ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA THÀNH PHẬT
THẦN BIẾN GIA TRÌ KINH NGHĨA THÍCH
Hán bản: Sa môn Nhất Hạnh thuật ký
Việt dịch: Cư sĩ Trần Ngọc Anh, pháp danh Như Pháp Quân
PHẨM 1
NHẬP
CHÂN NGÔN TRỤ TÂM
NGHĨA THÍCH:
Trong bản chữ Phạn có đủ 2 đề mục:
1. Phẩm Hạnh tu Chân ngôn
2. Phẩm Nhập Chân ngôn Trụ tâm.
Thiết nghĩ rằng: Nghĩa "nhập trụ" đã bao gồm nghĩa
"tu hạnh”, cho nên bỏ đề thứ nhất cho bớt phiền phức.
Chữ Phạn, “Mạn đát la" là
"Chân ngữ”. “Như ngữ” tức nghĩa: âm chẳng đổi chẳng khác. Thích luận của
ngài Long Thọ gọi đó là "Mật hiệu, xưa dịch là "chú”, tức chẳng dịch
đúng nghĩa.
Phẩm này tổng luận đại ý của kinh, ý nói: tự tâm của chúng sanh, tức là Trí của tất cả trí, biết rõ như thực gọi là tất cả trí, bởi vậy Giáo lý này dạy chư Bồ tát dùng thẳng (ngay) chân ngữ làm cửa, tự phát tâm Bồ đề, tức tâm đủ vạn hạnh, thấy tâm chánh đẳng giác, chứng tâm Đại Niết Bàn, phát khởi tâm phương tiện, nghiêm tịnh tâm Phật quốc. Từ nhân đến quả, đều dùng cái gọi là “không có chỗ trụ mà trụ tâm”. Cho nên nói rằng: đây là “Phẩm nhập chân ngôn trụ tâm”
Nhập chân ngôn, lược có 3 sự:
1. là THÂN mật,
2. là NGỮ mật,
3. là TÂM mật.
Ba sự này, sau sẽ nói rộng.
Hành giả dùng 3 phương tiện đó để tự tịnh 3 nghiệp, tức
làm chỗ gia trì TAM MẬT của Như Lai, cho đến có thể trong đời này đầy đủ địa Ba
la mật, chẳng phải trải qua nhiều kiếp tu đủ các hạnh đối trị, cho nên đại phẩm
trong kinh có nó rằng: hoặc có Bồ tát, lúc mới phát tâm, bèn lên địa vị Bồ tát,
được chẳng thối chuyển, hoặc có vị lúc mới phát tâm, liền được Bồ đề vô thượng,
bèn chuyển pháp luân. Ngài Long Thọ nhân đó nói: Như có người đi xa, cỡi dê mà
đi, thì lâu mới đến, cỡi ngựa mà đi hẳn được mau hơn, nếu dùng thần thông, thì lúc vừa khởi ý, liền được đến nơi, chẳng
nên nói là có thời gian phát ý, làm sao mà đến ngay được? – Sự tướng thần thông
như vậy, chẳng nên sanh nghi! Như thế, Kinh này ý chỉ sâu lắm!
CHÁNH VĂN:
Tôi nghe như vầy: Một thời, đức Bạt già phạm trụ tại cung Pháp
giới kim cang rộng lớn của Như lai gia trì.
NGHĨA THÍCH:
“Bạt già phạm” tức là bổn địa pháp
thân của đức Tỳ lô giá na. Lại nói: Như Lai là thân Phật gia trì, chỗ trụ xứ
của thân ấy gọi là “thân Phật thọ dụng", tức lấy thân ấy làm trụ xứ của
Phật gia trì. Như Lai là vua, trụ nơi chư Phật trụ, trong đó sức gia trì được
sanh ra từ khắp tất cả các xứ, tức đối với pháp thân vô tướng thì không hai,
không riêng, nhưng có thần lực tự tại khiến cho tất cả chúng sanh thấy sắc của
thân bí mật, nghe tiếng của lời nói bí mật, ngộ pháp của ý bí mật, tùy theo phần
tánh của các loại chẳng đồng, tức chỗ trụ này gọi là "xứ gia trì” vậy.
Kế lại, nói rõ lời khen chỗ trụ xứ gia trì nên nói là "Cung Pháp giới kim cang rộng
lớn". "Lớn” là không
có bờ mé, “rộng” là chẳng kể được số lượng, “kim cang” dụ cho trạng thái vượt
quá tất cả mọi ý nghĩ lời nói, đến chỗ không có nơi nương dựa, không có pháp để
bảo cho biết được, không có ban đầu, sau cùng chặng giữa, chẳng dứt mất, chẳng hư
hoại, lìa các lỗi lầm, chẳng biến đổi, chẳng có thể phá hỏng, cho nên gọi là
"kim cang”, như ngọc báu kim cương của thế gian có 3 sự tướng tối thắng
là:
1- Chẳng có thể phá hoại;
2- Quý hơn hết trong số các món báu;
3. Nó là chiến cụ thắng được tất cả.
Đây là một thí dụ, ngụ ý so sánh với 3 loại kim cang tam muội.
Pháp giới đại đồng là thể trí kim cang rộng lớn vậy.
Thể Trí này là tướng báu thân trí của Như Lai, vì có sức gia
trì nên đó là công đức chơn báu dùng để trang nghiêm cảnh giới diệu trụ của Tâm
vương, cho nên gọi là “cung”. Cung này là nơi Phật xưa thành Bồ đề, đó là cung
Trời MA HÊ THỦ LA.
Thích luận nói rằng: chỗ trú xứ của 5 loại Na hàm ở đệ tứ
Thiền gọi là "Trời tịnh cư". Chẳng qua là: chỗ trụ xứ của Bồ tát thập
trụ, xưa cũng gọi là "Trời tịnh cư", vị Trời ở đó, là Đại Tự tại
Thiên vương.
Nay đã rõ nghĩa của tông này, lấy cái tinh thần gia trì tự tại
của Tâm trụ mà nói thì gọi là "Cung Trời tự tại". Tùy theo chỗ có ứng
hợp với Như Lai thì không ở đâu chẳng phải là "cung này”, chẳng phải chỉ
riêng lấy 3 cõi mà biểu thị.
CHÁNH VĂN:
Tất cả chư vị Trì Kim Cang đều hội họp đông đủ.
NGHĨA THÍCH:
Đây là nói “diệu quyến thuộc" của Như Lai. Tại Cung này là nơi độc
nhất có quyến thuộc của Như Lai sao? - Nói
rõ là: Có vô biên quyến thuộc, thường hội họp ở đó, ấy là chư vị Chấp Kim Cang.
Trong chữ Phạn: “Phạt chiết la đà la",
thì Phạt chiết la “ là chày kim cang, “ đà la" có nghĩa “nắm giữ”.
Xưa dịch là: thần cầm chày kim cang.
Nay gọi là “Trì kim cang" thì được hai nghĩa sâu và cạn. Đây là
theo thế thường mà giữ ngôn từ, còn điền đủ ý thì phải nói là: "sanh thân
của Phật thường có 500 và thần Chấp kim cang thường theo hộ về hai bên.
Nhưng, theo ý của Mật tông thì
"Chày kim cang" là biểu thị cho trí ấn kim cang của Như Lai; như vậy,
trí ấn đó; số thì vô lượng, mà công năng nắm giữ lại cũng vô biên. Sở dĩ như thế
là tại nơi trú xứ của Tâm vương ắt phải có tâm số nhiều như cát bụi là quyến
thuộc.
Nay tâm vương Tỳ lô giá na thành bậc Chánh
giác tự nhiên, thì hết thảy các tâm số, không có tâm số nào mà không nhập vào;
tức trong giới kim cang, hết thảy các tâm số đều có thành trí ấn sai khác trong
công đức nội chứng của Như Lai; các trí ấn ấy thì chỉ có Phật với Phật mới có
công năng duy trì.
Nói gọn theo nghĩa Bồ đề, tức có vô lượng
vô biên ấn kim cang, nói gọn theo nghĩa Phật đà, tức có vô lượng vô biên Trì
kim cang. Do các đức này, ắt hết thảy đều cùng một tướng, một vị, đến nơi thực
tế, cho nên gọi là "hội họp đông đủ”. Nếu có một phần ít chưa bình đẳng, một
pháp nào chưa hoàn mãn, ắt chẳng gọi là “Tất cả đều hội họp đông
đủ". Như vậy là có thần lực gia trì tự tại, cho nên từ Tâm vương Tỳ lô giá na
hiện ra thần gia trì tôn quý đặc biệt.
Lúc bấy giờ, vô lượng pháp môn quyến
thuộc, mỗi mỗi đều hiện thân “Chấp kim cang”, hiển phát cái đại thế uy mãnh của
Như Lai, giống như Đế Thích cầm chày Kim cang phá quân Tu la. Nay, chư Chấp kim
cang này lại cũng như vậy: hết thảy đều dùng một môn là: nắm chiến cụ Đại không,
để pháp trừ "tất cả phiền não do chúng sinh vô minh kiến chấp", cho
nên dùng tướng mà so sánh vậy.
CHÁNH VĂN:
Như
Lai tín giải du hý thần biến, sanh lầu các lớn làm bằng bửu vương, cao không mé
giữa, được trang hoàng bằng những đại diệu bửu vương, có thân Bồ tát làm tòa sư
tử.
NGHĨA THÍCH:
Đã có đại chúng nhóm hợp, ắt phải có chỗ
để nói pháp, cho nên tiếp đến nói rõ chỗ trụ của lầu các và tòa sư tử.
“Tín giải” là tin vào sự giải thoát, cho nên “tín giải địa" là thời gian chân
chính phát tâm cho đến khi thành Phật.
Chữ Phạn “Vi cật rị ná da" có
nghĩa là: "dõng dược” là “du hý”, là “thần biến”, ý nói: từ khi mới phát tâm đã trồng sâu căn lành,
khởi làm các hạnh nguyện, trang nghiêm Phật quốc thành thục, hằng tinh tấn thù
thắng chẳng ngưng nghỉ: đó là nghĩa “nhảy vọt lên cao" (thăng đằng dược),
như người lay động, cổ vũ, có thể dùng 3 nghiệp thiện xảo làm cho chúng tâm vui
mừng, cho nên cách “nhảy vọt” này gọi là “du hý” (vui chơi). Như vậy “du hý” tức
là nói: thần thông tự tại của Bồ tát. Bổn hạnh của đức Tỳ lô giá na, lúc hành đạo
Bồ tát đã dùng một thể "tam muội tốc tận lực" (có sức tiến mau) cúng
dường vô lượng thiện tri thức, tiến hành vô lượng các độ môn, các pháp lợi mình
lợi người đều đầy đủ, tập thành được Trí báu của Như Lai, bí mật trang nghiêm lầu
Pháp giới, nơi tất cả Thực-báo được sanh thì đó là thứ nhất, giống như đối với
châu báu thì Chân đà ma ni là vua, cho nên nói: “du hý thần biến sanh lầu các lớn
làm bằng bửu vương". Những lầu các đó cao vô cùng, nên biết chiều rộng
cũng không có ngằn mé, tức biên giới "bất khả đắc”, cho nên "mé giữa" cũng không có. Như thế, chỗ trụ xứ của
thân là cùng khắp tất cả các xứ vậy. (Điều này ứng họp với điều nói trong kinh
Bi hoa đó là: “thân Phật vô biên”, “Quốc độ Phật cũng vô biên”.)
Kế đó, nói rõ tưởng trang nghiêm của lầu
các: giống như có người dùng các loại kim cương tạp sắc (5 màu hợp lại) để trang
hoàng đồ kim cương. Như vậy thể tánh của kim cương không có sai khác. Nay cũng
như thế: lấy các loại công đức bửu vương của Như Lai mà trang nghiêm lầu các bửu
vương. Vì sao vậy ? - Vì không có pháp nào vượt ngoài tánh báu như thế. Cố
nhiên là cái tướng "tịch diệt" (vắng lặng) bậc nhất này, dùng thần lực
gia trì của Như Lai khiến nên độ ấy. Tùy theo các pháp môn mà biểu tượng: nếu
có thể thấy, nghe, hay, biết thì dùng các lối đó làm cửa để vào pháp giới, như
Thiện tài đồng tử (trong kinh Hoa Nghiêm) vào cung điện Di Lặc
Trong nhân duyên này, phải nói rộng “thân
Bồ tát làm tòa sư tử là thế nào?
Trên kinh đã nói "cung pháp giới
kim cang tức là thân Như Lai”. Kế đến nói: “lầu các lớn làm bằng bửu vương" cũng tức là thân Như Lai. Này nói “tòa sư tử”: nên biết cũng vậy.
Sở dĩ nói "thân Bồ tát" là ý
nói: trong thời gian hành đạo Bồ tát, theo thứ lớp phải tu hành các địa ba la mật,
cho đến địa thứ 11. Nên biết rằng: địa sau, phải lấy địa trước làm cơ sở, cho
nên nói: "Lấy thân Bồ tát làm tòa sư tử”.
Thích luận nói: Ví như giữa bầy thú thì
chỉ một mình sư tử là không sợ con vật nào, Phật cũng như vậy: giữa 96 ngoại đạo,
Ngài đều hàng phục tất cả, chẳng sợ đạo nào, cho nên nói: giữa loài thú người.
Ngài là Sư tử. Do đó, chỗ ngồi của ngài, đù ở trên giường, hay trên mặt đất đều
gọi là “tòa sư tử”. Nay đã rõ tông chỉ ấy rồi thì nói “sư tử” là nói tâm Bồ đề dũng
kiện, từ lúc mới phát ý cho đến lúc thành Phật, tâm ấy đã được đại thể tinh tấn,
không có khiếp nhược, giống như Sư tử tùy chỗ nắm bắt thảy đều đạt được, không
có bỏ sót; tức là độ người tự tại, không lầm nghĩa Không.
Nếu giải thích sơ lược thì nói: chư Bồ tát có thâm tâm kính pháp dẫn độ tự cúi mình mang tòa Sư tử của Phật, cho nên nói: “Thân Bồ tát làm tòa Sư tử" là vậy.
CHÁNH VĂN:
Tên
kim cang của chư vị là: Hư không vô cấu chấp kim cang, Hư không du bộ chấp kim
cang, Hư không sanh chấp kim cang, Bị tạp sắc y chấp kim cang, Thiện hành bộ chấp
kim cang, Trụ nhất thiết pháp bình đẳng chấp kim cang, Ai mẫn vô lượng chúng sanh
giới chấp kim cang, Na la diên lực chấp kim cang, Đại na la diên lực chấp kim
cang, Thắng tấn chấp kim cang, Vô cấu chấp kim cang, Nhẫn tấn chấp kim cang,
Như lai giáp chấp kim cang, Như lai cú sanh chấp kim cang, Trụ vô hý luận chấp
kim cang, Như lai thập lực sanh chấp kim cang, Vô cấu nhẫn chấp kim cang, Kim
cang thủ bí mật chủ, ... Chư vị thượng thủ như thế, với chúng trì kim cang nhiều
bằng số bụi nhỏ của mười cõi Phật, cùng hợp với Phổ Hiền Bồ tát, Từ Thị Bồ tát,
Diệu Kiết tường Bồ tát, Trừ nhất thiết cái chướng Bồ tát. Chư Đại Bồ tát ấy vây
quanh sau trước đức Phật để nghe diễn nói Pháp. Pháp ấy là Ngài gia trì vượt
quá 3 thời của Như Lai, gọi là: Pháp môn “thân, ngữ, ý bình đẳng cú”.
NGHĨA THÍCH:
Đây là sắp xếp có thứ lớp các chúng đồng
nghe pháp (và pháp được diễn nói).
Hỏi: Chỗ Phật giảng kinh, tại sao trước
lại giải rõ nơi trụ xứ và quyến thuộc ?
Đáp: Như một ông vua, trước khi ra chánh
lịnh, tất nhiên phải lâm triều, quyết đoán việc thưởng, phạt và sử phải ghi
chép như vầy: vào thời vua nọ, tại xứ kia đại thần là những người sau đây....
đã hội họp, bàn bạc, và ra lệnh dạy như thế đó: ghi những điều ấy là muốn cho trong nước tin phục và thi hành,
chẳng nghi ngờ. Bởi thể, đấng pháp vương cũng vậy: sắp nói pháp lớn tất phải
nói giữa chúng Bồ tát đại quyến thuộc, lấy đó làm điều "chứng minh";
do nhân duyên ấy, người nghe sẽ sinh lòng tin, nhân đó lòng tin mới có thể ngộ
nhập và sẽ tu hành, chứng được. Vậy, nói rõ nơi chốn và sắp xếp người nghe là
cốt để gây lòng tin đó.
1. HƯ KHÔNG VÔ CẤU CHẤP KIM CANG
Tức là tâm thể Bồ
đề, lìa tất cả các tranh chấp, hý luận, như hư không yên lặng, không cho gì
ngăn che, không có vẫn đục ô uế, cũng không có phân biệt. Tâm tư như thế ấy tức
là kim cang trí ấn. Người giữ được ấn đó gọi là Hư không vô cấu chấp kim cang.
2. HƯ KHÔNG DU BỘ CHẤP KIM CANG
Du bộ (là đi chơi)
tức có nghĩa: chẳng trụ, tiến hơn lên, và nghĩa thần biến, vì tâm bồ đề thanh
tịnh, đối với tất cả các pháp đều không có chỗ trụ, mà thường tiến tu vạn hạnh,
khởi đại thành công, cho nên gọi là Hư không du bộ. Lại nữa, Hư không vô cấu
chấp kim cang, tức là chữ A, tức chủng tử bình đẳng, tu hạnh vô trụ. Ví như dùng phương
tiện trồng cây để cho mầm rễ dần dần sanh ra, cho đến kế đó nói rõ việc pháp
hành kim cang ấn vậy.
3. HƯ KHÔNG SANH CHẤP KIM CANG
Là khi mầm mống đã
sanh, tứ đại thời tiết làm duyên, hư không chẳng ngại, niệm niệm thêm lớn. Tâm
Bồ đề lại cũng như vậy: Lấy "không có chỗ được” làm phương tiện, vạn hạnh
làm duyên, nên các chân thực được sanh ra. Cái "chân thực” sanh ra là cái
“đại không” sanh ra, cho nên gọi là “hư không sanh”.
4. BỊ TẠP SẮC Y CHẤP KIM CANG
Là lúc mầm mống đã lớn lên, thì thân cây, lá hoa thêm mạnh, nhiều. Cây Bồ đề của tâm vương có muôn đức mở bày lại cũng như vậy, cho nên nói: đủ các loại sắc. Lại nữa, dùng các loại sắc của pháp giới làm cho thâm nhiễm tâm Bồ đề vô cấu thành đại bi Mạn trà la, cho nên gọi là “Bị tạp sắc y” (đủ các loại sắc y làm chỗ dựa).
5. THIỆN HÀNH BỘ CHẤP KIM CANG
Chữ "Thiện”
này, trong Phạn ngữ gọi là “Tỳ chất đa la", có nghĩa là "đoan
nghiêm", là "chủng tử”, thí như đã được quả thực thì trở lại làm
chủng tử. Thiện hành bộ là uy nghi của Phật, là khéo biết thời nghi, biết những
kẻ độ được hay không độ được, biết các lỗi thông suốt hay bế tắc. Dùng các
phương tiện của thân, khẩu, ý ứng hợp với quần cơ, uyển chuyển theo khuôn phép,
cho mọi việc Phật sự đều được thành đạt. Theo đó mà đặt tên như vậy.
6. TRỤ NHẤT THIẾT PHÁP BÌNH ĐẲNG CHẤP
KIM CANG
Tức trụ tánh bình
đẳng của tất cả chư Phật. Có nghĩa là: nhân quả, tự tha, hữu vi, vô vi... đối
với tất cả các pháp, đều nhập vào trong "như thực trí" này, là trí
cứu cánh bình đẳng, đồng nhất, thực tế có công năng duy trì trí ấy, cho nên
theo đó mà đặt tên.
Tuy nhiên, tên của 5 vị trên đây, đều là công đức chơn thực của Như Lai, không có sâu, cạn riêng khác. Nhưng vì muốn phân biệt để cho dễ hiểu nên mới nói rõ thứ lớp như vậy.
7.
AI MẪN VÔ LƯỢNG CHÚNG SANH GIỚI CHẤP KIM CANG
Ai Mẫn là thương
xót. Lòng bi mẫn này, bao gồm cả ý nghĩa "cứu độ". Nghĩa là: đã trụ
pháp tánh bình đẳng tự nhiên, đối với tất cả chúng sanh, tức phát tâm đồng thể
bi mẫn. Bởi chúng sanh giới thì vô lượng, cho nên tâm đại bi cũng vô hạn lượng.
8. NA LA DIÊN LỰC CHẤP KIM CANG
Đây là một đức của
Như Lai, cho nên vị đó có công năng giữ được công đức ấy gọi là Đệ bát Na la diên
lực chấp kim cang. Đã phát lòng bi mẫn, nếu đủ đại thế lực, ắt có khả năng cứu
giúp, cho nên cần hiểu rõ thế lực đó.
Trong kinh, có so
sánh sức của 60 con voi thường chẳng bằng sức của một con HƯƠNG TƯỢNG... cho
nên đến cuối cùng, sức của Na la diên là hơn hết. Sanh làm thân Phật thì mỗi lỗ
chân lông có sức bằng một Na la diên, cho nên dùng sức ấy để dụ cho sức Na la
diên của pháp giới thân.
9. ĐẠI NA LA DIÊN LỰC CHẤP KIM CANG
Đại Na La Diên Lực
Chấp Kim Cang là giữ sức thần thông bí mật. Như một xiển-đề thì chắc chắn đó là
bệnh hoạn của cái chết. Nhị thừa, thực tế, làm chứng cho một người đã chết. Chư
Phật là Y-Vương (thầy thuốc giỏi nhứt) đã thấy rõ tánh Như-Lai, ắt nhất định là
nhân duyên cứu chữa bậc nhất, giống như tiếng sư tử rống, tâm chẳng khiếp
nhược, cho nên lại nói đến sức của Đại Na-la-diên để biểu minh tính cách
"chẳng chung" (bất cộng) của Chư Phật.
10. DIỆU CHẤP KIM CANG
Diệu là quá sức cao
siêu rồi không còn có gì so sánh được nữa, cũng như chất đề-hồ là chất tốt nhất
từ sửa mà ra, không còn có thể tốt thêm được nữa, đến mức độ ấy thì thường
không biến đổi, không gián đoạn, không tạp nhạp. Như-Lai cũng vậy: tất cả các
công đức đều vô thượng, không so sánh được. Có làm việc gì cũng chỉ vì một sự
nhân duyên này (là cứu hộ chúng sanh) cho nên gọi tên là Diệu Chấp Kim Cang.
11. THẮNG TẤN CHẤP KIM CANG
Thắng Tấn Chấp Kim
Cang, Thắng là "Đại Không", đại không tức cùng khắp các xứ, cho nên
có thể khởi thần thông mau chóng. Trụ ở thừa ấy thì lúc mới phát tâm tức thành
Chánh Giác, chẳng động sinh tử mà đã đến Niết-Bàn, cho nên gọi là Thắng Tấn.
12. VÔ CẤU CHẤP KIM CANG
Vô Cấu Chấp Kim Cang
tức là Tâm Bồ-đề, lìa tất cả các chướng. Ví như thể tánh thuần tịnh của chân
kim cang (kim-cương thật), dù có trải qua bao nhiêu cách luyện trị dùi mài nó
vẫn sáng chói, ắt biết cái chất ban đầu của nó đối với một chút bụi nhỏ nó còn
chẳng giữ lại. Đây là ấn kim cang rốt-ráo thanh tịnh, nên nhân đó mà gọi tên.
13. NHẪN TẤT CHẤP KIM CANG
Chữ Nhẫn là mũi nhọn
của đao kiếm. Theo chữ Phạn thì đó là sự phẫn nộ, sự sắc bén, cho nên dịch là
"bén nhọn như gươm đao". Đây là Trí sắc bén kim cang, dứt được những
gì khó dứt, hàng phục được mọi chỗ khó hàng phục, cho nên nhân đó mà gọi tên.
14. NHƯ LAI GIÁP CHẤP KIM CANG
Như Lai giáp là lòng
Đại Từ. Lấy Đại Từ để nghiêm thân, nên thu nhiếp hộ trì chúng sanh, làm được
mọi phật sự, chẳng sợ tất cả các phiền não làm tổn thương mà không hàng phục
các trở ngại làm hư hoại, nên nhân đó mà đặt tên.
15. NHƯ LAI CÚ SANH CHẤP KIM CANG
Cú là chỗ ngừng lại
ở lời văn, là tên của trụ xứ, tức đại không vậy. Công Đức của chư Phật tự chứng,
từ tánh của Như-Lai mà sanh, công đức này gia trì tự thân. Từ công đức tự chứng
Như Lai mà sanh, vì chẳng lìa cửa chữ A,
nên gọi là Như Lai Cú Sanh.
16. TRỤ VÔ HÝ LUẬN CHẤP KIM CANG
Đây là trụ "Huệ
đại-không" vậy. Bởi quán thực tướng duyên khởi, không sanh không diệt, không
đoạn không thường, cũng chẳng có đi lại, một khác, cho nên trụ ở chỗ đó thì các
hý-luận đều dứt, giống như Niết Bàn. Giữ trí ấn như thế nên gọi tên như vậy.
17. NHƯ LAI THẬP LỰC SANH CHẤP KIM
CANG
Trí phương tiện của
Phật diệu quyền như thế từ chỗ nào sanh ra ? -Đó là từ 10 trí lực của Như-Lai
mà sanh... giữ ấn như thế nên gọi tên ấy.
18. VÔ CẤU NHÃN CHẤP KIM CANG
Vô Cấu nhãn (mắt
không cặn dơ) chỉ ngũ nhãn của Như-La. Tâm Bồ-đề rốt ráo thanh tịnh, dùng Nhất
thiết Chủng-trí quán sát tất cả các pháp, cho nên thảy thảy đều thấy-nghe-hay-biết
rõ ràng, chẳng có nơi nào làm trở ngại. Giữ được kim cang ấn như thế, nên lấy
đó đặt tên.
19. KIM CANG THỦ BÍ MẬT CHỦ
Chữ Phạn “bá-ni"
là bàn tay (thủ chưởng). Bàn tay cầm nắm (chấp) kim-cang hay bàn tay giữ
kim-cang (trì) thì nghĩa cũng như nhau, cho nên 2 danh từ trên xuất hiện thay
nhau. Phương Tây gọi "dạ xoa" là bí-mật, vì thân-khẩu-ý của họ che
giấu rất mau, khó có thể biết rõ, cho nên xưa cũng dịch là “mật-tích".
Nếu nói sơ lược
nghĩa của Bí-Mật Chủ thì đó là Vua Dạ Xoa, vị này cầm chày kim-cang (chấp kim
cang xử) thường theo hộ vệ Phật, gọi là Kim-Cang-Thủ. Tuy nhiên, nghĩa sâu kín
của Dạ-Xoa là thân ngữ ý bí mật của Như-Lai, chỉ có Phật với Phật mới biết
được, cho đến Bồ Tát Di-Lặc cũng chẳng đến kịp chỗ tối-bí-mật của sức thần
thông bí-mật như vậy. Đây là Vị làm chủ của tâm-mật cho nên gọi là Bí-Mật-Chủ.
Ngài giữ ấn này nên nói là Chấp Kim-Cang.
Chư Vị thượng thủ
như thế, với chúng Trì Kim-Cang nhiều bằng số vi-trần của mười cõi Phật cùng họp.
Nếu nói đủ theo bảng tiếng Phạn thì mỗi vị Chấp Kim-Cang đều có vô lượng quyến
thuộc đồng bộ loại. Nay nói tổng quát là số vi-trần (bụi nhỏ) của mười cõi
Phật, thì mười cõi Phật mỗi cõi tiêu biểu cho một loại trí lực của Như Lai. Còn
số vi trần của mỗi cõi là số vi trần sai khác của Như-Lai, số đó vô lượng vô
biên không thể tính đếm hoặc ví dụ mà biết được. Tuy nhiên, trí đức nội chứng của Đức Tỳ-Lô-Giá- Na dùng để gia trì,
thì từ mỗi trí ấn hiện ra thân một vị Chấp Kim Cang, hình-sắc, tánh loại đều có
biểu tượng, tùy theo tánh bổn duyên để nhiếp dẫn chúng sanh. Nếu chư vị hành
giả ân cần tu tập có thể khiến cho 3 nghiệp đồng với bổn-tôn, thì từ một môn
này được nhập vào pháp-giới, tức là nhập vào khắp tất cả các môn của pháp-giới
vậy.
Kế đến kể các chúng
Bồ Tát, với các vị Thánh làm thượng thủ. Trước đã nói rõ chư vị Chấp Kim-Cang
đều là trí ấn của Như-Lai. Nay nói nghĩa của chư Bồ-Tát, gồm có Định-Huệ lại kiêm
Từ Bi, cho nên phải định danh riêng, tuy cũng là công đức nội chứng của Đức Tỳ-Lô-Giá-Na,
như chư vị Chấp Kim Cang vậy. Có chúng Bồ-Tát nhiều như số bụi nhỏ (vi-trần) của mười cõi Phật, nên biết đó là các pháp môn của chư Bồ-Tát, tương đối (với
chúng Bồ-Tát) cũng có số chúng sanh nhiều như số bụi nhỏ của mười cõi Phật để
gia trì. Như vậy, hết thảy đều từ một môn nơi pháp giới, hiện làm thân một
thiện-tri-thức.
Lại, trong Bát Nhã
thích luận có nói rằng: Sanh thân Phật, lúc thành-đạo thì A-Nan, Mật-Tích, các
Lực-sĩ... gọi là nội quyến-thuộc, còn Xá-Lợi-Phất, Mục-Kiền Liên, và các Thánh
nhân... với Di-Lạc, Văn-Thù, chư A-Tỳ-Bạt… cho đến Nhứt Sanh Bổ-Xứ Bồ-Tát... thì
gọi là đại quyến thuộc. Nay nói đến thân của Phật gia trì lại cũng như vậy, chư
vị Chấp Kim Cang, mỗi mỗi đều giữ mật ấn của Như-Lai thì gọi là nội quyến thuộc;
còn chư Bồ-Tát là pháp môn phổ biến, làm phương tiện đại bi nhiếp thọ vô lượng
chúng-sanh, phụ giúp đấng Pháp-vương (Phật) làm mọi việc của Như-Lai thì gọi là
đại quyến thuộc. Bởi thế đại phẩm nói rằng: muốn làm nội quyến thuộc của chư
Phật, muốn được là đại quyến thuộc thì nên học Bát-Nhã Ba-la-mật.
1. PHỔ HIỆN BỒ TÁT: Phổ là cùng khắp các xứ, Hiền là diệu thiện
cùng cực. Đây là chỗ Tâm Bồ đề khởi Nguyện lập Hạnh, cùng với thân khẩu ý hết
thảy đều bình-đẳng, cùng khắp mọi nơi, thuần một điệu thiện (trọn lành vi
diệu), đầy đủ mọi thánh đức. Nhân đó mà đặt tên.
2. TỪ THỊ BỒ TÁT: Là Tứ vô lượng Tâm của Phật (tức Từ Bi Hỷ Xả).
Nay lấy chữ Từ làm đầu, lòng Từ này từ trong chủng-tánh của Như-Lai mà sanh ra,
nó có công năng khiến cho tất cả các thế gian chẳng dứt, cho nên gọi là Từ-Thị.
Trên nói Phổ-Hiền là
tánh đức tự chứng, bốn nguyện đã mãn, nay muốn hóa độ chúng-sanh khiến được đạo
này, nên kế đó phải nói rõ đạo từ-bi của chư Phật.
3. DIỆU KIẾT TƯỜNG BỒ TÁT: Diệu là Huệ vô thượng của Phật, giống như
đề-hồ là chất thuần tịnh bậc nhất. "Thất-lợi” dịch là kiết-tường, tức có
nghĩa đủ các thánh đức. Hoặc nói "diệu đức" hay "diệu-âm"
tức nói dùng sức Đại Từ-Bi mà diễn nói “diệu pháp-âm" khiến cho tất cả đều
được nghe.
4. TRỪ NHẤT THIẾT CÁI CHƯỚNG BỒ TÁT: Chướng là các loại tâm dơ-đục của
chúng-sanh, nó hay che khuất con mắt thanh tịnh của Như-Lai khiến chẳng được mở
sáng. Nếu dùng pháp không phân-biệt diệt trừ các hý-luận, như mây-mù tiêu tan
thì mặt trời hiển chiếu, cho nên nói Trừ Cái-Chướng (diệt các chướng-ngại ngăn
che).
Các chỗ có nói năng
của Như-Lai đều là vì một sự nhân duyên này (tức mở sáng tịnh nhãn Như-Lai) cho
nên phải có diệu âm làm sáng tỏ vấn đề đó. Lại nữa, hành giả tuy học Bát-Nhã
Ba-la-mật, nhưng nếu không có thiền định (ĐỊNH LỰC) thì giống như người đui, dẫu
gặp ánh-sáng mặt trời cũng chẳng có thể làm gì được, cho nên kế đó phải lấy diệu
huệ của Văn-Thù để làm sáng tỏ Trừ Cái Chướng Tam-muội vậy. Bốn Bồ-Tát trên đây
là 4 đức của thân Phật, nếu có chỗ lệch thiếu tức chẳng có thể thành Bồ-đề vô
thượng, vì thế phải kể chư-vị ấy làm thượng-thủ để gom hết muôn đức nhiều như
cát bụi mà chư Đại Bồ-Tát đã phát hiện đầy đủ.
Theo Phạn-văn thì
nên nói là Đại Bồ đề tát-đỏa, Luận giải thích rằng Bồ-đề là "đạo của chư
Phật”, tát-đỏa là "tên của chúng-sanh" hay "tên của dũng
tâm"; ý nói chúng sanh ấy hết lòng hết sức muốn được công đức của chư
Phật, tâm ấy chẳng có thể dứt, chẳng có thể phá như núi kim cương cho nên gọi
là "tát-đỏa". Lại nữa, tâm của người đó có thể làm việc lớn mà chẳng
thối chuyển, ấy là đại dũng tâm, cho nên ở giữa đa số chúng-sanh khỏi lòng Đại
Từ-Bi thành lập pháp Đại thừa, có khả năng hành đại Đạo, được tốt đại xứ, tất
nhiên có thể nói pháp phá được tất cả các đại tà kiến của chúng-sanh, các phiền
não của tâm đại ngã đại ái, cho nên gọi là "đại tát đỏa".
Bậc A-Xà-Lê nói rằng
: căn cứ theo chánh nghĩa thì nên gọi là "Bồ đề Tát-Đa". Chữ Tát-Đa
này có nghĩa là "vui chịu tu-hành, kiên trì chẳng bỏ", theo thanh âm
mà giảng rõ thì có những pháp như thế. Nếu luận theo văn-tự thì nghĩa đó tuy
đúng với âm vận nhưng chẳng được lưu hành nên chẳng tiện giữ. Bởi vậy, các luận
sư theo thế thường vẫn giữ chữ tát-đỏa, vì muốn theo tập tục mà truyền pháp nên
tùy thuận dùng danh từ (đã có từ trước).
Theo thành sự trong
tôn-chỉ Du-Già thì tát đỏa lược có 3 loại :
Một là Ngu-đồng tát-đỏa
tức 6 đường phàm phu chẳng biết nhân quả của thật-đế, tâm theo đường tà, tu
nhân khổ tập, yêu đắm 3 cõi, vững chấp chẳng bỏ, cho nên nhân đó đặt tên.
Hai là Hữu thức
tát-đỏa tức nhị-thừa, vừa tỉnh biết sanh tử là điều đáng lo sợ, tự cầu xa lìn
để được đến Niết-Bàn, đắm nhiễm hóa thành (thành giả), hưng tưởng diệt độ, đối
với công-đức của Như-Lai chưa sanh tâm vui nguyện, nhân đó mà đặt tên.
Ba là Bồ đề tát-đỏa,
tức Bồ-đề vô thượng, vượt qua tất cả các ước-đoán hý-luận, các thứ sai quấy;
chỉ có một nghĩa thuần-thiện trong trắng vi-điệu, chẳng có gì so sánh kịp. Đó
tức là bản tánh của chúng-sanh, là tâm chẳng nghĩ bàn, nhận chịu sự thành đạo
như thế, vui nguyện tu-hành, bền vững chẳng động, cho nên gọi là Bồ đề tát đỏa Nơi những người như thế, cộng nghiệp thật quá lớn, có năng lực chuyển hóa được
tất cả chúng-sanh, cho nên gọi là đại tát-đỏa hay là ma-ha tát đỏa.
Các đại chúng như thế vây quanh sau trước Đức Thế Tôn Đại-Nhật, dùng vô lượng nghiệp của thân khẩu ý cung-kính cúng dường cầu được nghe pháp. Kế đó, nói rõ thời gian của đại hội các chúng đồng được nghe pháp, đó là điều mà trong kinh gọi là ngày gia trì vượt 3 thời của Như-Lai, nói pháp-môn 3 câu (cú) thân ngữ ý bình đẳng vậy. Nhưng, kinh đó lưu bố tại Diêm-phù-đề lược có 10 vạn bài kệ. Nếu đại-chúng, bằng số bụi nhỏ của mười cõi Phật, mỗi mỗi đều rộng nói pháp môn thân-ngữ-ý sai khác nhau, ắt là không có hạn lượng, và phần thời gian nói pháp này sẽ ra sao, cho nên những vị kết-tập nói rằng: lúc bấy giờ, trụ nơi ngày của Phật mà diễn nói pháp.
Thời gian ở cõi đời ắt
có quá khứ, tương-lai, hiện-tại, dài ngắn, số kiếp, các thứ chẳng đồng. Vả lại,
dựa theo sự vận hành của mặt trời đối với bốn thiên-hạ, thì một vòng ngày đêm
đều có phần đầu, phần giữa và phần sau, cho đến trong 30 thời, mỗi sát na đều
chẳng trụ, giây phút thay đổi nhau. Dùng con mắt thanh tịnh để quan sát thì
ranh giới giữa 3 thời (hay 3 phần), rõ ràng không thể được, chẳng có chỗ bắt
đầu, chỗ cuối cùng, cũng chẳng có đến đi: đây là thực tướng của ngày, của thời
gian, tròn sáng, thường trụ, trong suốt như hư-không, không có phần thời gian
dài ngắn khác nhau. Như vậy, nhờ thần lực của Phật, các hành giả Du-già nơi vô-
lượng kiếp, họ nói như khoảng một bữa ăn hoặc diễn tả “khoảng một bữa ăn” như
vô-lượng kiếp: thấy rút ngắn hay kéo dài đều tự tại, đều thích hợp với mọi căn
cơ, không có định-tướng nào có thể được, cho nên nói "ngày của Như-Lai".
Trong thời gian như
thế, Phật nói pháp nào ? – Đó là pháp-môn 3 câu thân-ngữ-ý bình đẳng, tức nói 3
nghiệp của Như-Lai đều đến cảnh thực tế vị-diệu cùng-cực : nghiệp của Thân bình
đẳng với Ngữ (lời nói), nghiệp của Ngữ bình-đẳng với Tâm, giống như biển cả đều
khắp mọi nơi cùng chung một vị mặn, cho nên nói là bình-đẳng. Chữ Nho “câu” hay
“cú” là do chữ Phạn “bát-đàm” mà ra, dịch đúng nghĩa là "túc", theo
thanh-luận thì nó có nghĩa "tiến hành", nghĩa "trụ xứ", như
người ta tiến bước, lúc giở chân lên hạ chân xuống, thì cái vết chân có chỗ tạm
ngừng của nó gọi là "bát đàm", danh-từ "câu" chỉ chỗ lời
văn tạm dừng lại thì cũng có nghĩa như vậy, cho nên cũng đồng một tên.
Nay tôn-chỉ đã lập,
ý nói: tu theo "vết đạo" như thế, tiến tu có thứ lớp, trụ được 3 nơi
bình đẳng thì gọi là "câu"(hay chỗ tạm nghỉ) tức dùng thân-ngữ-ý bình
đẳng,
bí-mật gia-trì làm
chỗ nhập môn, có nghĩa là: dùng mật ấn của thân bình đẳng, chân ngôn của lời
bình đẳng, sự diệu quán của tâm bình đẳng làm phương tiện, tức kịp thấy thân
thọ dụng gia trì. Thần thọ dụng gia trì như vậy tức là tất cả các thân ở khắp
nơi của Đức Tỳ-Lô-Giá-Na. Tất cả các thân ở khắp nơi tức là Trí-thân bình đẳng
của hành giả, cho nên trụ ở thừa này, lấy sự chẳng làm mà làm, lấy sự chẳng đến
mà đến thì gọi là Câu bình đẳng (hay nói cho đúng nghĩa là chỗ tạm dừng bình
đẳng). Tất cả chúng sanh đều nhập vào trong đó, nhưng sự thật thì không có
người năng nhập, không có chỗ sơ nhập, cho nên gọi là pháp-môn bình đẳng: đây
là đại ý của Kinh vậy.
CHÁNH VĂN:
Lúc bấy giờ, nhờ sức gia-trì của Đức Tỳ-Lô-Giá-Na Như-Lai mà
Bồ-Tát Phổ-Hiền làm thượng-thủ, chư Chấp-Kim-Cang Bí-Mật-Chủ làm thượng thủ,
phấn-tấn thị-hiện Thân trang-nghiêm tạng vô-tận, phấn-tấn thị-hiện Ngữ-ý bình đẳng
trang nghiêm tạng vô-tận. Như vậy, chẳng phải từ thân Phật Tỳ-Lô-Giá Na, hoặc
ngữ hoặc ý sanh, tất cả các chỗ sanh-khởi đều mất, các bờ mé đều không thể
được. Thế mà tất cả thân nghiệp, tất cả ngữ- nghiệp, tất cả ý-nghiệp, tất cả xứ,
tất cả thời, đối với giới hữu-tình, Đức Tỳ-Lô-Giá-Na đều diễn nói cú-pháp đạo
Chân-ngôn. Lại thị-hiện hình-tượng dung-mạo của các Bồ-Tát Chấp Kim-Cang,
Phổ-Hiền, Liên-Hoa-Thủ, ... phổ biến
khắp mười phương, diễn nói cú-pháp thanh-tịnh đạo Chân-ngôn, từ lúc phát-tâm
cho đến thập-địa, thứ lớp đời này đầy đủ, nghiệp duyên sanh thêm lớn, chủng-tử
nghiệp thọ của các loại hữu-tình được diệt trừ, lại có mầm giống sanh khởi.
NGHĨA THÍCH:
Phật sắp nói pháp
môn bình đẳng, cho nên trước tiên Ngài dùng sức tự tại gia trì làm cảm động đại
chúng, bằng cách thị hiện cảnh giới phổ môn bí mật trang nghiêm, sự việc chưa
từng có, chẳng có thể nghĩ bàn. Rồi nhân có nghi vấn mà diễn nói pháp kia, ắt người
nghe tin vui, được thêm rõ nghĩa để thâm nhập.
Cũng như nhân duyên
của Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất (từ đất nhảy vọt lên) trong tự-phần của Kinh
Pháp-Hoa, sau nhân duyên đó Phật cũng sẽ nói rộng pháp.
Lại nữa, các nhân giả
làm thượng thủ như Phổ Hiền, Bí-Mật-Chủ, tức là lấy Trí thân sai biệt của Đức Tỳ-Lô-Giá-Na
trong cảnh giới ấy. Lại vì đã thông-đạt các môn giải thoát từ lâu rồi nên các
sự thị hiện của chư Thiện-tri-thức đều dẫn vô lượng chúng đương cơ đồng nhập Mạn-trà-la
để làm lợi-ích cho pháp-môn mới bắt đầu nhập này của các Bồ Tát thực hành, vì
vậy mà Như-Lai gia-trì, phấn tấn thị-hiện thân có sức đại thần thông. Cũng như
Vua sư tử lúc sáng sớm, khi sắp muốn rống lên, ắt trước phải phấn khích tự
thân, hiện sức uy-thần tài giỏi, rồi sau đó mới phát thanh âm. Như-Lai cũng
vậy: lúc sắp muốn diễn nói môn Nhất-Thiết-Trí quyết định như sư tử rống, trước
tiên Ngài phấn tấn thị hiện vô lượng trang nghiêm tạng. Nói trang nghiêm là từ
một Thân bình đẳng phổ hiện tất cả uy-nghi, không có uy-nghi nào chẳng phải là
mật ấn; từ một Lời nói bình đẳng phổ hiện tất cả các âm thanh, không có một âm
thanh nào chẳng phải là chân ngôn; từ một Tâm bình đẳng phổ hiện tất cả các bổn
tôn, không có bổn tôn nào không phải là tam-muội, nhưng mỗi mỗi tướng tam-muội
sai biệt đều không có bờ mé, chẳng có thể đo lường, cho nên gọi là trang nghiêm
vô tận: đó là Huệ bí mật của Như-Lai vậy.
Kinh nói : Bồ-Tát Trừ
Cái Chướng ở trong pháp hội muốn biết thân lượng của Phật nên khiến Đại
Mục-Kiền-Liên tìm, nhìn lên đến cung Trời vẫn còn thấy Như Lai như đối trước
mắt: thân Phật uy-nghi, nói pháp, tiếng vang cùng khắp chẳng khác với tiếng
nghe tại chỗ; dùng hết thần-lực nhìn đến các quốc-độ Phật ở phương xa cũng
chẳng khác gì ở cung Trời Phạm-thiên. Lúc ấy Bồ Tát Trừ-Cái-Chướng cùng với
Mục-Kiền-Liên vì chẳng có thể đo lường được thân lượng của Phật, bèn đưa mắt
quá mười phương đến các thế giới nhiều như số các sông Hồng, khắp nơi đều thấy
Như-Lai chẳng rời chỗ ngồi mà diễn nói pháp, cho đến dùng hết lực của thần
thông nhìn vòng khắp mười phương lại cũng như vậy. Nhưng, sau khi trở về đến phương thấy Thiên nữ Trừ Nghi chẳng xa pháp Phật,
bèn nhập vào tam muội mà nghĩ rằng: "Ta nghe Thiên-nữ này thông-đạt vộ-lượng
môn tam muội, ta nên quán sát xem hiện nay Nàng đang trụ ở định nào?” Nhưng dùng
hết tâm lực để quan sát, cũng chẳng do tường được chỗ tâm hành của nàng, cho dù
tập hợp lại vô lượng trống mỗi mỗi to bằng núi Tu di và dùng thần lực khiến
chúng phát thanh đồng thời, cũng không có thể làm cho nàng xuất định, cho đến
theo như lời của Phật nói : “Ta, lúc chưa phát tâm Bồ đề, Thiên nữ này đã có
thể trụ ở tam muội này”. Đó là nghĩa không có bờ mé vậy.
Như thế Đức Tỳ-Lô-Giá-Na
phổ biến khắp các thế giới mười phương, mỗi mỗi đều hiện thân Phật gia trì, mỗi
mỗi thân đều có đại chúng Bồ-Tát Kim-Cang nhiều như số vi trần của mười cõi
Phật. Điều này có nghĩa là : các căn tướng tốt của đại chúng lại cũng vô biên,
như trong dầu mè đầy khắp pháp giới, nơi đó không có chỗ trống không.
Lại như Quốc vương
có kho chứa lớn, nếu muốn mở bày cho người coi, thì tự nó khai phát để bày ra,
cho nên gọi là trang nghiêm tạng. Lại nữa, các đại chúng này chỉ nhờ sức uy-thần
của Phật mới được thấy cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn như thế. Nếu Như-Lai xả sự
gia trì tức cảnh ấy chẳng hiện tiền, chẳng phải tự Tâm Như-Lai lại có Năng. Sở,
hạn lượng, chẳng như hành giả bên trong thì tu Thiền chu tam muội, bên ngoài
thì mong cầu thần lực hộ trì, mới có thể dùng thân của cha mẹ sanh mà thấy được
mười phương chư Phật, giống như đêm thanh bầu trời không mây, ngẩn nhìn các
ngôi sao, nghe tiếng pháp âm, thảy thảy đều rõ ràng không hề bị ngăn ngại.
Nhưng, cảnh giới như
thế là do Tâm của hành giả thanh tịnh mà sanh ra hay do sức Phật gia bị mà sanh
ra ? Nếu do nội tâm, tức là từ tự tánh mà sanh, nếu do sức Phật, tức là từ tha-tánh
mà sanh. Nếu đúng vào 2 trường-họp ấy thì chẳng khác gì Ý nghĩa các Luận của
ngoại đạo, vì tự hay tha đều không thì hòa hiệp cũng không. Lại nữa, chẳng phải
không có nhân duyên mà thành tựu được, vì sao vậy ? – Nhân trong duyên ngoài, tùy
theo chỗ nói có, tức chẳng hiện tiền. Bởi vậy nên biết rằng: tướng trang nghiêm
như thế kia, lúc hiển thì không có chỗ phát xuất, lúc ẩn thì không có chỗ lui
về, rốt-ráo bình đẳng chẳng ngoài tánh Như. Vì thế Kinh nói: Chẳng phải từ thân
Phật Tỳ-Lô-Gia-Na, hoặc Ngữ hoặc Ý sanh, tất cả các chỗ sanh-khởi đều mất, các
bờ mé đều không thể được. Thế mà tất cả Thân-nghiệp, tất cả Ngữ-nghiệp, tất cả Ý-nghiệp,
tất cả Xứ, tất cả Thời, đối với giới Hữu-tình, Đức Tỳ-Lô-Gia-Na đều diễn nói cú
pháp đạo Chân-ngôn.
Đây là chuyển thích
Tạng trang nghiêm của Phật. Sở dĩ nói vô tận, không có bờ mé thì chẳng khác với
ý nói rằng: thân của Như-Lai cùng khắp các xứ, thường trụ, chẳng mất. Tuy
thường không có khởi, diệt, nhưng có thể dùng 3 nghiệp (thân khẩu ý) mà phổ cập
đến mười phương 3 đời quá khứ hiệu tại vị-lai, nơi tất cả các thời, các xứ, nói
cái Đạo hết sức thực để giáo hóa chúng sanh, khiến cho Tâm họ noi theo khuôn
phép mẩu mực để đến Đạo Phật.
Kinh nói: Lại thị
hiện hình tượng dung mạo của các Bồ-Tát Chấp Kim Cang, Phổ-Hiền, Liên-Hoa-Thủ
v.v... phổ biến khắp mười phương diễn nói cú pháp thanh tịnh Đạo Chân ngôn từ
lúc mới phát tâm cho đến thập địa, thứ lớp đời này đầy đủ, nghiệp duyên sinh
thêm lớn, chủng tử nghiệp thọ của các loại hữu tình được diệt trừ, lại có mầm
giống sanh khởi. Đoạn này chẳng nói cái tướng rộng-rãi trước đây, mà chỉ nói:
thân Phật thị hiện đầy khắp tất cả các thế giới ở mười phương, và thân của các
Bồ-Tát Kim-Cang thị hiện lại cũng cùng khắp các xứ như vậy.
Như số vi trần của mười
cõi Phật, chư Bồ-Tát Chấp Kim Cang có thân khẩu tâm sau khác chẳng đồng. Như
vậy, tượng loại của mỗi mỗi bổn tôn và quyến thuộc của họ, đều đầy khắp tất cả
các thế giới ở mười phương, như Đức Tỳ-Lô-Gia-Na, như lưới Nhân-đà-la giăng
cùng khắp mà chẳng gây trở ngại cho nhau. Nay lược cử 3 vị Thánh làm thượng thủ,
đó là:
1. - Bồ Tát Chấp Kim-Cang, đối ứng với Trí huệ kim cang, là phương
tiện hàng phục.
2. - Bồ Tát Phổ-Hiền, đối ứng với Pháp-thân Như-Như, là phương tiện tịch-tai (làm yên ổn các tai họa)
3. - Bồ Tát Quán Thế-Âm, đối ứng với tam
muội Liên Hoa (nên gọi là Liên Hoa Thủ : tay cầm hoa sen) là phương tiện tăng-ích (làm thêm lợi ích).
Cứ 3 đặc điểm ấy thì
vô lượng diệu dụng chẳng thể nghĩ bàn đều được thu nhiếp cả trong đó, cho nên
phải nói riêng ra.
Còn vân vân... là
nói 8 bộ chư Thiên, các vị Thần Tiên có 5 phép thần thông, như bên ngoài Mạn-trà-la
hiển bày, thì ta có thể so sánh theo đó mà biết được.
Như vậy, các thứ
nhân duyên, vô số phương tiện, phổ-môn, ứng hiện giáo hóa chúng-sanh, tuy sâu
cạn chẳng đồng, thô diệu khác nhau, nhưng tìm biết sự thật thì không có gì
chẳng phải là bí-mật gia-trì, hết thảy đều có công năng mở bày tri kiến
thanh-tịnh của Như-Lai. Nếu xa lìa tướng-ấn thực đó thì những gì còn lại đều là
do ái-kiến sở sanh, cùng với Thiên ma Ngoại đạo làm những điều mê hoặc, há có
thể gọi là cú pháp thanh tịnh sao !?
Lại có lời giải
thích nói rằng “cầu thanh tịnh” là thuận theo tánh Giác, theo thừa thần thông
mà tu thành Phật. Còn như các thừa Bồ Tát khác, chí cầu Bồ đề vô-thượng, trải
qua vô số kiếp, phải siêng năng chịu khổ chẳng tiếc thân mình, sẽ được thành
Phật, hay chẳng thành Phật. Nay theo môn chân ngôn này, nếu Bồ Tát chẳng thiếu
sót phép tắc trong các phương tiện tu hành, thì trong một đời này sẽ kịp thấy
cảnh giới gia trì trang nghiêm vô tận, chẳng phải chỉ hiện tiền mà thôi, nếu
muốn siêu thăng Phật-địa tức đồng với Đại-Nhật Như-Lai, thì cũng có thể đến
được.
Lại nữa, hành giả lúc
mới phát tâm, được vào cửa chữ A,
tức từ tánh kim-cang Như-Lai được sinh mầm, nên biết mầm này chuyển vận tăng tiến
trọn đời không có nghĩa thối lui cho đến lúc thành Bồ-đề, không phải làm gì
thêm mà sau được ngừng nghỉ, cho nên nói rằng thức lớp đời này đầy đủ. Chữ thứ lớp
ở đây theo Phạn-âm có nghĩa là “chẳng trụ, tinh tấn, đi khắp”, tức lúc mới phát
tâm, vì muốn vào địa vị Bồ-Tát, phải tu-hành theo phương tiện pháp yếu của chân-ngôn
thì được đến sơ địa. Lúc bấy giờ dùng phương châm vô sở trụ để tiến tâm chẳng
nghỉ, chẳng cho là đủ. Sang nhị địa lại cũng dựa theo phương tiện pháp yếu của
chân ngôn mà tu-hành để được nhập tam-ma-địa, thứ lớp như thế cho đến đầy đủ
thập địa, vẫn chỉ một hạnh một đường mà thành Chánh Giác. Nếu có sự mở bày mật ý
đối với môn phương tiện khác, cũng đều chẳng lìa bỏ bảo-thừa như thế vậy.
Nghiệp duyên sanh là
các hữu tình do nhân duyên si-ái tạo ra thân khẩu ý, các loại nghiệp chẳng thanh
tịnh. Nhân các nghiệp như thế sanh ra làm thân 6 loài, làm cho vòng luân hồi
thêm lớn, phải chịu đủ các loại khổ. Nay tu theo huệ môn thanh tịnh, 3 nghiệp
bình đẳng, tất cả các chủng tử thuộc nghiệp thọ-uẩn trong thức A-lại-da đều bị
đốt cháy hết, được đến Tâm đại Bồ đề vô cấu (không có cặn dơ) như hư-không. Tất
cả các chửng tử bình đẳng của Như Lai từ trong Bi-tạng sanh ra mầm pháp tánh,
cho đến thân-lá-hoa-quả đầy khắp pháp giới, thành cây Bồ đề của muôn đức mở bày.
Nhưng lấy 4 nghĩa chẳng sanh mà quán xét các sự việc ấy thì hết thảy đều không
có chỗ về mà cũng không có nơi phát khởi. Nên biết sự sanh này tức đại-không
sanh, cho nên nói chủng-tử nghiệp thọ của các loại hữu tình được diệt trừ, lại
có mầm giống sanh khởi.
Lại nữa, giả sử phải
quán sát và lắng nghe, các Thiện-tri-thức và pháp-giới môn bằng số vi-trần của
mười phương cõi Phật do Như-Lai sở hiện, ắt vô lượng vô biên a-tăng kỳ kiếp
cũng chẳng cùng khắp được, nhưng nhờ ngày-gia-trì của Phật cho nên chỉ trong
khoảng thời gian của chúng-hội ngồi họp nên tất cả đều hiện tiền, đó là do Phật
sắp nói Kinh này nên hiện điềm lành của tướng thần thông chẳng thể nghĩ bàn. Cũng như Đức Văn-Thù Sư-Lợi thấy tướng bạch-hào
của Phật phóng ra ánh sáng chiếu suốt một vạn tám ngàn quốc-độ, cho thấy các
nhân duyên hành đạo Bồ-Tát, tức biết chư Phật sắp muốn KHAI QUYỀN HIỂN THẬT,
nói Kinh Pháp-Hoa. Nên biết chư vị Kim-Cang-Thủ lại cũng như vậy, khắp thấy các
thế giới được gia-trì, chỉ nói “pháp môn bình đẳng" tức biết Như Lai sắp
diễn dạy giáo lý, khắp tất cả các thừa tức "tâm thành Phật", bởi thế
văn sau có những câu hỏi do đó mà sanh khởi vậy.
CHÁNH VĂN:
Bây giờ, Ngài Chấp-Kim-Cang Bí-Mật-Chủ đang ngồi giữa chúng-hội,
bạch Phật rằng : "Bạch Thế-Tôn! Sao gọi là Như-Lai Ứng-cúng Chánh-biến-tri, được
Trí Nhất-thiết ? Được cái Trí Nhất-thiết-trí ấy, vì vô lượng chúng sanh chỉ bày
rộng nói tùy theo các loại chúng, các loại tính dục, các loại đạo phương tiện.
Diễn nói các Trí Nhất-thiết-trí, hoặc nói thừa Thanh-văn, hoặc nói thừa Duyên giác,
hoặc nói Đại-thừa, hoặc nói 5 thông trí, hoặc nguyện sanh lên các cõi Trời,
hoặc sanh vào Nhân-gian và các loài Rồng, Dạ xoa, Càn-thát-bà, cho đến nói pháp
sanh Ma-hầu-la-già. Nếu có chúng sanh muốn được Phật độ liền hiện thân Phật
hoặc hiện thân Thanh-văn, hoặc hiện thân Duyên giác, hoặc thân Bồ Tát, hoặc
thân Phạm thiên, hoặc thân Tỳ sa môn, Na-la-diên, cho đến thân Ma-hầu-la-già,
thân Người hay Chẳng-phải Người, v.v... Đối với mỗi một trụ ở các uy-nghi khác
nhau mà nghe đồng một ngôn-âm, như vậy là Trí Nhất-thiết-trí chỉ nói có một vị
: đó là vị giải thoát của Như-Lai.
Bạch Thế Tôn ! Giống như hư-không lìa tất cả các phân-biệt,
không phân biệt và chẳng không phân biệt, như vậy Trí Nhất-thiết-trí cũng lìa
tất cả các phân biệt, không phân biệt và chẳng không phân biệt. Bạch Thế-Tôn!
Thí như đại-địa là chỗ dựa nhờ của chúng sanh, thì Trí Nhất-thiết-trí cũng như vậy:
đó là chỗ dựa nhờ của Trời, Người, A-tu-la. Bạch Thế-Tôn! Ví như lửa thiêu đốt
hết tất cả các cây củi mà không chán đủ, thì Trí Nhất-thiết-trí cũng như thế:
nó thiêu đốt tất cả củi vô-trí mà không chán đủ. Bạch Thế-Tôn! Thí như gió trừ tất
cả các bụi-bặm, thì cũng như thế, Trí Nhất-thiết-trí trừ khử tất cả bụi phiền não.
Bạch Thế-Tôn! Dụ như nước là chỗ vui chơi của tất cả chúng-sanh, thì Trí
Nhất-thiết-trí cũng như thế: nó làm lợi-lạc cho chư Thiên và Người đời. Bạch
Thế-Tôn! Trí-Huệ như vậy lấy gì làm Nhân? Cái gì làm Căn? Cái gì là Cứu cánh?”
NGHĨA THÍCH:
Cái Trí của Như-Lai
tự chứng dùng làm thần lực gia trì, chẳng có thể bày ra cho người ta thấy được.
Trước đã nói “phấn tấn thị-hiện tạng trang nghiêm vô tận" đó cũng chỉ là dấu
vết của sự ngoại dụng mà thôi. Bậc có Trí là người thấy ngọn ngành ắt hiểu rõ
gốc rễ của tông môn. Như xem vết chân voi, thấy có vết chân sâu rộng trong số
nhiều vết chân của bầy voi, tuy chẳng thấy hình nhưng biết sức thân của con voi
ấy lớn, chắc chắn là lớn. Lại như sét lớn mưa to khiến cho chim muông run sợ
đến chết, trăm suối ồ-ạt chen lấn nhau nhào lộn trong lòng núi, tuy chẳng lường
được nguồn gốc của nước, nhưng biết con rồng làm mưa kia ắt có uy-thế rất lớn.
Nay các đại chúng lại cũng như vậy, quán thân khẩu ý vô tận của Như-Lai có thể
trong một lúc ứng khắp thế giới chúng sanh, khéo hợp với căn nghi, uyển chuyển
thành Phật-sự, ắt biết trí-lực của Như-Lai hẳn trong một niệm soi khắp quần-cơ,
gốc ngọn nhân duyên cứu cánh không ngại. Tạm chiếu theo trí thế tục mà nói như
vậy, đến như khế-hợp với cảnh huống của thực trí thì phải nói làm sao ? Nếu
pháp chẳng như vậy, ắt dấu vết của pháp hữu-vi có thể tìm được thì ta đã thấy
hết, thế mà chẳng biết pháp kia từ đâu lại được như vậy, cho nên Chấp Kim-Cang-Thủ
nhân có lòng nghi của chúng hội mà hỏi Phật rằng: Sao gọi là Như-Lai Ứng-cúng
Chánh biến-tri được cái Trí Nhất-thiết-trí ?
Chữ Phạn “đát-tỳ yết-đà",
đát-tỳ là Như, yết-đà là Lai là Tinh biết, là Nói là Khứ; vậy “đát-tỳ yết-đà"
có đủ 4 nghĩa là: Như-lai. Như-tri, Như-thuyết. Như-khứ. Như-lai là như chư
Phật, thừa đạo như thật, tương lai sẽ thành chánh-giác, nay "Phật” đã đến
quả vị Phật, cũng đến như thế nên gọi là Như-Lai. Như-tri Như-thuyết là tất cả
chư Phật biết rõ tướng pháp là Như, khi biết rồi thì cũng vì chúng sanh mà nói
cái tướng báu Như của các pháp. Nay Phật cũng vậy, cho nên Ngài được gọi là “bậc
biết báu Như” hay là “bậc nói báu Như”. Như-khứ là tất cả chư Phật đều được tánh
an lạc như nhau cho đến khi nhập Niết-Bàn, nay Phật cũng như vậy. Ngài cũng đi
như thế nên gọi là Như khứ. Luận giải thích đủ 4 nghĩa, nhưng người xưa thì dịch
nhiều nghĩa. Giới-bổn của Như-Lai hữu bộ dịch là Như pháp, bậc A-xa-lê giữ lại
2 nghĩa Như-khứ và Như-thuyết. Nay thuận theo xưa mà nêu ra như thế.
Bản chữ Phạn nói "A-La-Hán", thì “A-La” có
nghĩa là phiền não, “Hán” có nghĩa là hại là trừ. Luận giải thích là “giết giặc”.
Phật dùng áo giáp nhẫn tiễn, cưỡi trì-giới lấy CUNG định TÊN huệ, bên ngoài phá
quân Ma vương bên trong diệt giặc phiền não, nên gọi là A-La-Hán. Lại, “A” có nghĩa là Chẳng. “La-Hán” có
nghĩa là Sanh; "A-La-Hán" là chẳng sanh, có nghĩa là: hạt giống của
tâm Phật, trong ruộng đời sau chẳng sanh, bởi chỉ bỏ rơi màn vô minh là được giải
thoát. Lại nữa, "A-La-Hán"còn có nghĩa là đáng được nhận sự cúng
dường, vì có công đức xứng đáng cho Người và chư Thiên làm việc cùng-dường tối
thượng.
Chữ Phạn Tam-miệu
Tam Phật-đà là Chánh-biến-tri, vì “tam miệu” là chánh, “tam” là biến tức cùng
khắp, “Phật-đà” là tri tức biết. Luận giải thích rằng: nếu có người nói, có
phải chỉ có Phật nói Như-lai Như-khứ đúng như thật nên xứng đáng được nhận sự cúng
dường tối thượng chăng ? Thì đáp: Phật đạt đến Trí-Huệ Chánh-biến-tri tức biết
Phật tướng của các pháp chẳng động chẳng hoại, nên gọi là Chánh, biết chẳng
phải một pháp hai pháp mà tất cả các pháp nên gọi là Biến. Gọi Tam-miệu Tam
Phật-đà là biết tất cả các pháp đến đi (lai, khứ) đúng như thật vậy. Trong tôn
chỉ nay, người ta còn giải thích rằng "Phật-đà" là Giác tức mở bày,
có nghĩa là do trí-huệ tự nhiên biết khắp tất cả các pháp, như hoa sen nở nhiều
đều khắp, không có chỗ trôi nổi, cũng có thể mở bày cho tất cả chúng sanh được
thấy, cho nên gọi là Phật.
Còn chữ Phạn tát-bà nhã-na thì “nhã-na”
tức là cái trí của Nhất-Thiết Trí. Luận phải thích rằng "tát-bà nhã"
là Nhất-thiết-trí, nhất thiết tức là danh sắc… vô-lượng pháp muôn đối đãi, bao
gồm tất cả các pháp. Trong tất cả các pháp thì tướng Một, tướng Khác, tướng Cùng-khắp,
tướng Chẳng cùng khắp, tướng Làm, tướng Chẳng-làm… hết thảy các pháp, mỗi mỗi
tướng, mỗi mỗi sức, mỗi mỗi nhân duyên, mỗi mỗi quả báo, mỗi mỗi tánh, mỗi mỗi
cái được, mỗi mỗi cái mất, tất cả các sức trí huệ, tất cả mọi đời, tất cả chủng
tướng... đều biết khắp hết thảy, cho nên gọi là
TÁT-BÀ-NHÃ.
Nay nói cái Trí của
Nhất-Thiết Trí tức là cái Trí trong tất cả Trí, chẳng phải chỉ dùng tất cả các
giống để biết khắp tất cả các pháp, mà cũng biết pháp cứu cánh, thực tế, tướng
thường chẳng hư hoại, chẳng thêm lên, chẳng dứt mất, giống như kim-cương. Cảnh
tự chứng như vậy, muốn nói thì không có lời, muốn quan-sát thì không thấy được,
chẳng đồng như quả am-ma-lặc trong bàn tay, có thể chuyển giao cho người khác
được. Nếu có thể dùng lời nói để trao truyền cho người khác, thì Bồ-Tát
Thích-Ca lúc quyết định trao ánh-sáng cho ai, ắt người ấy phải thành Phật ngay.
Sự thật thì không có như thế, tại sao vậy ? - Phải tu đủ các phương tiện, cần
đợi đến lúc không có Thầy mà tự Giác mới gọi là Phật. Lại như, mắt thấy người
đời bị dao gậy làm cho bị thương, tuy ta cũng tin rằng người ấy phải khổ, không
có thể nghi ngờ gì, nhưng dù có nhiều người nói đến cái khổ ấy, cuối cùng ta
cũng chẳng chứng biết nó ra làm sao ! Phải đợi đến lúc tự thân ta bị thương ta
mới biết được rõ ràng.
Ý của câu hỏi trên
kia nói rằng: Làm sao chúng ta kịp đến được cái Trí-huệ tự giác như thế? Tại
sao được trí-huệ như thế rồi thì có thể vì vô lượng chúng-sanh chỉ bày rộng nói
tùy theo các đường luân hồi, tùy theo các tính dục, tùy theo đạo phương tiện, diễn
nói Nhất-thiết-trí, tức là an-lập vô-lượng thừa, thị-hiện vô lượng thân, nói
như tiếng nói của mỗi loài, trụ đúng uy-nghi của mỗi nơi, nhưng cái đạo diễn
nói Nhất-thiết-trí ấy lại đồng một vị, đó là vị giải thoát của Như Lai. Lại,
làm sao mà được các phương tiện như thế?
Trong vấn đề này có
nhiều điểm cần phải hiểu rõ: - trước hết là các đường (đạo) luân hồi . Chữ Phạn
“na-diễn” cũng gọi là đạo. Ty-bà-sa nói có 5 đạo, nhiều thuyết nói có 6 đạo.
Nói rộng ra thì trong thế giới này có 36 câu chỉ chúng sanh hướng đến, huống là
tất cả các thế giới trong mười phương!? -Thứ đến là tính dục, dục là vui ưa muốn, với
lòng tin và sự hiểu biết, như Tôn-Đà-La Nan-Đà ưa ngũ dục, Đề Bà Đạt-Đa ưa danh
văn... cho đến chư vị đắc đạo, mỗi người đều có sở thích riêng, như Đại Ca-Diếp
thì thích Hạnh Đầu-đà, Xá-Lợi-Phất thích Trí huệ, Ly-Ba-La-Đa thích ngồi Thiền,
Ưu-Ba-Ly tín biết Tỳ-ni, A-Nan thích Đa văn… Rộng nói về Tánh thì Tánh là tướng
tích tập tức dồn chứa nhiều lần thành quen. Từ Tánh sinh ra Dục, tùy theo Tánh
thành Hạnh, hoặc là từ Dục làm nên Tánh, quen dần chứa Dục thành ra Tánh. Tánh
là việc làm của Tâm bị ô nhiễm, Dục là sự khỏi-động theo Duyên.
Kể đến là đạo phương
tiện. Về điểm này thì trong Luận có nói đủ. Ngài Long Thọ nói: Bát-Nhã với các
phương tiện, Thể vốn là Một mà dùng thì có khác, ví như người thợ bạc dùng vàng
khéo làm ra các đồ nữ trang, tuy tất cả đều là vàng mà tên gọi lại khác nhau.
Nay Đức Tỳ-Lô-Giá-Na lại cũng như vậy. Ngài có công năng dùng Thể Trí như vàng
thiệt để tạo lập nên các Thừa như đồ nữ trang. Lại trong ý của câu hỏi là muốn
phát khởi đại bi thai-tạng Mạn-trà-la, nơi tâm địa bình-đẳng của Nhất-thiết-trí
vẽ nên hình chư Phật, Bồ-Tát, cho đến 8 bộ chúng của Nhị-thừa, 4 lớp pháp giới
của đàn tròn, mỗi mỗi thân-ngữ-tâm ấn của bổn-tôn đều là một loại thừa riêng
khác.
Ví như có người chí
tâm cầu đạo Ngũ-thông Trí, tức là từ Đại-Bi thai-tạng, hiện hình Phạm-Chí
Vi-Đà, vì người ấy nói các hành pháp Chân ngôn của Tiên Cù-Đàm, hành của siêng-năng
tinh tấn chẳng bao lâu thì thành thân của vị Tiên kia, lại thay đổi phương
tiện, tức thành thân của Đức Tỳ-Lô-Giá-Na vậy.
Như thế, hoặc hiện
thân Phật nói đủ các thừa… cho đến hiện thân phi-nhân nói đủ các Thừa, tùy theo
loại hình loại tiếng, tất cả đều là Chân-ngôn Mật-ấn, hoặc gần hoặc lâu, không
có gì chẳng phải là nhân duyên cổ-động có mục đích duy nhất, bởi vậy Kinh nói
"đều đồng một vị, đó là vị giải thoát của Như-Lai”. Sở dĩ như vậy là bởi
thực tướng tâm-sắc của tất cả chúng sanh từ cội gốc ban đầu cho đến nay, thường
là trí thân bình đẳng của Đức Tỳ-Lô-Giá-Na, chẳng phải là đến lúc được Bồ đề, gắng
gượng nói ép các pháp thành Không, mới khiến thành Phật pháp. Phật từ tâm địa bình
đẳng phát mở đại Mạn-trà-la của tạng trang nghiêm vô tận rồi, trở lại dùng tâm
địa bình đẳng của chúng-sanh phát mở đại Mạn-trà-la của tạng trang nghiêm vô
tận, điệu cảm diệu ứng đều chẳng ra ngoài cửa chữ A, ví như trong biển cả, sóng nước ngăn cản nhau thay nhau làm
Năng-Sở, như thế cũng đều cùng một vị, đó là vị mặn vậy.
Kế đó Ngài Chấp Kim
Cang, thừa thần lực của Phật, vì muốn phát khỏi thai tạng Đại-Bi làm phương
tiện bí mật cho nên lại nói 5 loại thí dụ, đó là hư-không, đất, nước, gió, lửa.
Thí dụ thứ nhất: Nói
như cõi Hư-không, lìa tất cả phân
biệt, không phân biệt, chẳng không-phân-biệt. Trí Nhất-thiết-trí cũng vậy, nó lìa
tất cả phân biệt, không phân biệt và chẳng không phân biệt. Như diệu nghĩa Tỳ-ba-sa
thì Hư-Không không có lỗi cũng không có đức, còn Trí-thân của Như-Lai thì lìa
tất cả các lỗi mà muôn đức được thành tựu. Như thế làm sao so sánh được ? Chẳng
qua là chỉ lấy sự giống nhau một phần ít mà làm thí dụ thôi. Như trong sự so
sánh này thì Hư-Không có 3 nghĩa: một là vì nó rốt-ráo thanh tịnh, hai là vì nó
không có bờ-mé, ba là vì nó không phân-biệt. Tâm tánh của Nhất-thiết-trí cũng
như vậy cho nên dùng cái Hư-Không dễ giảng-giải của thế gian để so sánh với cái
Hư Không khó giảng giải của Phật-trí.
Ý thứ nhất nói
"Lìa tất cả phân-biệt", chữ Phạn gọi là "kiếp-ba". Ý kế đó
nói về sự không phân biệt, chữ Phạn gọi là "kiếp-ba dạ-đế”. Sở dĩ có
chuyện nói trùng-lập là bởi trên sự phân-biệt
còn sanh nghĩa phân biệt, ví như Tầm với Tứ: xem-xét sơ qua thì gọi là Tầm, xem
xét kỹ lưỡng thì gọi là Tứ. Lại như lúc sanh nhãn thức thì có sự phân biệt thô
trọng, tiếp sanh ý thức thì có sự phân biệt vi tế. Xưa dịch chữ
"kiếp-ba" là vọng-chấp (tức chấp không làm có) thì trong ý đã dụ như hư-không,
mà đã như hư-không thì không có sự phân biệt vọng-thấp, cho nên không phân biệt
cũng là không vậy.
Lại như Hư-Không
xa lìa các loại sắc-tướng hiển hình, không có sự tạo-tác nhưng nó có thể hàm-chứa
muôn tượng, tất cả cây cỏ nhân đó sanh trưởng, sự nghiệp của hữu-tình dựa vào
đó mà thành. Cái hư-không của Phật-trí lại cũng như vậy: Tuy lìa tất cả các tướng,
thường không khởi tác, nhưng vô-lượng độ-môn, các loại diệu nghiệp đều được
thành biện, cho nên nhân đó mà lấy hư-không làm ví dụ vậy.
Thí dụ thứ
nhì nói như Đại-địa là chỗ nương dựa của tất cả chúng sanh, thì Trí Nhất-thiết-trí
cũng vậy, đó là chỗ nương dựa của tất cả Trời, Người, A-tu-la... như ở thế
gian, trăm thứ rừng-rú cây-cỏ, các loại thuốc, tuy tánh chúng sai khác nhau đến
vô-cùng, nhưng tất cả đều từ đất sinh ra mầm-rể, cho đến thân-lá-hoa-quả, thành
tựu các giống có thứ lớp. Đất vì tất cả chúng sanh mà làm chỗ dựa ở, lại nuôi
dưỡng chúng, mà chẳng nghĩ rằng: Nay ta gánh chịu tất cả thế-gian, chẳng nhớ
nghĩ đến đức mình, cũng không kể công khó nhọc, cái gì có tăng thêm cũng không
vui, có giảm bớt cũng chẳng lo, sâu rộng khó lường, chẳng hề nghiêng động.
Trí-địa của
Nhất-thiết-trí lại cũng như vậy, tất cả chủng-tử xuất sanh từ Mạn-trà-la Đại-Bi,
tức vô-lượng sự nghiệp của các Thừa đều nương dựa vào đó. Đối với Niết-Bàn,
sanh-tử, tâm ấy thường bình- đẳng, 8 gió (lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc)
của thế-gian chẳng có thể làm cho nó xao-động. Nay lấy một phần ít trong các đức
này để so- sánh với đất nên dùng đất làm thí dụ.
Thí dụ thứ
ba nói như Lửa đốt cháy tất cả củi mà không chán đủ, thì Trí Nhất-thiết-trí
cũng vậy, nó đốt cháy tất cả củi vô-trí mà không chán đủ. Giả sử chứa củi đầy
khắp thế-giới, đống nào cũng to lớn bằng núi Tu-di, rồi để cho lửa đốt có thứ lớp,
nó không hề biết sợ mà cũng chẳng nghĩ rằng: “Ta nên đốt đống này, chẳng đốt đống
kia”. Nó đốt mãi chẳng nghỉ ngơi, tiến tới hoài không biết chán, chỗ cần phải đốt,
đốt xong, liền đó dứt mất.
Lửa Trí của
Như-Lai lại cũng như vậy: Nó đốt tất cả củi phiền-não, hý- luận, cho đến khi
các duyên đang đợi đều hết thì ánh huệ-quang này cũng không có chỗ dựa. Lại nữa,
đồng một công-dụng như lửa thế- gian, đối với các chỗ sang hèn, Trí Nhất-thiết
trí đều chiếu-sáng trong đêm tối để cho những ai nghiêng-ngã hay rơi-rớt được
thấy đường chánh. Lửa Nhất-thiết-trí có nơi kẻ phàm-phu, cũng bình-đẳng như nơi
bậc Thánh. Trong đêm dài từ vô-thỉ, nó đều khiến cho những kẻ đi đường thấy rõ
đạo như-thật, để cho Phật-pháp được thành tựu có thứ lớp, nên lấy lửa làm thí dụ.
Thí dụ thứ
tư nói như Gió trừ tất cả bụi bặm, Trí Nhất-thiết-trí cũng trừ khử hết thảy các
bụi phiền-não. Giống như gió lớn thổi lên thì mây-khói bụi-mù, tất cả đều bị
quét sạch. Cái đại hư-không được lắng trong, cái rỗng-sáng mở rộng, suốt 3 thời
hiện thấy rõ ràng, cái nóng- bức của chúng-sanh đang bốc lên cũng đều được mát-mẻ.
Gió có thể làm cho sự sang-sủa nơi cỏ-cây rừng-núi tăng lên, lại cũng có thể bẻ
gảy và phá-hoại tất cả mọi vật. Lại như tánh gió đi khắp mọi nơi mà chẳng dựa
vào đâu, xoay chuyển tự-tại không gì ngăn cản nổi. Gió Huệ của Như-Lai cũng vậy:
Nó quét sạch tất cả các bụi phiền-não lửng-lơ hay che ngăn chơn-tánh, khiến chứng
được pháp-tánh trong mát, Niết-Bàn vắng lặng. Nó lại có thể khiến cho các pháp
lành thế-gian và xuất thế-gian thêm lớn, quật ngã cây đại-thọ vô-minh, nhổ luôn
cả gốc rễ của nó, nhưng cái sức không bị chướng-ngại này lại không có chỗ dựa,
cho nên lấy đó làm ví dụ vậy.
Thí dụ thứ
năm nói như Nước là nơi tất cả chúng-sanh dựa nhờ để được vui sướng, Trí Nhất-thiết-trí
cũng làm cho chư Thiên và người đời được vui-sướng. Như đức lớn của nước, từ
trên cao rơi xuống làm lợi-ích cho nhiều nơi, thấm-nhuần cây-cỏ khiến sanh hoa-quả.
Bản tánh của nó lại trong sạch, không dơ không độc, làm cho chúng-sanh được đầy
đủ, rửa sạch các cặn bẩn, tưới mát các chỗ nóng-bức, vào sâu những chỗ khó vào.
Đối với hầm lửa hay hồ nước cũng đều có tính bình-đẳng.
Nước Trí của
Như-Lai lại cũng như vậy, từ pháp-giới chân-thật chảy về thế-gian, thấm-nhuần
các đẳng-trì xuất sanh các pháp trợ-đạo, hiện thành quả thật lớn, làm lợi-ích
cho chúng-sanh. Thể không phiền- não nên được trong sạch, hay lìa các lầm mê
nên chẳng có cặn-dơ, một tướng chẳng khác nên không có vẫn đục. Các hữu-tình đạt
đến Nước Trí đó thì các điều lo nghĩ và nguyện cầu đều dứt hết, vào được định
thanh-lương (trong mát), tẩy sạch hết trần-lao vọng lự, trong trẻo vắng lặng
khó nghĩ bàn, chứng được tánh bình-đẳng, nên lấy đó mà so-sánh với các đức của
nước.
Lại nữa,
Ngài Kim Cang-Thủ nói rằng: Nói 5 thí dụ này tức là phát- khởi ý-nghĩa của 5 chữ
ở văn sau: Môn chữ A là ĐẤT, môn chữ PHẠ là NƯỚC, môn chữ RA là LỬA, môn chữ HA
là GIÓ, môn chữ KHƯ là KHÔNG. Lại như chủng-tử của thế-gian nhờ đất-nước-lửa-gió
làm duyên, hư-không chẳng ngại, sau đó được sanh, nếu thiếu một duyên ắt chẳng
tăng-trưởng. Tất cả các chủng-tử của trí-tánh Như-Lai lại cũng như vậy, tức
dùng cả 5 nghĩa của Nhất-thiết-trí để tự làm các duyên thì có thể đạt đến diệu-quả
Bồ-đề thường trụ, đó là điều chẳng thể nghĩ bàn, bởi các nhân duyên của nó cũng
chẳng sanh chẳng diệt.
Ngài Kim
Cang-Thủ thấy tướng gia trì pháp giới độc nhất của Như-Lai, tâm dựa vào đó mà
nghĩ kỷ, ắt biết Phật sắp nói pháp môn như thế, nên trước tiên Ngài nói những
thí dụ nêu lên các công đức của Phật-trí để phát khởi cơ duyên giảng giải cho đại
hội, sau đó mới hỏi Phật rằng: "Trí Huệ như thế lấy gì làm Nhân ? Cái gì
làm Căn ? Cái gì là Cứu cánh?
Từ đây về
sau, trí ấn của Như-Lai rộng nói phân biệt bản tâm. Trường hợp này giống như
khi Ngài Di Lặc thấy Phật hiện thần thông thì trong lòng ấm ức, có điều nghi hoặc,
không biết Phật sắp nói pháp gì hay là muốn thọ ký Bồ-đề ?! Ngài Văn-Thù bèn
phát huy danh thế, nói "Phật sắp nói Kinh Diệu Pháp Liên Hoa". Sau đó
Như-Lai dùng thực tướng ấn chứng và nhân cơ hội đó diễn nơi pháp lớn, khiến cho
lớp học trò hay chấp xa lìa được lưới nghi. Cũng ví như vào mùa xuân, lúc khí
dương phát sanh, thì các mầm giống bắt đầu nứt ra, rồi nhân có gió, sấm cổ động,
mưa rơi thấm nhuần, vỏ bọc các hạt giống rời ra, mầm cây non mới xuất hiện. Nếu
người không có cơ duyên thì tuy gặp cơ hội thực tế ắt cũng chẳng có thể phát khỏi
điều lợi ích sâu sắc được.
CHÁNH VĂN:
Đức
Phật Tỳ-Lô-Giá-Na phán với Ngài Trì Kim-Cang Bí-Mật-Chủ rằng : "Lành thay !
Lành thay Chấp Kim-Cang! Lành thay Kim- Cang-Thủ! Người hỏi Ta các nghĩa như thế,
thì hãy lắng nghe. Người khỏi ý rất lành, nay Ta nói điều ấy”. Ngài Kim-Cang-Thủ
thưa rằng : "Bạch Thế Tôn ! Như vậy đó, con nguyện muốn vui nghe". Đức
Phật liền nói: "Tâm Bồ-đề làm Nhân, lòng Bi là Gốc- rể, Phương-tiện là Cứu-cánh.
Bí Mật Chủ ! Bồ-đề là thế nào ? - Là biết tự tâm như thật. Bí Mật-Chủ ! A-nậu-đa-la
Tam- miện Tam Bồ-đề (Vô-thượng
Chánh-đẳng Chánh-giác)
pháp ấy, cho đến một chút ít, cũng không có gì để được, tại sao ? Tại vì tướng
Hư- không là Bồ-đề, không có người tỉnh biết cũng không có sự mở biết. Tại sao
? - Tại vì Bồ-đề không có tướng. Bí-Mật-Chủ ! Các pháp không tướng, là tướng Hư-Không.
NGHĨA
THÍCH:
Ngài Chấp Kim Cang là vị chủ giữ sự bí mật, đã sẵn lường thâm ý của Như-Lai gia-trì, lại hay phát khởi các thời làm nhân duyên sanh giải, ngần lường thánh tâm, chẳng bỏ mất cơ hội, cho nên được Đức Phật 2 lần khen Lành thay. Ngài xét thấy tất cả Trời Người, Sa-môn, Bà-la-môn, cho đến các Bồ-Tát mà mọi hạnh còn cạn cợt, đều không thể khởi hỏi như thể trước mặt Đức Thế Tôn, vì sao vậy ? - Vì 3 câu hỏi ấy thâu-nhiếp hết mọi sự rất sâu kín trong tất cả thần lực bí-mật của Phật pháp cho nên Đức Phật lại khen "Lành thay Kim-Cang-Thủ ! Ngươi có thể hỏi Ta các nghĩa như thể !". Nhờ có lời nói Lành thay của Như Lai gia hộ,
Comments
Post a Comment