh phấn tảo y: nó
được thọ trì bằng cách thốt lên một trong hai lời nguyện này: "Tôi từ chối
những y do gia chủ cúng "hoặc" tôi nguyện giữ khổ hạnh phẩn tảo
y". Ðây là sự thọ giới.
15. Một người đã thọ giới này nên mặc một y thuộc một trong những loại
sau: vải lấy từ nghĩa đại, từ cửa hàng, từ đường cái, từ hố phân, từ giường trẻ,
vải tẩy uế, vải từ chỗ tắm, vải đi về nghĩa địa, vải bị cháy, bị gia súc ăn, bị
kiến ăn, bị chuột ăn, vải rách ở biên, rách ở đầu, vải làm cờ, vải bỏ từ điện
thờ, y của nhà khổ hạnh, vải từ cuộc lễ, vải do thần thông biến hoá, vải trên
xa lộ, vải gió bay, vải do thiên thần bố thí, vải trôi giữa biển, lấy một trong
những thứ vải này vị ấy nên xé bỏ những mảnh rách nát, giặt sạch những mảnh
lành lặn để làm thành một cái y. Vị ấy có thể dùng nó sau khi xả bỏ áo do thí
chủ cúng.
16. "Vải từ nghĩa địa" là vải rơi rớt ở nghĩa đại.
"Vải từ cửa hàng" là vải rớt trước quán hàng. "Vải từ đường
cái" là thứ vải mà những kẻ kiếm công đức thường ném qua cửa sổ xuống đường.
"Vải từ hố phân" là vải bỏ thùng rác. "Vải ở giường trẻ" là
vải bỏ sau khi lau những bất tịnh của sản phụ. Mẹ của đại thần Tissa lau những
bất tịnh bằng một mảnh vải đắt giá, nghĩ rằng những nhà khổ tu mặc phấn tảo y sẽ
lượm, và quăng nó trên đường Tàlaveli. Các tỷ kheo lượm vá y.
17. "Vải tẩy tịnh" là vải mà những vị phù thuỷ bắt bệnh
nhân dung để tắm rửa từ trên đầu trở xuống rồi vứt đi như vứt một sự xui xẻo
"Vải từ chỗ tắm giặt" là những giẻ rách vứt bỏ ở chỗ tắm. "Vải
đi về nghĩa địa" là vải bỏ sau khi đến nghĩa địa, trở về tắm rửa. "Vải
bị cháy" là vải vì cháy một ít mà người ta vứt đi" "Vải gia súc
ăn chuột ăn" ... nghĩa đã rõ. "vải làm cờ": những người xuống
tàu ra khơi thường tung lên một cái cờ rồi mới đi. Khi tàu đi khuất, có thể lượm
cái cờ này. Lại nữa, khi hai bên quân đội đã đi khuất, có thể lượm cờ đã được
tung ra giữa chiến địa.
18. "Vải từ điện thờ" là một tấm vải cúng phủ trên tổ kiến.
"Vải của nhà khổ tu" là y của tỷ kheo. "Vải từ một cuộc lễ"
là vải vứt bỏ ở chỗ làm lễ tấn phong vua. "Vải do thần thông hoá hiện"
là tấm y do phép Phật biến hoá lúc ngài nói "Thiện lai tỷ kheo"
(Ehibhikkhu). Trong một vài trường hợp lúc Phật còn tại thế, Ngài chứng minh sự
xuất gia của một người bằng cách chỉ nói mấy tiếng "lại đây tỷ kheo".
Do công đức đời trước của vị ấy, pháp phục tự nhiên xuất hiện một cách mầu nhiệm
trên người ông. "Vải từ xa lộ" là vải rơi rớt giữa đường. Nhưng nếu
vì sơ ý mà chủ nhân làm rớt, thì phải chờ một lúc mới được phép nhặt lên.
"Vải gió bay" là vải theo gió bay 1 đỗi xa mới rớt xuống, được phép
lượm nếu không thấy chủ. "Vải do chư thiên cúng" là vải chư thiên
cúng cho tỷ kheo như trường hợp tôn giả Anuruddha. "Vải trôi giữa biển"
là vải sóng biển đánh tắp vào bờ.
19. Một tấm vải được cúng với lời nói "Chúng tôi cũng cho chư tăng",
hoặc do người đi xin vải kiếm được, thì không phải vải bỏ. Vải do một tỷ kheo tặng,
vải do nhận được trong lễ dâng y do một tỷ kheo tặng lại, vải do thí chủ cúng
cho 1 vị ở trú xứ nào đó, đều không phải vải phế thải. Vải bỏ là thứ vải được từ
một người cho đã không sở hữu nó với những cách nói trên. Vải do một thí chủ đặt
dưới chân tỷ kheo, rồi tỷ kheo này đem cho người lập hạnh mặc phấn tảo bằng
cách để vào tay vị ấy, gọi là chỉ thanh tịnh một chiều. Hoặc thí chủ để vào tay
một tỷ kheo, tỷ kheo đem đặt dưới chân vị khổ hạnh, cũng gọi là chỉ thanh tịnh
một chiều. Vải đặt dưới chân tỷ kheo, tỷ kheo đem đặt dưới chân nhà khổ hạnh, gọi
là thanh tịnh hai chiều. Vải mà người cho đã nhận được bằng tay, nhà khổ hạnh cũng
nhận bằng tay, thì không phải là hạnh phấn tảo y chặt chẽ. Như vậy, nhà khổ hạnh
cần sử dụng y sau khi biết rõ những loại vải.
20. Và đây là những cấp bực. Có ba hạng: hạng chặt chẽ, trung bình và
thường. Người lượm vải ở nghĩa địa gọi là hạng chặt chẽ. Người lượm vải do một
người bỏ ra với ý nghĩ "một tỷ kheo sẽ lượm" gọi là hạng trung bình.
Và người lấy vải do môt tỷ kheo cho mình bằng cách đặt dưới chân là hạng thường.
Lúc nào người ấy bằng lòng nhận một tấm y từ gia chủ, thì hạnh phấn tảo y của
ông bị phá. Ðây là phá giới ở trường hợp này.
21. Và đây là những lợi ích. Vị ấy làm đúng theo hạnh. Tùy thuận, như
câu: "Xuất gia bằng cách tùy thuộc vào y phấn tảo" (Vin. I. 58, 96); vị
ấy an lập trong thánh tài thứ nhất (A. ii, 27); không có sự đau khổ do phải giữ
gìn, vị ấy sống không tùy thuộc vào người khác; không sợ trộm cướp; không có
thèm muốn liên hệ đến y phục; đó là một điều kiện thích hợp cho 1 ẩn sĩ; được
Thế Tôn tán thán vì "Không giá trị, dễ kiếm, và không lỗi" (A. ii,
26) nó làm cho người ta tin cậy; nó phát sinh những hậu quả ít muốn, biết đủ
v.v... Chánh đạo được tu tập; làm tấm gương cho hậu lai.
22. Khi nỗ lực đánh bạt đạo quân Tử thần Nhà khổ hạnh quấn y bằng
giẻ rách lượm từ đống rác, vẫn sáng chói như tướng sĩ lâm trận mặc giáp sắt. Y
phấn tảo này chính đấng Thiên nhân sư cũng mặc từ bỏ hàng Kàsi quý giá cùng những
thứ khác Vậy, ai mà không nên mặc Y bằng giẻ lượm từ đống rác? Nhớ lời đã phát
nguyện khi ra đi sống kiếp không nhà. Hãy hân hoan mặc y phấn tảo như người ta
trang sức xiêm y mỹ lệ. Ðấy là thọ giới, chỉ dẫn, cấp bực, sự phạm giới, và những
lợi lạc trong khổ hạnh phấn tảo y.
23. Kế tiếp, hạnh ba y. Giới này được thọ trì bằng cách nói:
"Tôi không nhận cái y thứ tư" hoặc "tôi giữ giới mặc ba y".
Khi một người thọ giới này được vải để làm y, vị ấy có thể giữ nó trong thời
gian vì thiếu sức khỏe không thể may y, hoặc chưa tìm ra người giúp, vì thiếu kim...
Thì cất giữ vải không có lỗi. Nhưng khi y đã được nhuộm thì không được cất giữ
vải. Ðó là khổ hạnh bịp. Ðây là sự chỉ dẫn.
24. Về hạnh ba y cũng có ba cấp bậc. Người theo khổ hạnh ba y một cách
nghiêm nhặt thì trong lúc nhuộm, trước phải nhuộm hoặc y trong hoặc thượng y,
nhuộm cái này xong, quấn nó ngang lưng mà nhuộm cái khác. Xong, vắt nó lên vai
mà nhuộm y khoác ngoài bá nạp. Nhưng vị ấy không được quấn y ba nạp quanh thất
lưng. Ðây là luật khi ở một trú xứ tại xóm làng, nhưng ở rừng thì có thể nhuộm,
giặt cả ba y một lượt nhưng phải ở gần để nếu thấy người thì có thể kéo một tấm
mà đắp lên mình. Ðối với người theo cấp bậc trung bình thì có thể dùng một tấm
vải vàng để trong phòng nhuộm đắp lên mình trong khi giặt nhuộm. Ðối với người
theo cấp bực ba (lỏng lẻo) thì có thể mặc hay khoác y của tỷ kheo trong hoà hợp
chúng (nghĩa là, vị nào không bị phạt ...) để giặt nhuộm. Một tấm vải trải giường
bỏ không, cũng có thể dùng song không được mang theo. Vị này cũng có thể thỉnh
thoảng sử dụng y của tỷ kheo trong hoà hợp chúng. Người theo khổ hạnh ba y còn
có thể dung một tấm vải vàng che vai kể như y thứ tư, không được rộng quá một gang,
dài quá chiều dài 3 bàn tay. Lúc nào người theo một trong ba cấp bực khổ hạnh ấy
tự động nhận một tấm y thứ tư, thì khổ hạnh bị hỏng. Ðây là sự phá giới trong
trường hợp này.
25. Khổ hạnh ba y có những lợi lạc như sau. Vị tỷ kheo thọ trì khổ hạnh
này xem y phục chỉ như vạt che thân. Vị ấy đi đâu cũng chỉ mang theo ba y như
chim mang đôi cánh; kiện toàn các đức tính vật dụng, không tích trữ vải, sống đạm
bạc, từ bỏ tánh tham y phục, sống viễn ly, tiết độ ngay cả đối với những gì hợp
pháp, phát sinh tính ít muốn biết đủ.
26. Không lo sợ tích trữ
Không giữ quá ba y
Bậc trí thưởng thức được
Hương vị của hỉ túc
Du hành không chướng ngại
Như chim bay hư không
Chỉ mang theo hai cánh
Tỷ kheo nên hoan hỉ
Hạnh đạm bạc ba y
27. Hạnh khất thực được thọ trì bằng cách thốt lên như sau:
"Tôi không nhận đồ ăn để dành (tàn thực)" hoặc: "Tôi thọ trì hạnh
khất thực hàng ngày". Người đã thọ giới này không được nhận 14 thứ thực phẩm
như sau: bữa ăn cúng cho một số tỷ kheo đặc biệt, bữa ăn do người ta mời, bữa
ăn được mời bằng một phiếu ăn, bữa ăn vào ngày lễ trai giới Uposatha (bố tát),
bữa ăn cho kẻ lữ hành, bữa ăn cho người bệnh, bữa ăn cho kẻ nuôi bệnh bữa ăn
cúng cho một trú xứ nào đó, bữa ăn được bố thí tại một ngôi nhà chính
(dhurabhatta principal house?), bữa ăn cúng theo thứ tự. Nếu, thay vì nói
"Xin thỉnh đại đức dùng một bữa ăn cúng cho chư tăng" thí chủ lại nói
"Chư tăng đang khất thực tại nhà tôi, đại đức có thể đến khất thực tại nhà
tôi, đại đức có thể đến khất" thì có thể nhận lời. Những phiếu tăng chúng
phát ra không phải về thực phẩm mà về các vật khác (thuốc men v.v...) hoặc một
bữa ăn được nấu trong một tu viện, nhà khổ hạnh đều được dùng.
28. Giới này cũng có ba bực. Người khổ hạnh cấp một (khắt khe) nhận
đồ ăn do người ta đem lại từ phía trước mặt và sau lưng (đi quá rồi thí chủ mới
chạy theo cúng), và đưa bát cho thí chủ rồi đứng chờ ngoài cổng. Vị ấy cũng nhận
đồ ăn mang lại cúng dường tại nhà ăn nhưng vị ấy không nhận đồ khất thực bằng
cách ngồi đợi người ta mang đến. Người khổ hạnh cấp hai thì ăn đồ ngồi đợi mang
đến (trong ngày hôm đó) nhưng không ăn đồ người ta hứa mang lại cúng hôm sau. Người
theo khổ hạnh cấp ba bằng lòng ăn đồ ăn được hứa mang đến hôm sau, và hôm sau nữa.
Cả hai hạng sau đều mất cái thú hưởng một cuộc đời độc lập. Ví dụ có thể có một
buổi thuyết pháp về Thánh tài ở một thôn ấp nào đó. Người cấp một bảo hai hạng
kia: "Chư hiền, chúng ta hãy đi nghe pháp" Một người bảo: "Bạch
đại đức, tôi đã được một thí chủ bảo ngồi đây đợi". Người cấp hai bảo:
"bạch đại đức, tôi đã nhận lời mời đồ khất thực ngày mai". Bởi thế cả
hai vị này đều mất mát. Còn vị đầu tiên thì cứ khất thực vào buổi sáng, rồi đi
thẳng đến chỗ nghe pháp, thưởng thức pháp vị. Lúc một trong ba hạng ấy bằng
lòng với một lợi dưỡng ngoài phạm vi nói trên, nghĩa là ăn đồ cúng cho chúng
tăng... Thì khổ hạnh bị phá.
29. Hạnh khất thực có những lợi lạc như sau. Vị ấy làm đúng như Luật
dạy, "Xuất gia tùy thuộc vào sự nuôi sống bằng khất thực". Vị ấy an lập
trong thánh tài thứ hai; sự sống của vị này không lệ thuộc vào kẻ khác, và Thế
Tôn đã ca ngợi đồ ăn khất thực là "không giá trị, dễ kiếm và không lỗi"
(A ii, 26); sự phóng dật được trừ khử, mạng sống được thanh tịnh, việc thực
hành những học pháp thuộc tiểu giới được viên mãn; vị ấy không do một người
khác nuôi sống (không nhờ vào, lệ thuộc vào một người nào) vị ấy giúp đỡ mọi
người, từ bỏ kiêu mạn, lòng tham vị ngon được chế ngự, không phạm những học giới
liên hệ đến ăn. Ðời sống vị ấy phù hợp với những nguyên tắc thiểu dục tri túc
...Tu tập chánh đạo, thương tưởng đến những đời hậu lai.
30. Tỷ kheo vui khất thực
Ðời sống không lệ thuộc
Tham dục không chân đứng
Giải thoát như hư không
Tinh cần, không giải đãi
Mạng sống không lỗi lầm
Bởi vậy người có trí
Không khinh thường khất thực.
Vì kinh dạy:
"Nếu tỷ kheo có thể
Tự nuôi bằng khất thực
Sống không tùy thuộc vào
Sự giúp của riêng ai
Không màng đến danh dự
Lợi dưỡng chẳng đoái hoài
Thì đến cả chư thiên
Cũng thêm số phận Người". (Ud. 31)
31. Hạnh khất thực từng nhà được thọ trì bằng cách phát nguyện: "Tôi
không làm một vòng khất thực tham ăn" hoặc: "tôi theo hạnh khất thực
từng nhà". Người tuần tự khất thực này dừng lại ở cổng vào làng, nên biết
chắc sẽ không có gì nguy hiểm. Nếu có nguy hiểm tại một con đường hay một làng
nào, vị ấy được phép gạt bỏ nơi ấy để đi khất thực chỗ khác. Khi có một cái
nhà, một con đường hay một khu làng nơi đó vị ấy thường xuyên không được thứ
gì, thì có thể bỏ qua chỗ đó. Nhưng nơi nào có xin được chút đỉnh, thì sau đó
không được bỏ qua chỗ ấy. Vị ấy nên đi vào làng sớm, để có thể bỏ ra ngoài những
chỗ bất lợi và đi chỗ khác. Nếu có thí chủ cúng thức ăn cho chùa, hoặc đang đi
giữa đường, lấy cái bát vị ấy để đặt thức ăn vào, vị ấy được phép nhận. Trên đường
đi, không được bỏ qua khu làng nào. Nếu không xin được gì ở đấy hoặc rất ít,
thì nên tuần tự khất thực ở các làng kế tiếp.
32. Hạnh này cũng có ba bực. Hạng khất thực tuần tự một cách chặt chẽ
thì không nhận đồ ăn mang đến từ trước mặt hoặc từ sau lưng, hoặc mang đến cúng
tại nhà ăn. Nhưng vị ấy chìa bát tại một cửa nhà; vì trong khổ hạnh này, không
ai sánh bằng trưởng lão Ðại Ca Diếp, thế mà Ngài cũng có lần chìa bát như được
thuật (trong Ud. 29). Vị theo khổ hạnh cấp hai nhận đồ ăn đem đến từ trước, từ
sau lưng, và tại nhà ăn, và vị ấy chìa bát tại một cửa nhà, nhưng không ngồi mà
đợi đồ ăn khất thực. Như vậy, vị ấy làm đúng luật của người ăn đồ khất thực một
cách chặt chẽ. Người khổ hạnh cấp ba thì ngồi đợi đồ ăn mang đến nội nhật hôm ấy.
Khổ hạnh của ba hạng nói trên bị phá khi họ khởi sự làm vòng khất thực tham ăn
(bằng cách chỉ đến những nhà bố thí đồ ăn ngon lành). Ðây là sự phạm giới trong
khổ hạnh khất thực.
33. Những lợi ích như sau. Vị ấy luôn luôn là một người khách lạ tại
các nhà như mặt trăng (S. ii, 197); vị ấy từ bỏ sự tham lẫn về những gia đình;
có lòng từ mẫn một cách bình đẳng; vị ấy tránh được những nguy hiểm của sư được
ủng hộ bởi một gia đình duy nhất, vị ấy không thích thú trong sự mời ăn, không
hy vọng đồ ăn được mang đến; đời sống vị ấy thích hợp với hạnh thiểu dục tri
túc...
34. Tỷ kheo tuần tự khất
Như trăng chiếu ngàn nhà
Nhìn luôn luôn mới mẻ
Không tham, giúp mọi người
Thoát khỏi mối nguy hiểm
Vì lệ thuộc một nhà
Muốn từ bỏ tham dục
Ðể du hành tùy thích
Khi đi mắt nhìn xuống
Trước mặt một tầm cày
Tỷ kheo hãy thận trọng
Từng nhà tuần tự khất.
35. Khổ hạnh nhất toạ thực được thọ trì bằng cách lập nguyện theo hạnh
nhất toạ thực. Khi người theo khổ hạnh này ngồi xuống trong phòng ăn, thì phải ngồi
đúng chỗ dành cho mình. Nếu giáo thọ sư hay y chỉ sư của vị ấy đến trong lúc bữa
ăn chưa xong, vị ấy được phép đứng lên để chào. Nhưng Trưởng lão Tam tạng
Cìla-abhaya nói: "Vị ấy nên ngồi mà ăn cho xong, hoặc nếu đứng lên thì phải
bỏ đồ ăn còn lại". (để khỏi vi phạm khổ hạnh)
36. Khổ hạnh này cũng có ba bực. Người theo cấp một (nghiêm nhặt) không
được ăn nhiều hơn những gì mình đã lấy một lần vào bát, Nếu có người nang thêm
bơ ...Có thể dùng làm thuốc chữa bệnh, chứ không để ăn. Người theo cấp hai có
thể nhận thêm, nếu trong bát chưa hết, vì vị này là người" ngừng ăn khi đồ
ăn trong bát đã sạch". Người theo cấp ba có thể ăn bao lâu chưa rời chỗ, vị
này là người" ngừng ăn theo nước" vì ăn cho đến khi lấy nước để tráng
bát hoặc ngừng ăn theo chỗ ngồi, vì vị ấy ăn cho đến khi nào đứng dậy. Khổ hạnh
của cả ba hạng này bị phá khi họ ăn hơn một lần. Ðó là sự phá giới trong hạnh nhất
toạ thực.
37. Khổ hạnh ấy có những lợi lạc này: vị ấy ít bệnh, ít não, thân
thể nhẹ nhàng, có sức khoẻ, có một đời sống hạnh phúc, không vi phạm những học
giới về ăn, loại trừ lòng tham vị ngon và sống thiểu dục tri túc.
38. Không có bệnh do ăn
Tỳ kheo nhất toạ thực
Khỏi hy vọng vị ngon
Bỏ phế cả đạo nghiệp
Vị ấy được hạnh phúc
Tâm tư thật trong sáng
Thanh tịnh và viễn ly
Hưởng hiện tại lạc trú.
39. Hạnh ăn một bát; Ðược thọ trì, với 1 lời nguyện: "Tôi từ
chối bát thứ hai" hoặc "Tôi giữ hạnh ăn bằng bát". Khi ăn cháo
người theo khổ hạnh này được dùng cà ri để trong 1 cái dĩa, vị ấy được phép hoặc
ăn cà ri trước hoặc uống hết nước cháo trong bát rồi bỏ cà ri vào, vì nếu bỏ cà
ri vào bát trộn chung với cháo thì sẽ rất khó ăn (lợm). Nhưng nếu đồ ăn không lợm
thì phải để vào trong bát mà ăn. Khi lấy đồ ăn, nên lấy vừa phải lượng cần dùng
bởi vì vị ấy không được lấy bát thứ hai.
40. Khổ hạnh này cũng có ba bực. Cấp 1 thì trừ mía, không được ném bỏ
rác bẩn trong khi ăn hoặc bẻ nhỏ các miếng ăn. Rác bẩn phải được vứt bỏ, đồ ăn
phải được bẻ nhỏ trước khi ăn. Người theo cấp 2 được bẻ nhỏ đồ ăn trong khi ăn,
vị ấy là "khổ hạnh ăn bằng tay". Cấp 3 gọi là "khổ hạnh ăn bằng
bát", bất cứ gì để vào bát, vị ấy đều được phép trong khi ăn, bẻ nhỏ ra
(cơm cục...) bằng tay hoặc bằng răng (đường thốt nốt gừng v.v..) Khi 1 trong 3
người nói trên bằng lòng nhận một bát thứ hai thì khổ hạnh của họ bị phá.
41. Khổ hạnh này có những lợi lạc sau: lòng tham nhiều vị được trừ
khử, mong cầu thái hoá được từ bỏ, vị ấy thấy rõ mục đích và lượng
thức ăn vừa đủ, không bận tâm mang theo soong chảo, đời sống vị ấy
phù hợp với nguyên tắc thiểu dục tri túc...
42. Vị ấy khỏi hoài nghi
Về những thức ăn khác
Nhìn bát ăn trang nghiêm
Dứt sạch lòng tham vị
Hài lòng tính tự nhiên
Chánh ý tâm hoan hỉ
Người khổ hạnh một bát
Ðược tư cách như trên
43. Khổ hạnh Không ăn đồ tàn thực (đồ nhận được sau khi đã ăn xong)
được thọ trì bằng cách phát nguyện: "Tôi từ chối đồ ăn thêm" hoặc "Tôi
thọ giới không ăn tàn thực". Khi vị giữ hạnh này chứng tỏ mình đã ăn đủ
thì không được nhận thức ăn để ăn.
44. Có ba bực. Ở đây không có gì chứng tỏ vị ấy đã ăn vừa với miếng
đầu tiên, song khi đang nuốt miếng ấy mà từ chối, thì có sự chứng tỏ đã ăn đủ.
Bởi thế, người theo cấp 1 khi đã chứng tỏ mình ăn vừa đủ thì không thể nhận miếng
thứ hai để ăn sau khi nuốt miếng thứ như Người theo khổ hạnh cấp 2 thì cứ vẫn
ăn sau khi đã nói thôi. Người theo cấp 3 có thể tiếp tục ăn cho đến khi rời khỏi
chỗ. Lúc nào 1 trong 3 người ấy ăn thêm sau khi đã ăn xong thì khổ hạnh bị hỏng.
Ðây gọi là phá giới trong trường hợp này.
45. Khổ hạnh này có những lợi ích như sau: Vị ấy khỏi lỗi liên hệ đến
đồ ăn tàn thực, khỏi bị bội thực, khỏi cất giữ thức ăn, khỏi tìm kiếm thêm đồ
ăn. Vị ấy sống đúng theo hạnh thiểu dục tri túc....
46. Không ăn đồ tàn thực
Khỏi tìm kiếm nhọc công
Khỏi cất chứa đồ ăn
Và cũng không bội thực
Muốn tránh những lỗi này
Thì nên theo hạnh ấy
Ðược Thế Tôn ca tụng
Vì tăng trưởng hỉ túc
47. Hạnh ở rừng được thọ trì với một lời nguyện: "Tôi không ở một
trú xứ trong xóm làng" hoặc "Tôi lập hạnh sống ở rừng".
48. Người lập nguyện này phải rời bỏ trú xứ trong xóm làng để vào rừng
lúc bình minh. "Trú xứ trong làng" có nghĩa là khu làng và phụ cận. "Làng"
có thể gồm 1 hay nhiều nóc nhà tranh, có thể được bao quanh bằng tường hay
không, có thể có người ở hay không, cũng có thể là một khu trại có người ở
trong khoảng hơn 4 tháng. "Phụ cân" của làng là phạm vi một hòn đá
rơi xuống do người có tầm vóc trung bình đứng ở cổng làng ném ra, nếu làng có cổng.
Theo các Luật sư thì phụ cận là tầm ném đá của một thanh niên luyện cánh tay bằng
cách ném đa. Theo luận sư căn cứ vào kinh, thì chỉ là tầm ném đá khi người ta
đuổi quạ. Nếu làng không có tường ngăn ranh giới thì "phụ cận của
nhà" là tầm nước rơi do một người đàn bà đứng từ cửa nhà ở bìa, bưng đổ hắt
ra. Từ điểm nước rơi, tầm ném đá theo cách vừa kể gọi là làng. Từ chỗ này,
trong phạm vi ném hòn đá thứ hai, là phủ cận làng.
49. "Rừng" theo định nghĩa của Luật là "Trừ làng và
phụ cận, tất cả đất còn lại là rừng". (Vin. iii, 46). Theo Luận thì
"Ra khỏi" trụ mốc ranh giới làng gọi là rừng". (Vbh. 25l). Nhưng
theo kinh, thì đặc điểm của rừng là "Một trú xứ ở rừng là khoảng cách 500
độ dài của cái cung" (Vin.iv, 183). Có nghĩa là phải đo bằng cung của người
dạy bắn cung từ cột trụ cổng làng nếu có, hoặc từ một tầm đá ném nếu làng không
cổng, cho đến bức tường của trú xứ tự viện ở rừng.
50. Nhưng nếu tự viện không có tường thì theo các Luật giải, do bằng
cách lấy cái nhà ở đầu tiên làm ranh giới, hoặc lấy nhà ăn, chỗ họp, cây bồ đề,
chánh điện làm ranh, dù cách xa nhà ở trong tự viện. Nhưng Luận Trung bộ nói bỏ
vùng phụ cận của viện và của làng, khoảng cách phải do là giữa hai tầng đá rơi.
51. Ngay cả khi làng ở gần kề, có thể nghe tiếng người từ trong tự viện,
tự viện ấy vẫn được xem là trú xứ ở rừng nếu khoảng giữa có những mỏm đá, sông...
Ngăn cách không thể đi thẳng đến và độ dài khoảng cách đường thuỷ là 500 cung.
Nhưng nếu người nào cố ngăn bít chỗ này chỗ kia trên đường vào làng, làm cho nó
dài ra để có thể bảo rằng mình làm đúng luật thì đó là khổ hạnh bịp.
52. Nếu y chỉ sư hay giáo thọ sư của hành giả bị bệnh và ở rừng không
thể kiếm được những gì cần cho bệnh, thì có thể đưa thầy đến một trú xứ ở làng
để săn sóc nhưng phải rời làng đúng lúc để trở lại rừng vào lúc rạng đông. Nếu
cơn bệnh gia tăng vào lúc trời gần sáng thì hành giả phải lo cho vị thầy chứ
không được bận tâm về sự giữ gìn khổ hạnh của mình.
53. Khổ hạnh này cũng có ba bực. Cấp 1, người ấy phải luôn luôn trở
về rừng vào lúc bình minh. Cấp 2, có thể cư trú tại 1 khu làng vào bốn tháng
mùa mưa. Cấp 3, có thể ở làng luôn cả mùa đông. Nếu trong thời gian đã định, 3
hạng nói trên rời rừng để đi nghe pháp tại một trú xứ ở làng, khổ hạnh của họ
không bị hỏng nếu trở lại rừng đúng lúc bình minh. Nhưng nếu giảng sư đã đứng
lên mà vị ấy nằm 1 lát rồi ngủ quên khi mặt trời đã mọc, hoặc ở lại cố ý, cho đến
khi mặt trời mọc, thì khổ hạnh ở rừng bị phá.
54. Và đây là những lợi lạc trong khổ hạnh ở rừng. Một tỷ kheo ở rừng
tác ý vào lâm tưởng (xem M. 121) có thể đạt được ngay trong hiện tại định tướng
chưa đạt, hoặc duy trì định tướng đã đạt. Bậc Ðạo sư hài lòng về vị ấy, như
kinh nói: "Này Nàgita, ta hài lòng về vị tỷ kheo sống ở rừng" (A.
iii, 343) Khi sống tại một trú xứ xa vắng, tâm hành giả không bị dao động bởi những
sắc pháp không thích đáng ...Vị ấy khỏi những lo âu, từ bỏ bám víu vào đời và
thưởng thức lạc thú độc cư. Hạnh đầu đà khác như phấn tảo y... Dễ dàng tu tập đối
với vị ấy.
55. Ðộc cư nơi xa vắng
Làm cho tâm hân hoan
Ðấng Ðạo sư hài lòng
Vị độc cư rừng thẳm,
Người vui hạnh ở rừng
Lại được hưởng hương vị
Còn hơn cả giá trị
Hạnh phúc của vua trời
Áo giáp y phấn tảo
Tung tăng trong rừng già
Lâm tuyền dễ thực hiện
Bao nhiêu hạnh đầu đà
Tỳ kheo ấy chắc chắn
Làm quần ma kinh hoảng
Bởi thế người có trí
Nên vui hạnh ở rừng.
56. Hạnh ở gốc cây: Ðược thọ trì bằng cách thốt lời nguyện:
"Tôi từ chối một mái nhà" hoặc "Tôi theo khổ hạnh ở gốc
cây" Vị theo khổ hạnh này nên tránh những loại cây như sau: cây gần chỗ
biên giới, cây có thờ cúng, cây cao su, cây ăn trái, cây có nhiều dơi, cây có lỗ
hổng, cây đứng giữa một tự viện. Vị ấy có thể chọn một gốc cây ở phía ngoài một
ngôi chùa. Ðây là chỉ dẫn.
57. Khổ hạnh này cũng có ba bực. Cấp 1 không được phép quét dọn sạch
sẽ gốc cây đã chọn, mà chỉ có thể dùng chân để hất đi những lá rụng trong khi ở.
Người theo cấp 2 có thể nhờ 1 người nào đi ngang quét dọn gốc cây. Cấp 3 có thể
sai những chú tiểu trong chùa quét, san bằng đất, rải cát, làm rào quanh gốc
cây với một cái cổng vào. Ðến ngày lễ lạc, người ở gốc cây nên ngồi vào một chỗ
nào khuất nẻo. Lúc nào một trong ba hạng nói trên có trú xứ dưới một mái che
thì khổ hạnh bị phá.
58. Những lợi lạc là, vị ấy làm đúng theo Luật nói: "Xuất gia
bằng cách tùy thuộc vào trú xứ gốc cây" (Vin. i, 58) được đức Ðạo sư tán
thán, vì "không có giá trị, dễ kiếm và không lỗi" (A. ii, 26); tưởng
về vô thường được khơi dậy khi thấy lá cây luôn thay đổi, sự tham chỗ trú và ưa
xây cất không có mặt nơi vị ấy, vị ấy sống cộng trú với chư thiên, phù hợp
nguyên tắc ít muốn...
59. Ðức đạo sư ca tụng
Một trong những tùy thuộc
Chỗ nào bằng gốc cây
Cho người ưa tịch tĩnh?
Ðộc cư dưới gốc cây
Ðược chư thiên hộ vệ
Vị ấy sống chơn tu
Không tham về trú xứ
Nhìn lá cây xanh non
Trở màu đỏ lục vàng
Lần lượt đều rơi rụng
Hết tin ở trường tồn.
Ðức đạo sư phú chúc
Gốc cây nơi vắng vẻ
Không người trí nào chê
Vì dễ quán sinh diệt.
60. Hạnh ở ngoài trời: Ðược thọ trì bằng cách thốt lời nguyện: "Tôi
từ chối mái nhà và gốc cây" hoặc "Tôi tu hạnh ỏ giữa trời". Người
theo hạnh này được phép đi vào nhà Bố tát để nghe pháp hoặc bố tát. Nếu trong
khi vị ấy đang ở trong nhà mà trời mưa, vị ấy có thể chờ hết mua rồi đi ra. Vị ấy
có thể vào nhà ăn, nhà bếp để làm phận sự hoặc vào dưới một mái che để hỏi những
thượng toạ tỳ kheo về một bữa ăn, vào để dạy hay học, để khuân vác đồ đạc từ
ngoài. Nếu đang đi mang theo đồ dùng của các thượng toạ mà trời đổ mưa thì được
vào một chỗ trú cho nhanh, nhưng nếu không mang gì cả thì phải đi với tốc độ
bình thường vào chỗ trú. Luật này cũng áp dụng cho người ở gốc cây. Ðây là chỉ
dẫn.
61. Có ba cấp bực. Cấp 1 không được ở gần một gốc cây, mỏm đá hay
nhà. Phải dùng một tấm y làm lều mà ở giữa trời. Cấp 2 được ở gần một gốc cây,
tảng đá, nhà, mà không ở dưới đó. Cấp 3 thì có thể ở dưới một hốc đá không có ống
máng (đục để ngăn mưa lọt), dưới lều bằng cành cây, dưới một tấm lều vải được hồ
cho cứng và dưới một cái lều của người canh ruộng bỏ không. Lúc họ đi vào dưới
một mái nhà hay một gốc cây để ở thì khổ hạnh bị phá. Những vị tụng Tăng chi bộ
bảo, khổ hạnh của họ bị phá khi một trong ba hạng cố ý ở dưới một gốc cây...
vào lúc mặt trời đã mọc.
62. Có những lợi lạc như sau: Khỏi có những chướng ngại do chỗ trú gây
ra, trừ được hôn trầm biếng nhác. Hạnh của vị ấy xứng đáng lời ca tụng
"như thú rừng, tỳ kheo ấy sống không ràng buộc và không nhà" (S. i,199).
Vị ấy thong dong, muốn đi đâu cũng được, sống phù hợp với nguyên tắc ít muốn,
biết đủ...
63. Nhờ ở nơi khoảng trống
Tỳ kheo thêm tinh cần
Dễ kiếm, tâm bén nhạy
Như con nai giữa rùng
Hết hôn trầm biếng nhác
Dưới vòm trời đầy sao
Trời trăng làm ánh sáng
Thiền định đem hân hoan
Hương vị độc cư lạc
Vị ấy sẽ tìm được
Khi sống giữa đất trời
Người trí hãy yêu thích
64. Hạnh ở nghĩa địa được thọ trì với lời nguyện: "Tôi từ chối
chỗ trú không phải nghĩa địa" hoặc "Tôi tập hạnh sống tại nghĩa địa".
Người ấy không được ở một nơi chỉ có cái tên là "đất nghĩa trang" vì chỗ
nào không có tử thi được đặt thì không phải nghĩa địa. Nhưng khi đã có tử thi
đã được đốt ở đấy, thì chỗ ấy trở thành nghĩa địa, dù có bị bỏ phế đã hơn 10
năm.
65. Một người sống ở nghĩa địa không được sai làm sẳn những đường
đi, lều trại... đặt sẳn bàn ghế giường, nước rửa, nước uống và giảng pháp, vì
khổ hạnh là việc trong đại hơn vị ấy phải tinh cần và phải báo cho các bậc trưởng
lão hoặc chính quyền địa phương biết để ngăn ngừa sự lôi thôi. Khi đi kinh
hành, nên vừa đi vừa nhìn giàn hoả (để thiêu tử thi) với nữa con mắt. Trên đường
đi đến nghĩa địa, vị ấy phải tránh những chính lộ và theo con đường mòn. Cần nhận
kỹ những sự vật ở đấy vào lúc ban ngày để về đêm, khỏi tưởng ra những hình thù
ghê sợ. Ngay cả lúc phi nhân (ma) có đi vất vưởng vừa đi vừa rú lên, vị ấy cũng
không được ném vật gì vào những hồn ma ấy. Không được bỏ công việc đi đến nghĩa
địa dù chỉ một ngày. Những vị tụng đọc Tăng chi bộ kinh bảo, sau khi trải qua
canh giữa tại nghĩa địa, hành giả được phép rời khỏi vào canh cuối. Không được
ăn những thứ như bột mè, bánh bao, cá thịt, sữa, dâu... Những thứ ma ưa thích.
Không được đi vào những gia đình. Ðây là chỉ dẫn.
66. Khổ hạnh này cũng có 3 bực. Cấp 1 phải sống tại những nơi luôn luôn
có việc thiêu đốt, tử thi và tang lễ. Cấp 2 được phép sống ở nơi chỉ có 1 trong
3 điều ấy. Cấp 3 có thể sống tại 1 nơi chỉ có những đặc tính của một nghĩa địa
như đã nói trên. Khi 1 trong 3 hạng người ấy có trú xứ tại một nơi không phải
nghĩa địa thì khổ hạnh bị phá. Những vị tụng đọc Tăng bộ chi thì bảo khổ hạnh bị
phá vào ngày nào mà 1 trong 3 hạng ấy không đi đến nghĩa trang.
67. Những lợi ích như sau: Hành giả được sự tưởng niệm về cái chết,
sống tinh tấn, tưởng bất tịnh luôn hiện tiền, tham dục biến mất vì luôn luôn thấy
được thực chất của thân thể. Vị ấy có tỉnh giác cao độ, từ bỏ 3 kiêu mạn, về sự
sống, tuổi trẻ và vô bệnh, chinh phục sợ hãi khiếp đảm, phi nhân tôn trọng vị ấy.
Vị ấy sống đúng theo hạnh tri túc thiểu dục...
68. Hành giả ở nghĩa địa
Ngủ cũng thường tinh tấn
Tử tưởng luôn hiện tiền
Tham dục nào bén mảng
Ý thức đời phù du
Tận trừ mọi kiêu mạn
Với người hướng Niết bàn
Hạnh này nhiều lợi lạc.
69. Khổ hạnh nghỉ đâu cũng được thọ trì bằng cách phát nguyện: "Tôi
từ bỏ lòng tham đắm sàng toà" hoặc "Tôi giữ hạnh nghỉ đâu cũng được".
Người lập hạnh này phải bằng lòng với bất cứ chỗ nghi nào mình có được, khi người
phân phối bảo: "Chỗ này thuộc về ông" vị ấy không được bảo người nào
dời chỗ.
70. Có 3 cấp bực. Cấp 1 không được hỏi thăm về trú xứ dành cho minh,
như: "Có xa không?" hoặc "Có quá gần không?" hoặc "Chỗ
ấy nóng không?" hoặc "Chỗ ấy lạnh không?" Cấp 2 được phép hỏi nhưng
không được đi quan sát trước. Cấp 3 thì được đem quan sát trước và nếu không
thích, có thể chọn một chỗ ở khác. Khi lòng tham đối với trú xứ khởi lên trong
tâm những vị này, thì khổ hạnh bị hỏng. Ðây là phá giới ở khổ hạnh này.
71. Có những lợi lạc như sau vị ấy làm đúng lời khuyên "Vị tỳ
kheo nên hỷ túc với những gì mình có được" (Vin. iv, 259), có tâm nghĩ tưởng
đến những người đồng phạm hạnh, từ bỏ so đo cao thấp, bỏ tâm thuận nghịch, đóng
cái cửa tham muốn, sống theo hạnh thiểu dục tri túc...
72. Người ở đâu cũng được
Hài lòng cái mình có
Ngủ nghỉ trong an lạc
Dù trên đệm cỏ khô
Không ham cầu chỗ thấp xấu
Không ghét chỗ thấp xấu
Giúp đỡ bạn đồng tu
Tỳ kheo còn ngơ ngáo
Bởi vậy người có trí
Hỷ túc với sàng toà
Ðây hạnh đáng yêu mến
Ðược Thế Tôn khen ngợi.
73. Khổ hạnh ngồi được thọ trì bằng cách phát nguyện: "Tôi sẽ không
nằm" hoặc "Tôi giữ hạnh không nằm" Hành giả có thể đứng hoặc đi
bất cứ giờ nào trong đêm vì chỉ cấm nằm. Ðây là chỉ dẫn.
74. Có 3 cấp bực. Cấp 1 không được dùng 1 chỗ tựa lưng hay dây vải băng
ngang người hoặc nịt lưng (phòng khi ngủ bị té). Cấp 2 được dùng bất cứ thứ nào
trong 3 loại ấy. Cấp 3 được dùng 1 chỗ tựa, 1 băng vải, 1nịt lưng, 1 gối dựa, 1
"cái 5 chân" và 1 "cái 7 chân". Cái 5 chân là dụng cụ gồm 4
chân và chỗ dựa lưng (ghế tựa). Cái 7 chân là dụng cụ gồm 4 chân, chỗ dựa lưng
và 2 bên có chỗ tỳ cánh tay (ghế dựa). Cái 7 chân là dụng cụ gồm 4 chân, chỗ dựa
lưng và 2 bên có chỗ ghế như vậy đã được chế cho trưởng lão Pìthàbhaya (Abhaya
ngồi ghế). Vị này chứng quả Bất hoàn trước khi viên tịch. Khi 1 trong 3 hạng
người ấy nằm thì khổ hạnh của họ bị phá.
75. Những lợi ích như sau: xiềng xích trói buộc tâm, như "Vị ấy
say mê lạc thú nằm dài, nghỉ ngơi, biếng nhác," bị cắt đứt, dễ chú tâm vào
đề mục thiền định, để tinh cần tinh tấn, phát triển hạnh tu.
76. Ẩn sĩ ngồi kiết già
Bàn chân trên hai vế
Lưng thẳng ngồi bất động
Làm kinh động ác ma.
Không ưa thú nằm dài
Sa đoạ trong biếng lười
Tùy kheo ngồi an nghỉ
Sáng chói khổ hạnh lâm
Hỷ lạc siêu thế gian
Tuôn phát từ hạnh ấy
Người có trí do vậy
Yêu mến khổ hạnh ngồi.
Trên đây là luận về thọ giới, chỉ dẫn, cấp bực, sự vi phạm và những
lợi lạc trong khổ hạnh ngồi.
77. Bây giờ, hãy luận về những điểm kế tiếp xem số 3, 4, 5, 6, 7.
78. Về phương diện Ba tánh: Tất cả khổ hạnh của hữu học, phàm phu
và A-la-hán đều có thiện hay bất định, chứ không khổ hạnh nào bất thiện (bất định
là trường hợp A-la-hán). Nhưng nếu có người bảo cũng có khổ hạnh bất thiện vì
kinh nói: " Người có ác dục, làm mồi cho dục, trở thành một vị sống ở rừng"
(A. iii, 219)...Thì nên trả lời: "Người nào có trú xứ trong rừng thì gọi
là người ở rừng, nhưng vị ấy có thể là người có ác dục hay thiểu dục. Nhưng như
đã nói (đoạn 11), những khổ hạnh ấy sở dĩ được gọi là đầu đà (dhuta) vì hành giả
đã rũ sạch (dhuta) cấu uế bằng cách thọ trì một trong những khổ hạnh ấy. Không
ai gọi là khổ hạnh vì người bất thiện có thể hành trì, mà đã bất thiện thì
không thể rũ sạch được thứ gì để có thể gọi hạnh của kẻ đó làm là khổ hạnh. Và
cái gì bất thiện thì không thể vừa rũ sạch lòng ham (y phục)... Vừa trở thành lối
thực hành của đạo. Do đó, có thể bảo, không khổ hanh nào là bất thiện.
79. Những người cho rằng khổ hạnh là ở ngoài ba tánh (không thuộc thiện
hay bất thiện hay bất định), thì không có khổ hạnh kể về ý nghĩa *. (ám chỉ những
vị ở Abhayagiri tại Anuràdhapura. Họ cho rằng khổ hạnh là một khái niệm chỉ có
danh tướng (nàma-pamatti), mà như vậy thì cũng không thể có nghĩa rũ sạch cấu uế
hay khả tính về sự thọ trì, vì theo ý nghĩa tối hậu, chúng phi hữu, vì khái niệm
tà phi hữu). Do rũ sạch cái gì, mà một cái vốn phi hữu có thể được gọi là khổ hạnh?
Vậy mà vẫn có câu "Bắt đầu thọ trì những khổ hạnh" (Vin. iii, 15) do
đó thành mâu thuẫn. Cho nên thuyết này (cho rằng khổ hạn không ở trong ba tánh)
không thể chấp nhận.
80. Kế tiếp, có sự phân biệt giữa ý nghĩa "người tu khổ hạnh",
"người nói về khổ hạnh", "các pháp khổ hạnh", "các khổ
hạnh", và hạng người nào cần thực hành khổ hạnh.
81. Người tu khổ hạnh là người đã rũ sạch cấu uế. Người giảng nói về
khổ hạnh: có người tu khổ hạnh mà không giảng về khổ hạnh, có người giảng về khổ
hạnh mà không phải là người tu khổ hạnh, có người không giảng cũng không tu, có
người vừa giảng vừa tu.
82. Một người đã rũ sạch những cấu uế nào một khổ hạnh, nhưng không
khuyên dạy kẻ khác thực hành khổ hạnh, là hạng thứ nhất, như trưởng lão Bakkula
(Bạc câu la). Người bản thân chưa tẩy sạch những cấu uế, mà chỉ khuyên dạy kẻ
khác tu khổ hạnh, là như trưởng lão Upananda. Người không tu khổ hạnh cũng
không dạy khổ hạnh, như đại đức Làludàyin. Người vừa tu khổ hạnh vừa dạy tu khổ
hạnh, như bậc tướng quân Chánh pháp là tôn giả Xá Lợi Phất.
83. Những pháp khổ hạnh: là 5 pháp câu hữu với khổ hạnh: ít muốn, biết
đủ, viễn ly, độc cư, và cái có được nhờ các thiện pháp ấy.
84. Ít muốn và biết đủ là vô tham. Ðộc cư và viễn ly là: viễn ly thuộc
về vô tham, độc cư thuộc vô si: "Cái có được nhờ các thiên pháp ấy",
là trí, cái trí nhờ đó một người thực hành khổ hạnh, và kiên trì trong các đức
tính khổ hạnh (idamatthità: imenhi ku saladhammehiatthi: idam[1]athi).
Ở đây, nhờ vô tham mà một người rũ bỏ tâm tham đối với những vật bị người rũ bỏ
tâm tham đối với những vật bị cấm chỉ. Nhờ vô si, vị ấy rũ bỏ cái mặt nạ lừa dối
khoác ở ngoài những vật ấy để che lấp sự nguy hiểm của chúng. Và nhờ vô tham, vị
ấy rũ bỏ đam mê khoái lạc giác quan khi sử dụng những vật dụng hợp pháp. Nhờ vô
si, vị ấy rũ bỏ sự say mê khổ hạnh khi thực hành khổ hạnh.
85. Những khổ hạnh là 13 hạnh đầu đà nói trên.
86. Hạng người nào trên tu khổ hạnh: Khổ hạnh thích hợp cho những
cho những người nhiều tham và si. Vì sao? Vì việc tu khổ hạnh vừa là một tiến
trình khó khăn, (xem Chương 20, đoạn 117), vừa là một sự trú trong viễn ly: do
khó tiến, mà tham giảm thiểu; do tinh cần trong viễn ly, si giảm thiểu. Hoặc hạnh
ở rừng và ở gốc cây thích hợp cho người nhiều sân, vì sân giảm thiểu nơi một
người ở những nơi không vướng vào xung đột.
87. Theo nhóm và riêng biệt:
Theo nhóm, thì những khổ hạnh chỉ gồm có tám: ba chính và năm lẻ. Ba chính, là
Khất từng nhà, nhất toạ thực, và ở ngoài trời. Hạnh khất thực từng nhà bao gồm
trong hạnh nhất toạ thực. Và một người đã ở ngoài trời thì cần gì phải thọ giới
ở gốc cây, hay giới nghỉ chỗ não cũng được? Bởi vậy, chỉ có ba khổ hạnh chính
này, cùng với năm khổ hạnh riêng biệt là ở rừng, mặc y phấn tảo, hạnh ba y, hạnh
ngồi và hạnh ở nghĩa địa làm thành tám khổ hạnh mà thôi.
88. Lại nữa, chúng gồm bốn, hai liên hệ y phục, năm liên hệ thực phẩm,
năm liên hệ trú xứ, và 1 liên hệ đến sự tinh cần (khổ hạnh ngồi). Lại nữa, các
khổ hạnh rút lại chỉ gồm hai: 12 hạnh thuộc về trú sự, và một về tinh cần. Và gồm
hai, xét theo cái gì nên tu tập cái gì không nên. Khi một người tu khổ hạnh thấy
đề tài quán tưởng của mình được tiến bộ, thì nên tu khổ hạnh, nhưng nếu không
tiến bộ mà còn thối, thì không nên tu. Khi vị ấy thấy dù khổ hạnh hay không thiền
quán vẫn tiến bộ, thì nên tu khổ hạnh vì lòng thương tưởng đến hậu lai. Và khi
vị ấy thấy, dù tu khổ hạnh hay không, đề tài thiền quán vẫn không tiến bộ, thì vị
ấy vẫn nên tu khổ hạnh, để tạo một thói quen tốt cho tương lại. Do đó, mà nói tất
cả khổ hạnh chỉ gồm hai thứ.
89. Và tất cả khổ hạnh đều thuộc một loại, là tư tâm sở. Vì chỉ có một
khổ hạnh, đó là cái ý chí, chí nguyện thọ trì. Sớ giải nói: "Chính tư tâm
sở gọi là khổ hạnh".
90. Riêng biệt, thì có 13 khổ hạnh cho tỷ kheo, 8 cho tỷ kheo ni,
12 cho sa di, 7 cho sa di ni và tịnh nữ, 2 cho nam, nữ cư sĩ. Như vậy tất cả 42.
91. Nếu có một nghĩa địa ở khoảng trống phù hợp với khổ hạnh ở rừng,
thì một tỷ kheo có thể đồng lúc thực hiện cả 13 khổ hanh. Nhưng 2 khổ hạnh ở rừng
và không ăn tán thực thì Luật cấm các tỷ kheo ni thực hành. Và cũng khó cho những
vị này thực hành 3 khổ hạnh ở giữa trời, ở gốc cây và ở nghĩa địa, vì tỷ kheo
ni không được ở 1 mình không có bạn ở chung, mà thực khó tìm được 1 người đồng
một khuynh hướng thích nơi như vậy và cho dù có 1 người thì hành giả cũng không
thoát khỏi tinh trạng phải sống chung với 1 người khác. Bởi thế, việc tu khổ hạnh
của họ không đi đến đâu. Do vậy, khổ hạnh dành cho tỷ kheo ni rút lại còn 8, vì
một số khổ hạnh không thể áp dụng cho nữ.
92. Từ khổ hạnh ba y, 12 khổ hạnh kia dành cho sa di, 7 khổ hạnh (8
khổ hạnh dành cho sa-di ni và tịnh nữ). Hai khổ hạnh hợp nhất toạ thực và ăn bằng
bát là đặc biệt thích hợp cho nam nữ cư sĩ. Với cách ấy, có hai loại khổ hạnh.
93. Ðến đây chấm dứt luận về những khổ hạnh được thọ trì để viên mãn các đức đặc biệt (ít muốn, biết đủ, v.v...) nhờ đó phát sinh thanh tịnh giới, như được tả trong thanh tịnh giới, như được tả trong thanh tịnh đạo, đạo lộ được chỉ rõ trong bài kệ "Người trú giới có trí..." dưới ba đề mục Giới, Ðịnh và Tuệ. Chương 2 này được soạn để làm hoan hỷ những người lành.
Cần Phá Lối Chấp Nhị Biên
Những mối nghi về Tịnh Độ theo loại trên hãy còn nhiều. Đó do bởi người học Phật còn lối chấp hai bên, chưa dung hóa được giữa tánh tướng, có không, sự lý. Vì thế nên mới dùng tánh phá tướng, đem lý bác sự, lấy không bài có, và ngược lại, để gây thành những tranh chấp nghi vấn phân vân. Họ không ngờ sự lý tương tức, nghĩa là sự tức lý, lý tức sự, nếu phân chia ra mà nhận định thiên lệch, thì sự không thành chân sự, lý chẳng phải chân lý; cả đến tánh tướng, có không, và các pháp nhị biên khác cũng như vậy. Vì thế trong Kinh Duy Ma Cật mới nói đến Bất Nhị pháp môn, nghĩa là pháp môn Không Hai, để phá trừ lối chấp hai bên đó. Không Hai là dung hóa tất cả để nhập vào tánh thể, chớ chẳng phải một. Đây mới thật là chân cảnh của duy tâm. Ngoài ra, sự lập pháp riêng về hữu môn hay không môn, cũng còn ở trong vòng phương tiện quyền hóa mà thôi.
Kinh nói: "Chán bỏ công đức hữu vi là nghiệp ma. Tham trước công đức vô vi cũng là nghiệp ma." Cổ đức cũng bảo: "Pháp hữu vi tuy huyễn, phế bỏ tất đạo nghiệp không thành. Pháp vô vi tuy chân, chấp lấy thì huệ tánh chẳng rộng." Những lời này chứng minh rõ, trên đường tu, sự lý không thể rời nhau.
Luận Trung Quán lại nói: "Vì chúng sanh thông thường chấp trệ nơi hình thức nên kinh giáo mới dùng lý Không để phá trừ. Nếu vừa lìa bịnh chấp có, lại rơi vào bịnh chấp không, tất chẳng còn thuốc gì chữa khỏi." Bởi lý Bát Nhã Không nghe cao siêu mầu nhiệm, nên hàng trí thức khi xem đến những loại kinh này, phần nhiều hay vương vào chứng bịnh "nói lý", việc gì cũng lý thuyết hóa, khinh thường những người hành trì theo sự tướng, gây thành lỗi ngã mạn, tự kiêu. Miệng họ tuy nói không, nhưng hành vi lại ở trong có, chính hợp với câu:
Đầu mồm nói suốt trăm phần diệu.
Dưới gót không ly một điểm trần!
Khi xưa, các bậc đại tri thức cũng thường dùng lý không để trừ bịnh chấp có, nhưng chỗ tu chúng cùng sự khai hóa của những vị ấy đúng tư cách và hợp cơ nghi, mới đem lại lợi ích. Chẳng hạn như câu chuyện sau đây:
Có một vị thiền sư tu hành rất tinh tấn, ban đêm chẳng ngủ và thường ngồi mãi không nằm. Nhưng đã lâu năm dụng công, sư vẫn chưa chứng ngộ. Trong chùa có chú Sa Di chẳng biết từ đâu đến, xin nhập chúng. Ông này thường biếng trễ thậm chí nhiều phen tiếng chuông công phu khuya nổi lên, vẫn nằm lỳ mãi không ngồi dậy. Thiền sư biết được, gọi đến quở rằng: "Sao đã vào chùa tu mà còn lười biếng cứ nằm mãi như thế? Chú không nghe trong Luật dạy: Nghe chuông mà vẫn nằm không ngồi dậy, tương lai sẽ đọa làm thân rắn hay sao?" Sa Di đáp: "Thầy bảo tôi thường nằm sẽ thành con rắn; còn thầy chấp cứ ngồi mãi cũng thành con cóc, chớ có chứng ngộ được chi?" Sa Di nói xong liền ẩn mất, nhưng vị thiền sư đã tỏ ngộ. Thì ra Sa Di này là một bậc đắc đạo, hiện thân đến khai hóa cho thiền sư.
Ngoài ra, còn câu chuyện Đơn Hà Thiên Nhiên hòa thượng cỡi lên cổ Phật và chẻ đốt tượng Phật gỗ để phá quan niệm chấp Phật. Sư Pháp Đạt vì ỷ mình đã tụng ba ngàn bộ kinh Pháp Hoa, nên lạy đầu không chấm đất, bị đức Lục Tổ quở, để phá quan niệm chấp pháp, chấp công đức. Ngài Bắc Tháp sau khi chứng được Đại Tự Tại Tam Muội, viết danh hiệu Văn Thù, Phổ Hiền lên chiếc khố để phá quan niệm chấp Thánh Tăng.
Thuở xưa các bậc đại tri thức, mức tu chứng đã cao, biết tùy cơ nghi mà hóa đạo, lại những hành giả trong thời ấy có nhiều bậc thượng căn, nên sự giảng về lý "không" thường có lợi. Đời nay người trung, hạ căn nhiều, cách giảng hóa nên dung hòa sự-lý, tánh-tướng, mới không gây nghi ngờ và làm thối đạo tâm của người học Phật. Nếu đa số người chưa thể một bước đi thẳng vào cảnh chân không mà bác bỏ hình thức, tất sẽ diễn thành tai nạn "chưa được lên bờ đã vội phá bỏ chiếc bè", làm sao tránh khỏi cảnh đắm chìm? Lại còn một điều nên để ý, nếu nói lý không mà mình chưa được không, hoặc chưa có đôi phần tư cách nào trên sự tu, tất chẳng thể cảm hóa người, chỉ thành cuộc tranh chấp hơn thua vô ích. Trước đây, bút giả đã có lần chứng kiến cảnh tượng ấy: Một đại đức thông hiểu giáo lý ở ngụ nơi chùa nọ dạy kinh. Vị sư trụ trì đã lớn tuổi, siêng tụng niệm nhưng chấp theo cách thức xưa, thấy đại đức lối sống tự do có vẻ tân thời, ý không ưa thích, liền bảo: "Thầy khuyên dạy đạo mà ngày tối không thấy tụng một quyển kinh, niệm một câu Phật, như vậy làm sao nêu mô phạm tu hành cho đại chúng?" Vị đại đức đáp: "Cách tu có nhiều lối, phải chạy theo hình thức như thầy, tối ngày tụng niệm, mới gọi là tu sao?
Kinh Kim Cang nói:
Nhược dĩ sắc kiến ngã.
Dĩ âm thanh cầu ngã,
Thị nhơn hành tà đạo.
Bất năng kiến Như Lai!
Chớ đức Lục Tổ khi xưa đâu có tụng kinh niệm Phật gì, mà Ngài cũng đắc đạo, làm Tổ được vậy?"
Sư trụ trì đuối lý, đành lặng yên. Xét ra, sư trụ trì có lỗi chấp nê hình thức; vị đại đức tuy nói lý cao, song thật ra cũng chẳng tham thiền, tịnh niệm chi nên đã không cảnh giác nổi mà còn gây thêm sự bực bội cho sư.
Trong hai lối chấp có và không, sự chấp không rất nguy hại. Kinh Lăng Già cùng Mật Nghiêm đều bảo: "Thà chấp có như non Tu, chớ chấp không như hạt cải". Chấp có, ý nói hằng kiêng nhân quả, sợ tội phước, lo giữ giới, tụng niệm, làm lành, tuy bị hình thức bó buộc không tự tại giải thoát, nhưng gây được công đức và thiện căn. Còn chấp không, mình đã chưa chứng được Chân Không, lại chẳng chịu theo hình thức, siêng tu công đức, tất sẽ luân hồi sa đọa.
Bút giả tự xét mình, nghiệp chướng nhiều, căn tánh kém, vẫn không muốn lạm bàn đến đạo lý cao siêu, sợ e hạnh chẳng xứng lời, trở thành vọng ngữ. Nhưng với lòng thành muốn cho người dứt nghi ngờ sanh tín tâm niệm Phật, nên bất đắc dĩ phải thổ lộ ít nhiều. Hằng ví mình như người bại chân ngồi ở ngã ba đường, tuy không tự đi được, song cũng cố gắng chỉ nhắc hành khách tránh nẻo hiểm nguy, theo lối đi rộng bằng an ổn. Còn sự biện luận để phân biệt phải quấy kém hơn, tuyệt nhiên lòng không nghĩ đến!
NIỆM PHẬT THẬP YẾU
Comments
Post a Comment