Nhất tâm kính lễ Thập Phương Pháp Giới Thường Trụ Tam Bảo (3 lễ)
Nhất tâm kính lễ Tu Di Đăng Vương Phật (1 lễ)
Nhất tâm kính lễ Bảo Vương Phật (1 lễ)
Nhất tâm kính lễ Bảo Thắng Phật (1 lễ)
Nhất tâm kính lễ A Di Đà Phật (1 lễ)
Nhất tâm kính lễ Tỳ Bà Thi Phật (1 lễ)
Nhất tâm kính lễ Đa Bảo Phật (1 lễ)
Nhất tâm kính lễ Thích Ca Mâu Ni Phật (1 lễ)
Nhất tâm kính lễ Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật cập Thập Nhị Bộ Tôn Kinh. (1 lễ)
Nhất tâm kính lễ Thập Phương Chư Đại Bồ Tát Ma-ha tát. (1 lễ)
NGHI THỨC TRÌ TỤNG
Nam mô Đại Thông Phương Quảng Hội Thượng Phật Bồ Tát. ( 3 lần )
Lò trầm vừa nóng
Pháp giới hương xông
Mười phương hải hội Phật xa thông
Tùy chỗ kết mây lành
Lòng thành khẩn mong
Chư Phật hiện hư không
Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát ( 3 lần )
Vô Thượng cao siêu pháp rộng sâu
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu
Nay Con nghe thấy xin trì tụng
Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần )
KINH ĐẠI THÔNG PHƯƠNG QUẢNG SÁM HỐI
DIỆT TỘI TRANG NGHIÊM THÀNH PHẬT
QUYỂN THƯỢNG
Danh Hiệu Mười Hai Phần Kinh
và
Các Ba La Mật
Kế tiếp Đức Thế Tôn lại dùng Phạm
Âm xưng danh hiệu mười hai phần kinh và các Ba La Mật rằng :
Nam-mô Tổng Trì Chư Đại Đà Ra Ni
Môn. ( 1 lạy )
Nam-mô Thập Nhị Bộ : Ta Đa La, Kỳ Dạ, Thọ Ký, Dà Đà Na, Ưu Đà Na, Ni Đà Na, A Ba Đà
Na, Y Đế Viết Đa Già, Sà Đa Già, Tỳ Phật Lược, A Phù Đà Đạt Ma, Ưu Bà Đề Xá Tôn
Kinh. ( 1 lạy )
Nam-mô Đại Tạng Trung Chư Ba La Mật
Môn. ( 1 lạy )
Nếu người nào được nghe mười hai phần kinh và các Ba la mật, mà
đọc tụng lễ bái, tin ưa thọ trì, kẻ đó trong hai mươi muôn kiếp không đọa địa
ngục khổ, được Túc Mạng Trí. Vì thế cho nên phải cung kính lễ.
Khi Đức Phật nói danh hiệu mười hai
phần kinh, có tám muôn năm ngàn Bồ Tát đắc Kim Cang Tam Muội, mười ức Thanh Văn
phát tâm Ðại Thừa, mười ngàn Tỳ Kheo Tỳ Kheo Ni đắc quả A La Hán, vô lượng trời
và người được Pháp Nhãn Tịnh.
Mười Hai Phần Giáo
Ba tạng
Kinh-điển của đạo Phật, y theo thể tài, được phân chia thành mười hai bộ loại.
Người học Phật thường gọi những bộ loại nầy là “mười hai phần giáo”:
1.
Tu-Đa-La (Sùtra): Danh từ nầy có một
lối gọi là Tô-Ðát-Lãm, Trung-Hoa dịch là Kinh hay Khế-Kinh. Chữ
“Khế” có nghĩa là “hợp”, chữ “Kinh” có nghĩa là “thường”. Pháp giải thoát là
pháp chư Phật trong ba đời vẫn thường nói, và pháp ấy hợp với chân lý, hoặc với
nhân duyên thời tiết cùng căn cơ của chúng-sanh, nên gọi là Khế-Kinh. Kinh cũng
gọi là Trường-Hàng (tản văn, văn xuôi), một lối văn chỉ nói ngay ý nghĩ của
mình, tùy theo nghĩa lý mà đọc ra câu văn dài hay ngắn. Lối văn nầy không cần
sửa soạn lắm như lối văn từ phú.
Luận
Du-Già nói: “Kinh là những danh, cú, văn thân, phát huy nghĩa nhiệm mầu, chân
thật, thuần thiện. Kinh hay khiến cho chúng-sanh được điều lợi ích của giáo
nghĩa và dẫn khởi sự tu tập phạm hạnh”.
Kinh
Đại-Niết-Bàn nói: “Thiện-nam-tử! Sao gọi là Khế-Kinh? Ấy là giáo thuyết của
Phật từ câu “Như thế, tôi nghe” cho đến câu, “vui mừng phụng hành”.
2.
Kỳ-Dạ (Geya): Danh từ nầy, Trung-Hoa dịch là
Ứng-Tụng hay Trùng-Tụng. Đây là lối kệ văn thuật lại những ý
nghĩa của đoạn văn Trường-Hàng nói trên, có khi nói thêm cho ý nghĩa ấy được
đầy đủ. Lối văn nầy thường lấy bốn, năm hoặc bảy, tám chữ làm một câu, bốn câu
làm một bài. Lại có khi một bài gồm nhiều câu, tùy theo sự diễn ý rộng hay hẹp.
Trong pháp hội, Ðức Thế-Tôn thường nói văn Trùng-Tụng, với dụng ý làm cho thính
giả ghi nhớ và có thể tóm tắt lại giáo nghĩa mà Ngài vừa tuyên thuyết.
3.
Thọ-Ký: Thọ-ký cũng gọi là Ký-Biệt. Đây là những đoạn văn mà Đức Phật ghi
nhận cho đệ-tử sau sẽ sanh về đâu, hoặc chừng nào sẽ chứng đạo quả, hoặc tương
lai sẽ xảy ra sự gì tốt hay xấu. Như Đức Phật nói: “A-Dật-Đa! Đời vị lai có vị
quốc-vương tên là Nhương-Khê. Ông sẽ ở nơi thời ấy mà thành Phật, hiệu là
Di-Lặc”.
4.
Dà-Đà (Gàthà): Danh từ nầy, Trung-Hoa dịch là
Phúng-Tụng hoặc Cô-Khởi. Phúng-Tụng là làm những bài kệ hoặc hai ba
bốn, năm, sáu câu. Nói Cô-Khởi, là lối văn nầy không thuật lại ý nghĩa đoạn văn
Trường-Hàng trên, mà chỉ làm riêng từng bài kệ thôi.
5.
Ưu-Đà-Na (Udàna): Danh từ nầy,
Trung-Hoa dịch là Tự-Thuyết. Đây là những kinh do Phật dùng trí huệ
xem xét căn cơ chúng-sanh, rồi Ngài tự nói pháp, không đợi phải có người thưa
thỉnh yêu cầu.
6.
Ni-Đà-Na (Nidàna): Danh từ nầy,
Trung-Hoa dịch là Nhân-Duyên. Đây là những kinh nhân có người
thỉnh, hay nhân có duyên chi Phật mới nói ra, hoặc nói về nhân duyên gặp Phật
nghe pháp, những chỗ có nhân duyên hóa độ, hay nói về duyên khởi của vũ trụ.
Thí dụ như thuở xưa ở nước Xá-Vệ có người dùng lưới bắt chim để chơi. Khi bắt
được, anh đem nó nhốt vào lòng cho ăn lúa uống nước xem cho chán rồi thả. Phật
thấy thế, biết rõ nhân duyên trước sau, khuyên rằng: “Chớ khinh tội nhỏ. Cho là
không sao. Giọt nước tuy ít. Lần đầy chum lớn”.
7.
A-Ba-Đà-Na (Avadàna): Danh từ nầy có nghĩa là Thí-Dụ.
Pháp của Phật nói ra rất mầu nhiệm, người căn trí tối chậm khó mà hiểu thấu. Vì
thế, khi giảng dạy Ðức Như-Lai phải dùng những thí dụ cho thính chúng dễ hiểu.
Đại khái như những lời thí dụ trong các Kinh-điển.
8.
Y-Đế-Mục-Đa-Dà (Itivrttaka): Danh từ
nầy, Trung-Hoa dịch là Bản-Sự. Đây là những kinh văn Phật nói chỗ
tu nhân của các vị Bồ-Tát, đệ-tử về đời quá khứ, hoặc những ngôn giáo, sự nghĩa
liên quan với đời trước. Thí dụ như đoạn: “Nầy các Tỷ-khưu! Pháp của ta nói hôm
nay gọi là Giới-kinh, đời Phật Câu-Lưu-Tôn gọi là Cam-Lồ-Cổ, đời Phật
Câu-Na-Hàm-Mâu-Ni gọi là Pháp-Cảnh, đời Phật Ca-Diếp gọi là Biệt-Không”.
9.
Xa-Đà-Dà (Jàtaka): Danh từ nầy,
Trung-Hoa dịch là Bản-Sanh. Đây là những kinh Phật nói về nhân
duyên thọ sanh của chính Ngài hoặc các đệ-tử trong nhiều đời trước. Như đoạn:
“Các ông nên biết, đời quá khứ khi hành đạo Bồ-Tát, ta đã từng thọ thân hươu,
nai, thỏ, gấu, rồng, Kim-súy-điểu, Túc-tán-vương, Chuyển-luân-vương”.
10.
Tỳ-Phật-Lược (Vaipulya): Danh từ nầy,
Trung-Hoa dịch là Phương-Quảng. Đây là những kinh Đại-thừa
Phương-Đẳng, nội dung hàm nghĩa lý cao siêu, rộng rãi như mười phương hư không.
11.
A-Tỳ-Đạt-Ma (Adbhuta Dharma): Danh từ
nầy, Trung-Hoa dịch là Vị-Tằng-Hữu hoặc Hy-pháp. Đây là kinh
văn nói về những thần lực, những nghiệp duyên, những công đức tối thắng, lạ
lùng, ít có, mà trí phàm-phu khó tin hiểu. Như kinh Đại-Niết-Bàn nói: “Thế nào
là pháp Vị-Tằng-Hữu? Như Bồ-Tát khi mới sanh ra, không người nâng đỡ mà tự đi
bảy bước, phóng đại quang minh, nhìn khắp mười phương. Như con vượn tay bưng
bát mật cúng dường Như-Lai. Như con chó cổ trắng theo bên Phật nghe thuyết
pháp. Như Thiên-ma Ba-Tuần biến làm con thanh ngưu đi trên những bát bằng sành,
khiến cho các bát va chạm nhau mà không sứt bể. Và cũng như Bồ-Tát khi mới sanh
được đưa vào miếu thờ thiên thần, các thiên tượng đều đứng lên lễ kỉnh”.
12.
Ưu-Bà-Đề-Xá (Upadesa): Danh từ nầy có
nghĩa Luận-Nghị. Đây là lối kinh văn có tính cách vấn đáp biện
luận, hoặc phân biệt các tướng mạo, các lẽ chánh tà. Luận Du-Già nói: “Thế nào
là Luận-Nghị? Đây là tất cả đối pháp luận, nghiên cứu nghĩa rộng sâu của
Tô-Đát-Lãm, tuyên dương tông yếu của các kinh”.
Trong
mười hai bộ loại trên, chỉ có Tu-Đa-La, Kỳ-Dạ và Dà-Đà là thể tài chính thức
của kinh giáo. Còn chín loại kia, chẳng qua là y theo các sự kiện sai biệt của
pháp điển mà lập ra vậy thôi.
Và
mười hai phần giáo nầy, không phải trong kinh nào cũng có đủ cả. Có thứ kinh
chỉ được một hai phần, có thứ kinh gồm đến năm sáu phần chẳng hạn. Ấy là tùy
theo thời tiết, cơ duyên riêng biệt của mỗi thứ kinh, mà có những sự sai khác
hoặc ít hoặc nhiều.
Chánh Pháp Minh Như Lai.
Chính là đời hiện nay,
Quán Thế Âm Bồ Tát,
Bậc thành công đức diệu,
Đủ lòng đại từ bi,
Nơi trong một thân tâm
Hiện ra ngàn tay mắt
Soi thấy khắp pháp giới
Hộ trì các chúng sanh
Khiến phát lòng đạo sâu
Dạy trì chú Viên Mãn
Cho xa lìa đường ác (TỨ ÁC THÚ)
Được sanh trước Như Lai
Những tội nặng vô gián
Cùng bịnh ác lâm thân,
Khó nỗi cứu vớt được
Cũng đều khiến tiêu trừ
Các tam muội, biện tài
Sự mong cầu hiện tại
Đều cho được thành tựu
Quyết định chẳng nghi sai
Khiến mau được ba thừa
Và sớm lên quả Phật
Sức oai thần công đức
Khen ngợi chẳng hay cùng!
Cho nên con một lòng
Quy mạng và đảnh lễ
VÔ NGẠI ĐẠI-BI TÂM ÐÀ-RA-NI
Quang, thọ khó suy lường,
Sáng lặng khắp mười phương.
Thế Tôn Vô Lượng Quang,
Cha lành cõi Liên ban.
Thần lực chẳng tư nghì,
Sống lâu A tăng kỳ.
A Di Đà Như Lai,
Tiếp dẫn lên liên đài.
Cực Lạc cõi thuần tịnh,
Công đức lạ trang nghiêm.
Nơi tất cả quần sanh,
Vượt lên ngôi Bất thối.
Mười phương hằng sa Phật.
Đều ngợi khen Vô Lượng.
Cho nên hôm nay con,
Nguyện sanh về An Dưỡng.
Nam mô Liên trì hải hội Phật Bồ Tát. (3 lần)
(Tiếp tụng)
VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI CHÂN NGÔN
NAM MÔ RÁT NA TRA DẠ DA.
NAM MÔ A RỊ DA. A MI TÁ BÀ DA. TÁT THA GA TÁ DA. A RA HA TI. SAM DẮT SAM BUÝT ĐÀ DA. TÁT DA THA.
UM ! A MI RỊ TI. A MI RỊ TÔ NA BÀ VÊ. A MI RỊ TÁ SAM BÀ VÊ. A MI RỊ TÁ GA BÊ. A MI RỊ TÁ SUÝT ĐÊ. A MI RỊ TÁ SI TÊ. A MI RỊ TÁ VI CA LĂN TÊ.
A MI RỊ TÁ VI CA LĂN TÁ GA MI NỊ. A MI RỊ TÁ GÀ GA NA KY TI CA LI. A MI RỊ TÁ LÔ ĐÔ VI SA PHẠ LI. SẠT VA RỊ THÁ SA ĐÀ NI. SẠT VA MA CA LI. SA KHẤT SÁ DU CA LI. SÓA HA.
UM! BÚT RUM! HÙM!
( 7, 21, 49... hoặc 108 lần )
PHẬT THUYẾT A-DI-ÐÀ KINH
NHƠN HẠNH VÃNG SANH
Nam mô Tây Phương Cực Lạc thế giới, Đại từ đại bi,
Tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật.
(Kế tiếp niệm)
Nam Mô A Di Đà Phật
(Tùy ý, hoặc 1 ngàn câu trở lên)
Chuyên tụng Vô Lượng Thọ Như Lai Đà Ra Ni cũng được vãng sanh, nhưng vì câu chân ngôn dài khó nhiếp tâm hơn sáu chữ hồng danh, nên sau khi trì chú lại tiếp niệm Phật.
Về cách trì niệm, tệ nhơn lại phối hợp với môn Thiền của Ngài Trí Giả, khiến cho Thiền, Tịnh được dung hòa. Pháp thức này chia thành bốn giai đoạn đi từ cạn đến sâu:
1 – Ký số niệm: Hành giả lấy mười câu làm một đơn vị, niệm xong 10 câu lần một hột chuỗi. Người hơi dài có thể niệm suốt. Như hơi ngắn thì chia làm hai đoạn, mỗi đoạn 5 câu. Cần phải niệm rành rẽ rõ ràng, nhiếp tâm lắng nghe, ghi nhớ từ 1 đến 10 câu. Vì còn sự ghi nhớ ấy, nên gọi là ký số.
2 – Chứng số niệm: Khi niệm đã thuần, thì không cần ghi nhớ từ 1 đến 10. Niệm đủ mười câu, liền tự biết một cách hồn nhiên. Đó gọi là chứng số. Lúc này tâm hành giả được tự tại hơn. Ý niệm càng chuyên nhứt.
3 –Chỉ quán niệm: Lúc mới niệm, dứt tất cả tư tưởng phiền tạp, duy yên tĩnh lắng nghe, gọi là Chỉ. Khi yên tĩnh đã lâu, tâm muốn hôn trầm, liền khởi ý niệm Phật tha thiết, tựa như con sa vào vòng tội khổ, gọi cha mẹ cứu vớt. Sự khởi ý tưởng đến Phật đó, gọi là Quán. Hai cách nầy cứ thay đổi lẫn nhau, tán loạn dùng phép Chỉ, hôn trầm dùng phép Quán.
4 – Tịch tĩnh niệm: Khi Chỉ Quán đã thuần, hôn trầm tán loạn tiêu tan, hành giả liền một niệm buông bỏ tất cả. Lúc ấy trong quên thân tâm, ngoài quên thế giới, đạo lý diệu huyền cũng xả, cho đến cái không cũng trừ. Bấy giờ tâm niệm vắng lặng sáng suốt, chỉ còn hồn nhiên một câu niệm Phật mà thôi. Đến Giai-đoạn nầy Tịnh tức là Thiền, có niệm đồng với không niệm, tạm mệnh danh là Tịch tĩnh niệm.
Pháp thức niệm trên đây, sau nhiều năm bị chướng ngại trong lúc hành trì, tệ nhơn đã suy tư nghiên cứu, vạch ra một đường lối để áp dụng riêng cho mình. Nay cũng mong nó đem lợi ích lại cho hàng liên hữu.
( Lại CHUYÊN NIỆM “ Nam Mô A Di Đà Phật”. Nghĩa là ngoài thời khóa kể trên, trong một ngày đêm, khi nào có thể liền nhiếp THÂN TÂM vào danh hiệu “NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT”, lâu ngày sẽ được NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT, mới biết diệu dụng của câu niệm phật “BẤT KHẢ TƯ NGHỊ”, không thể dùng văn tự ngôn ngữ SUY NGHĨ mà bàn luận biết được. Cho nên, qúi vị phải hành trì cho thiết thật.
Tuy nhiên, nếu qúi vị thích chuyên trì “CHÚ ĐỊA-BI”, chuyên trì “ 1 THỦ-NHÃN”, chuyên “ THAM-THIỀN”, chuyên “TỤNG KINH”… thì cũng phải hành như “CHUYÊN” NIỆM PHẬT vậy).
PHẬT THUYẾT KINH A DI ĐÀ
Hòa Thượng Thích Trí-Tịnh Việt dịch
Đại Thông Phương Quảng
Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật
Đại Bi Sám Pháp
Hòa ThượngThích Thiền-Tâm Việt dịch
Comments
Post a Comment