Vĩnh Gia Huyền
Giác
CHỨNG ĐẠO CA
MƯỜI CHÍN CHÂN TRỜI THIỀN
NHƯ LAI VÔ THƯỢNG THIỀN
1. Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân?
Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
Ảo hoá không thân tức Pháp thân.
Pháp thân giác liễu vô nhất vật,
Bổn nguyên tự tánh thiên chân Phật.
Ngũ uẩn phù vân không khứ lai,
Tam độc thủy bào hư xuất một.
Chứng thực tướng, vô nhân pháp,
Sát-na diệt khước A-tỳ nghiệp.
Nhược tương vọng ngữ cuống chúng sanh,
Tự chiêu bạt thiệt trần sa kiếp.
Tại sao gọi là ngũ uẩn? Uẩn nghĩa là
tích chứa lại. Tại sao gọi là ngũ cái? Bởi vì nó che khuất tự tánh không để
cho tự tánh hiển lộ sáng sủa (chữ cái nghĩa là che lấp). Tại sao gọi là ngũ ấm?
Bởi nó thuộc âm, có tính cách ẩn sâu, dấu kín.
Quán-tự-tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã Ba-la
mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai
không, độ nhất thiết khổ ách.
CẢNH GIỚI TỰ CHỨNG
2. Đốn giác liễu Như Lai thiền,
Lục độ vạn hạnh thể trung viên.
Mộng lý minh minh hữu lục thú,
Giác hậu không không vô đại thiên.
Vô tội phước, vô tổn ích,
Tịch diệt tánh trung mạc vấn mịch.
Tỷ lai trần kính vị tằng ma,
Kim nhật phân minh tu phẫu tích.
Thùy vô niệm? Thùy vô sanh?
Nhược thực vô sanh vô bất sanh.
Hoán thủ cơ quan mộc nhân vấn:
Cầu Phật thi công tảo vãn thành ?
Phóng tứ đại, mạc bả tróc,
Tịch diệt tánh trung tùy ẩm trác.
Chư hành vô thường nhất thiết không,
Tức thị Như Lai đại viên giác.
ĐẠI Ý CHÍ
3. Quyết định thuyết, biểu
chân thặng,
Hữu
nhân bất khẳng nhiệm tình trưng :
Trực triệt căn nguyên Phật sở ấn,
Trích diệp tầm chi ngã bất năng !
Ma ni châu, nhân bất
thức,
Như Lai tạng lý thân thâu đắc:
Lục ban thần dụng không bất không,
Nhất điểm viên quang sắc phi sắc.
Tịnh ngũ nhãn,
đắc ngũ lực,
Duy chứng nãi tri nan khả trắc.
Kính lý khán hình kiến bất nan,
Thủy trung tróc nguyệt tranh niên đắc.
Chân
thặng này là Phật thừa (chữ
"thặng"quen đọc là thừa),
đó là thừa duy nhất, chỉ có một Ðại thừa, mà không có Tiểu thừa, Nhị thừa. Ðây
là thừa thành Phật. Có bổn ghi là "biểu chân tăng." Chân tăng là thế nào? Quí vị biết giữ giới luật, quí vị
là chân tăng; quí vị không giữ giới luật, quí vị chẳng phải là chân tăng. Giết
hại, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu, các giới cấm này quí vị chẳng phạm,
thì quí vị là chân tăng. Còn như phạm vào các giới giết hại trộm cướp, tà dâm,
nói dối, uống ruợu, thì dầu quí vị mang áo của người xuất gia, quí vị cũng
chẳng phải là chân tăng.
Tâm và tánh ấy là ma
ni châu (ngọc như ý), là kho Như Lai, có đủ trí, đủ sáu thần dụng
(sáu thần thông: thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm
thông, túc mạng thông, thần túc thông, lậu tận thông) ứng với
sáu căn. Sáu căn tịnh thì tịnh luôn năm mắt (ngũ nhãn : nhục
nhãn, thiên nhãn, huệ nhãn, pháp nhãn, Phật nhãn) và được năm
lực phá trừ các chướng ngại (ngũ lực : tín lực, tiến lực, niệm
lực, định lực, huệ lực).
CON ĐƯỜNG NIẾT BÀN
4. Thường độc hành, thường độc
bộ,
Đạt
giả đồng du Niết-bàn lộ.
Điệu cổ thần thanh phong tự
cao,
Mạo tụy cốt cương nhân bất cố.
Cùng Thích-tử, khẩu
xưng bần,
Thực thị thân bần đạo bất bần.
Bần tắc thân thường phi lũ hạt,
Đạo tắc tâm tàng vô giá trân.
Vô giá trân, dụng vô
tận,
Lợi vật ứng cơ chung bất lận.
Tam thân tứ trí thể trung viên,
Bát giải lục thông tâm địa ấn.
Thượng sĩ nhất
quyết nhất thiết liễu,
Trung hạ đa văn đa bất tín.
Đản tự hoài trung giải cấu y,
Thùy năng hướng ngoại khoa tinh tấn?
CHUYỂN PHẨM CHƯỚNG ĐẠO THÀNH PHẨM TRỢ ĐẠO
5. Tòng tha báng, nhiệm tha phi,
Bả hỏa
thiêu thiên đồ tự bì.
Ngã văn kháp tự ẩm cam lộ,
Tiêu dung đốn nhập bất tư nghì.
Quán ác ngôn, thị công
đức,
Thử tắc thành ngô thiện tri thức.
Bất nhân san báng khởi oán thân,
Hà biểu vô sanh từ nhẫn lực ?
TÔNG THÔNG THUYẾT THÔNG
6. Tông diệc thông, thuyết diệc
thông,
Định
huệ viên minh bất trệ không.
Phi đản ngã kim độc đạt liễu,
Hằng sa chư Phật thể giai đồng.
Sư tử hống, vô
úy thuyết,
Bách thú văn chi giai não liệt.
Hương tượng bôn ba thất khước uy,
Thiên long tịch thính sanh hân duyệt.
TÂM ẤN TÀO KHÊ
7. Du giang hải, thiệp sơn
xuyên,
Tầm
sư phỏng đạo vị tham thiền.
Tự tòng nhận đắc Tào Khê lộ,
Liễu tri sanh tử bất tương
can.
Hành diệc thiền, tọa diệc
thiền,
Ngữ mặc động tịnh thể an nhiên.
Túng ngộ phong đao thường thản thản,
Giả nhiêu độc dược dã nhàn nhàn.
TỰ GIÁC
8. Ngã Sư đắc kiến Nhiên Đăng Phật,
Đa
kiếp tằng vi nhẫn nhục tiên.
Kỷ hồi sanh ? Kỷ hồi tử ?
Sanh tử du du vô
định chỉ !
Tự tòng đốn
ngộ liễu vô sanh,
Ư chư vinh nhục hà ưu hỷ?
Nhập thâm sơn, trú lan nhã,
Sầm ngâm u thúy trường tùng hạ,
Ưu du tĩnh tọa dã tăng gia,
Quých tịch an cư thực tiêu sái !
Giác tức liễu, bất thi công,
Nhất thiết hữu vi pháp bất đồng.
Trụ tướng bố thí sanh thiên phước,
Do như ngưỡng tiễn xạ hư không.
Thế lực tận, tiễn hoàn trụy,
Chiêu đắc lai sanh bất như ý.
Tranh tự vô vi thực tướng môn,
Nhất siêu trực nhập Như Lai địa.
岑 Sầm : Núi nhỏ nhưng cao
崟 ngâm : Dáng cao vòi vọi. Cũng nói: Ngâm ngâm ( vòi vọi )
閴 Quých một dị thể của chữ 闃 Quých : Yên lặng, tĩnh mịch
GIÁC THA
9. Đản đắc bổn, mạc sầu
mạt,
Như
tịnh lưu-ly hàm bửu nguyệt.
Ký năng giải thử như ý châu,
Tự lợi lợi tha chung bất kiệt.
Giang nguyệt chiếu, tùng phong xuy,
Vĩnh dạ thanh tiêu - hà sở vi?
Phật tánh giới
châu tâm địa ấn,
Vụ lộ vân hà thể thượng y.
Hàng long bát, giải hổ tích,
Lưỡng cổ kim hoàn minh lịch lịch.
Bất thị tiêu hình hư sự trì,
Như Lai bửu trượng thân tung tích.
ĐẤT NHƯ LAI
10. Bất cầu chân, bất đoạn vọng,
Liễu
tri nhị pháp không vô tướng.
Vô tướng vô không vô bất không,
Tức thị Như Lai chân
thực tướng.
Tâm kính minh, giám vô
ngại,
Quách nhiên oánh triệt châu sa giới.
Vạn tượng sâm la ảnh hiện trung,
Nhất điểm viên quang phi nội ngoại.
Hoát đạt không, bát
nhân quả,
Mãng mãng đãng đãng chiêu ương họa.
Khí hữu trước không bệnh diệc nhiên,
Hoàn như tỵ nịch nhi đầu hỏa.
Xả vọng tâm, thủ chân lý,
Thủ xả chi tâm thành xảo ngụy.
Học nhân bất liễu dụng tu hành,
Chân thành nhận tặc tương vi tử.
Tổn pháp tài,
diệt công đức,
Mạc bất do tư tâm ý thức.
Thị dĩ thiền môn liễu khước tâm,
Đốn nhập vô sanh tri kiến lực.
HÀNH NHƯ LAI SỰ
11. Đại trượng phu, bỉnh huệ kiếm,
Bát-nhã phong hề kim cang diệm.
Phi đản năng thôi ngoại
đạo tâm,
Tảo tằng lạc khước thiên
ma đảm.
Chấn pháp lôi,
kích pháp cổ,
Bố từ vân hề sái cam lộ.
Long tượng xúc đạp nhuận vô biên,
Tam thừa ngũ tánh giai tỉnh ngộ.
VÔ TRỤ NIẾT BÀN
12. Tuyết sơn phì nhị cánh vô tạp,
Thuần
xuất đề hồ ngã thường nạp.
Nhất tánh viên thông nhất
thiết tánh,
Nhất pháp biến hàm nhất thiết
pháp,
Nhất nguyệt phổ hiện nhất
thiết thủy,
Nhất thiết thủy nguyệt nhất
nguyệt nhiếp,
Chư Phật pháp thân nhập ngã
tánh,
Ngã tánh đồng cộng Như
Lai hiệp.
Nhất địa cụ túc nhất
thiết địa,
Phi sắc phi tâm phi hạnh nghiệp.
Đàn chỉ viên thành bát vạn môn,
Sát-na diệt khước tam kỳ kiếp.
Nhất thiết số cú phi số cú,
Dữ ngô linh giác hà giao thiệp ?
Bất khả hủy, bất khả tán,
Thể nhược hư không vô nhai ngạn.
Bất ly đương xứ thường trạm nhiên,
Mịch tức tri quân bất khả kiến.
Thủ bất đắc, xả bất đắc,
Bất khả đắc trung chỉ ma đắc.
Mặc thời thuyết, thuyết thời mặc,
Đại thí môn khai vô ủng tắc...
Hữu nhân vấn ngã giải hà tông ?
Báo đạo Ma-ha Bát-nhã lực.
Hoặc thị hoặc phi nhân bất thức,
Nghịch hành thuận hành thiên mạc trắc.
TRUYỀN TÂM PHÁP YẾU
13. Ngô tảo tằng kinh đa kiếp tu,
Bất thị đẳng nhàn tương cuống hoặc.
Kiến pháp tràng, lập tông chỉ,
Minh minh Phật sắc Tào-Khê thị.
Đệ nhất Ca-Diếp thủ truyền
đăng,
Nhị thập bát đại Tây Thiên ký.
Pháp đông lưu, nhập thử thổ,
Bồ-Đề Đạt-Ma vi sơ tổ.
Lục đại truyền y thiên hạ văn,
Hậu nhân đắc đạo hà cùng số.
Chân bất lập, vọng bổn không,
Hữu vô câu khiển bất không không.
Nhị thập không môn nguyên bất trước,
Nhất tánh Như Lai thể tự đồng.
Tâm thị căn, pháp thị trần,
Lưỡng chủng do như kính thượng ngân.
Ngân cấu tận trừ quang thỉ hiện,
Tâm pháp song vong tánh tức chân.
MA CHƯỚNG THỜI MẠT PHÁP
14. Ta mạt pháp ! ác thời thế !
Chúng sanh phước bạc nan điều chế.
Khứ thánh viễn hề tà kiến thâm,
Ma cường pháp nhược đa oan hại,
Văn thuyết Như Lai đốn giáo môn,
Hận bất diệt trừ như ngõa toái.
Tác tại tâm, ương tại
thân,
Bất tu oan tố cánh vưu nhân.
Dục đắc bất chiêu vô gián nghiệp,
Mạc báng Như Lai chánh pháp luân.
KHÍ TƯỢNG PHẬT THỪA
15. Chiên đàn lâm, vô tạp thụ,
Uất mật sâm trầm sư tử trú.
Cảnh tịnh lâm nhàn độc tự du,
Tẩu thú phi cầm giai viễn khứ.
Sư tử nhi, chúng tùy hậu,
Tam tuế tiện năng đại hao hống.
Nhược thị dã can trục Pháp Vương,
Bách niên yêu quái hư khai khẩu !
PHÁP VIÊN ĐỐN
16. Viên đốn giáo, vật nhân tình,
Hữu nghi bất quyết trực tu tranh.
Bất thị sơn tăng sính nhân ngã,
Tu hành khủng lạc đoạn thường khanh!
Phi bất phi, thị bất thị,
Sai chi hào ly thất thiên lý.
Thị tắc Long-Nữ đốn thành Phật,
Phi tắc Thiện-Tinh sanh hãm trụy.
CHỨNG TÍCH CÁ NHÂN
17. Ngô tảo niên lai tích học vấn,
Diệc tằng thảo sớ tầm kinh luận,
Phân biệt danh tướng bất tri hưu,
Nhập hải toán sa đồ tự khốn,
Khước bị Như Lai khổ ha trách,
Sổ tha trân bửu hữu hà ích ?
Tòng lai tắng đắng giác hư hành,
Đa niên uổng tác phong trần khách !
Chủng tánh tà, thác tri
giải,
Bất đạt Như Lai viên đốn chế.
Nhị thừa tinh tấn một đạo tâm,
(沒 MỘT : không có)
Ngoại đạo thông minh vô trí huệ.
Diệc ngu si, diệc tiểu ngãi,
Không quyền chỉ thượng sanh thực giải,
Chấp chỉ vi nguyệt uổng thi công,
Căn cảnh pháp trung hư niết quái !
Bất kiến nhất
pháp tức Như Lai,
Phương đắc danh vi Quán Tự Tại.
Liễu tức nghiệp chướng bổn lai không,
Vị liễu ưng tu huờn túc trái.
Cơ phùng ngọc thiện bất năng
xan.
Bệnh ngộ Y Vương chẩm đắc sái ?
Tại dục hành thiền tri kiến lực,
Hỏa trung sanh liên chung bất hoại.
Dõng Thi phạm trọng ngộ vô sanh,
Tảo thời thành Phật ư kim tại.
DUY MA SƯ TỬ HỐNG
18. Sư tử hống, vô úy thuyết,
Thâm ta mông đổng ngoan bì đát,
Chỉ tri phạm trọng chướng Bồ-đề.
Bất kiến Như Lai khai bí quyết.
Hữu nhị Tỳ khưu phạm dâm sát.
Ba Ly huỳnh quang tăng tội kết.
Duy-Ma đại sĩ đốn trừ nghi,
Do như hách nhật tiêu sương tuyết.
Bất tư nghị giải
thoát lực,
Diệu dụng hằng sa dã vô cực.
Tứ sự cúng dường cảm từ lao,
Vạn lượng hoàng kim diệc tiêu đắc.
Phấn cốt toái thân vị túc thù,
Nhất cú liễu nhiên siêu bách ức.
PHÁP VƯƠNG VƯƠNG PHÁP
19. Pháp
trung Vương, tối cao thắng,
Hằng sa Như Lai đồng cộng chứng.
Ngã kim giải thử như ý châu,
Tín thọ chi giả giai tương ứng.
Liễu liễu kiến vô
nhất vật,
Diệc vô nhân diệc vô Phật.
Đại thiên sa giới hải trung âu,
Nhất thiết thánh hiền như điện phất.
Giả sử thiết luân đỉnh
thượng triền,
Định huệ viên minh chung bất thất.
Nhật khả lãnh, nguyệt khả nhiệt,
Chúng ma bất năng hoại chân thuyết.
Tượng giá tranh vanh mạn tiến đồ,
Thuỳ kiến đường lang năng cự triệt?
Đại tượng bất du ư thố kính,
Đại ngộ bất câu ư tiểu tiết.
Mạc tương quản kiến báng thương thương,
Vị liễu, ngô kim vị quân quyết.
NAM-MÔ VĨNH GIA HUYỀN GIÁC CHỨNG ĐẠO CA
永嘉大師證道歌
◎唐慎水沙門玄覺 撰
君不見
絕學無為閑道人 不除妄想不求真
無明實性即佛性 幻化空身即法身
法身覺了無一物 本源自性天真佛
五蘊浮雲空去來 三毒水泡虛出沒
證實相 無人法 剎那滅卻阿鼻業
若將妄語誑眾生 自招拔舌塵沙劫
頓覺了 如來禪 六度萬行體中圓
夢裏明明有六趣 覺後空空無大千
無罪福 無損益 寂滅性中莫問覓
比來塵鏡未曾磨 今日分明須剖析
誰無念 誰無生 若實無生無不生
喚取機關木人問 求佛施功早晚成
放四大 莫把捉 寂滅性中隨飲啄
諸行無常一切空 即是如來大圓覺
決定說 表真乘 有人不肯任情徵
直截根源佛所印 摘葉尋枝我不能
摩尼珠 人不識 如來藏裏親收得
六般神用空不空 一顆圓光色非色
淨五根 得五力 唯證乃知難可測
鏡裏看形見不難 水中捉月怎拈得
常獨行 常獨步 達者同遊涅槃路
調古神清風自高 貌顇骨剛人不顧
窮釋子 口稱貧 實是身貧道不貧
貧則身常披縷褐 道則心藏無價珍
無價珍 用無盡 利物應機終不吝
三身四智體中圓 八解六通心地印
上士一決一切了 中下多聞多不信
但自懷中解垢衣 誰能向外誇精進
從他謗 任他非 把火燒天徒自疲
我聞恰似飲甘露 銷融頓入不思議
觀惡言 是功德 此則成吾善知識
不因訕謗起冤親 何表無生慈忍力
宗亦通 說亦通 定慧圓明不滯空
非但我今獨達了 恒沙諸佛體皆同
師子吼 無畏說 百獸聞之皆腦裂
香象奔波失卻威 天龍寂聽生欣悅
遊江海 涉山川 尋師訪道為參禪
自從認得曹谿路 了知生死不相關
行亦禪 坐亦禪 語默動靜體安然
縱遇鋒刀常坦坦 假饒毒藥也閑閑
我師得見然燈佛 多劫曾為忍辱仙
幾迴生 幾迴死 生死悠悠無定止
自從頓悟了無生 於諸榮辱何憂喜
入深山 住蘭若 岑崟幽邃長松下
優游靜坐野僧家 闃寂安居實瀟灑
覺即了 不施功 一切有為法不同
住相布施生天福 猶如仰箭射虛空
勢力盡 箭還墜 招得來生不如意
爭似無為實相門 一超直入如來地
但得本 莫愁末 如淨琉璃含寶月
既能解此如意珠 自利利他終不竭
江月照 松風吹 永夜清宵何所為
佛性戒珠心地印 霧露雲霞體上衣
降龍缽 解虎錫 兩鈷金環鳴歷歷
不是標形虛事持 如來寶杖親蹤跡
不求真 不斷妄 了知二法空無相
無相無空無不空 即是如來真實相
心鏡明 鑒無礙 廓然瑩徹周沙界
萬象森羅影現中 一顆圓光非內外
豁達空 撥因果 莽莽蕩蕩招殃禍
棄有著空病亦然 還如避溺而投火
捨妄心 取真理 取捨之心成巧偽
學人不了用修行 真成認賊將為子
損法財 滅功德 莫不由斯心意識
是以禪門了卻心 頓入無生知見力
大丈夫 秉慧劍 般若鋒兮金剛焰
非但空摧外道心 早曾落卻天魔膽
震法雷 擊法鼓 布慈雲兮灑甘露
龍象蹴踏潤無邊 三乘五性皆醒悟
雪山肥膩更無雜 純出醍醐我常納
一性圓通一切性 一法遍含一切法
一月普現一切水 一切水月一月攝
諸佛法身入我性 我性同共如來合
一地具足一切地 非色非心非行業
彈指圓成八萬門 剎那滅卻三祇劫
一切數句非數句 與吾靈覺何交涉
不可毀 不可讚 體若虛空無涯岸
不離當處常湛然 覓即知君不可見
取不得 捨不得 不可得中只麼得
默時說 說時默 大施門開無壅塞
有人問我解何宗 報道摩訶般若力
或是或非人不識 逆行順行天莫測
吾早曾經多劫修 不是等閑相誑惑
建法幢 立宗旨 明明佛敕曹谿是
第一迦葉首傳燈 二十八代西天記
法東流 入此土 菩提達摩為初祖
六代傳衣天下聞 後人得道何窮數
真不立 妄本空 有無俱遣不空空
二十空門元不著 一性如來體自同
心是根 法是塵 兩種猶如鏡上痕
痕垢盡除光始現 心法雙忘性即真
嗟末法 惡時世 眾生福薄難調制
去聖遠兮邪見深 魔強法弱多冤害
聞說如來頓教門 恨不滅除令瓦碎
作在心 殃在身 不須冤訴更尤人
欲得不招無間業 莫謗如來正法輪
旃檀林 無雜樹 鬱密森沉師子住
境靜林間獨自遊 走獸飛禽皆遠去
師子兒 眾隨後 三歲便能大哮吼
若是野干逐法王 百年妖怪虛開口
圓頓教 沒人情 有疑不決直須爭
不是山僧逞人我 修行恐落斷常坑
非不非 是不是 差之毫釐失千里
是則龍女頓成佛 非則善星生陷墜
吾早年來積學問 亦曾討疏尋經論
分別名相不知休 入海算沙徒自困
卻被如來苦訶責 數他珍寶有何益
從來蹭蹬覺虛行 多年枉作風塵客
種性邪 錯知解 不達如來圓頓制
二乘精進沒道心 外道聰明無智慧
亦愚癡 亦小騃 空拳指上生實解
執指為月枉施功 根境法中虛捏怪
不見一法即如來 方得名為觀自在
了即業障本來空 未了應須還夙債
饑逢王膳不能餐 病遇醫王怎得瘥
在欲行禪知見力 火中生蓮終不壞
勇施犯重悟無生 早時成佛于今在
師子吼 無畏說 深嗟懵懂頑皮靼
祗知犯重障菩提 不見如來開祕訣
有二比丘犯婬殺 波離螢光增罪結
維摩大士頓除疑 猶如赫日銷霜雪
不思議 解脫力 妙用恒沙也無極
四事供養敢辭勞 萬兩黃金亦消得
粉骨碎身未足酬 一句了然超百億
法中王 最高勝 恒沙如來同共證
我今解此如意珠 信受之者皆相應
了了見 無一物 亦無人 亦無佛
大千沙界海中漚 一切聖賢如電拂
假使鐵輪頂上旋 定慧圓明終不失
日可冷 月可熱 眾魔不能壞真說
象駕崢嶸慢進途 誰見螳螂能拒轍
大象不遊於兔徑 大悟不拘於小節
莫將管見謗蒼蒼 未了吾今為君訣
CHUNG
Cơ Duyên Chứng Đạo
Của Thiền Sư Huyền Giác
Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác (665-731 đời nhà Đường) là
con nhà họ Đới ở Châu Ôn (Tức là
tỉnh Chiết Giang, huyện Vĩnh Gia, nay là một bến tàu nhỏ tại phía Nam
thành Thượng Hải). Thuở nhỏ học tập kinh, luận và
chuyên ròng về phép Chỉ quán của phái Thiên Thai. Kế, do xem kinh Duy Ma mà tâm địa (Tâm địa: Đất tâm. Tâm là căn bản muôn vật,
là nguồn gốc của tất cả suy niệm, hành động, pháp môn, tất cả hột giống,
nên gọi là đất tâm. Tam giới duy tâm, tâm danh vi địa) phát
sáng.
Tình cờ có học trò của sư Huệ Năng là thầy Huyền Sách ( Huyền
Sách, người đất Kim Hoa, Châu Vụ, vốn là một đạo sĩ du phương) hỏi
thăm tìm đến. Hai người trò chuyện hăng say.
Sách nghe Giác nói lời nào cũng thầm hiệp ý chư Tổ
bèn hỏi rằng: “Nhân giả được pháp với thầy nào?”
Giác đáp: “Tôi nghe kinh luận Phương Đẳng” ( Phương Đẳng :Một trong năm bộ kinh Đại Thừa theo lối xếp loại của sư Trí Húc, là Hoa Nghiêm bộ, Phương Đẳng bộ, Bát Nhã bộ, Pháp Hoa bộ và Niết Bàn bộ. Ở đây, Phương Đẳng có nghĩa chung là Đại thừa), mỗi mỗi đều có thầy truyền dạy. Sau do kinh Duy Ma mà ngộ được tâm Phật (Phật giáo có hai tông chánh là: Phật tâm tông, tức là Thiền tông, và Phật giáo tông (hoặc Phật ngữ tông). Tâm tông lấy tâm Phật làm tông chỉ, trực tiếp vận dụng cái tâm sáng mà thành Phật tức thì, còn các pháp môn khác gián tiếp cầu đạo xuyên qua chữ nghĩa, lời nói, kinh điển, nên gọi là Phật giáo tông, nghĩa là pháp môn lấy lời dạy của Phật làm tông chỉ) chưa có người chứng minh cho.”
Sách nói: “Từ thời Phật Oai Âm Vương (Oai Âm Vương. Tên một vị cổ Phật ra đời từ vô
số kiếp về trước chép lại trong các bộ kinh Pháp Hoa, Lăng
Nghiêm. Vị Phật này tượng trưng cho cái mà Phật giáo gọi là
“không kiếp chi thời” (thời đại của kiếp không). Trước đó không có Phật,
nên không có ngôn ngữ, văn tự, sắc tướng. Sau đó, có Phật ra đời,
và có ngôn ngữ, văn tự, sắc tướng, nên chân lý bị che
lấp. Không trước đó, không sau đó, là cảnh giới tâm chứng) trở
về trước thì được, nhưng từ thời Phật Oai Âm Vương trở về sau, không thầy mà tự
ngộ thì toàn thuộc phái ngoại đạo thiên nhiên.”
Giác nói: “Xin nhân giả chứng giùm tôi.”
Sách nói: “Lời tôi thiếu sót lắm. Nay tại Tào Khê có
đại sư Huệ Năng, bốn phương người đổ dồn về đó mà thọ pháp với Ngài. Nếu ông muốn
chúng ta cùng đến đó.”
Giác bèn theo Sách đến viếng Tổ sư.
Giác đi quanh
(Đi quanh là “nhiễu”, như nói nhiễu Phật, nhiễu Tổ, nhiễu
Tháp, tỏ dấu cung kính. Ba vòng biểu thị cho ba món tôn quý (Tam
tôn) có công năng điều giải ba độc tham, sân, si: Phật,
Pháp, Tăng. Phật thì Giác, Pháp thì Chánh, Tăng thì Tịnh, nên nói: Phật Giác
tôn, Pháp Chánh tôn, Tăng Tịnh tôn) Sư
ba vòng, xong chống Tích trượng đứng.
Sư nói: “Phàm là sa môn phải đủ ba ngàn oai nghi (Ba ngàn oai nghi:oai nghi là cốt
cách của người tu hiện ra trong cử chỉ, và do giới luật rèn
đúc nên. Giới luật qui định tỳ khưu phải giữ 250 giới, con số này
nhân cho bốn oai nghi (đi, đứng, nằm, ngồi), rồi nhân cho ba đời (quá
khứ, hiện tại, vị lai) thành 3.000 oai nghi),
tám muôn tế hạnh (Tám muôn Tế hạnh. Tế hạnh là oai
nghi vô hình ẩn trong người. Nói đủ là 84.000. Con số 8 chỉ tám quan
năng hiểu biết (Bát thức: nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân ý, mạt
na, a lại da) thuộc thế giới tinh thần, con số 4 chỉ bốn phần
tử cấu tạo vật chất.(Tứ đại : địa,thủy,hỏa,phong) thuộc thế
giớI vật chất. Cả hai con số ấy tượng trưng cho không gian.
Còn ba con số không tượng trưng cho thời gian (quá khứ, hiện
tại, vị lai). Đại đức từ đâu đến mà lớn lối
ngạo mạn vậy?”
Giác đáp: “Sanh
tử là việc lớn, vô thường mau chóng lắm.” (Ý
nói sống chết là việc lớn, cần giải quyết ngay,
còn nghi lễ là việc nhỏ).
Sư nói: “Vậy sao chẳng thể nhận cái lý “vô sanh”? Thấu
rõ cái nghĩa “không chóng”?”
Giác đáp: “Thể tức “vô sanh”, thấu vốn “không
chóng””.
Sư nói: “Đúng vậy! Đúng vậy!”
Huyền Giác bèn dùng hết oai nghi mà vái lạy, giây
lát xin cáo về.
Sư hỏi: “Về chóng thế sao?”
Giác đáp: “Vốn mình chẳng phải động, há có mau chóng
sao?”
Sư hỏi: “Ai biết chẳng phải động?”
Giác đáp: “Đúng là tại nhân giả sanh tâm phân biệt.”
Sư nói: “Ông thực đã thấu cái ý vô sanh.”
Giác hỏi: “Vô sanh há có ý sao?”
Sư vặn lại: “Không ý thì ai phân biệt đây?”
Giác đáp: “Phân biệt cũng chẳng phải là ý.”
Sư nói: “Tốt lắm! Hãy nán lại một đêm.”
Nhân đó, người ta gọi là “Một đêm giác ngộ.”
Sau này Huyền Giác có soạn bài Chứng Đạo Ca được
truyền tụng trong đời. Người sau truy tặng ngài là Đại sư Vô Tướng. Đương thời
tôn Ngài hiệu Chân Giác vậy.
Pháp Bửu Đàn Kinh
(Phẩm Đệ Thất: Cơ Duyên)
Cuộc Trắc Nghiệm Hào Hứng
Giữa Huệ Năng và Huyền Giác
Lối ba mươi năm trước, chú tiểu Huệ
Năng (638 – 713) âm thầm lên núi Hoàng Mai cầu pháp với Thiền
tổ Hoằng Nhẫn trong tâm trạng nào thì lối ba mươi năm sau, vẫn cùng
tâm trạng ấy, nhà sư Huyền Giác (665 – 713) đến Tào
Khê hỏi pháp với Thiền tổ Huệ Năng. Hai người một tâm trạng. Đó là
tâm trạng của người hoang mang giữa mê và ngộ - cách nhau bằng kẽ tóc
đường tơ – đi cầu sư để thử thách, để trắc nghiệm sự tâm chứng của
mình; gần như để được ấn chứng, chứ không hẳn để học đạo.
Huệ Năng là người dốt, dốt chữ và dốt pháp (Đàn
kinh: Ta chẳng hiểu pháp Phật), bù
lại có một trực quan kỳ tuyệt chưa thấy ở người thứ hai trong giới tu
thiền. Tất cả sự tu tập của Huệ Năng, khi chưa đến chùa, chỉ qui
vào âm hưởng của bộ kinh Kim Cương khi Ngài nghe người
ta tụng; khi Ngài đến chùa và lo việc bửa củi, giã gạo, âm hưởng ấy tiếp
tục đuổi theo, và đánh phá, và chấn động vào tinh thần trinh
trắng ấy; thêm vào ấy còn bầu không khí thiền nung nấu hằng ngày bằng
những thời nói kinh Kim Cương của Tổ Hoằng Nhẫn, mặc dầu,
suốt tám tháng trường, Huệ Năng chưa hề được phép lên nhà Tổ nghe
kinh; thêm vào đó, còn bài kệ cầu pháp của Ngài Giáo thọ Thần
Tú gây một sức phản động quyết liệt trong nội tâm của Huệ
Năng xưa nay chỉ linh cảm một cách mơ hồ. Tác dụng của bài
kệ Thần Tú là hiện rõ lên thành đường nét những gì mà Huệ
Năng còn hoang mang chưa biết mình đã biết gì. Đó còn là một
đòn tâm lý trí mạng quật chết chú tiểu Huệ Năng để sống
lại thành Thiền tổ Huệ Năng. Công ơn của Thần
Tú đối với Huệ Năng không phải là nhỏ vậy. Thật vậy, không
có Thần Tú ắt khó có Huệ Năng (ít nhất dưới hình
thức thường biết hiện nay). Không có bài kệ:
“Thân thị bồ đề thọ”
của Thần Tú, ắt khó có bài kệ:
“Bồ đề bổn vô thọ”
Đem đến cho Huệ
Năng cái y bát, và nhất là cái tâm ấn của Thiền Đông Độ.
Cho nên khai thị cho Huệ Năng, tổ Hoằng
Nhẫn may mắn đứng trước một miếng đất tâm đã cày bừa sẵn, đã sẵn hột
giống Bồ đề. Tổ chỉ cần ấn mạnh tay vào then máy nào đó, ấy thế là Huệ
Năng thình lình thức tỉnh hẳn: đó là “đốn”, một tuyệt
công kỳ bí của Thiền tông. Cái ấn tay ấy, ở đây, chỉ là tám chữ “Ưng vô
sở trụ nhi sanh kỳ tâm” trong kinh Kim Cương.
CHẤP TÂM KHÔNG DÍNH
DÁNG VÀO ĐÂU TẤT CẢ
Ông A-nan bạch Phật:
"Thưa Thế-tôn, trước đây tôi thấy Phật cùng chuyển pháp-luân với 4 vị
đại-đệ-tử là Đại-mục-liên, Tu-bồ-đề, Phú-lâu-na, Xá-lỵ-phất, Phật thường dạy :
Cái tính của tâm hay-biết cũng chẳng ở trong, cũng chẳng ở ngoài, cũng chẳng ở chặng
giữa, chẳng ở chỗ nào cả, không dính-dáng vào đâu tất-cả thì gọi là tâm. Vậy
tôi lấy cái không dính-dáng của tôi mà gọi là tâm, có được chăng?".
Phật bảo ông A-nan:
"Ông nói tính của tâm hay-biết, không ở đâu cả. Vậy các vật-tượng thế-gian
như hư-không và các loài thủy, lục, không, hành, gọi là tất-cả sự-vật mà ông
không dính-dáng vào, là có hay là không có? Không, thì đồng như lông rùa, sừng
thỏ, còn gì mà không dính-dáng? Đã có cái không dính-dáng thì không thể gọi là
không. Không có tướng thì là không, không phải không thì có tướng; có tướng thì
có chỗ ở, làm sao lại không dính-dáng được. Vậy nên biết rằng ông nói cái không
dính-dáng vào đâu tất-cả gọi là tâm hay-biết, thật không có lẽ nào như
vậy".
Nếu ông quyết-chấp
cái tính hay-biết suy-xét phân-biệt là tâm của ông thì cái tâm ấy phải rời
sự-nghiệp các trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, riêng có toàn-tính; chứ như
hiện nay ông vâng nghe pháp-âm của tôi, đó là nhân cái tiếng mà có phân-biệt:
dầu cho diệt hết tất-cả cái thấy, nghe, hay, biết, bên trong nắm-giữ cái
u-nhàn, không biết, không nghĩ thì đó cũng còn là sự phân-biệt bóng-dáng
pháp-trần mà thôi.
Chẳng phải tôi bảo
ông chấp cái ấy không phải là tâm, nhưng ông phải, chính nơi tâm ông, suy-xét
chín-chắn, nếu rời tiền-trần có tính phân-biệt, thì đó mới
thật là tâm của ông. Nếu tính
phân-biệt, rời tiền-trần, không còn tự-thể thì nó chỉ là sự phân-biệt bóng-dáng
tiền-trần. Tiền-trần không phải thường-trụ, khi thay đổi diệt mất rồi, thì cái
tâm nương vào tiền-trần ấy cũng đồng như lông rùa sừng thỏ và pháp-thân của ông
cũng thành như đoạn-diệt, còn gì mà tu-chứng vô-sinh-pháp-nhẫn”.
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
Việt Dịch: Cư Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám
Huệ Năng là một cư sĩ dốt,
dốt cả chữ nghĩa lẫn pháp Phật, mà được truyền cho y
bát làm Tổ thứ sáu của Thiền Thiếu Lâm.
“Sở dĩ Ngũ Tổ trao pháp
cho Lục Tổ (thay vì trao cho Thần Tú) là vì Lục Tổ lặng
lẽ mà hợp với đạo, thầm kín mà hội được diệu nghĩa Như Lai.”
(Truyền tâm pháp yếu)
Trái lại, sư Huyền Giác lại một
Tăng sĩ thuộc thành phần trí thức. Trong hoàn cảnh ấy, sư
phải khổ tu khổ nghiệm, phải đi hết con đường suy luận mới tiếp
nhận được ánh sáng của trí tuệ không suy luận. Chính
Sư kể lại con đường tu tập như sau trong Khúc Ca Chứng Đạo:
Ta sớm bao năm chuyên học vấn,
Từng viết sớ sao
tìm kinh luận.
Phân biệt danh tướng mãi
không thôi,
Vào biển đếm cát tự chuốc hận,
Quả đáng bị Như
Lai quở trách,
Châu báu của người có
ích gì?
Lâu nay đắng đót rõ công
suông,
Uổng bấy lâu làm
thân phong trần khách!
Thật vậy, Huyền Giác vào chùa
từ thuở bé, tu tập theo kinh luận Phương Đẳng, và chuyên
ròng về phép chỉ quán của phái Thiên Thai.
Thiên Thai tông do ngài Tuệ
Văn lập ra từ đời Bắc Tề (thế kỷ thứ 6), đến đời nhà Tùy thì sư Trí
Giả ở núi Thiên Thai mở rộng thành một pháp
môn thuần túy Trung Hoa, thanh thế lừng lẫy một thời,
và ảnh hưởng kéo dài mãi ở hậu thế. Đương thời người ta tôn
Ngài Trí Giả lả Đông Độ Thích Ca, nghĩa là Phật của phương
Đông.
Sở đắc ở cái lý “nhất thừa pháp” (Đạo Phật chỉ có một thừa duy nhất là Phật
thừa, các thừa khác (Thinh Văn, Duyên Giác…) đều là quyền biến mà đặt
ra) của kinh Pháp Hoa, tông Thiên Thai rút
diễn cốt tủy của pháp Phật thành năm yếu chỉ là “xưng
danh, biện thể, minh tông, luận dung, và phán giáo tướng” gọi
là NGŨ TRÙNG HUYỀN NGHĨA. Để qua năm cửa huyền ấy, có hai con đường là CHỈ
và QUÁN. CHỈ là chấm dứt tư tưởng lăng xăng để cho tâm được
định. QUÁN là xem xét thực tướng của muôn vật bằng ánh sáng của trí
tuệ phát sanh từ tâm “chỉ”.
Tuy nhiên, cần thấu rõ rằng chỉ tức là
quán, quán tức là chỉ, chứ không phải hai cái riêng biệt nối tiếp vào nhau
trong thời gian, trái lại, cả hai đều đồng thời có, không
cái nào trước cái nào; chỉ là “tịch”, mà quán là “chiếu”: tịch phát ra chiếu,
chiếu không lìa tịch: không phải hai mà cũng chẳng phải một, ứng dụng cùng
một lúc như đôi cánh chim. Cho nên rốt ráo hơn, Sư Trí Giả nói
chỉ rồi phá chỉ, nói quán rồi phá quán.
“Nếu trụ ở chỉ thì chìm sanh tử. Nếu
trụ ở quán thì tâm loạn, vì như thế là đem tâm ám chỉ tâm, lại khởi
tâm mà quán cái quán. Nếu có tâm mà quán tức thấy các pháp là “thường”. Nếu
không tâm mà quán tức thấy các pháp là “đoạn.” Nếu chẳng “có” tâm, chẳng
“không” tâm, là chấp hai bên.”
(Đốn ngộ yếu môn luận)
Những kiến giải trên nhằm diễn
đạt cái lý nhất như của Phật Pháp. Nhất như là Một.
Một là Tất Cả. Cho nên theo tông Thiên Thai không phải tâm sanh ra tất
cả pháp, mà tâm “là” tất cả pháp, tất cả pháp “tức là” tâm.
Sư Huyền Giác tu tập theo
phép chỉ quán nói trên đến mức tinh tế. Sau này, ông là một Thiền
sư lỗi lạc của phái Tào Khê mà đồng thời cũng
là giáo chủ thứ tám của pháp hệ Thiên Thai nữa.
Vậy, tiếp theo những kinh
luận Thiên Thai, Huyền Giác sau tự ngộ được tâm
Phật nhờ kinh Duy Ma.
Kinh Duy Ma là một trong những bộ
kinh Phương Đẳng nhằm chuyển pháp Phật từ Tiểu Thừa sang Đại
Thừa mở đường cho Nhất thừa pháp. Người nói kinh là cư
sĩ Duy Ma Cật, một trưởng giả giàu có, có kẻ hầu người hạ, sống
hệt như thế tục mà đạo hạnh cao vút không lường. Những người nghe
pháp là các đệ tử lớn của Phật, hầu hết là hàng Thinh
Văn, Duyên Giác, tu hạnh Tiểu Thừa.
Đối với các vị ấy, và nhân cơ
duyên gặp gỡ hàng ngày, cư sĩ Duy Ma dùng hết biện
tài mà bài xích những hạnh nhỏ, cố chấp, hầu đưa họ đến cảnh
giới bát ngát của hạnh Bồ Tát Đại Thừa.
Luận về kinh Duy
Ma, Thiền Sư Hy Vận nói
”Duy Ma giả, Tịnh
Danh dã
Tịnh giả, tánh dã
Danh giả, tướng dã
Tánh tướng bất nhị, cố
hiệu Tịnh Danh.”
(Duy Ma tức là Tịnh Danh. Nói
tịnh là nói tánh. Nói danh là nói tướng. Tánh với tướng chẳng khác nhau, nên gọi
là Tịnh Danh.)
Đó là lý “bình đẳng không hai” của Đại
thừa giáo, bình đẳng đến chỗ “nhất như”, không còn chút phân biệt nào
giữa bất cứ gì, tội ác và công đức, Niết bàn và luân
hồi, chợ búa và đạo trường, tu viện và lầu xanh…Câu chuyện phát
tâm bồ đề của hai nhà sư phạm tội dâm và sát, câu
chuyện nàng Thiên Nữ cả quyết rằng: “Chẳng khi nào
ngài Xá Lợi Phất trở lại làm phàm phu thì chẳng khi
nào nàng chứng quả Chánh Giác” là những dấu hỏi mãi
mãi xoáy vào đầu người học đạo. Những câu nói kỳ bí như:
Tánh của dâm, nộ, si là giải thoát.
Già, bịnh, chết là Bồ đề của Bồ
Tát.
Tất cả chúng ma và tất cả ngoại đạo là thị
giả của tôi v.v…
Chứng tỏ một cái thấy siêu việt không
trí óc nào vói tới được.
Sư Huyền Giác đạt tới đó sau khi tận
dụng và vượt lên cái khả năng cuối cùng của trí óc. Và sư hoang mang,
không biết mình đã biết gì. Trong tâm trạng ấy, Sư đến gõ cửa Lục
Tổ.
Từ đây khởi đầu một cuộc vấn
đáp tuyệt kỹ giữa Huệ Năng và Huyền Giác, một người là Thiền
tổ chánh truyền của phái Thiếu Lâm, một người hoang mang chưa biết
mình là gì giữa mê và ngộ.
Vấn đáp là một phép dạy đạo độc đáo
của Thiền. Từ đời Huệ Năng, lối vấn đáp này in đậm nét vào tất cả
giai đoạn tiến triển của Thiền qua các triều đại. Từ đời nhà Tống,
Thiền công án ra đời kết tinh tự kho vấn đáp đồ sộ ấy của
chư Tổ.
Thiền là vô tâm, vô niệm, nên
lối vấn đáp của Thiền lúc nào cũng hồn nhiên, sống động như
nước chảy mây bay, không chút chần chờ, suy nghĩ. Vì không suy nghĩ nên
cuộc ứng đối Thiền như bất thần bừng lên từ từng sâu thẳm của tâm
linh, tự đầu nguồn của cuộc sống. Cuộc ứng đối đó có thể hình
dung như hai tấm gương phản chiếu liên miên ánh sáng cho
nhau, tia sáng nào vừa nhận được cho là trả lại ngay, không giữ lại
gì hết, nên gương lúc nào cũng trong, lòng gương lúc nào cũng không, để lúc nào
cũng sẵn sàng nhận đâu trả đó, thích ứng với cơ sự diễn biến quanh
mình.
Trong trường hợp vấn
đáp của Huệ Năng và Huyền Giác, thoạt tiên ta thấy Huyền
Giác đột ngột đặt ngay vấn đề sống chết lên thảm xanh, một vấn
đề gấp rút, cần giải quyết ngay, vì quỉ vô thường có
thể đến bất cứ lúc nào, hơi đâu lo chuyện lễ nghĩa:
“Sanh tử là việc lớn, vô
thường mau chóng lắm”
(Sanh tử sự đại, vô thường tấn
tốc)
Thật vậy, sanh tử là việc lớn,
không riêng gì cho đạo Phật. Đạo Phật dạy thoát
ly sanh tử. Thoát ly bằng cách nào? Bằng cách “trường
sanh bất tử” của phép tu tiên? Bằng cách trả thân xác lại cho cát bụi
để linh hồn trở về thiên đường hưởng phúc lành bất diệt? Bằng
cách hết nghiệp thì hết đầu thai? Không, chúng ta lầm cả. Huệ
Năng dạy:
“Sao chẳng thể nhận cái lý “không
sanh”, thấu rõ cái nghĩa “không chóng”?”
(Hà bất thể thủ vô sanh, liễu vô tốc
hồ?)
Câu này có nghĩa là sao không tự
mình nhận ra cái nguyên lý vô sanh, thường còn bất biến, chi
phối toàn thể thế giới hiện tượng. Nếu nhận được nguyên lý ấy
thì có gì đâu nữa mà nói chóng chầy, và vấn đề sanh tử tự
nó giải quyết lấy nó.
Nguyên lý ấy là tự tánh. Tổ dùng chữ “thể” để
chỉ tự tánh ấy, và chữ “liễu” để chỉ cái dụng của tự
tánh ấy. Thể là tự tánh mà dụng tức là trí. Bằng câu hỏi ấy, Tổ
muốn thử coi người học trò mới này đã “thấy tánh” chưa, và nếu đã thấy
tánh thì tánh tức là dụng, là từ trí Bát nhã; dùng trí này quán
chiếu vào hiện tượng sống chết thì sự sống chết tan
ngay như một ảo tưởng - ảo tưởng của hình danh sắc tướng.
Như vậy, vấn đề sống chết không
phải giải quyết bằng một việc làm cụ thể nào, mà bằng
một cái thấy. Thấy cách nào đó, như chúng ta đây, là có sống chết.
Thấy khác đi cách nào đó, như chư Phật và Tổ, là không có sanh tử. Cái thấy
khác đó là tri kiến Phật.
Thật vậy, trong chuỗi xích mười hai
nhân duyên, sanh tử là hai khoen chót, mà đầu não là vô minh. Phật
dạy rằng vô minh không có thực thể, nghĩa là một ảo tưởng do
chính mìnhtạo ra, thì tất cả mười một khoen xích kia hẳn nhiên đều là vô
minh, là ảo tưởng cả - là “duy tâm sở tạo”. Mà đã là ảo
tưởng thì sanh tử không còn là một vấn đề để giải
quyết.
Nói một cách khác, sanh tử cũng ví
như khi mắt ta mờ thì ta thấy hoa đốm nổi giữa trời; ta gọi
là hoa đốm “sanh.” Ta dụi mắt nhìn kỹ thì không thấy hoa đốm nữa,
ta gọi là hoa đốm “tử.” Nhưng sự thật thì hoa đốm chưa
hề sanh ra thì cũng chẳng tử đi đâu cả. Hoa đốm là một ảo
giác của mắt, cũng như sanh tử là một ảo tưởng của
tâm. Cho nên nói thoát ly sanh tử mà thật ra chẳng có sanh
tử nào phải thoát ly. Tất cả cái dễ và cái khó của phép giải
thoát là ở chỗ phi lý ấy.
Thấu rõ ý ngầm của Huệ
Năng trong câu hỏi “Sao chẳng thể nhận cái lý
không sanh…?” Sư Huyền Giác đáp ngay:
“Thể tức không sanh, thấu vốn
không chóng”
(Thể tức vô sanh, liễu bổn vô tốc).
“Thể tức không sanh” nghĩa là bổn thể, tức tự tánh, vốn
không sanh không diệt, tức thường trụ ngoài thời gian.
“Thấu vốn không chóng” nghĩa là sanh tử vốn không thực có thì thấu
rõ một hiện tượng là cùng một lúc thấu rõ tất cả, có gì đâu gọi là
mau chậm, trước sau. Đó là phép “đốn.”
“Nhất liễu, nhất thiết liễu.”
Bằng câu trả lời trên, Huyền
Giác cho Tổ thấy sư còn đi xa hơn thế nữa, nghĩa là Sư
đã thoát ly không gian (thể tức không sanh) và thời
gian (thấu vốn không chóng). Thời với không chẳng phải hai cái gì riêng biệt,
mà chỉ là một khối nhất trí, một continuum espace-temps.
Thoát ly cái continuum ấy tức
là thoát ly cái mà Tổ Huệ Khả nói rằng:
“Ba thuở cầu tâm tâm chẳng có” (Tam thế cầu tâm
tâm bất hữu, thốn tâm mích vọng vọng nguyên vô, vọng nguyên vô xứ
tức Bồ đề, thị tắc danh vi chân đắc đạo)
Ba thuở là quá khứ, hiện tại và vị
lai. Ba thuở chẳng có, tâm chẳng có, tâm quá khứ chẳng có, tâm vị
lai chẳng có, tâm hiện tại chẳng có, sanh tử cũng chẳng
có, mà tròn đầy trước mắt chỉ có cái hiện tiền.
Thử nghĩ: Giác là thức tỉnh,
mà thức tỉnh thì chỉ có thể thức tỉnh trên cái hiện tiền, thức
tỉnh khỏi những mộng lớn, mộng nhỏ thuộc dĩ vãng và tương lai.
Ngồi thiền là chuyển tất cả tâm
trí vào cái hiện tiền để cho trí huệ quán chiếu và bao
trùm tất cả trong một cái thấy toàn diện, nhất như. Khi đức Thế
Tôn thành đạo, và Ngài thấy lại tất cả tiền kiếp chồng xếp
trong quá khứ, cái quá khứ ấy thật không còn
là quá khứ nữa mà đã nhập cuộc vào hiện tại, đã nằm chung trên một
bình diện với hiện tiền: Trong hiện tiền dung nạp cả quá
khứ và vị lai.
Cái hiện tiền ấy tức là
cái sát na. Lục Tổ dạy về Niết Bàn có nói Niết
Bàn:
“Trong sát na không có tướng sanh
không có tướng diệt, mà cũng chẳng có sự sanh diệt nào phải diệt
đi cả. Đó là cái hiện tiền tuyệt đối, không hạn cuộc bởi một ranh
giới nào, nên lúc nào cũng vui.”
Nói một cách khác, sát na ấy
là cảnh giới “y thực như vậy đó” của hàng đạt đạo chứng lý
vô sanh.
Nghe Huyền Giác đáp, Huệ
Năng khen phải. Giác sụp lạy. Như thế tỏ rõ Giác tìm đến Tào
Khê cốt để thử thầy, và nếu vừa ý, xin ấn chứng. Giác chống tích
trượng đứng không phải vì ngạo mạn. Tổ nói “Đúng vậy! Đúng vậy” (Như thị! Như
thị) là bắt đầu thừa nhận cái thấy của nhà sư Thiên
Thai là chính kiến.
Cuộc thử thách vừa ngưng lại tiếp
tục ngay, càng lúc càng thêm gay cấn. Lối vấn đáp lần này
có một tên riêng là Cơ Phong Vấn Đáp, ý nói người hỏi cũng như
người đáp đều thừa cơ tặng cho nhau những mũi nhọn (phong) để thử sức nhau.
Các mũi nhọn đều hiểm độc nhắm vào tim đối thủ - vào tâm điểm
của đạo giác ngộ.
Vậy, thừa cơ hội sư Huyền Giác xin
kiếu về, Huệ Năng bèn trở lại lần nữa với việc chóng
chầy.
Ngài hỏi:
“Về chóng thế sao?”
(Phản thái tốc hồ?)
Giác lanh trí đỡ ngay mũi kiếm
“mau chóng” và trả lại đối phương bằng thế kiếm “chẳng động”:
“Vốn mình chẳng phải động,
há có mau chóng sao?”
(Bổn tự phi động, khởi hữu tốc da?)
Bổn là bổn lai, nghĩa là từ vô thỉ đến
vô chung. Có động là có mau có chậm. Không động thì há có gì chóng chầy được
sao?
Nói một cách khác, tự tánh của con
người vốn là tự tại không có thời gian, vượt ngoài động tịnh,
mau chậm, ngoài tất cả đối đãi và mâu thuẫn vậy.
Trong thời gian, tất cả đều trôi chảy, đều biến đổi từ thế
này sang thế khác, đều tương sanh tương khắc, đó là lý nhân quả. Nhân
quả là khổ, vì đó là trạng thái bị chi phối, bị ràng
buộc.
Tuy nhiên, đạo Phật dạy rằng
không ai trói buộc mình cả, mà chỉ tự mình mắc lấy ảo tưởng rằng
mình “thiếu” tự do. Do đó nhân quả cũng là ảo
tưởng nốt. Nói thế không có nghĩa là phải bác bỏ lý nhân quả,
nhưng cần quán chiếu lý nhân quả bằng một nhỡn quan khác,
chẳng hạn như nhỡn quan của bà Ni Tổng trì trình lên cho Tổ Bồ
Đề Đạt Ma xét cách hiểu đạo của mình:
“Theo ý con thì đạo cũng như
cái nhìn của A Nan vào cõi Phật A Súc (bất động) : thấy một
lần là không thấy trở lại được.”
Cõi Phật A Súc đó là sát
na thường trụ. Trong sát na không có nhân sanh ra quả, mà nhân tức
là quả, quả tức là nhân, đồng thời có, viên mãn có, từ vô
thỉ đến vô chung. Nhân đó là viên nhân, quả đó là mãn quả, không phải
tương sanh mà là tương tức, không phải khắc chế mà là dung thông. Do
đó, Thiền nói rằng:
“Chư Phật thấy chúng
sanh suốt ngày sanh mà không sanh, suốt ngày diệt mà không diệt.
Không sanh không diệt đó là quả Đại Thừa.”
(Truyền tâm pháp yếu)
Trong sát na tất cả đều bất
động vậy. Vì bất động nên trong thời gian ta nói củi
cháy thành tro, nhưng trong sát na củi vẫn là củi, mà tro vẫn là tro.
“Sự sống và sự chết cũng vậy.
Trong đạo Phật, ta nói cái không sanh thì không diệt. Sanh là một điểm trụ
của thời gian, cũng như mùa đông và mùa xuân. Trong đạo
Phật, không ai nói mùa đông “trở thành” mùa xuân bao giờ,
hoặc mùa xuân “trở thành”mùa hè.
(A.W. Watts: The way of Zen, p. 123)
(Đạo
Nguyên : Chánh Pháp nhãn tạng)
Huệ Năng lại tấn công tới tấp,
như dốc hết sức mạnh đẩy đối phương vào chân tường. Lần này Ngài chặt
xuống chữ “ai”
“Ai biết chẳng phải động?”
(Thùy tri phi động)
Ngài muốn xét kỹ lại coi Huyền
Giác đã tự mình thể nghiệm được cái “chẳng động” hay đã suy tư
ra cái chẳng động. Nếu là thể nghiệm thì đó là cái “bổn lai chẳng động”, tự
nhiên nó là như vậy. Còn nếu do suy tư thì nghĩ về cái chẳng động vẫn còn
là động, tu cái chẳng động chỉ đem lại cái tịnh mà dứt cái động, rốt cuộc vẫn
hoàn động.
“Ngăn động mà cầu tịnh
Hết ngăn lại động thêm
Càng trệ ở hai bên
Sao bằng do đầu mối ?”
(Tăng Xán: Tín Tâm Minh)
Nếu là suy tư thì có người suy tư và có
việc được suy tư. Người suy tư: ấy là cái tôi, gói ghém trong chữ “ai” của câu
hỏi: “Ai biết chẳng phải động?”
“Ai” là chủ thể, là năng.
“Cái chẳng động” là đối tượng, là sở.
Hai cái biệt lập nhau, và nối liền nhau
bằng một nhịp cầu: “biết”.
Vì lẽ “Tôi nghĩ tức là tôi có thật”, nên
suy tư tức đặt cái tôi thành định lý, và cái biết ấy là cái biết chấp ngã.
Phật dạy rằng Bồ tát nói pháp mà còn thấy có mình nói pháp thì chưa
phải là Bồ tát. Còn Huyền Giác, nếu sư còn thấy có sư và có cái chẳng
động thì hẳn chưa phải là Thiền sư.
Nhận kịp ẩn ý trong câu hỏi của Lục
Tổ, Huyền Giác vặn lại ngay:
“Đúng là tại nhân giả sanh
tâm phân biệt.”
(Nhân giả tự sanh phân biệt)
Sanh tâm là tự nơi tâm bỗng dấy lên một
niệm, nhân đó cái toàn thể bị tách làm đôi: có tâm và có niệm, tức là
có phân biệt vậy. Niệm là phân biệt.
Phân biệt có nghĩa là chia chẻ, và
chia chẻ bằng mũi dao của suy tư. Nhân có suy tư nên mọi sự việc đều bị tách
đôi: có cuộc sống, rất cụ thể, và có ý nghĩ về cuộc sống, rất trừu
tượng, có chính mình, thuần nhất, và có khái niệm giả tạo về chính mình;
có người làm và có người đứng ngoài xét lại người làm; có người hát và người
nghe hát:
“Ngã kim nhật tại tọa chi địa
Cổ chi nhân tằng tiên ngã tọa
chi.”
(Ngàn muôn năm âu cũng
thế ni
Ai hay hát? Mà ai hay nghe
hát?)
(Nguyễn Công Trứ)
Do suy tư, trên con người có
thêm một hình ảnh con người, trên tâm chồng thêm một bóng
dáng của tâm. Hiện tượng phân tâm ấy, Thiền gọi là “Tâm
thượng sanh tâm,” hoặc cụ thể hơn như lời Vân
Môn nói “Trên cái đầu ghép thêm một cái đầu.” Vậy con
người chúng ta ai cũng dư một cái tâm, dư một cái đầu. Ấy thế
mà chúng ta lại tưởng mình “thiếu” một cái gì, nên lục
lạo tìm kiếm khắp nơi. Chúng ta không thiếu, mà chúng
ta chỉ dư thôi, dư hoặc thiếu đều do nghĩ mà ra cả.
Nếu ta không nghĩ, nếu một niệm không mống
lên thì đó là cái toàn nhất của con người thể nhập làm một với
cái toàn nhất của cuộc sống và của vũ trụ. Đó là trạng thái nhập
đạo. Thân không còn là thân riêng rẽ, mà là quả của Bồ đề. Tâm
không còn là tâm khác biệt, mà là hoa của linh tri.
Câu trả lời của Huyền
Giác chứng tỏ Sư đã chứng ngoài mọi đối đãi và mâu thuẫn,
nên Huệ Năng hạ lời khen:
“Người thực đã thấu cái ý
không sanh.”
(Nhữ thậm đắc vô sanh chi ý.)
Tuy nhiên, lời khen của Lục
Tổ lại là một mũi dao bọc nhung. Mũi dao ấy nằm ở chữ “ý.” Cuộc chiến đấu
tưởng chừng như đã chấm dứt ngờ đâu lại ngấm ngầm ác liệt và hiểm
độc hơn. Tổ đã thừa cơ chuyển đường gươm từ chữ “ai” xuống chứ “ý”. Trước
là cái thế năng sở, giờ là cái thế “ngã pháp.” Cùng
chung một trận tuyến, song trận thế biến hóa hư diệu hơn.
Ngã là ta: chủ thể
Pháp là muôn vật: đối tượng
Chấp ngã là chấp
có bản ngã chủ quan.
Chấp pháp là chấp
có vũ trụ khách quan.
Vì phân biệt có chủ
nên chấp có khách – khách và chủ là hai con số của bài toán tâm
linh nan giải, nan giải vì bài toán xây dựng trên định lý của
cái tôi – trên một phi lý vậy. Thật ra tôi không có cái tôi nào khác
hơn là toàn thể sự vật mà tôi ý thức.
Cho nên giải quyết bài toán bằng
cách nào cũng là một việc làm lẩm cẩm, chẳng khác nào giải quyết cái phi
lý bằng cái phi lý.
Vậy, lời khen của Lục Tổ không
ngoài dụng ý trắc nghiệm kỹ sự tâm chứng của Huyền
Giác trước ngã tướng và pháp tướng. Hiểu ý Tổ, Huyền
Giác hỏi vặn lại:
“Không sanh há có ý sao?”
(Vô sanh khởi hữu ý da)
Không sanh là một nguyên lý tuyệt đối chi
phối toàn thể thế giới tương đối của chúng ta có
sanh có diệt. Thể nhận được chân lý ấy là trở về nguồn, nhập
làm một với toàn thể ở trong ta và ngoài ta thành một khối linh
minh, tự tại. Thể nhận không có nghĩa là nghĩ, nên vô sanh không
có ý. Nếu có ý là có hai thể riêng biệt nhau, có cái thực tại vô
sanh và có cái nhận thức, có ngã và pháp, có tâm và vật vậy.
“Ở đâu có vật là ở đó có tâm.
Có phải tâm là một thứ, còn vật là một thứ khác nhau không? Không, vật tức là
tâm. Nếu tâm khác vật, vật khác tâm, thì hóa ra có hai trạng thái ý
thức sao? Vậy nên vật tức là tâm.
Tâm có thể phân
tách tâm không?
Không, không thể được. Cũng như dao không tự cắt được dao, cũng
như mắt không tự thấy được mắt (Như dao năng cắt bất tự cắt, như nhãn năng kiến bất tự
kiến), tâm không tự biết được tâm.
(Sikshasammuccaya).
Cái trạng thái thuần
nhất ấy của tâm, loại trừ tất cả ý phân biệt và phân tách,
gọi là Tam Ma đề (Định)
(Watts: the way of Zen)
Nói tóm lại, một ý
nghĩ không mống lên, ấy là trạng thái không sanh, tuy siêu hình
nhưng rất thực tiễn, nên nói “Vô sanh khởi hữu
ý da?”
Tuy nhiên, chưa cho thế là đủ, Huệ
Năng còn bồi thêm một mũi kiếm thượng thặng, một mũi kiếm tuyệt luân,
từ một chẻ làm ba, đánh vào ba mặt trận: ý, ai, và phân biệt.
“Không ý thì ai phân biệt đây?”
(Vô ý thùy đương phân biệt)
Câu hỏi của Lục Tổ đưa thẳng chúng
ta vào mạch máu của đạo giải thoát.
Thật vậy, nếu giải thoát là
phá tất cả tướng thế gian, thì cái còn lại là gì? Hư vô chăng?
Phá hết mọi tướng về nhân ngã, Bồ
đề, Niết bàn thì cứu cánh là gì? Trở về với thể
chất gỗ đá sao? Vượt qua hết mọi mâu thuẫn thì kết quả
là gì? Một cuộc sống tê hệt, lững đững lờ đờ chăng? Nếu không phân biệt gì
hết thì khác nào quờ quạng trong tăm tối, như xác chết chưa chôn?
Đó là những câu hỏi nhắm vào thực
chất của giác ngộ. Hỏi tức là nghĩ. Không nghĩ, không thể hỏi. Cái lầm
lớn nhất của ta là ở đó.
Ta tưởng rằng có thể nghĩ đến sự giải
thoát như ta nghĩ đến một giải đáp cho bài toán. Nói thế không
có nghĩa chân lý là một việc “bất khả tri” (agnostic), khép
kín trước con người. Trái lại, chân lý là của con người,
nằm trong con người, nên có thể tri, và vì lẽ ‘nằm trong” ấy nên
không thể tri bằng phương tiện suy tư: suy tư và chân
lý không nằm chung trên một bình diện.
Suy tư là một dòng diễn tiến đi
từ một số định lý, qua từng đoạn đường, theo lối thẳng, để tự đó rút ra một kết
luận. Đó là một tràng nhân quả vậy, tiếp nối trong thời
gian, của những ý niệm thoạt sanh thoạt diệt.
Ngược lại, từ mê đến ngộ
không phải là một quá trình theo đường thẳng, trong thời gian, mà là
một biến cố đột ngột, đưa đến một biến chất đột ngột. Biến
cố đó là “đốn”. Biến chất đó là “ngộ”.
Trong đốn ngộ không có ý
nghĩ nên không thể vận dụng khối óc mà vào đạo: “Động niệm tức
quai.”
Trong đốn ngộ không có nhân
quả nên không thể cải tiến lần hồi theo cấp bực: “Giác
tất vô tiệm thứ.”
Trong đốn ngộ không có thời
gian nên không thể trông cậy ở một ngày mai nào mà tất cả đều đặt
ở hiện tiền, trong một sát na bất động: “Đương xứ tức
chân.”
Mọi việc tu tập đều lồng khung
trong thời gian nên, mặc dầu không thể không tu tập,
vẫn không thể coi đó là nhân tất quyết đưa đến giác ngộ là quả: giác
ngộ siêu thời gian không thể là quả của bất cứ gì. Câu nói “Xưa nay chưa hề có Phật cấp bực” (Hy Vận:
bổn lai vô thứ đệ Phật. Bác sĩ Hubert Benoit cũng nóí: On
est Bouddha ou on ne l’est pas, on ne peut être plus ou moins Bouddha) chỉ cho ý ấy. Hoặc ta là Phật, hoặc không là Phật, chứ
không thể là Phật lai rai, phiên phiến được.
Tuy nhiên, nếu sự tu tập được
khéo hướng dẫn thì kết quả vẫn tốt đẹp, và cái kết quả tốt đẹp cuối
cùng là ta vỡ lẽ ra rằng mọi đường lối tu tập đều không đưa đến
một kết quả nào hết. Ta đã lầm đường, song dầu biết lầm vẫn phải đi; có đi đến
cùng mới tự mình ý thức được sự bất lực của mọi con đường vào
đạo.
Tình trạng bế tắc và bất lực ấy,
Thiền ví như leo mút cây sào trăm thước:
“Bách xích can đầu tọa đích
nhân,
Tuy nhiên đắc kiến vị
vi chân.”
Đó là đoạn đường quyết liệt, con
người như sắp vỡ toang, “tâm tư thẳng
vút như bức tường đứng” (Đạt Ma: Tâm như tường bích khả dĩ nhập đạo) nên dầu muốn dầu không cũng phải đánh liều làm
một cái gì. Cái gì đó là thoát ra ngõ cụt bằng một cái nhảy:
“Bách xích can đầu tiến nhất
bộ
Tam thiên thế giới hiện toàn
thân.”
(Sào cao trăm thước ngồi
chót vót
Tuy thấy mà nào thấy được
chân.
Ví dám đầu sào thêm bước nữa,
Mười phương thế giới hiện toàn
thân.)
“Thế giới hiện toàn
thân” là toàn thể tạo vật
rơi lớp mặt nạ mà lồ lộ trước mắt cái nguyên khối thuần là tánh, là
lý, linh minh, hư diệu. Nguyên khối đó là pháp thân Phật, tức Như
Lai. Như Lai là:
“Không từ đâu đến mà cũng chẳng
đi về đâu.” tức là vĩnh viễn trụ
ở sát na bất động.
Cho nên nói nhảy không phải nhảy về quá
khứ với những mộng cũ héo tàn, cũng chẳng phải nhảy đến ngày mai với
những mộng mới vu vơ, mà chính là nhảy vào sát na, vào hiện tiền,
về… chỗ cũ, trước mắt: đó là tất cả cái phi lý của đốn
giáo.
Huyền Giác nói:
“Búng tay, tám vạn
pháp môn thành
Nháy mắt, rũ xong ba kỳ kiếp,
Một nhảy vào liền đất Như
Lai.”
Cái phi lý ấy là Trung Đạo.
Trung Đạo là vượt qua.
Hơn thế nữa, cũng như biển cả bao gồm tất
cả nước đục, trong, dơ sạch của sông ngòi, trong sát na bao gồm tất
cả quá khứ và vị lai, trong Trung Đạo bao gồm tất
cả đạo của thế gian. Trung Đạo vượt qua tất cả,
và viên dung tất cả vậy. Đó là tất cả tinh thần nhân bản của đạo
Phật. Đạo Phật không làm gì hết mà tự nhiên nhập cuộc, hòa
ánh sáng, trộn cát bụi, không để lọt ra ngoài một cái kiến, con sâu.
Nói tóm lại, đốn ngộ là vượt
qua và bao dung lại, là siêu việt tất cả mâu thuẫn,
và viên dung lại tất cả mâu thuẫn.
Không siêu việt và
không viên dung là ngu mê.
Có thể siêu việt mà không thể viên
dung là hư vô. Có thể viên dung mà không thể siêu việt là
cuồng.
Có thể siêu việt mà cũng có thể viên
dung là pháp Phật.
Tổ Đạt Ma nói:
Mê thì ở bên này
Ngộ thì ở bên kia
Ví biết bổn thể của tâm là
không thì không thấy tướng, tức lìa cả mê ngộ.
Mê và ngộ đã lìa thì bờ
bên kia cũng chẳng có.
Như Lai không ở bờ bên
này, cũng không ở bờ bên kia, cũng không ở giữa dòng.
Ở giữa dòng là Tiểu thừa.
Ở bờ bên này là phàm
phu
Ở bờ bên
kia là Bồ tát.
(Đạt Ma ngộ tánh luận)
Cho nên Thiền không cầu chân chẳng dứt vọng,
không theo trí mà bỏ ngu, không chán sống chết mà ham Niết
bàn - những cái ấy đều là hai phương diện “không thể
không có được” của thực tại.
Chân lý không phải là không hoặc chẳng
không, mà là “không chẳng không”.
Hành động Thiền không phải vô
vi cũng chẳng phải hữu vi mà là “Bất trụ hữu
vi bất tận vô vi.”
Cuộc sống Thiền không phải là tự
nhiên hoặc siêu nhiên mà là “trường nhiên.”
Sanh lão bệnh tử
Vị chi thường nhiên.
(Trần Thái Tôn)
Chứng ngộ Thiền không phải là Thánh
mà cũng chẳng phải phàm, mà là “Quách nhiên vô thánh,” theo Sơ
Tổ Đạt Ma.
Đến đây, hẳn ta có đủ ánh sáng để rọi
vào câu hỏi uyên áo của Lục Tổ, “Không ý thì
ai phân biệt đây?”
Phàm nói phân biệt là
nói hữu tâm, nói cố ý. Ở đâu có ý là ở đó có riêng tư, có quan
điểm, lập trường, có sanh sự và sự sanh, có đổ vỡ vậy.
“Cố ý trồng hoa hoa ủ
rũ
Vô tâm tiếp liễu liễu
xanh um.”
Vô tâm là không có tâm phân biệt.
Có phân biệt là có vô
minh, có điên đảo.
Không phân biệt thì khác gì gỗ
đá sao?
“Phàm luận về phân biệt có
ba thứ:
-Một là do các giác
quan sơ sanh tùy theo bản năng mà phân biệt.
-Hai là do ý thức so
sánh, cân nhắc mà phân biệt.
-Ba là chân tâm ứng
với ngoại vật, như kiếng chiếu hình, tỏ rõ phân biệt, tợ hồ như
có phân biệt.
Giác quan và ý thức phân
biệt là vọng. Chân tâm ứng với ngoại vật tỏ
rõ thường biết, tuy tợ như phân biệt mà thật ra chả phải
là phân biệt.”
(Thiền sư Tổ Nguyên: Vạn pháp qui
tâm lục)
Cái “tợ như phân biệt” ấy
là Trung Đạo, vượt qua và dung thông lại hai trạng
thái tương đối (có phân biệt và không phân biệt) thuộc phạm
vi suy luận và bản năng.
Do đó Sư Huyền Giác mới trả
lời:
“Phân biệt cũng chẳng phải là ý.”
(Phân biệt diệc phi ý: có phân
biệt nhưng chẳng phải cố ý phân biệt.)
Ý phân biệt là do niệm dấy lên
đòi hỏi một sự thỏa mãn cho cái tôi muốn kéo dài để hưởng thụ. Có tâm
mà phân biệt là phân biệt “vọng.” Có tâm tức là có ý.
Chân tâm phân biệt là ứng
dụng với thời cơ, như mặt nước phản chiếu bóng chim bay.
Chim không có ý in hình trên dòng nước.
Nước không có ý giữ bóng chim bay. Do những cơ duyên ngẫu hợp, và nước
và chim và bóng qui tụ lại ở một tiêu điểm, do đó phát sanh hiện tượng và phân
biệt. Không tâm mà phân biệt là phân biệt “chân.” Không
tâm tức là không ý. Nên
nói phân biệt mà không phân biệt. (Discrimination non discriminante)
“Phân biệt rõ muôn vật mà bổn tánh vẫn
như chẳng động; bổn tánh đã chẳng động tức chẳng phải ý vậy.” (Kinh Duy
Ma: Thiện năng phân biệt nhất thiết pháp tướng, u đệ nhất
nghĩa nhi bất động, đệ nhất nghĩa bất động tức
phi ý dã)
Thiền nằm trong thế tục mà vẫn
“không chấp, không lìa, không giữ, không bỏ” thế tục, do đó ứng dụng được
dọc ngang, không đâu chẳng là đạo tràng, chẳng là xứ Phật.
Trong tinh thần Trung Đạo, Thiền
dạy đừng chặn đứng tư tưởng mà cứ để “Tư tưởng lui tới tự
do, tâm thể không vướng mắc, đó là Bát nhã.”
(Đàn Kinh)
Thiền nói không sanh, nhưng không sanh
chẳng có nghĩa là là phá bỏ cái sanh đi:
Thùy vô niệm,
thùy vô sanh
Nhược thực vô
sanh vô bất sanh.
(Chứng Đạo Ca)
Thiền nói không phân biệt, nhưng
là:
Phân biệt nhất thiết
pháp
Bất khởi phân biệt tưởng
(Đàn Kinh)
Nghĩa là tùy
duyên mà phân biệt rõ ràng muôn vật, nhưng không nghĩ
tưởng gì về sự phân biệt.
Nói một cách khác, cứ đi, đứng,nằm, ngồi,
ăn cơm, mặc áo, cứ phân biệt như mọi người, vì đó là nhu cầu của
cuộc sống, có xấu xa gì đâu mà đòi thoát ra, quí hồ đừng nghĩ đến sự
đi, đứng, nằm, ngồi, đừng nghĩ đến sự phân biệt. Cái rắc rối là ở
chỗ nghĩ, không phải ở chỗ mặc áo ăn cơm. Nghĩ đến sự mặc áo ăn cơm là mắc
vào trạng thái phân tâm, là khiến con mắt phải tự thấy con mắt. Đó là
bịnh Thiền:
Thức đắc bổn tâm bổn tánh
Chánh thị tông
môn đại bịnh.
(Đàn Kinh)
Hơn nữa, cần nghĩ thì cứ nghĩ, không ngại,
quí hồ đừng nghĩ về cái nghĩ, vì nghĩ cũng là một nhu cầu như mọi nhu cầu
sinh lý khác của con người. Nhưng nghĩ về cái nghĩ là nguy đấy, vì đó
là bịnh “trên cái tâm nẩy sinh thêm một cái tâm.”
Một cái tâm cũng đủ lắm rồi, đủ rộng lớn bao
gồm pháp giới, đủ linh hoạt ứng dụng khắp cùng. Thêm một
cái tâm nữa là có loạn: cái dư, cũng như cái thiếu, bao giờ cũng rắc rối.
Tuy nhiên, dư hoặc thiếu chỉ là ảo
tưởng. Quán xét đến chỗ tột cùng thì tất cả đều là ngôn từ mà còn lại
chỉ Cái Toàn Thế, ứng dụng dưới vô số hình thái khác
nhau. Con người là một Cái Toàn Thể. Cuộc sống là một
Cái Toàn Thể. Tâm thức là một Cái Toàn Thể. Vũ trụ là
một Cái Toàn Thể. Nên:
“Ai” cũng là tự tánh,
“ý” cũng là tâm thanh tịnh, “phân biệt” cũng là trí Bồ đề.
Cái Toàn Thể ấy là Thiền. Chứng
Đạo Ca nói:
“Đi cũng Thiền, ngồi cũng
Thiền
Nói im, động tịnh thảy an
nhiên.
Phỏng gặp gươm dao thường nhẹ
hững
Ví nhằm thuốc độc vẫn bồng
tênh.”
Giới Thiệu
Chứng Đạo Ca
Có người nói: “Những tác phẩm lớn,
lớn dần theo nhịp thời gian.” Đó là trường hợp của khúc trường
ca CHỨNG ĐẠO của nhà thơ áo nâu Vĩnh Gia Huyền
Giác (665-713). Khúc ca ra đời cách đây trên 12 thế kỷ mà tưởng như mới
hôm nào, chữ chưa ráo mực. Quyền lực của thơ là vậy, từ trong thời
gian bước qua ngưỡng cửa âm thanh mà đi vào vĩnh cửu.
Thật vậy, thơ xuất hiện trong trường
hợp lạ lùng nào đó, khi tinh thần căng thẳng với một cảm
xúc vút cao, con người bỗng dưng như bị chụp phải bởi một cái gì
mạnh hơn mình, ôm choàng lấy mình, và ưu ái vứt mình giữa cảnh:
“Xuân
đến trăm hoa nở”
Xuân là trường xuân, có từ vô thỉ. Nên
hoa cũng có đến vô chung. Và nay hoa vẫn còn đó, như niêm trong bí mật ngàn
đời:
“Hoa
lưu động khẩu ưng trường tại.”
Hoa vẫn “tại” - tự tại - ở cửa động Thiên Thai, từ
lúc Lưu Nguyễn ra đi, rồi trở lại, rồi mãi mãi. Mà hoa vẫn “lưu” – luân lưu –
trong dòng trôi chảy của nhân sinh. Tự bao giờ đến bây giờ, hoa
vẫn tại mà lưu, lưu mà tại.
Hoa vẫn động mà bất động. Đó là một siêu thực. Cũng như Giê Xu vẫn động
mà bất động, vẫn siêu thực.
“Trước
khi có Ápraham đã có Ta.”
Cũng như Thích Ca vẫn động
mà bất động, vẫn siêu thực.
“Ta thành
Phật từ vô lượng vô số vô biên kiếp nào trước khi
có thế gian này.”
Cái siêu thực ấy, nhà thơ Trần Quốc Tảng cực
tả như sau qua mối lái của hoa và trăng:
“Tạc
dạ nguyệt minh kim dạ nguyệt,
Tân
niên hoa phát cựu niên hoa.”
(Năm cũ hoa cười hoa năm mới,
Đêm nay nguyệt sáng nguyệt đêm qua)
Đó là cái không thể nghĩ. Ta đừng nên hỏi
thêm. Hỏi, ắt nhà thơ không biết trả lời cách nào khác hơn là đọc… thần
chú:
Hoặc vấn như hà vi cứu cánh.
- Ma ha bát nhã tát bà ha.
(Ví hỏi rồi sao là cứu cánh
-Ma ha Bát nhã tát bà ha)
Trăng đêm trước là mộng
Trăng đêm nay là thực.
Trăng đêm trước tức là trăng đêm nay.
Thực nở trong mộng.
Mộng nở trong thực.
Thực và mộng dung thông nhau
trong siêu thực.
Vậy đâu là thực? Và đâu là mộng?
Mộng tức là thực.
Không biết.
“Vắt
tay nằm nghĩ chuyện lần khân
Đem
mộng sự đọ với chân thân thì cũng hệt.”
(Cao Bá Quát)
Ý thức cái “cũng hệt” ấy là ý thức cái
siêu thực.
Thật vậy, con người chúng
ta không bao giờ hết mộng. Đó là cái may mắn cuối cùng tạo
hóa dành cho con người. Mộng đẩy lui cho ta những giới hạn của trí
thức. Mộng mở rộng cho ta những giới hạn của thân phận người.
Có thể nào con người chúng ta đành nhỏ hẹp lại giữa những khuôn
khổ do chính ta tạo ra bằng khối óc và bàn tay? Không. Thơ là tiếng nói “không” ấy. Không phải mới ngày
nay, mà tự thuở nào, khi thằng Bờm không chịu đổi cái quạt mo cho phú
ông để lấy bò trâu ruộng đất, khi Cao Bát Quát, bướng bỉnh trong bất
mãn, chà đạp lên trên thân phận người trong một niềm đau
thương cháy bỏng:
“Ngã
diệc chi phi ninh tác ngã,
Nhân vô
bất thị thả khan nhân.”
(Ta vẫn biết là trái, nhưng đành vậy để được là ta;
người không ai là chẳng phải, hãy đợi xem người)
Mang một vết thương, nặng một lời từ khước,
tự đời nào thơ vẫn nói “không” với tình đời. Thơ vẫn mộng cái - thực
- của – cái - thực: cái siêu thực. Và thơ thành tựu cái siêu thực ấy
bằng phương tiện mỹ cảm. Trong những giây phút nhập thần, giữa một
vòng tay say đắm, thơ bỗng dưng ôm choàng lấy cuộc sống, cuộc sống đại
đồng, không mộng mà cũng không thực, cuộc sống thường nhiên,không thiên
nhiên mà cũng không siêu nhiên, cuộc sống vĩnh cửu, không
hoa năm mới mà cũng không hoa năm cũ. Thơ là thuật dung
thông ấy thành tựu ngoài tất cả giới hạn của lý
trí. Nên thơ bao giờ cũng dính liền với cuộc sống, gắn liền với con
người – vì thơ là mộng:
“Người
thơ đã có trong con người ăn lông ở lỗ, người thơ vẫn sẽ có
trong con người thời nguyên tử, vì người thơ là một phần tử bất
khả phân của con người. Chính từ sự đòi hỏi của thơ, của tâm, phát
sanh tôn giáo, và nhờ duyên thơ mà tia lửa thiêng sống mãi trong khối đá
người. Khi mọi thần thoại sụp đổ hết thì thơ là chỗ ẩn cuối
cùng của cái tối linh.”
(Saint – John Perse: Éloge à la poésie (đọc
trong buổi lễ tiếp nhận giải Nobel 1960)
Thật vậy, bi kịch của cuộc sống
là con người chúng ta có đến hai mặt. Như nguyệt cầu, ta sống
có nửa phần người, mặt này sáng lên là ngả bóng che khuất – và chối bỏ
mặt kia. Ta chỉ có thể là thực hoặc mộng, là phu du hoặc vĩnh cửu, là
trăng đêm nay hoặc là trăng đêm trước. Tôi là tôi. Tôi không thể là người
khác. “Người khác là địa ngục.”
Mà người khác là ai? Mời mọc họ? Ta
không dám. Chối bỏ họ. Họ vẫn có mặt đó, tự bao giờ. Họ và ta dệt nên
tấm màn tâm lý bằng canh mâu chỉ thuẫn. Ta mang những mâu thuẫn ấy
dạo qua sông núi. Sông núi mâu thuẫn theo. Và cuộc sống đắm trong
bóng tối, chìm trong nước mắt. Có thể như thế được chăng, những người sống có nửa
phần người, những người mang thân phận “sous-hommes”?
Đốt cháy từ đau khổ ấy, nung nấu
bằng vết thương ấy, thúc đẩy từ sự từ khước ấy, thơ vươn lên bằng mộng,
và vượt qua, trong khoảnh khắc nhập thần, tất cả
“Lò
cừ nung nấu sự đời”
Tất cả
“Bức
tranh vân cẩu vẽ người tang thương.”
Xin chào!
Xin chào!
Thơ đã nối liền hai đối cực của cuộc sống.
Một kỳ công, “đầu tiên và cuối
cùng”, đạt được tự trong tay của những người chưa hề được nhận là “có
lý” của những
“Thằng
bé nó hay chơi.”
những thằng bé trinh trắng, lồ lộ khuôn
mặt thần thoại, khuôn mặt muôn đời - bổn lai diện mục. Trong
trò chơi ấy hiện thực cuộc sống “một,” vũ trụ “một,” con
người “một.” Trong
trò chơi ấy,
“Sống
và chết, thực và mộng, quá khứ và vị lai, trên và dưới, không
gì mâu thuẫn nhau hết.”
(André Breton: Tuyên ngôn siêu thực)
Thì ra những gì siêu việt nhất con
người có thể thành tựu đều là trò chơi. Sống là chơi.
Làm văn nghệ là chơi. Yêu là chơi. Làm thiện là chơi. Cho đến nhập
định cũng là chơi nốt – du hí tam muội. Không gì chẳng là trò chơi.
Trò chơi của những thằng bé. Con người muôn thuở vẫn là thằng
bé. Dòng năng lực luân lưu trong vũ trụ có già bao giờ
đâu!
Ở đây, Thơ gặp Đạo
Thi sĩ là “thằng bé nó hay chơi.”
Đạo sĩ là “đứa anh nhi nằm
trong lòng mẹ.”
Mang kiếp thương vay, người thơ đau nỗi
đau của thế nhân gắn liền vào nỗi đau của nhân thế:
“Khanh
thị hà nhân ngã thị thùy?”
Trộn lẫn vào cát bụi, người đạo lấy
tâm thiên hạ làm tâm minh, chung một nhịp cảm
thương vô hạn:
“Bồ
Tát Duy Ma bịnh vì chúng sanh bịnh.”
Thơ và đạo thành tựu trong cuộc
sống cái tâm đại đồng, bao hàm cả quá khứ và vị lai, cả không
gian và thời gian, cả nghệ thuật và nhân sinh, cả riêng và tư, cả
tri và hành, bao hàm tất cả, và chảy tan – tiêu dung - tất cả. Con người hiện
nguyên hình là điểm anh linh của Vô Cực, suốt thông từ trong ra
ngoài, từ ngoài vào trong, hòa nhịp trong thơ, viên dung trong đạo.
Không gì chẳng là thơ. Không gì chẳng là đạo. Con người phục hồi trọn
vẹn thể tánh người – con người của Đạo và Thơ.
Như tất cả người văn nghệ khác, Huyền
Giác cũng từng bứt rứt giữa những giới hạn của thân
phận người. Từ ý thức duy lý, Giác vùng lên, và húc đầu vào
cái phi lý. Với tất cả ý chí của một người “dám muốn”, Giác dấn
sâu vào thế trận mâu thuẫn ấy và đánh phá lung tung, bằng tất
ca phương tiện, của giới hạnh, của Đại thừa giáo, và nhất là của
chính mình. Đó là một việc làm quyết định cả một số kiếp,
nên Giác thực hiện với tất cả hùng lực. Giác học. Giác tu.
Giác ngồi thiền. Giác gõ vào núi Thiên Thai. Giác khai thác nguồn nội
lực. Giác soi ngược vào nội giới. Giác đẩy mạnh tình và lý đến chỗ cùng
lý tuyệt tình. Giác xông xáo vào nhà Tổ Tào Khê. Thế rồi, từ chỗ tuyệt
cùng, Giác vùng ra với tất cả khí lực bình sanh. Trên những đổ vỡ bỏ lại
sau mình. Giác ung dung xô cửa huyền vi bước vào đạo. Nhà
thơ Huyền Giác giờ đây thoát xác thành Thiền sư Huyền Giác.
Tuy nhiên, “rắn hóa rồng vẫn không đổi vảy.”
Giác lại buông thõng tay vào chợ, sống lại cuộc sống thường nhiên. Giữa
cảnh ấm lạnh của tình đời, giờ đây con “kim mao sư tử” ấy
thét lên tiếng nói của Tối thượng thừa - tiếng thét ấy là
khúc CHỨNG ĐẠO CA chắp cánh bay vào cát bụi của kiếp người.
Thì ra những gì ray rứt ta ngày nay vẫn
từng ray rứt người xưa, không sai không khác. Con người vốn là một,
mang chung một thân phận, mang chung một vấn đề. Và vấn đề của
những vấn đề vẫn là vấn đề sống – nói đúng hơn,
là hiện tượng ly dị kinh niên, chừng như không hòa giải được
giữa những hình thái của cuộc sống: hành động và mơ mộng, lý và tình, tri
và hành, sống và chết, trói trăn và giải thoát, v.v… Dầu giải quyết bằng
cách nào, thơ và đạo vẫn chưa hề chối bỏ cuộc sống - cuộc sống là chứng
minh duy nhất của thơ và đạo. Ngoài tất cả hệ thống tư tưởng,
thơ và đạo chỉ biết thành tựu lấy mình - tức thành tựu cuộc
sống. Thơ thành tựu cuộc sống bằng mỹ cảm. Đạo thành tựu cuộc
sống bằng thiện cảm.
Và cứu cánh là mở thông cuộc sống
ngoài tất cả giới hạn do loài người dựng lên nhân
danh, và mạo danh, và những gì cao quý nhất của cuộc sống: học thuật, luận
lý, chánh trị, thượng đế, lương tâm v.v… Con người được
trả về cho ánh sáng ban đầu.
CHỨNG ĐẠO CA là một bản hòa tấu đồ
sộ kết hợp bằng thơ và đạo. Thơ đem đến cho đạo những màu sắc
âm thanh trào ra từ vô thức, cháy bỏng theo tình người.
Đạo đem đến cho thơ những chân trời bao
la, huyền diệu, như có như không, bàng bạc trong ánh sáng thuở ban
đầu.
Thơ là thơ của truyền thống Thạnh
Đường, khi gắn bó như lời tâm sự, lúc quật khởi như sóng thét gió
gào, khi hoang vắng như vừng không tuyết gội, lúc sảng khoái như tòng
bá đứng so gan. Quả là cây đàn muôn điệu!
Đạo là đạo của truyền thống Thiếu
Lâm, cao khiết giữa vách đá cheo leo, ung dung giữa chợ búa, mát rượi
dòng nước Tào Khê chảy qua lịch sử và lòng người như từ một
nguồn bất tuyệt. Quả là đạo vô vi!
Tương truyền trong một cơn đại định Huyền
Giác say sưa dõi theo lời ca Chứng Đạo bay vàng óng cả ba
ngàn thế giới. Chưa hẳn đó chỉ là một tượng trưng, cũng như câu
chuyện Lý Bạch ôm trăng chết trên giòng sông chưa hẳn chỉ là một giai
thoại. Thật vậy, tâm đến ở đâu là ở đó có sinh động:
“Tâm
vào pháp giới thì pháp giới thành tâm,
Pháp
giới vào tâm thì tâm thành Pháp giới.”
Bằng nguyện lực, chư Phật tạo ra được một
thế giới thì Chứng Đạo Ca biến nhập trong ba ngàn thế
giới âu vẫn là một diệu dụng bình thường của tâm.
Ngay lúc đầu, Chứng Đạo
Ca đã vang lừng trong thiên hạ. Từ huyện Vĩnh Gia là quê
hương của Thiền sư, khúc ca chắp cánh bay rợp trời như bướm khắp thiền
viện, tòng lâm, rồi khắp Trung Hoa, rồi ra hải ngoại. Một pháp
sư Ấn Độ phát nguyện dịch ra chữ Phạn gởi về hành
hương ở nước Phật. Mấy trăm năm sau, dưới ngọn bút hào hoa của thi
hào Tô Đông Pha, đời nhà Tống, toàn thể khúc ca được khắc ở hai
mặt một tấm bia dựng tại chùa Tịnh Huệ, tỉnh Quảng Châu. Nay tác phẩm đã
được dịch ra nhiều thứ tiếng Tây phương len lỏi vào nếp sống cơ
giới Âu Mỹ gọi là “tiếp ánh sáng, nối mùi hương, làm sáng rỡ Tổ
đăng, huy hoàng Phật nhập.”
Chứng Đạo Ca là một khối pha
lê đúc kết lại tinh hoa của Phật giáo mà cốt tủy
là Thiền tông. Thiền không nhằm tạo ra một mẫu người để khuôn tín đồ vào
đó - dầu mẫu người ấy là La Hán hay Bồ Tát. Bằng diệu tu diệu chứng,
Thiền thúc giục mỗi người tự tri tự ngộ. Tri những gì hư dối, chẳng
thực là mình, những sở tạo của khối óc: tư tưởng, định kiến, triết
học v.v… Ngộ con người thực của chính mình: bổn lai diện
mục. Bằng tri và ngộ, Thiền thành tựu con người toàn diện – con
người của nguyên lý đại đồng, của thể tánh bình đẳng,
mà Huyền Giác gọi là “thiên chân Phật”.
“Bổn
nguyên tự tánh thiên chân Phật.”
Tự tánh là Phật. Đó là trái tim của
khối pha lê.
Ta có thể nói như Descartes rằng tánh
“là cái gì được chia đều hơn hết ở mọi người.” Vậy đó là nguyên lý đại
đồng, và vì đại đồng nên tánh không trụ ở đâu hết mà không
đâu là chẳng có. Tịnh, nó không là gì hết. Động, nó ứng hóa muôn vật.
Như một nguồn năng lực vô hình châu lưu trong vũ trụ, tánh hợp
và tan, ở đây ở kia, thành những đám mây thoạt còn thoạt mất. Mây có
hợp có tan, mà nguyên lai tánh vẫn là tánh, ngoài thời
gian không thêm không bớt, ngoài không gian không mất không còn.
Dầu rằng không là gì hết, nhưng chắc chắn không có tánh thì không có
gì hết trong thế gian này. Nó gắn liền với cuộc sống vậy.
Nên Thiền dạy “thấy tánh thành Phật.” Và thành Phật, ở đây, có nghĩa
rất cụ thể là thành ở chính mình cái lý tánh đại đồng ấy,
cái thực tại tối hậu ấy của vũ trụ và nhân sanh.
Thấy tánh, tức thấy Phật tánh, tức
thấy “cái tướng thực của muôn pháp, mà cũng là cái tâm tánh thực của chúng
sanh vậy…Chúng sanh mê là mê ở tánh ấy, nên trôi giạt sáu đường. Chư
Phật ngộ là ngộ ở tánh ấy, hết chịu cái khổ của sáu đường.”
(Vĩnh Bình Đạo Nguyên pháp ngữ)
Muôn vật có là có từ nguyên lý cộng
đồng ấy. Có là có ở hiện tượng, mà không là không ở bản thể. Có
và không đồng thời hòa đồng trong một vật cùng một lúc hiện hữu hai
sắc thái “ẩn” và “hiện.” Đó là điều tối kỵ của luận lý học, nhưng đó chính là
xương sống của luận lý Bát nhã:
Sắc
chẳng khác không
Không
chẳng khác sắc
Sắc
tức là không
Không
tức là sắc.
Bát nhã là trí. Trí không biết gì hết,
vì bổn thể của bát nhã, của tánh, vốn là không; không mà chẳng phải không,
nên không gì mà chẳng biết. Từ cái thể không hư tịch, vô
vi, ứng dụng ra cái biết, khi đối tiếp với cơ duyên. Vậy tánh tức
là biết, ngoài tánh không có cái biết, mà cũng chẳng phải tánh phát
sanh cái biết; không cái nào sanh cái nào cả. Tánh vốn tự tịnh tự định
thì đồng thời cũng tự giác tự tri. Tánh tức là biết vậy - một
cái biết thuần túy, tức thì, trong ấy không có ai là người biết, mà cũng
không có cái gì là việc biết, cả hai đều “đã thành nhất phiến.” Vậy
không có vấn đề “tìm” biết (vì tánh tức là biết); không có vấn đề định
“phát” huệ (vì định tức là huệ), không có vấn đề lấy cái sáng soi cái
tối (vì sáng và tối chẳng phải hai thực thể khác nhau). Tối thượng
thừa là vậy.
Ta hãy đọc sau đây lời dạy của Huệ
Năng:
“Định
là thể của huệ, huệ là dụng của định. Tức trong khi huệ thì định có trong huệ;
tức trong khi định thì huệ có trong định. Các ngươi chớ nói có định trước rồi mới
phát huệ, có huệ trước rồi mới phát định, hai thứ khác nhau.”
(Đàn Kinh, phẩm Định Huệ)
Và:
Phiền
não tức là Bồ đề, chẳng hai chẳng khác. Nếu lấy trí huệ chiếu
phá phiền não tức là kiến giải của hàng Nhị thừa, bậc
trí lớn căn cao ắt chẳng nên như vậy… Sáng với chẳng sáng, kẻ phàm thấy là hai,
người trí liễu đạt thì thấy chẳng phải hai. Cái tánh chẳng hai đó là
thực tánh.
(Đàn Kinh, phẩm Hộ Pháp)
Cho nên, rốt cùng tu chứng chỉ
là việc sáng tâm thấy tánh. Và sáng tức sáng cái tâm “không”, thấy tức thấy cái
tánh “tịch”:
Minh
tâm bổn không
Kiến
tánh bổn tịch.
(Tổ Nguyên)
Tất cả, từ những hiện tượng vật
chất (sắc pháp) và tinh thần (tâm pháp), chân cũng như giả, Niết
bàn cũng như địa ngục, đều dấy lên từ tánh tịch, từ
tâm không, đều tức là nhau, và bình đẳng nhau:
“Tánh
của vô minh tức Phật tánh.”
Đều là ảo tưởng như nhau:
“Thế giới
ba ngàn bọt nước xao,
Mỗi
mỗi Thánh Hiền như điện phất.”
Cho nên học đạo không có nghĩa
là phá vọng cầu chân, bỏ mê tìm ngộ, bỏ bóng tối hướng về ánh sáng, tất cả những
cặp đối đãi ấy đều do tâm niệm, tức tư tưởng tạo ra, đều
là chấp trước. Quét sạch hết chấp trước thì thể
tánh Như Lai hiện làu làu. Đó là thấy tánh. Và thấy tánh ở đây đồng
nghĩa với vô niệm. Đàn kinh nói:
Sừng
sững chẳng tạo lành,
Trơ
trơ chẳng tạo dữ,
Lặng
lặng dứt kiến văn,
Bát
ngát tâm vô trước.
Trái
tim của Chứng Đạo Ca là ở đó.
Đạo
là nguyên lý, là thực tại.
Chứng đạo là chứng vào, là thể
nhập trong thực tại tối hậu của vũ trụ và nhân
sinh. Đã là “thể nhập” thì
đạo và người không còn là hai con số rời nhau của bài toán trí tri để có thể đặt
thành phương trình tâm lý, nên không có gì để nói. Chứng đạo là
hết vấn đề, là vô sự.
“Tuyệt
học vô vi nhàn đạo nhân.”
Tuy nhiên, trên cương vị người, Phật phải
nói. Quyền biến mà nói. Nghĩa là nói bằng cách mượn cái giả để chỉ
cái thật, dùng cái hữu hình để vẽ cái vô hình. Trong tinh thần ấy,
Phật dựng lên nhiều “thừa” nhằm
dẫn dắt hàng môn đệ qua từng giai đoạn tu và chứng. Cuối mỗi thừa, Phật
dựng lên một Niết bàn “giả” để
rồi sau đó sẽ phá đi, và đưa lên một Niết bàn khác, rồi một Niết
bàn khác v.v… cứ thế Phật dựng đâu phá đó vậy – và đó là tất cả nghệ thuật
nói pháp thiện xảo không hai của bậc Thiên Nhơn Sư.
Đại để, Phật đã mở ra hai thừa chánh
là Tiểu thừa (gồm có Thanh Văn thừa và Duyên Giác thừa)
và Đại thừa (tức Bồ tát thừa). Bằng bộ kinh Duy Ma, Phật
phủ nhận hạnh Tiểu thừa của hàng La Hán để đưa họ đến hạnh Bồ
Tát đại thừa.
Bằng kinh Pháp Hoa, Phật phá bỏ
luôn Bồ Tát thừa để đưa đến cái gọi là “nhứt thừa pháp.” Thừa duy
nhất đó là Phật thừa, nghĩa là cỗ xe trực tiếp đưa thẳng vào nước Phật,
nghĩa là giáo lý duy nhất dạy làm Phật. Và Nhứt thừa ấy
tức là Tối thượng thừa. Đối với các thừa khác bỏ chấp trước để
chứng Niết bàn, Tối thượng thừa bỏ Niết bàn chứng tự
tánh, nghĩa là tự thành tựu cái chính mình. Tự tánh vốn hiện
tại và hiện tiền, nên thừa mà không thừa, không thừa mà thừa,
nên Tối thượng thừa (hoặc Phật thừa) không có nghĩa là cỗ xe “lớn
nhất”, đặt trên bình diện so sánh không gian và thời gian,
mà đó là một thứ xe – không – xe, thừa – không - thừa, hoặc như Phật nói pháp –
không – pháp, hay như các Thiền sư nói con- đường – không - đường . Vậy:
“Không
gì là chẳng thừa mà cũng không gì gọi được là thừa, suốt ngày thừa mà chưa hề
thừa, đó là Phật thừa.
Kinh
nói: Lấy vô thừa làm Phật thừa vậy.”
(Đạt Ma Ngộ tánh luận)
Mới vào, Sư Huyền Giác đi ngay
vào Tối thượng thừa. Trên phương diện nhận thức, mỗi thừa
có một độ chứng khác nhau. Nếu ở hầu hết chúng ta trong
thì mê lý (tâm, hoặc chủ thể), ngoài thì mê sự (vật, pháp,
hoặc khách trần) thì ở cấp bực Bồ tát trong ngoài đều xả bỏ cả
hai, (nhơn và pháp) và trụ ở trung lý mà tu, còn ở hàng Tối thượng thừa thì
dứt bặt cả trong ngoài, siêu việt lên tất cả kiến giải dị
biệt mà chứng lý bình đẳng của muôn pháp. Đó là nhận thức “nhứt
như”. Trong ánh sáng ấy hiện lộ tự tánh Như Lai, tự nó vốn là tịnh,
là định, là như, tự nó vốn viên thành từ vô thỉ đến vô chung. Cho nên
người học đạo (thượng thừa) cần thanh nhàn tự tại, đừng tạo
tác gì ở tâm và thân (tuyệt học, vô vi), cần tuyệt đối chấm dứt mọi hoạt
động của tâm trí để được an trụ ở trạng
thái như. Như không phải là chơn nên đừng cầu. Như
không phải là vọng nên đừng trừ. Còn trừ còn cầu là còn bị phân tâm, còn
gây chướng ngại. Nghĩ nhiều thì bị cái chướng của phiền não. Biết nhiều
thì bị cái chướng của sở tri. Phiền não chướng ngăn lấp Niết
bàn. Sở tri chướng ngăn lấp trí huệ.
Tuy nhiên, dưới ánh sáng nhứt
như, trí huệ và vô minh, cũng như mọi cặp đối đãi khác
của trí thức suy luận, đều ứng hiện từ tự tánh Phật,
và như thế đều dự phần vào cái thực của tự tánh.
Nói một cách khác, ngoài vô
minh không có tự tánh, ngoài tự tánh không có vô
minh. Vô minh chỉ là một ảo tưởng không thực chất, không
thật có. Khi diệt trừ hết vô minh mới rõ “tánh” của vô minh vẫn
là tánh Phật, bình đẳng như nhau:
“Tánh
thực vô minh tức Phật tánh.”
Cái lẽ ngộ rồi vẫn như khi chưa ngộ là vậy.
Cũng vậy, cái chân thật của ảo hóa cũng tức là
cái chân thân của Phật, cũng tức là Pháp thân - sắc
thân cũng như Pháp thân đều ứng hóa từ một tự
tánh duy nhất trong ấy “xưa nay không hề có một vật” mặc dầu tự
tánh có khả năng sanh khởi muôn vật, biến hiện
ra thành trì, sông núi. Vậy tất cả những gì dấy lên từ tự tánh đều
là ảo ảnh trôi nổi trong thế giới trừu tượng của tư
duy. Năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) cấu tạo thân và
tâm đều là phù vân, song là phù vân trôi trên nền trời tự
tánh. Ba độc (tham, sân, si) chi phối sanh hoạt tâm
lý đều là “chiếc thuyền bào ảnh nhấp nhô”, song là nhấp nhô trên
mặt biển chơn như. Vậy, đâu là thân “của tôi”, đâu là tâm “của tôi”, đâu là “tôi” những
khối giả hợp và giả tạo kết bằng những phần tử vật chất và tinh
thần, những tên gọi không thực chất mà ta đã dùng lầm để đánh
giá chúng ta trong vũ trụ và trong xã hội. Ý thức được
vậy là ý thức được thực tại của nhơn sanh – ý thức được thực
tướng.
Tự tánh ấy chỉ chứng được
khi hành giả cùng một lúc xả cả hai vọng tưởng: cái tôi chủ
quan (nhơn) và vũ trụ khách quan (pháp). Đó là tư tưởng siêu tư
tưởng - tức siêu lên mọi thể đối đãi, cả đối đãi của Niết
bàn và địa ngục. Chứng vào thực tại của muôn vật là đồng
thời xóa bỏ mâu thuẫn của chủ và khách (vô nhân pháp),
do tư tưởng tạo ra, và trả muôn vật về với thể tánh “như”. Đó là lúc trong chớp mắt dứt bặt toàn
thể nghiệp chướng, và đốn nhập đất Như Lai. Quả đó là điều quá
khó chấp nhận đối với hàng tiệm giáo, vì theo lẽ thường,
nghiệp tạo ra từ nhiều kiếp, thì cũng phải nhiều kiếp mới xả trừ xong, làm sao
trong sát na xóa bỏ được? Do nghi vấn ấy, Thiền
sư mới phát tâm đại bi lấy thân mình bảo đảm cho chân
lý: Nếu Sư nói ngoa nguyện đời đời kiếp kiếp đọa ngục a
tì, chịu tội rút lưỡi dành riêng cho con tội nói láo.
CHỨNG ĐẠO CA
Quân bất kiến :
Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân ?
Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
Ảo hoá không thân tức Pháp thân.
Pháp thân giác liễu vô nhất vật,
Bổn nguyên tự tánh thiên chân Phật.
Ngũ ấm phù vân không khứ lai,
Tam độc thủy bào hư xuất một.
Chứng thực tướng, vô nhân pháp,
Sát na diệt khước a tì nghiệp.
Nhược tương vọng ngữ cuống chúng sanh.
Tự chiêu bạt thiệt trần sa kiếp.
KHÚC CA CHỨNG ĐẠO
Anh thấy chăng:
Dứt học, vô vi, ấy đạo nhân,
Không trừ vọng tưởng chẳng cầu chân
Tánh thực vô minh tức Phật tánh,
Thân không ảo hóa tức Pháp thân.
Pháp thân giác rồi không một vật,
Vốn nguồn tự tánh thiên chân Phật.
Năm ấm: ảo hư mây lại qua
Ba độc: huyễn hoặc bọt còn mất
Chứng thực tướng, không nhân pháp,
Sát na rũ sạch a tì nghiệp.
Bằng đem lời vọng dối chúng sanh,
Tội rút lưỡi nguyện mang cùng kiếp
MƯỜI CHÍN CHÂN TRỜI THIỀN
I.- Như Lai Vô Thượng Thiền
Đó là thứ Thiền không tu không chứng, hiện thực bằng trí
quán chiếu vào thể tánh bình đẳng của sai biệt giới
. Huệ Năng giải thích: "Muôn pháp đều suốt thông, muôn pháp đều
sẵn đủ, tất cả chẳng nhiễm, lìa hết pháp tướng, chẳng gì là sở đắc, đó gọi
là Tối Thượng Thừa".
- Chứng đạo : chứng vào thực tại của vũ trụ và nhân sinh.
- Tuyệt học : Phật vị của đại
thừa vô học.
- Vô vi : " không làm nhưng không gì mà chẳng làm" (Lão Tử).
- Nhàn : thanh nhàn, tự tại .
- Vọng tưởng : hư vọng tưởng tượng.
- Chân : chân tâm, chân lý, không trừ không cầu vì vọng và chân , hai bình diện của tâm thể, tự nó dung thông nhau chứ không gây chướng ngại cho nhau trong thế giới bình đẳng.
- Vô minh : hiểu lầm. Trong tâm lý của sinh hoạt, hiểu lầm thì mê sự (tham, sân, si, mạn, nghi: ngũ độn sử). Trong tâm lý của tri thức, hiểu lầm thì mê lý (thân, biên, tà, kiến, giới : ngũ lợi sử).
- Pháp thân : thân chân thật, không sanh không diệt của Phật. Nguyên lý tối hậu của muôn vật.
- Không một vật : Lục Tổ Huệ Năng trong bài kệ chứng đạo nói "bổn lai vô nhất vật". Đây không phải là một sự phủ nhận, mà chính là một sự khẳng định tối hậu của giáo lý "Trung Đạo".
- Năm ấm : (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), ba độc : (tham, sân, si) đều là ảo ảnh do tâm tạo ra .
- Thực tướng : thực tại tối hậu của muôn vật.
- Pháp, nhân : cặp đối đãi, ngoại cảnh và nội tâm, khách thể và chủ thể.
- Sát na : chớp
nhoáng : thời gian của một ý nghĩ .
Niệm Phật Thập Yếu
SỰ
TRÌ, LÝ TRÌ
Niệm Phật có sự Sự trì và
Lý trì. Theo Ngẫu Ích đại sư: "Sự trì là tin có cõi Cực Lạc và Phật A Di
Đà, mà chưa đạt lý tâm này làm Phật, tâm này là Phật, chỉ quyết định cầu sanh,
tha thiết thì niệm như con nhớ mẹ không lúc nào tạm quên. Lý trì là tin hiểu Phật
A Di Đà ở Tây Phương, do tâm ta sẵn đủ, tâm ta tạo nên; đem câu hồng danh sẵn
đủ và tạo nên của tâm mình làm cảnh buộc niệm, chẳng giây phút nào xao
lãng."
Nói giản lược, Sự trì là
cách trì niệm của kẻ không biết chi về nghĩa lý, chỉ tin có cõi Cực Lạc và Phật
A Di Đà, rồi chí thành tha thiết niệm Phật để cầu tiếp dẫn vãng sanh. Lý trì là
lối trì niệm của người cũng thật hành đồng như cách Sự trì ở trên, nhưng giải
ngộ cảnh Tịnh Độ cùng Phật A Di Đà đều ở trong chân tâm, do công đức thanh tịnh
của chân tâm hiện thành.
Như thế, Sự trì với Lý
trì có gì sai biệt? - Tất nhiên là có. Bởi kẻ tu theo Sự trì thấy Phật ở ngoài
tâm, thành ra có tướng năng sở đối đãi, chưa được dung thông. Người thật hành
theo Lý trì, do giải ngộ chân tâm, nên tuyệt được tướng năng sở, tức niệm là
Phật, tức niệm là tâm, dung hòa cùng tâm cảnh. Xin thuật một câu chuyện:
Ông bạn xuất gia đồng tu
của bút giả một đêm nằm mơ, thấy vị sư áo vàng đến hỏi: "Người niệm Phật,
mà Phật là chi?" - Đáp: "Phật là tâm". Vị sư hỏi tiếp:
"Ngươi thử giải thích thế nào Phật là tâm cho ta nghe?" Trong giấc mơ
ông bạn bèn ứng khẩu đọc:
Mỗi câu tràng hạt Phật là
tâm
Phật rõ là tâm, uổng chạy tìm!
Bể Phật dung hòa tâm với cảnh
Trời tâm bình đẳng Phật cùng sanh
Bỏ tâm theo Phật còn mơ mộng
Chấp Phật là tâm chẳng trọn lành.
Tâm, Phật nguyên lai đều giả huyễn
Phật, tâm đồng diệt đến viên thành.
Ông bạn trên đây đã hiểu
cách Lý trì, dung hòa được câu niệm Phật vào tâm cảnh.
Có một lối nhận định sai
lầm, mà những kẻ thiên về huyền luận tự cho là hành trì theo lý, cũng cần nên
biện minh. Nhiều người trọng lý khinh sự, thường chấp nê theo lý luận: "Tự
tánh Di Đà, duy tâm Tịnh Độ," rồi phủ nhận cõi Cực Lạc và sự tiếp dẫn vãng
sanh. Những người này lý thuyết hóa các kinh nói về Tịnh Độ và bảo: "Di Đà
tức là bản tánh Phật của mình; cõi Tịnh Độ là cảnh tịnh ở trong tâm, sao lại
tìm bên ngoài?" Đây là điểm sai lầm rất lớn của thiên lý luận. Họ chấp lý
bỏ sự, chuộng tánh quên tướng, đem chân đế mà bác hiện tượng của tục đế, chẳng
biết rằng song phương không thể rời nhau.
Theo Đại Thừa Khởi Tín
Luận, chân tâm có hai phần: tánh và tướng. Phần tánh gọi là Chân Như môn, phần
tướng là Sanh Diệt môn; Chân Như không rời sanh diệt, sanh diệt tức là Chân
Như. Bởi thế Mã Minh Bồ Tát gọi phần Chân Như là Tạng Như Thật Không, phần sanh
diệt là Tạng Như Thật Bất Không; cả hai đồng chung một thể tánh như thật. Ví
như mặt biển to rộng, không thể chỉ chấp nhận phần nước mà bỏ phần sóng bọt; vì
chấp như thế tức đã sai lạc với hiện tượng của biển, mà cũng chẳng biết biển là
gì? Cho nên, bỏ sự tức lý không thành, bác tướng thì tánh không đứng vững. Rất
nhiều kẻ có chút học thức thế gian, khi nghiên cứu các kinh Đại Thừa nói về lý
Bát Nhã, bởi không hiểu thấu đáo, nên thường mang chứng bịnh chấp "lý
không" này. Do đó, họ đem các kinh nói về sự tướng, như các kinh Tịnh Độ
hoặc Kinh Địa Tạng, mà lý thuyết hóa tất cả. Họ cho những kinh thuyết về sự
tướng này là phương tiện để dẫn dắt hạng ngu thấp, những người tin có Tịnh Độ
hoặc địa ngục, đều mê tín; nhưng thật ra, chính họ mới là kẻ lạc lầm! Nhân
tiện, xin dẫn vài đoạn kinh ra biện minh, để phá lỗi chấp không ấy.
Như Bát Nhã Tâm Kinh nói:
"... Không trí cũng không đắc, vì không sở đắc, nên Bồ Đề Tát Đỏa y Bát
Nhã Ba La Mật Đa, tâm không quái ngại. Chư Phật ba đời y Bát Nhã Ba La Mật Đa,
nên đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề." Trước y theo chân đế nói
"không đắc", tiếp đó y theo tục đế lại nói "đắc". Thấy
"đắc" là chấp có, thấy "không đắc" lạc vào chấp không, nên
người học Phật phải khéo hiểu ý kinh để đi vào trung đạo.
Trong Kinh Kim Cang, đức
Phật bảo: "Kẻ nào dùng sắc tướng âm thanh thấy và tìm cầu ta, là hành theo
tà đạo." Nhưng tiếp đó Ngài lại bảo: "Tu Bồ Đề! Ông đừng nghĩ rằng
Như Lai không dùng tướng Cụ Túc đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Tu Bồ
Đề! Nếu ông suy nghĩ: phát tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề là nói các pháp
đoạn diệt. Đừng nghĩ như thế! Tại sao? Vì phát tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ
Đề, đối với các pháp không nói tướng đoạn diệt." Trước tiên, Phật dạy đừng
theo âm thanh sắc tướng mà tìm đạo; nhưng kế tiếp Ngài lại nhắc nhở; cũng như
đừng rời bỏ âm thanh sắc tướng hoặc diệt hết các pháp để phát tâm cầu đạo. Như
thế, ta thấy "đạo" chẳng phải thuộc về "sắc", cũng chẳng
phải thuộc về "không"; tìm chấp một bên đều sai lầm. Ngài Thanh Nguyên
Duy Tín thiền sư nói: "Ba mươi năm trước, khi lão tăng chưa vào đạo, thì
thấy sông là sông, núi là núi. Đến khi gặp thiện tri thức chỉ dạy cho đường lối
tu hành, thấy sông không phải là sông, núi không phải là núi. Ngày nay ngộ đạo,
vào nơi tịch tĩnh, thấy sông vẫn là sông, núi vẫn là núi." Một vị thiền sư
khác cũng diễn tả:
Tiếng gà tức tiếng quảng
trường thiệt.
Sắc núi nguyên là tịnh pháp thân!
Đây là ý chỉ: sắc tướng
âm thanh vốn thật đại đạo, ta nên đem tâm vô phân biệt mà thể nhận, đừng chấp
lấy cũng đừng bác bỏ rồi tìm đạo nơi chỗ không không. Cho nên câu "Tự tánh
Di Đà, duy tâm Tịnh Độ," không phải phủ nhận cõi Tịnh Độ và đức A Di Đà,
mà chính là lối nói: nhiếp tướng về tánh, đem dụng về thể, để hiển bày lý Đệ
Nhất Nghĩa Không. Trong Đệ Nhất Nghĩa Không, Phật còn chẳng lập, huống chi là
các pháp khác.
Tiên đức bảo: "Lý
tuy đốn ngộ, Sự phải lần lượt tu hành." Cho nên Thiền Tông tuy nói là môn
tu trực chỉ, nhưng khi còn ngồi thiền, còn nhiếp tâm, còn tham thoại đầu, còn
nhập định xuất định, đều còn ở trong vòng phương tiện. Và thật ra cảnh nội
chứng còn bước những nấc thang từ thấp đến cao. Chừng nào đến bậc vô tu, mới
không còn dùng phương tiện, mới có thể nói các pháp đều không. Nếu chưa được
như thế, thì một pháp nhỏ như mảy bụi cũng đều có thật; vì gần lửa còn thấy
nóng, ở giữa sương tuyết còn thấy lạnh, một mũi gai nhỏ đâm vào thịt còn biết
đau, đâu có cái gì là không? Cho nên những kẻ thích đề xướng cao diệu "Tự
tánh Di Đà, duy tâm Tịnh Độ," rồi bác bỏ hình thức niệm Phật cầu vãng sanh
thuộc về "Sự tu", sẽ lâm vào cảnh: "Chưa bước lên bờ đã vội phá
bỏ chiếc bè," tất không khỏi bị chết chìm dưới nước. Xưa nay những bậc
hiểu sâu về Lý lại còn chú trọng đến Sự, vì Sự tiêu biểu cho Lý.
Cổ đức đã bảo: "Với
môn Tịnh Độ, duy bậc trí huệ mới dung thông tánh tướng hiểu đến chỗ tận cùng. Bằng
không, thà chấp tướng tu hành, càng chấp lại càng mầu nhiệm!" Bởi càng
chấp tướng, chí nguyện cầu sanh lại càng thiết tha, khi đã sanh về Tây Phương
lo gì không chứng ngộ được thật tướng? Vấn đề sự lý tánh tướng, nói ra vẫn
không cùng, nhưng nếu hiểu được một sẽ hiểu tất cả. Mong các đồng nhơn khéo suy
nghĩ, để tránh khỏi sự sai lạc trên bước đường tu.
Viết đến đây, có một Phật
tử nhân khi lại thăm chơi, hỏi: - "Thưa thầy, con nghe vài vị tu thiền khá
cao, bảo: Cõi Cực Lạc là quyền thuyết, là một ảo tượng của Phật phương tiện nói
ra, để cho những kẻ thấp kém nương vào đó tin tưởng hâm mộ, phát lòng chuyên
nhứt niệm Phật đặng để đi đến cảnh giới nhứt tâm. Ví như người cha có hai đứa
con, một đứa thông minh biết lo học không cần phải nhắc nhở; một đứa tối tăm
biếng trễ, nên cha phải dẫn dụ, bảo nếu cố gắng siêng học khi thi đỗ sẽ cho một
chiếc xe đẹp. Chiếc xe đẹp là một ảo tượng hay phương tiện, sự học giỏi thi đỗ
mới là chân mục đích hay cứu cánh. Bởi thế cho nên Tịnh Độ là lối tu của hạng
thường dân tối dốt, còn hạng trí thức đều ưa thích về môn Thiền. Nếu hiểu được
lẽ này thì người sáng suốt chỉ nên nhiếp tâm tịnh niệm, không cần phải theo ảo
tượng niệm Phật làm chi cho lao hơi nhọc sức. Hãy để chiếc xe trống không chạy
đi mới nhẹ nhàng, không nên chuyên chở thêm cho nặng! Con nghe như thế song
chưa biết trả lời làm sao, mong nhờ Thầy giải thích."
Bút giả đáp: - Trong lối
điều trần trên, có ba chủ điểm:
1. Cho Cực Lạc là ảo
tưởng, quyền thuyết.
2. Bảo Tịnh Độ là lối tu
thuộc hạng thấp kém thường dân.
3. Đưa ra mục đích trừ
vọng nhứt tâm, cho rằng phương tiện niệm Phật làm tổn hơi nhọc sức như chiếc xe
chở nặng, không được nhẹ nhàng thanh thoát như lối tu Thiền.
Về điểm thứ nhứt, Cực Lạc
không phải là cảnh ảo tượng hay quyền thuyết, mà là thế giới có thật như cõi Ta
Bà này; vì Phật không khi nào nói dối, và có rất nhiều người niệm Phật được
vãng sanh, hiện tiền hoặc lúc lâm chung đã mục kích cảnh giới ấy, như trong
Vãng Sanh Truyện và Tịnh Độ Thánh Hiền Lục đã có chép. Trong tập này nơi đoạn
trước đã dẫn minh về ba lượng để giải thích, xem qua sẽ tự rõ, không cần phải
biện luận thêm nhiều.
Về điểm thứ hai, nếu cho
rằng Tịnh Độ không phải lối tu của hàng trí thức, chỉ sợ e trí "trí
thức" của những vị ấy chưa đủ sức thấu hiểu Tịnh Độ mà thôi. Như khi xưa
Phật nói Kinh Pháp Hoa, có đến năm ngàn bậc Đại Đức Thanh Văn chứng từ Sơ Quả
đến Tứ Quả, vì chưa tin hiểu nổi nên lui ra khỏi pháp hội. Những vị ấy đã vào
hàng Thánh, đâu phải tầm thường, nhưng trước diệu lý quá cao, họ đành thối bại.
Nếu bảo rằng hàng trí thức sáng suốt đều phải tu Thiền, niệm Phật để cho hạng
dốt nát tầm thường, tại sao vị Tổ thứ mười bốn bên Thiền Tông là Long Thọ Bồ
Tát sau khi chứng ngôi Sơ Hoan Hỷ Địa rồi, lại niệm Phật "cầu sanh Cực
Lạc?" Và tại sao có rất nhiều bậc thạc đức bên Thiền Tông, như các ngài
Vĩnh Minh, Triệt Ngộ, Liên Trì, sau khi tham thiền ngộ đạo, lại chuyển hướng
cầu về Tịnh Độ? Phải biết Niệm Phật là pháp môn cao siêu mầu nhiệm, gồm nhiếp
ba căn, từ đức Thích Tôn cho đến các bậc đại Bồ Tát như Văn Thù, Phổ Hiền, Mã
Minh, Long Thọ đều tuyên dương. Cho nên khi đức Thích Ca nói Kinh A Di Đà, hằng
hà sa chư Phật ở sáu phương đều hiện tướng lưỡi rộng dài mà khen ngợi. Và trong
Kinh Hoa Nghiêm, sau khi đức Phổ Hiền nói mười đại nguyện vương rồi, liền
khuyến tấn các bậc Bồ Tát ở những ngôi Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập
Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác, đều nên phát nguyện cầu sanh về Cực Lạc? Nếu cảnh
Cực Lạc là ảo tượng không phải thật có, và môn Tịnh Độ là tầm thường, tại sao
các vị ấy lại cầu sanh? Cho nên Ấn Quang đại sư đã bảo: "Sự cao siêu mầu
nhiệm của pháp môn Niệm Phật, chư Tổ bảo là chỉ có Phật với Phật mới hiểu biết
hết được. Những kẻ khinh chê Niệm Phật, không phải chỉ khinh chê hạng ông già
bà cả tu Tịnh Độ đâu, mà chính là khinh chê luôn cả chư Phật và các bậc Đại Bồ
Tát như Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ đó!"
Về điểm thứ ba, xin giải
thích rõ hơn. Chỗ cứu cánh của Thiền là Chân Như Tam Muội. Điểm cứu cánh của
Tịnh Độ là Niệm Phật Tam Muội. Chân Như Tam Muội như vàng khối, Niệm Phật Tam
Muội như vòng, xuyến và các món trang điểm chạm trổ xinh đẹp, mà trong vòng
xuyến nguyên đã có vàng. Cho nên khi chứng Niệm Phật Tam Muội, tức đã bao gồm
cả Chân Như Tam Muội. Chân Như Tam Muội chỉ thuần về mặt trí huệ, Niệm Phật Tam
Muội đã có trí huệ còn gồm thêm phần phước đức; bởi người tu Tịnh Độ cũng lấy
nhứt tâm thanh tịnh làm căn bản, trên chỗ nhứt tâm ấy lại có thêm công đức niệm
Phật. Nhưng Chân Như Tam Muội với Niệm Phật Tam Muội không phải tu một đời mà
chứng được, cần phải liên tục tu trong nhiều kiếp; nhứt là chúng sanh thời mạt
pháp này khó mà hy vọng. Vì thế Niệm Phật Tam Muội tuy là chỗ cứu cánh của môn
Niệm Phật, nhưng chỉ đứng về hàng thứ yếu, mà sự cầu vãng sanh Tịnh Độ trong
một đời để được Bất Thối Chuyển, mới là tông chỉ chánh yếu cần thiết của tông
này. Do đó pháp môn Niệm Phật mới có tên là tông Tịnh Độ. Cho nên sở dĩ các bậc
tu Thiền sau khi ngộ đạo, tự biết con đường chứng đạo còn xa, sợ e kiếp người
ngắn ngủi, khi luân hồi sang đời khác phải bị mê lạc, nên mới chuyển hướng Niệm
Phật cầu vãng sanh là thế. Niệm Phật, lễ Phật dù rằng nhọc, nhưng được thêm
công đức phước báo do công năng tu trì của hai nghiệp thân và khẩu. Như chiếc
xe từ Đà Lạt về Saigon, chạy xe không tất nhiên nhẹ nhàng, nhưng nếu chuyên chở
thêm bông hoa rau cải, thì đã về đến Thủ Đô mà còn được có thêm phần hàng hóa.
Đem công năng siêng nhọc niệm Phật để được thêm nhiều phước báo, đó chính là
phần công và thưởng đương nhiên theo luật nhân quả, đâu có chi phải thiệt thòi?
Song mỏi nhọc nếu có, chỉ là lúc mới tu. Khi niệm Phật thuần thục đến chỗ vô
tâm, nào có chi là mỏi nhọc!
Nghi vấn trên thấy cũng cần thiết, nên dù không phải đoạn quyết nghi, cũng xin ghi tiếp vào đây. Những điểm hiểu lầm chưa thấu triệt về Tịnh Độ hãy còn nhiều, vì e tâm niệm phạm lỗi đấu tranh, nên đối với các sự biện minh tạm xin ngừng bút.
ẨN TU NGẪU VỊNH
30.-Ẩn tu niệm Phật cảnh sâu huyền !
Trong sáng linh hư hợp Tịnh, Thiền
Không hữu đều tan, Trung đạo dứt
Hoa vàng chợt nở Bảo trì liên !
NHƯ
Ý :
TỊNH thuộc HỮU tông, THIỀN là KHÔNG tông, trên bước dụng công sơ khởi,
lối tu của đôi bên Tuy có khác nhau nhưng tiêu điểm đi về vẫn là một.
Bởi lẽ
huyễn hữu tức chân không, chân như tam muội chẳng ngoài Niệm Phật tam-muội:
Cảnh cũ
CHÂN TÂM vạn nẻo về,
Đường tuy khác lối vẫn đồng quê.
Trong THIỀN có TỊNH trời Lư-lảnh,
Trong TỊNH gồm THIỀN nước ĐỘNG KHÊ.
Hàng tu
Phật nên ý thức điểm này.
4.- Nhứt cú Di Ðà
Danh dị phương tiện
Phổ nhiếp quần cơ
Bàng thông nhất tuyến.
Một câu A Di Ðà
Phương tiện cực mầu lạ
Nhiếp khắp hết căn cơ
Rẽ thông vào Bát Nhã.
LƯỢC GIẢI:
Ấn Quang Ðại Sư nói: "Tu các môn
khác phải nhiều đời mới thoát luân hồi, và theo như Khởi Tín Luận thì phải trải
qua một muôn đại kiếp tu hành liên tục mới vượt lên ngôi Bất Thối Chuyển. Ví
như quan chức phải từ phẩm bậc nhỏ lần lượt thăng đến ngôi Tể Tướng. Riêng môn
Niệm Phật là phương tiệm mầu lạ để mau thành Phật một đời được đới nghiệp vãng
sanh thoát khỏi luân hồi, một kiếp đã
bước lên ngôi Bất Thối Chuyển. Ví như Thái Tử khi mới sanh ra, đã tôn quý
vượt hẳn quần thần". Môn Niệm Phật lại nhiếp tất cả căn cơ, dưới từ
loài quỷ súc, hạng ngu tối dốt nát tật nguyền, trên đến bậc Ðẳng Giác Bồ Tát
như Văn Thù Phổ Hiền cũng có lời nguyện cầu sanh Tịnh độ. Chữ "nhất
tuyến" đây là chỉ cho môn Thiền Trực Chỉ, tức đường lối thẳng vào Bát Nhã
chân tâm. Ngài Triệt Ngộ dùng từ ngữ này, bởi ngài là một "đại thiền
sư". Lại "nhất tuyến" cũng hàm chỉ cho đường lối đặc sắc nhiệm
mầu của môn Tịnh Ðộ.
BỘ NHẬN 刃 Gồm có BỘ ĐAO 刀 cộng với một NÉT CHẤM BÊN TRÁI 丶 Là “NHẪN” LỰC khi bị con DAO đâm vào trái TIM, hình ảnh 忍 NHẪN tượng trưng cho TÂM 心 Ý Ðược NHU HÒA và NHẪN NẠI Các Chướng Duyên.
“NHẪN” LỰC là Tùy cảnh để
Cứu đời, hoặc Mặc (im lặng không nói) thời thuyết, hoặc thuyết thời mặc, hoặc
thị hoặc phi, hoặc Nghịch hành thuận hành ..., trên tinh
thần Đạo Đức CHUNG, lại phải cùng sống hòa hợp, cùng trao đổi KIẾN THỨC để bổ
khuyết cho nhau..., hoặc trì Chú, tụng Kinh, tham Thiền…Đây là PHƯƠNG
TIỆN "NHẪN" LỰC làm cứu cánh.
Kinh Hoa Nghiêm nói rằng:
"BỒ ĐỀ TÂM” làm NHÂN, “ĐẠI
BI” làm căn bản, “PHƯƠNG TIỆN” làm cứu cánh. Nếu
quên mất "BỒ ĐỀ TÂM” mà tu các pháp lành, đó là “NGHIỆP
MA”.
"BỒ ĐỀ TÂM” làm
NHÂN, do “NHẪN” LỰC mà thành tựu.
“ĐẠI BI TÂM” làm căn bản, do “NHẪN”
LỰC mà thành tựu.
Đây là “LÝ VÔ NGẠI PHÁP GIỚI”.
“PHƯƠNG TIỆN” làm cứu cánh, do
“NHẪN” LỰC mà thành tựu.
Đây là “SỰ VÔ NGẠI PHÁP GIỚI”. Như trì
Chú, tụng Kinh, tham Thiền…hoặc làm tất cả việc Thiện thế gian hay Xuất
thế gian cho đến thành PHẬT, đều do “NHẪN” LỰC mà thành tựu.
Đây là “LÝ SỰ VÔ NGẠI PHÁP GIỚI” cho
đến “SỰ SỰ VÔ NGẠI PHÁP GIỚI”.
Mặc (im lặng không nói) thời thuyết, thuyết thời
mặc,
Ðại thí môn khai vô ủng tắc.
Hữu nhân vấn ngã giải hà tông?
Báo đạo ma-ha bát-nhã lực. (TỨ VÔ
NGẠI BIỆN TÀI)
Hoặc thị hoặc phi nhân bất thức,
Nghịch hành thuận hành thiên mạc trắc.
(Vĩnh Gia Chứng Ðạo Ca)
(Thông thường người đời chỉ TIN
NHÂN QUẢ THẾ GIAN mà thôi, còn NHÂN QUẢ XUẤT THẾ GIAN thì
không đủ NHẪN LỰC, để TIN ĐƯỢC NGUYỆN LỰC CỦA
CHƯ PHẬT, CHƯ BỒ TÁT…)
Chứng thực tướng, vô
nhân pháp,
Sát na diệt khước a tỳ nghiệp.
Tu-Bồ-Đề! Môn Nhẫn-nhục Ba-la-mật, đức Như-Lai nói
đó chẳng phải Nhẫn-nhục Ba-la-mật, mà tạm gọi là Nhẫn-nhục Ba-la-mật.
Bởi vì sao? Nầy
Tu-Bồ-Đề! Như Ta thuở xưa, bị vua Ca-Lợi chặt đứt thân thể. Trong lúc đó, Ta không
có tướng ngã, không có tướng nhân, không có tướng chúng-sanh,
không có tướng thọ-giả.
Vì sao
vậy? Vì thuở xưa, trong lúc thân phận bị chặt rời rã đó, nếu Ta còn có tướng
ngã, tướng nhân, tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả, thời lẽ ra Ta khởi
lòng hờn-giận.
ĐỨC PHẬT NHIÊN ĐĂNG THỌ KÝ
Nầy Tu-Bồ-Đề, nơi ý của Ông nghĩ thế nào? – Ở nơi chỗ đức Phật Nhiên-Đăng thì Như Lai có pháp chi mà được thành Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Không, như chỗ con hiểu nghĩa-lý của lời Phật dạy, thời ở nơi đức Phật Nhiên-Đăng, Đức Thế Tôn đã không có pháp chi mà được thành Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác cả."
Đức Phật dạy rằng: "Đúng thế! Đúng thế! Nầy Tu-Bồ-Đề! Thiệt không có pháp chi đức Như-Lai đặng Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu còn có pháp nào mà đức Như-Lai được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, thời đức Phật Nhiên-Đăng bèn chẳng thọ-ký cho Ta rằng: "Ông ở đời sau sẽ được thành Phật hiệu là Thích-Ca Mâu-Ni."
KINH
KIM CANG
BÁT NHÃ BA LA MẬT
VUA CA
LỢI và TIÊN NHẪN NHỤC
(Kinh
Pháp Hoa Lược Giảng
Hòa
Thượng Tuyên Hóa)
Vua Ca Lợi này là ai? Chính
là Tôn giả A Nhã Kiều Trần Như.
Vào thời quá khứ, có một
hôm vua Ca Lợi dẫn theo một nhóm cung nữ lên núi đi săn—vây bắt một số động vật
như hoẵng, nai, hươu. Vào trong núi, số cung nữ này vốn từ xưa đến nay toàn ở
trong thâm cung giống như ở tù vậy, không hề được ra ngoài; lần này được sổ
lồng, có thể nhìn ngắm được trời mây. Ố! Nhìn quan cảnh núi rừng sao mà thoáng
đãng, có núi, có nước, cây cỏ đâm chồi nẩy lộc, nước suối nhẹ nhàng êm trôi;
trong hoàn cảnh như thế làm cho lòng người vô cùng hoan hỷ. Phong cảnh núi rừng
xinh đẹp hùng vĩ, chuyến đi này thật không thể dùng lời tả xiết, các cung nữ
mải mê chạy đi thăm thú khắp nơi. Bọn họ nhìn thấy trong một hang núi có một cụ
già, lớp bụi đất bám trên thân người này dày không biết bao nhiêu mà kể, tóc
dài đến nổi bện thành một cục rối sù sì. Những cung nữ này khi nhìn thấy một
người như thế ở phía trước đều không dám tiến lên, bọn họ cho rằng trong hang
núi này có một con yêu quái; sau đó nhìn kỹ lại, ồ! Thì ra là một cụ già, một
cụ già rất kỳ quái!
Đó là Đức Phật
Thích Ca Mâu Ni khi còn tu hạnh bồ tát đã làm một vị tiên tu hạnh nhẫn
nhục, Ngài cũng rất ít khi gặp người khác, nên lúc bấy giờ nhìn thấy nhiều cung
nữ đến thế, Ngài cũng muốn hóa độ nhóm cung nữ này, nên lên tiếng: “Ây! Các cô
không nên sợ tôi! Tôi không ăn thịt các cô đâu! Tôi không biết ăn thịt người,
tôi cũng là người mà.”
Các cung nữ này vừa nghe,
vui mừng: Ồ! Cụ già đã nói chuyện rồi! Bèn vây quanh lại hỏi: “Cụ ngồi ở đây
làm gì? Cụ ở nơi đây có cơm ăn không? Quần áo của cụ đã rách nát hết rồi! Cụ đi
được không? Tại sao cụ lại ngồi mãi ở đây? … ”
Tiền thân của Đức Phật
Thích Ca Mâu Ni chính là vị tiên Nhẫn Nhục này, bảo các cung nữ rằng: “Tôi ở
đây tu đạo, chuyên tu về hạnh nhẫn nhục!” Các cung nữ liền hỏi: “Nhẫn nhục?
Nhẫn nhục là cái gì?” Nghe đến chữ “nhẫn nhục” bọn họ không hiểu. Tiên nhân
Nhẫn Nhục liền giải thích: “Nhẫn nhục có nghĩa là người ta có đối xử tệ với
mình, mình đều không được nổi sân, xem như không hề xảy ra việc ấy.” Sau đó,
Tiên nhân giảng cho các cung nữ này nghe về pháp môn “nhẫn nhục”.
Giảng thuyết một hồi, người
nói cũng sẵn lòng nói, người nghe cũng sẵn lòng nghe; vì các cung nữ này từ xưa
đến giờ chưa từng nghe được diệu pháp như vậy. Lần này người nghe cũng nhập
tâm, người nói cũng định tâm; xung quanh có xảy ra động tĩnh gì, tất cả đều
không hay biết. Giống như chúng ta hiện nay, nếu như quý vị là người thật tâm ở
đây nghe kinh thì dù bên ngoài có xảy ra chuyện gì, quý vị cũng không nghe
thấy; còn nếu như quý vị là người không thật tâm nghe kinh thì ở ngoài phố có
những khách du lịch nào, hoặc giả hiện giờ ở tại “Kim Sơn Thời Báo” giảng về
nguồn gốc của Kim Sơn Thời Báo ra sao thì quý vị đều nghe biết hết. Nếu như quý
vị nghe kinh bằng tất cả tấm lòng thì bên ngoài có âm thanh gì cũng đều không
nghe thấy.
Vị tiên nhân Nhẫn Nhục này
giảng cho các cung nữ nghe pháp môn “nhẫn nhục” khiến cho tất cả đều nhập vào
định; vào lúc này vua Ca Lợi từ xa đi tới, đến thăm các cung nữ. Bình thường
vua hay đùa nghịch với các cung nữ đã quen, lần này cũng vậy, Ngài đi nhè nhẹ,
chầm chậm không để cho các cung nữ nhìn thấy; các cung nữ cũng đang nghe kinh
một cách xuất thần, Tiên nhân Nhẫn Nhục cũng đang giảng một cách xuất thần, tất
cả đều không hay biết đến những gì xảy ra xung quanh.
Vua Ca Lợi đi nhẹ nhẹ đến
gần phía trước xem, Ồ! Thì ra có một cụ già! Các cung nữ của vua đều đang quây
quanh cụ già nghe nói chuyện. Thế là vua liền khởi sanh tâm đố kỵ nghĩ “Các
cung nữ này đều là những người nữ nhân của mình, bây giờ lại bị một cụ già như
ông ấy mê hoặc, tất cả đều tỏ ra thích thú ông ấy!” Nghĩ như thế vua liền cất
tiếng hỏi: “Nhà ngươi đang giảng gì vậy?” Tiên nhân Nhẫn Nhục nghe có người hỏi
như thế, ngước lên nhìn, thì ra là một vị hoàng đế. Tiên nhân đáp: “Bần đạo
đang giảng cho các cung nữ nghe về pháp môn 'nhẫn nhục'!”
Vua hỏi: “Nhẫn nhục? Sao
gọi là “nhẫn nhục””? Nhà ngươi có thể nhẫn được không? Chỉ dựa vào tấm thân già
nua này, ngươi có thể nhẫn được không? Tiên nhân Nhẫn Nhục trả lời: “Bần đạo có
thể nhẫn được!” Vua Ca Lợi hỏi lại: “Ngươi có thể nhẫn được à? Bây giờ ta muốn
chứng thực lời nói của ngươi! Thử nghiệm xem nhà ngươi có thể nhẫn được không?
Theo cách nhẫn nhục của ngươi thì dù có đau đớn gì nhà ngươi cũng có thể nhẫn
được phải không?” Vị tiên trả lời: “Dạ phải!”
“Thế thì đầu tiên ta sẽ
dùng kiếm báu của mình cắt cánh tay của ngươi, xem ngươi phản ứng như thế nào?”
Tiên nhân trả lời: “Vâng, xin Ngài cứ thử!” Thế là, vút, vua Ca Lợi rút kiếm
báu đeo bên mình ra; thanh bảo kiếm của vua có thể chẻ vàng cắt ngọc, vô cùng
sắc bén, thanh kiếm báu vừa chạm vào tay Tiên nhân, cánh tay liền bị cắt lìa.
Vua Ca Lợi hỏi: “Ngươi có đau không?” Tiên nhân Nhẫn Nhục đáp: “Không đau!” Vua
tiếp: “Tâm ngươi có khởi lên sân hận không? Ngươi có oán hận ta không?” Tiên
nhân đáp: “Không oán hận!” “Ngươi thật không oán hận? Tốt! Còn lại một cánh
tay, ta cũng sẽ cắt nốt! Một cánh tay, ngươi đương nhiên không oán hận, thử hai
cánh tay xem!” Thế là vua chém đứt luôn cánh tay còn lại. “Ngươi có đau không?”
Tiên nhân Nhẫn Nhục đáp:
“Không đau!” “Tâm ngươi có oán hận ta không?” Tiên nhân đáp: “Không oán hận!”
“Thế có gì chứng minh không? Ngươi nói ngươi không oán hận ta, nhất định là
ngươi nói dối, khoác lát! Hừ! Há lại có đạo lý này! Ta chặt tay của ngươi,
ngươi lại không oán hận ta? Trên đời này không có loại người như vậy! Ta không
tin! Ta cắt thêm một cái chân của ngươi, xem ngươi có oán hận hay không? Ta vốn
muốn ngươi nói lời chân thật! Ngươi lại nói dối với ta, ta không thể tha thứ
cho ngươi được!” Nói xong, liền vung kiếm chém lìa một chân của Tiên nhân.
Quý vị xem! Hai tay và một
chân của người ta đã bị cắt, chỉ còn lại một chân. A! Nếu là người bình thường
sẽ rất đau khổ, nước mắt tuôn tràn như suối chảy; nhưng lúc này vị Tiên Nhẫn
Nhục không có tâm trạng như vậy. Vua Ca Lợi lại hỏi Tiên nhân: “Bây giờ ngươi
có đau không?”
Tiên nhân đáp: “Không đau!
Việc này không đáng là gì!” “Ồ? Không đáng à? Tâm ngươi có hận ta không?” Tiên
nhân đáp: “Bần đạo không hận Ngài!” “Sao? Thế thì tốt! Hai tay của ngươi đã
không còn, chân chỉ còn lại một cái. Một chân cũng không làm được gì, không thể
đi đứng, ta sẽ hoàn thành tâm hạnh nhẫn nhục không đau khổ cho ngươi bằng cách
chặt đứt luôn cả chân còn lại của ngươi!” Thế là vua chém lìa luôn cả chân kia
và hỏi Tiên nhân: “ Ngươi có đau không? Bây giờ hai tay và hai chân của ngươi
đã không còn, ta xem ngươi còn làm thế nào được? Bây giờ ngươi có đau không?
Phải nói lời chân thật! Nếu ngươi nói thật, sẽ không có việc gì; nếu nói dối,
ta vẫn phải thử nghiệm tiếp!”
Tiên nhân Nhẫn Nhục trả
lời: “Ồ! Bây giờ bần đạo vẫn cảm thấy không đau!” “Thế tâm ngươi có oán hận ta
không?”, vua Ca Lợi hỏi. Tiên nhân vẫn từ tốn: “Bần đạo không oán hận Ngài!”
Vua không tin “Ngươi ngoài miệng nói không oán ta, vì ta là một vị hoàng đế nên
ngươi không dám oán, ngươi dám giận mà không dám nói, cho nên mới gắng chịu đựng
đau đớn, cho nên phải nói dối mà không chịu nói thật, có phải như vậy không?”
Tiên nhân Nhẫn Nhục vẫn trước sau như một: “Dạ, không phải! Nếu như bần đạo
không có tâm oán hận bệ hạ thì xin cho tay chân của bần đạo được mọc dài ra;
còn như bần đạo có tâm oán hận Ngài thì xin cho tay chân của bần đạo không thể
trở lại như xưa.”
Tiên nhân vừa dứt lời, tay
và chân quả nhiên mọc trở lại, như chưa hề bị chặt đứt. Lúc bấy giờ tất cả hộ
pháp thiện thần đều phẫn nộ, từ trên không trung giáng mưa bão xuống, đánh vua Ca
Lợi. Bấy giờ Tiên nhân Nhẫn Nhục xin với các vị hộ pháp thiện thần rằng: “Chư
vị không nên trách phạt vua, vua chỉ thử bần đạo, giúp thành tựu đạo nghiệp cho
bần đạo. Trong cùng tận những kiếp mai sau, nếu được thành Phật, trước tiên bần
đạo sẽ độ cho vua cũng được thành Phật; bần đạo sẽ độ vua trước, vua sẽ được
khai ngộ đầu tiên.”
Vua Ca Lợi kiếp trước nay
chính là Tôn giả A Nhã Kiều Trần Như, kiếp trước Tôn giả đã không khách sáo đối
với Phật như thế, nên sau khi thành đạo, Phật độ cho Tôn giả khai ngộ trước.
Ngay cái tên “A Nhã” của Tôn giả dịch là “giải bổn tế”, hay còn gọi là “tối sơ
giải”, nghĩa là được “khai ngộ đầu tiên” vậy.
Đốn giác liễu Như Lai thiền,
Lục độ vạn hạnh thể trung viên.
Mộng lý minh minh hữu lục thú,
Giác hậu không không vô đại thiên.
Vô tội phước, vô tổn ích,
Tịch diệt tánh trung mạc vấn mịch.
Tỉ lai trần kính vị tằng ma,
Kim nhật phân minh tu phẫu tích.
Thùy vô niệm? Thùy vô sanh?
Nhược thực vô sanh vô bất sanh.
Hoán thủ cơ quan mộc nhân vấn:
Cầu Phật thi công tảo vãn thành ?
Phóng tứ đại, mạc bả tróc,
Tịch diệt tánh trung tùy ẩm trác.
Chư hành vô thường nhất thiết không,
Tức thị Như Lai đại viên giác.
Thoắt giác rồi Như Lai Thiền,
Sáu độ muôn hạnh thể tròn nguyên.
Trong mộng lao xao bày sáu nẻo,
Tỉnh ra bằn bặt chẳng ba nghìn
Không tội phước, không thêm bớt,
Tánh mình vắng lặng đừng hỏi bắt.
Bấy lâu gương bụi chửa từng lau,
Này lúc rõ phân cần dứt khoát
Ai không niệm ? Ai không sanh ?
Ví thực không sanh không chẳng sanh.
Gọi người gỗ hỏi nguồn cơn ấy :
Cầu Phật ra công mấy thuở thành?
Buông bốn đại, đừng nắm bắt,
Tánh mình vắng lặng tùy ẩm trác.
Muôn vật vô thường thảy thảy không,
Đấy chính Như Lai thật viên giác
II.- Cảnh Giới Tự Chứng
Có chứng Thiền Như Lai mới biết trong ấy có tất cả đức tướng Như Lai : sáu độ (thí độ, giới độ, nhẫn độ, tiến độ, thiền độ, huệ độ) và muôn hạnh, dùng làm phương tiện của Bồ Tát giới . Quét sạch hết tạo tác của tư tưởng (hành), đó là cảnh giới bặt hết mâu thuẫn : tội phước, thêm bớt, thời gian không gian (sáu nẻo luân hồi, ba ngàn thế giới); vậy nên đừng đuổi bắt gì hết, đừng nắm lấy vật thể nào hết (bốn đại), mà cứ tự nhiên thuận tánh (ẩm trác) trong sinh hoạt hằng ngày . Đó là cảnh giới vô niệm, vô sanh, nhưng vô niệm không có nghĩa là diệt niệm (lau tâm) vì tâm vốn vô nhiễm, không có gì phải lau . Nếu hiểu vô niệm, vô sanh là bóp chết tâm hồn và thể xác thì tốt hơn nên cầu đạo ở người gỗ, ở cái bồ nhìn, hơn là đến cửa Thiền.
- Chửa từng lau : trong bài kệ chứng
đạo, Lục Tổ nói:
"Xưa nay không một vật,
Bụi còn bám vào đâu ?"
- Vô niệm : Lục Tổ giải thích vô niệm là "ở nơi niệm mà không niệm", có nghĩa là niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, tức tùy cảm tùy ứng mà niệm chớ không phải thứ niệm (tư tưởng) duyên sanh. Thiền sư Thần Hội cũng nói:
"Không niệm niệm ấy tức niệm Chân Như
Không sanh sanh ấy tức sanh thực tướng".
ẨN TU NGẪU VỊNH
16.- Ẩn tu nghĩ muốn
thoát dòng mê !
Vững lái phong ba lúc nặng nề
Niệm Phật, niệm Tâm, tâm niệm Phật
Mây tan thấy rõ lối đi về.
NHƯ
Ý: Phật
Tức TÂM, nên niệm PHẬT tức là niệm CHƠN Tâm, dùng chơn tâm THANH tịnh, niệm hồng
danh A DI ĐÀ, để chứng TỰ tánh Phật, SANH về cõi Phật gọi là TÂM NIỆM
PHẬT.
Khi niệm
cùng cực, trần tình không, khế hợp với tự tánh DI ĐÀ, thì nghĩa mầu của THIỀN
và GIÁO điều hiện bài. Sanh về cực lạc mà không thấy có TƯỚNG vãng sanh
nên gọi SANH tức VÔ sanh, tuy vô-sanh song chẳng ngại gì có tướng PHẬT tiếp dẫn,
ngồi trên đài vàng SANH về cực lạc, nên gọi vô-sanh tức sanh, đường lối đi về
đã thấy rõ.
MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT
7.- Nhứt cú Di Ðà
Thành Phật tiêu chuẩn
Dĩ niệm Phật tâm
Nhập Vô Sanh Nhẫn
Một câu A Di Ðà
Là thành Phật tiêu chuẩn
Dùng tâm hạnh niệm Phật
Chứng vào Vô Sanh Nhẫn.
LƯỢC GIẢI:
Niệm Phật chẳng riêng khi lâm chung được sanh về cõi
Phật mà thôi. Trong hiện tại nếu hành giả nhiếp cả sáu căn, giữ cho tịnh niệm
nối luôn, và có thể ngay đời này được ngộ đạo, chứng vào Vô Sanh Pháp Nhẫn. Cho
nên gọi: Niệm Phật là tiêu chuẩn thành Phật.
Quyết định thuyết, biểu chân tăng,
Hữu nhân bất khẳng nhiệm tình trưng :
Trực triệt căn nguyên Phật sở ấn:
Trích diệp tầm chi ngã bất năng !
Ma ni châu, nhân bất thức,
Như Lai tạng lý thân thâu đắc:
Lục ban thần dụng không bất không,
Nhất lỏa viên quang sắc phi sắc.
Tịnh ngũ nhãn, đắc ngũ lực,
Duy chứng nãi tri nan khả trắc.
Kính lý khán hình kiến bất nan,
Thủy trung tróc nguyệt tranh niên đắc.
Dám nói quyết, rõ chân tăng,
Ví còn thắc mắc xin thưa rằng :
Thẳng tận đầu nguồn phăng dấu Phật,
Chọn lá tìm cành ta chẳng đương!
Ngọc ma ni, người có biết,
Như Lai kho ấy thâu trọn hết :
Sáu ban thần dụng không chẳng không,
Một điểm viên quang sắc chẳng sắc.
Tịnh năm mắt, được năm lực,
Có chứng mới hay không lượng được.
Trong gương ngắm ảnh dễ thấy hình
Đáy nước mò trăng khôn nắm nguyệt.
III.- Đại Ý Chí
Phàm dám đi con đường lớn phải cụ bị một ý chí kim cương. Ý chí ấy biểu hiện bậc chân tăng. Với ý chí ấy, thiền sư thưa rằng con đường Thiền của sư đi là đi thẳng vào đất Như Lai, là khám phá chân lý (đạo) tự nguồn tâm gốc tánh, còn việc tầm chương trích cú thuộc thế giới của ảo tưởng, thì ngoài khả năng của sư . Tâm và tánh ấy là ma ni châu (ngọc như ý), là kho Như Lai, có đủ trí, đủ sáu thần dụng (sáu thần thông: thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mạng thông, thần túc thông, lậu tận thông) ứng với sáu căn. Sáu căn tịnh thì tịnh luôn năm mắt (ngũ nhãn : nhục nhãn, thiên nhãn, huệ nhãn, pháp nhãn, Phật nhãn) và được năm lực phá trừ các chướng ngại (ngũ lực : tín lực, tiến lực, niệm lực, định lực, huệ lực). Đó là chỗ không nghĩ bàn được. Điều ấy ví như ta chuyển ngược ánh sáng vào nội tâm ắt ta dễ nhận thấy cái "bổn lai diện mục" như ta thấy ảnh trong gương; nhưng nếu ta phóng tâm ra ngoài tìm trăng (dụ cho viên giác) trên mặt nước (dụ cho tự tánh) ắt mắc phải trạng thái phân tâm, có chủ và khách biệt lập nhau, nên không thể chứng bồ đề.
- Không chẳng không, sắc chẳng sắc : siêu việt ngoài tri thức suy luận. Đó không phải là phủ nhận, mà là "phủ nhận cái phủ nhận" để đi đến cái khẳng nhận tối hậu trong tam đoạn luận bát nhã này:
Không, bất không, không bất
không.
ẨN TU NGẪU VỊNH
21.-Ẩn tu Không có, Có mà Không !
Phương tiện, từ bi khó biết lòng !
Ngôn thuyết hãy còn Thân thuyết-pháp
Sấm mưa ẩn hiện bóng Thần Long.
NHƯ
Ý :
Kẻ ẨN TU tuy thấy dường như Tự-lợi, không giáo hóa độ ai nhưng thực ra trong
hành động, chính là đã DÙNG THÂN MÀ NÓI PHÁP rồi, Có không Không có chỉ
nói riêng về ý này.
MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT
32.- Nhứt cú Di Ðà
Thằng bản thị ma.
Nại hà bất hội
Phiên nghi tác xà?
Một
câu A Di Ðà
Dây vốn chỉ là gai.
Tại sao không thể nhận?
Nghi là rắn lầm thay!
LƯỢC GIẢI:
Duy Thức Luận có đoạn thí dụ: Người nọ đi trong cảnh trời nhá
nhem tối, chợt thấy một sợi dây to nằm uốn lượn, tưởng là con rắn, vội nhảy
tránh la hoảng lên. Ðến chừng nhìn kỹ lại mới biết mình lầm, vì đó chỉ là đoạn
dây. Nếu người ấy thể nhận sâu thêm, sẽ thấy dây kia cũng không thật, vì do
những tơ gai nhỏ kết hợp thành.
Lầm dây là rắn, Duy Thức Học thí dụ cho tánh Biến Kế Sở Chấp thuộc Phi Lượng,
tức chấp trước mọi sự và lượng định một cách sai lạc. Nhận ra là dây, thí dụ
cho tánh Y Tha Khởi thuộc về Tỷ Lượng. Y Tha Khởi là tánh chất nương nơi cái
khác khởi hiện, như sợi dây nương nơi cái khác khởi hiện, như sợi dây nương nơi
tơ gai mà có. Tỷ Lượng là sự lượng định tương tợ của ý thức so sánh, như thấy
dây tương tợ như rắn. Thể nhận sâu thêm, thấy dây cũng giả, chỉ do tơ gai kết
hợp thành, thí cụ cho tánh Viên Thành Thật thuộc Hiện Lượng. Viên Thành Thật là
tánh bao la sáng suốt tròn đầy xác thật. Hiện Lượng là tâm lượng của trực giác
không phân biệt. Ðây mới là tánh lượng xác thật rốt ráo của chân tâm.
Sự ứng dụng về niệm Phật cũng thế. Nếu cho câu hồng danh là một pháp lành, dùng
nó để tu cầu phước báu hư huyễn của cõi Nhơn Thiên, đó thuộc về tánh Biến Kế Sở
Chấp và Phi Lượng. Có người dùng câu
niệm Phật như một thoại đầu hay phương tiện để dứt trừ vọng tưởng trở lại chân
tâm, cũng còn thuộc về tánh Y Tha Khởi là Tỷ Lượng. Như thể nhận niệm Phật tức là Phật, ngay câu hồng danh là
phước, là huệ, là Thật Tướng, là Chân Tâm và Bồ Ðề Niết bàn, đó mới là tánh
Viên Thành Thật thuộc Hiện Lượng. Ứng dụng niệm Phật như thế mới đúng mức. Dùng
với hai cách trước còn là khuyết điểm sai lầm. Bài kệ trên, Triệt Ngộ thiền sư muốn
nêu cao sự diệu dụng về niệm Phật, để phá lối nhận thức sai lạc của một số
người đối với pháp môn này.
Thường độc hành, thường độc bộ,
Đạt giả đồng du niết bàn lộ.
Điệu cổ thần thanh phong tự cao,
Mạo tụy cốt cương nhân bất cố.
Cùng Thích tử, khẩu xưng bần,
Thực thị thân bần đạo bất bần.
Bần tắc thân thường phi lũ hạt,
Đạo tắc tâm tàng vô giá trân.
Vô giá trân, dụng vô tận,
Lợi vật ứng cơ chung bất lận.
Tam thân tứ trí thể trung viên,
Bát giải lục thông tâm địa ấn.
Thượng sĩ nhất quyết nhất thiết liễu,
Trung hạ đa văn đa bất tín.
Đản tự hoài trung giải cấu y,
Thùy năng hướng ngoại khoa tinh tiến?
Thường một mình, thường tản bộ,
Đạt giả lại qua Niết Bàn lộ.
Điệu xưa thần nhẹ dáng thanh thanh,
Thân cứng xương gầy ai chiếu cố ?
Hèn con Phật, miệng xưng nghèo,
Rõ thực thân nghèo đạo chẳng nghèo .
Nghèo ắt thân thường manh áo chắp,
Đạo ắt tâm hằng châu báu đeo .
Châu báu đeo dùng chẳng hết,
Tùy duyên rải khắp thèm keo kiết.
Ba thân bốn trí thể tròn nguyên,
Tám giải sáu thông tâm ấn hiệp.
Bậc cao một quyết là xong hẳn,
Kẻ thấp càng nghe lại lắm ngờ.
Hãy vứt trong lòng manh áo bẩn,
Sá gì tinh tiến hướng ngoài khoe ?
IV.- Con Đường Niết Bàn
Con đường Niết bàn là con đường đi chợ, ở đó phàm thánh lẫn lộn qua lại, mà cũng là con đường tuyệt đối cô đơn dành cho hàng long tượng của Phật pháp như có lần Bàng cư sĩ hỏi Mã Tổ: "Ai là người chẳng cùng muôn pháp làm bạn?" . Muốn đi qua con đường ấy phải có bộ xương kim cương, ẩn dưới thân hình tiều tụy (mạo tụy cốt cương), và vì tiều tụy nên không ai để ý, mà cũng không tự mình để ý đến mình. Đó là những người:
"Vào nước không quậy sóng,
vào rừng không động lá"
Bên ngoài càng tiều tụy thì
bên trong nội lực càng sung mãn, châu báu cho mấy cũng không hết, thành
tựu ba thân (pháp thân, báo thân, hóa thân), hoàn tất tám cửa
giải thoát (bát giải thoát : nội hữu sắc tướng ngoại quán sắc,
nội vô sắc tướng ngoại quán sắc, v.v...) chứng bốn trí (đại viên cảnh
trí, bình đẳng tánh trí, diệu quan sát trí, thành sở tác trí),
v.v... Tất cả những điều thân chứng ấy đều là diệu dụng tự
nhiên của tâm, nên cần quyết định thay vì tìm ngoài, cần mạnh
tay xé nát manh áo bẩn của tâm ý thức che khuất tự
tánh bồ đề (sở tri chướng).
- "Bậc cao một quyết... " Lão tử nói: "Bậc cao
nghe đạo làm liền, bậc giữa nghe đạo nửa nhớ nửa quên, bậc thấp nghe đạo cười
dài . Không cười không đủ là đạo"
ẨN TU NGẪU VỊNH
73.-Ẩn tu bốn mặt khói sương đầy
Hỏi gạn ai người niệm Phật đây?
Cười mỉm Duy Ma không phúc đáp
Song hồ nửa khép cánh am mây !
NHƯ Ý : Trên đây Bút-Giả thử áp dụng
cách niệm Phật theo lối Tham-cứu, đó là dùng câu thoại đầu: AI niệm Phật đây? Đặt
Nghi-tình tại chữ Ai, vì niệm để Thí-nghiệm trong giai đoạn ngắn, nên chưa thấy được
Ai, nhưng dù có thấy cũng không làm sao tỏ bày được.
Trong Kinh Tịnh-Danh, sau khi chư Bồ-tát mỗi vị đưa ra Ý
kiến của mình về Bất-nhị Pháp Môn, đến phiên ngài DUY MA CẬT thì Ngài lại lặng
thinh, ĐỨC VĂN THÙ khen rằng: "Hay thay! Hay thay! Đó mới chính
là BẤT NHỊ PHÁP MÔN, bởi thực thể của môn nầy hay cảnh giới phát minh của thoại
đầu là Chân-Như
Tâm, không
thể dùng Tưởng Niệm mà nghĩ đến hay Lời Nói để diễn tả được, chính “Song hồ nửa khép
cánh am mây !”, đã Yên Lặng Hồng Nhiên nói lên Cảnh
Giới ấy.
MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT
18.- Nhứt cú Di Ðà
Ðại Bát Niết Bàn
Nhất luân minh nguyệt
Vạn lý không hàn!
Một
câu A Di Ðà
Là cảnh Ðại Tịch Diệt
Muôn niệm trống thanh lương
Chỉ một vầng minh nguyệt!
LƯỢC GIẢI:
Khi đã vào thể nhiệm mầu cao tuyệt của Không Như Lai
Tạng, hành giả niệm Phật ở cảnh giới mà nhà Thiền gọi là "Chẳng cùng muôn pháp làm bạn"
(Bất dữ vạn pháp vi lữ). Cảnh giới này như vầng trăng tròn sáng, chiếu soi muôn
dặm, vắng lặng, thanh lương, là cảnh Ðại Tịch Diệt hay Ðại Bát Niết Bàn vậy.
Ðây cũng gọi là cảnh "song vong", người chăn và trâu đều mất, phiền
não cùng pháp trừ phiền não không còn. Như lời xưa đã diễn tả:
Soi lại người, trâu dã mất tung
Dặm ngàn vắng lạnh nguyệt linh lung!
Ý hay đoan bích như ai hỏi
Cỏ biếc hoa tươi tự thắm hồng!
Tòng tha báng, nhiệm tha phi,
Bả hỏa thiêu thiên đồ tự bì.
Ngã văn kháp tự ẩm cam lộ,
Tiêu dung đốn nhập bất tư nghì.
Quán ác ngôn, thị công đức,
Thử tắc thành ngô thiện tri thức.
Bất nhân sán báng khởi oan thân,
Hà biểu vô sanh từ nhẫn lực .
Mặc ai biếm, mặc ai gièm,
Châm lửa đốt trời nhọc xác thêm.
Ta nghe như uống cam lồ vậy,
Tan hết vào trong chẳng nghĩ bàn.
Xét lời ác, ấy công đức,
Đó mới chính là thầy ta thực.
Chớ vì báng bổ nổi oán, thân,
Sao tỏ vô sanh, nêu nhẫn lực ?
V.- Chuyển Phẩm Chướng Đạo Thành Phẩm Trợ Đạo
Con đường cầu đạo dẫy đầy chướng
ngại, ở vật cũng như ở người; tuy nhiên, chướng ngại là ở tâm, ở định
kiến, không phải ở ngoại giới . Hãy vận dụng tinh thần đại vô
úy chuyển biến tất cả nghịch cảnh làm lợi khí cho mình. Được
vậy, lời ác là công đức, lời gièm pha là cam lộ, tất cả kẻ
thù là thầy ta, mọi chướng ngại sẽ tiêu tan và dung
hòa (tiêu dung) trong cái không nghĩ bàn được. Nhẫn nhục ba la mật là
vậy .
ẨN TU NGẪU VỊNH
36.-Ẩn tu thôi mặc dở hay đời
Chỉ ước lâm chung dự biết thời
Nương nguyện Phổ-Hiền sanh Cực-Lạc
Rồi dong thuyền độ khắp nơi nơi.
NHƯ
Ý : Người
Á đông, nhất là những người ở nước có Triết lý Tam-giáo, THÍCH ĐẠO NHO, khi đã
chìm nổi nhiều với cuộc đời, thường có ý hướng về sự THOÁT tục; để tiêu biểu
cho việc đó, XIN tạm dịch hai câu của Cao-Bá-Quát như sau : Việc thế nổi chìm
xin chớ hỏi, trong xa khói sóng có ĐÀO NGUYÊN. Nguyên tác, “Thế sự thăng trầm Quân mạc vấn, Yên
ba thâm Xứ Hữu Ngư châu.”
Cũng có
vị khi đã ở trong cửa ĐẠO, nhưng xét thấy chúng sanh nghiệp NẶNG,
mình lại CHƯA đủ khả năng tế độ; như CHÍNH mình còn bị trói KHÔNG thể mở trói
cho người; Nên đành phải để sự XUẤT trần trước rồi mới NHẬP trần sau, đó là tâm
sự của bà Công-chúa em gái vua Nhật-tôn: “Lên bờ cứu khổ mong quay lại, biển
ái trong xa nước đục lờ.” Mấy câu này nói lên ý tưởng trên đây.
MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT
72.- Nhứt cú Di Ðà
Mãn Sằn-đề độ
Nhị ngã tướng không
Vô Sanh Nhẫn ngộ.
Một câu A Di Ðà
Ðầy đủ nhẫn nhục độ
Tướng Nhị Ngã không còn
Pháp Vô Sanh được ngộ.
LƯỢC GIẢI:
Sở dĩ hạnh Nhẫn Nhục khó được thành tựu, vì chúng sanh còn có tướng Nhị Ngã. Nhị
Ngã tướng là Nhơn Ngã tướng và Pháp Ngã tướng, tức mối chấp có Ta và Pháp. Nếu
chuyên niệm Phật, nghiệp chướng mau tiêu trừ, lần lần hành giả sẽ được tâm
không, thấy Ta, Người và Pháp đều như huyễn, chẳng thật có. Khi ấy đâu còn chấp
có người cùng pháp là nguyên nhân gây nên sự bức não, và ta là kẻ hay nhẫn, bởi
hành giả đã thoát khởi ranh giới của Ngã, Pháp; chân tâm dung hợp khắp mọi nơi.
Chừng ấy đương nhơn sẽ chứng ngộ vào Vô Sanh Pháp Nhẫn, tròn đầy Sằn-đề ba la mật.
Tông diệc thông, thuyết diệc thông,
Định huệ viên minh bất trệ không.
Phi đản ngã kim độc đạt liễu,
Hằng sa chư Phật thể giai đồng.
Sư tử hống, vô úy thuyết,
Bách thú văn chi giai não liệt.
Hương tượng bôn ba thất khước uy,
Thiên long tịch thính sanh hân duyệt.
Tông cũng thông, thuyết cũng thông,
Định huệ sáng tròn chẳng trệ không.
Nào phải mình ta riêng đạt đấy,
Hằng sa chư Phật thể chung đồng.
Sư tử hống thuyết vô uý,
Trăm thú nghe qua xé óc tủy .
Hương tượng chạy dài hết liệt uy,
Thiên long lặng ngóng lòng hoan hỉ.
VI.- Tông Thông Thuyết Thông
- Tông là pháp Thiền.
- Thuyết là mười hai bộ kinh.
Hễ tông thông thì tùy duyên mà
nói pháp, nói thuận nói nghịch gì cũng là đạo . Đó là trạng thái tuyệt
đối quân bình giữa định và huệ, viên minh, siêu việt, không
trệ ở không chướng. Lúc đó thì thuyết là tiếng rống đầy hùng lực của sư
tử (biểu hiệu của Phật) làm rung động hết muôn thú (biểu hiệu bầy
ma vô minh), voi (biểu hiệu hàng tu tiệm giáo) chạy dài, trong khi rồng
thiêng (biểu hiệu hàng đại thừa đốn giáo) lắng nghe, mừng gặp mưa
pháp.
ẨN TU NGẪU VỊNH
49.-Ẩn tu thấy nói Tổ bên Thiền
Long Thọ, Mã Minh chứng đạo huyền
Đều tín Liên tông khuyên NIỆM PHẬT
Sao hàng hậu học tạo khinh duyên ?
NHƯ Ý : Đức Mã Minh, Long Thọ hai vị tổ thứ
13, 14 của Thiền Tông ở Ấn Độ, hiện đời chứng đạo có đủ Lục-thông đã trước tác
KHỞI TÍN LUẬN, TRÍ ĐỘ LUẬN, khuyên khen niệm PHẬT.
Nếu
tịnh độ không phải là Pháp rất nhiệm mầu lợi ích lớn, Tại sao chư Tổ từ Đông-độ
đến Tây-thiên như Trí giả, Vĩnh Minh, Thiện đạo, Mã Minh, Long Thọ, mà thật ra
đều là CHƯ
CỔ PHẬT HIỆN THÂN, lại hết sức Tuyên dương và Ngược lại Tại sao chính hàng
hậu học của các ngài, tạo Duyên khinh bán đó có phải là một điều cạn cợt mê
lầm tội lỗi chăng ?
MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT
66.- Nhứt cú Di Ðà
Khiên trực niệm quá
Nhứt đạp đáo để
Hương tượng độ hà.
Một
câu A Di Ðà
Thẳng chắc niệm nơi lòng
Một phen đạp tận đáy
Như hương tượng qua sông.
LƯỢC GIẢI:
Trong kinh, đức Phật có thí dụ một đoạn như sau:
"Do chỗ bị động, nên bầy dã thú tìm đoạn sông cạn để lội sang khu rừng
khác. Khi vượt sông, các loài thú nhỏ như chồn thỏ chỉ bơi khơi khơi trên mặt
nước. Những thứ bậc trung như hươu, nai lúc lội sang, chân đạp được nửa chừng mực
nước. Còn loài voi cao lớn là hương tượng thì chân bước đạp tận đáy để vượt qua
sông. Chúng sanh tu theo ba thừa của ta hóa đạo cũng lại như thế, tùy theo căn
cơ của mình mà vượt biển sanh tử sang đến bờ Niết-bàn. Hành giả tu theo pháp Tiểu
thừa như loài thú nhỏ. Tu theo pháp Trung thừa như loài bậc trung. Tu theo pháp
Ðại thừa như loài thú cao lớn là hương tượng đạp tận đáy sông, nghĩa là đạp thấu
suốt chiều sâu của Lý Tánh mà vượt qua biển luân hồi sống chết...".
Dẫn thí dụ trên để so sánh, Tổ Triệt Ngộ cho môn Niệm Phật là pháp Ðại thừa. Nếu
hành giả trì câu hồng danh một cách thẳng chắc, dứt tất cả phiền não, không còn
phân biệt năng sở trong ngoài, tức sẽ khế hợp với lý tánh, đi sâu vào Thật Tướng
Niệm Phật. Kẻ ấy như con hương tượng chân đạp tận đáy, vượt sông một cách vững
vàng chắc chắn.
Du giang hải, thiệp sơn xuyên,
Tầm sư phỏng đạo vi tham thiền.
Tự tòng nhận đắc Tào Khê lộ,
Liễu tri sanh tử bất tương can.
Hành diệc thiền, tọa diệc thiền,
Ngữ mặc động tịnh thể an nhiên.
Túng ngộ phong đao thường thản thản,
Giả nhiêu độc dược dã nhàn nhàn.
Chơi biển cả, dạo rừng thiêng,
Tìm thầy hỏi lấy đạo tham thiền.
Từ ngày rõ nẻo Tào Khê ấy,
Mới hay sống chết chẳng tương can.
Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền,
Nói im động tịnh thảy an nhiên.
Phỏng gặp gươm đao thường nhẹ hững
Ví nhằm thuốc độc vẫn bồng tênh
VII.- Tâm Ấn Tào Khê
Thiền sư khổ công lặn lội khắp
nơi tìm đạo, sau mới gặp Tổ Tào Khê khai ngộ cho cái tâm
"vô sanh", siêu việt ngoài sanh tử. Đó là thấy tánh.
Đã thấy tánh thì làm gì vẫn không lìa tự tánh, hành động nào cũng tùy
nghi mà hợp đạo, hợp thiền, gặp cảnh sống nào (cả cảnh gươm đao độc
dược) vẫn giữ vẻ thản nhiên thanh thoát. Tổ Huệ Năng nói: "Người thấy tánh thì lập cũng được, không lập cũng được, tùy sự mà
làm, tùy lúc mà nói, thấy khắp hóa thân, chẳng rời tự tánh, tức đặng
phép tự tại thần thông, du hí tam muội ... Người thấy tánh
thì múa gươm giữa trận vẫn thấy tánh".
ẨN TU NGẪU VỊNH
96.- Ẩn tu tâm PHẬT hội Tào Khê
Kiếp ngoại trời xuân sáng bốn bề
Hoa nở sắc hương thành Chủng trí
Gió thông kim cổ đạo Bồ-Bề.
NHƯ Ý : Người Niệm-Phật khi đi đến
trình độ Phật tức Tâm, đã cùng dung hòa với nước suối Tào-Khê rồi, thì sẽ thấy
ánh sáng không thuộc thời gian của mùa xuân Kiếp ngoại, chừng ấy không còn âm
dương Kim cổ, tất cả Hoa hương Muôn sắc đều là đạo Bồ-đề, là NHẤT THIẾT CHỦNG
TRÍ của Phật.
MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT
74.- Nhứt cú Di Ðà
Mãn Thiền Na độ
Hiện chư oai nghi
Tang thậm khô thọ?
Một
câu A Di Ðà
Ðầy đủ thiền độ lý
Hiện trong các oai nghi
Cây
khô có gì quí?
LƯỢC GIẢI:
Liên Trì đại sư đã bảo: "Niệm Phật và tham thiền chỉ là một, không khác
nhau!". Tại sao thế? Bởi Thiền Na có nghĩa: Tĩnh Lự. "Tĩnh" thuộc
về Ðịnh, về Chỉ, về Tịch, thể hiện công đức vắng lặng. "Lự" thuộc về
Huệ, về Quán, về Chiếu, thể hiện công đức sáng soi. Khi hành giả niệm Phật đến
mức dứt bặt muôn duyên, tâm yên lặng sáng suốt, thể hiện công năng tịch chiếu,
trong ấy đã bao gồm Thiền Ðịnh rồi. Ðó cũng gọi thật hành Thiền-na ba la mật,
nghĩa là đương nhơn đã tiến bước vào cảnh giới chân thật của Thiền Ðịnh.
Thuở xưa đã có bà lão cất ngôi tịnh thất cho một nhà sư ở để tham thiền, thường
cung cấp cho bốn sự cúng dường đầy đủ. Sau hai mươi năm, muốn thử xem trình độ
sự tu hành đã đến mức nào, bà lão dặn cô con gái lúc đem cơm nước đến dâng, hãy
thình lình ôm lấy vị sư và hỏi: "Hiện thời tâm của thầy ra sao?". Cô
gái thật hành y như lời mẹ dặn, được nhà sư đáp: "Tâm của tôi lúc này như
cây khô nương gộp đá lạnh trong ba tháng mùa đông, không một chút hơi nóng động
nào cả!". (Khô mộc ỷ hàn nham. Tam đông vô noãn khí). Bà lão nghe cô gái
thuật lại lời ấy liền than: "Uổng công ta khó nhọc trong hai mươi năm, kết
cuộc chỉ cúng dường cho một kẻ phàm phu!". Rồi đốt thất, đuổi nhà sư đi.
Trong bài kệ trên ý Tổ Sư muốn nói: "Lúc tu Tịnh Ðộ đến mức tâm yên lặng
sáng suốt thì dù khi hiện các oai nghi: đi,
đứng, nằm, ngồi, ăn cơm, mặc áo, niệm Phật, tụng kinh; trong ấy đã đầy đủ Thiền
Ðịnh độ. Như thế còn hơn hạng
Khô Thiền bám chặt lấy cảnh giới Thiên Không như cây chết khô chẳng có chi là
siêu xuất cả!".
Ngã Sư đắc kiến Nhiên Đăng Phật,
Đa kiếp tằng vi nhẫn nhục tiên.
Kỷ hồi sanh ? kỷ hồi tử ?
Sanh tử du du vô định chỉ !
Tự tòng đốn ngộ liễu vô sanh,
Ư chư vinh nhục hà ưu hỉ
Nhập thâm sơn, trú lan nhã,
Sầm ngâm u thúy trường tùng hạ,
Ưu du tĩnh tọa dã tăng gia,
Quých tịch an cư thực tiêu sái ?
Giác tức liễu, bất thi công,
Nhất thiết hữu vi pháp bất đồng.
Trụ tướng bố thí sanh thiên phước,
Do như ngưỡng tiễn xạ hư không.
Thế lực tận, tiễn hoàn trụy,
Chiêu đắc lai sanh bất như ý.
Tranh tự vô vi thực tướng môn,
Nhất siêu trực nhập Như Lai địa.
Thầy ta được thấy Nhiên Đăng Phật,
Bao kiếp từng làm tiên nhẫn nhục.
Mấy hồi tử ? Mấy hồi sanh ?
Sanh tử mơ màng không định dứt !
Tự thời thoắt ngộ pháp vô sanh,
Cơn vinh nhục mừng lo gì tá ?
Vào rừng sâu, ở lan nhã,
Núi dựng, tùng già ôm bóng cả,
Thong dong ngồi tịnh mái chùa tranh,
Cảnh lặng lòng yên thanh thoát lạ !
Biết là xong tất, chẳng cần công,
Thảy thảy hữu vi pháp chẳng đồng.
Của cho trụ tướng phước trời hưởng,
Ví như tên nhắm bắn hư không.
Đà bắn hết, mũi tên rơi,
Kiếp sau hận cũ lại bời bời,
Sao bằng tự cửa vô vi ấy,
Một nhẩy vào liền đất Như Lai .
VIII.- Tự Giác
Đức Phật Thích Ca, trước khi được
Phật Nhiên Đăng thọ ký, đã trải qua vô lượng kiếp tu
hành nhẫn nhục. Theo gương ấy, Thiền sư cũng phải trải
qua bao lần sanh tử luân hồi, và khi chứng pháp vô
sanh, ngộ tự tánh, thì chớp thoáng tất cả nỗi vui buồn của thế
tục, thuộc cảnh giới hiện tượng, đều bặt hết. Sư tìm đến cảnh thanh
vắng ngồi tịnh nhằm trưởng dưỡng "thánh thai", loại
bỏ những vô minh vi tế nhất kết từ vô lượng kiếp.
Đó là tự giác, nói đúng hơn, là chứng đến cảnh giới Bồ
Tát, vì Thiền là bước đầu - và là bước đầu quyết định -
chớ không phải là cứu cánh tối hậu như quả vị Như
Lai .
Thiền sư so sánh cảnh giới ấy
với những việc làm hữu vi của thế tục (bố thí) để cầu
đạo, việc làm ấy đưa đến kết quả hữu vi (sanh lên cõi
trời), hưởng hết công đức lại rơi về chỗ cũ, chẳng khác nào mũi tên bắn
lên trời, đi lên hết đà lại rơi xuống đất. Nên muốn cầu đạo phải
dùng pháp vô vi (không sở cầu, không sở đắc) thì kết quả mới viên
mãn, và viên mãn tức thì :
"Một nhảy vào liền đất Như Lai".
ẨN TU NGẪU VỊNH
97.-Ẩn tu giải đạo phải dùng lời
Biển lớp ngôn âm cảnh lẫn người
Tự xét đã riêng không sở đắc
Nói nhiều thêm lỗi vọng mà thôi.
NHƯ Ý : Nếu Hội-họa là một môn
NGHỆ THUẬT để gây hứng thú cho người xem , như bức tranh tả Cảnh hội chùa Hương
chẳng hạn, thì hoàn cảnh ấy phải có đủ nét Trời Mây, Non Suối, Chùa Tháp, Khách
lũ lược mang lễ hành hương hoặc thêm vầng trăng non lơ lửng nữa.
Nếu
Văn-chương là một môn Nghệ Thuật để dẫn cảm hứng cho người xem đọc, tất
nhiên cũng phải có những nét riêng của nó, trong đây bút giả đã giải thích về:
“LÝ
SỰ của môn niệm Phật, về lối Chấp của người ngoại Đạo, Tiểu-thừa cùng KHÔNG KIẾN
của người tu Đại-thừa; để bớt cảm giác khô khan về Đạo-lý lại phải tả Tình tả Cảnh,
nói về MÌNH về NGƯỜI, cho đến gọi Tỉnh-phần tiến tu về Thời-cuộc, riêng
mình đã tự xem như kẻ Đã Trót Mang giai tuồng Hoằng Pháp, phải diễn lớp hóa
trang Hoằng Pháp vậy thôi. Tất cả đều như Huyễn như Mộng, chỉ gôm lại chút Phấn
thừa Hương cũ của người xưa, tự mình không có chi là sở đắc cả”.
MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT
8.- Nhứt cú Di Ðà
Chứng tam bất thối
Chỉ thử nhất sanh
Tiện bổ Phật vị.
Một
câu A Di Ðà
Chứng ba ngôi Bất Thối
Chỉ trong một đời này
Ðược bổ lên Phật vị.
LƯỢC GIẢI:
Ba ngôi Bất Thối Chuyển là: Vị Bất Thối, Hạnh Bất Thối, và Niệm Bất Thối.
Cứ theo Thiên Thai Giáo, chứng được đệ nhất bất thối tâm trụ, mới lên ngôi Vị
Bất Thối. Chứng Thập Hồi Hướng, lên ngôi Hạnh Bất Thối. Và chứng Sơ Ðịa mới vào
ngôi Niệm Bất Thối. Nhưng ước theo đường lối phổ thông của Ðại Thừa giáo thì
phá được kiến tư hoặc mới lên ngôi Vị Bất Thối. Phục đoạn trần sa hoặc, lên
ngôi Hạnh Bất Thối. Và tiến phá vô minh hoặc, mới vào ngôi Niệm Bất Thối. Như
thế chứng được ba ngôi bất thối thật không phải dễ! Theo các giáo môn khác, tất
phải tu tập trải a tăng kỳ số kiếp mới chứng nhập được. Với pháp môn Tịnh Ðộ,
khi được vãng sanh kể như vĩnh viễn không còn bị thối chuyển nữa. Ðiều này,
theo kinh giáo, gọi là Xứ Bất Thối. Từ Xứ Bất Thối, địa vị tam bất thối là cầm
chắc trong tay, lần lượt sẽ tiến lên Phật qủa. Cho nên kinh Di Ðà nói: “Là bậc A Bệ Bạt Trí (Bất thối chuyển)". Chư thiện nhơn ở Cực Lạc sống lâu vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, chỉ
trong một kiếp sanh về nơi đó đã dư thời gian chứng lên ngôi Nhứt Sanh Bổ Xứ,
được bổ vào Phật vị rồi.
Đản đắc bổn, mạc sầu mạt,
Như tịnh lưu ly hàm bửu nguyệt.
Ký năng giải thử như ý châu,
Tự lợi lợi tha chung bất kiệt.
Giang nguyệt chiếu, tùng phong xuy,
Vĩnh dạ thanh tiêu - hà sở vi?
Phật tánh giới châu tâm địa ấn,
Vụ lộ vân hà thể thượng y.
Hàng long bát, giải hổ tích,
Lưỡng cổ kim hoàn minh lịch lịch.
Bất thị tiêu hình hư sự trì,
Như Lai bửu trượng thân tung tích.
Cốt ở gốc,
lo chi cành,
Như ngọc lưu ly ngậm ánh trăng.
Đã hay thấu được châu như ý,
Lợi ta lợi người không biết mấy .
Trăng sông tỏ, gió tùng lay,
Đêm trường thanh vắng -- để chi đây ?
Ngọc giới hạnh, tâm in, tánh tỏ,
Trên mình mây ráng khoác làm y .
Bát thâu rồng, gậy giải cọp,
Hai dãy khoen vàng khua lảnh lót,
Phải đâu hư sự giữ làm vì,
Gậy báu Như Lai dấu tự ghi.
IX.- Giác Tha
Tiếp tục pháp vô vi, Bồ
Tát tu hạnh giác tha, vừa tự lợi, vừa lợi tha, mà không đâu
có "tự" làm việc cho, và có "tha" làm việc nhận. Đó toàn là
những cảm ứng tự nhiên như trăng soi dòng nước, như gió thổi cụm
tùng, trong đêm trường thanh vắng (biểu hiệu tâm thanh tịnh Niết
Bàn) ; trăng không vì nước mà soi, nước không vì trăng mà nhận, nước và trăng đều vô
tâm mà ứng hợp nhau trong cái thế duyên cảm đại đồng, không "tại
sao", không "để mà", không gì gì hết (hà sở vi ?). Đó là lúc
pháp nào cũng là pháp Phật (mây ráng khoác làm y). Tâm tự nó là tịnh, là định,
là ngọc giới hạnh, là tâm ấn Phật. Tâm vào đâu là ở đó u hiển lên,
nên bình bát, tích trượng, đều là chứng tích của Như
Lai, trao truyền cho những sứ giả của Như Lai .
- Tích trượng : cây gậy Thiền, đầu có hai vòng tượng trưng hai thừa, mỗi vòng
có ba khoen, cộng chung sáu khoen, tượng trưng sáu độ ba la mật của bồ
tát giới .
- Bát hàng rồng : xưa, tại chùa Bửu Lâm, có con rồng thường hiện lên mặt
ao quấy phá. Sư Huệ Năng mở bình bát ra nói: "Nếu là
thần long, thì ngươi hiện lớn được, hiện nhỏ được, ngươi dám hiện nhỏ chun
trong bình bát này không?" Rồng bèn hiện nhỏ, Sư chụp nó
vào bình bát, nói pháp cho nó nghe, rồi nó lột xương cốt đi mất.
- Gậy giải cọp : xưa, đời Nam Bắc triều, có một thiền sư ngồi tịnh ở sơn
động, bỗng nghe tiếng hai con cọp đấu nhau trước chùa . Sư bước ra, định
tâm nói pháp, nhưng cặp hổ hăng máu không thèm nghe . Sư bèn vận dụng
tâm "đồng thể đại bi", dùng tích trượng chắn
giữa cặp hổ, rẽ đôi, rồi khiến mỗi con quày đầu ngược mà giải tán.
ẨN TU NGẪU VỊNH
98.- Ẩn tu phương tiện
mượn thi ngâm
Thức ngộ mình người khởi đạo tâm
Đâu nghỉ hoa đào ra động bích
Mà mong Lưu Nguyễn ghé vào thăm?
NHƯ Ý : Nếu Hoa-đào có rơi nhẹ trôi
theo vòng suối ra ngoài ĐỘNG BÍCH, đó cũng là một sự Ngẫu-nhiên, không phải
do ý Chư-tiên mượn nó để dời chân LƯU NGUYỄN , cũng như thế Bút-giả không có ý
mượn những lời Thi trong đây để Thả cánh Hoa-đào, mà chỉ muốn ngõ riêng với một
ít vì Thông Cảm, Hữu Duyên.
Bởi Mình đã có DUYÊN để đáng tỏ BÀY
công bố.
MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT
81.- Nhứt cú Di Ðà
Hoằng thông cảm đọa
Nhập Ðại Bi thất
Tọa Pháp Không tòa.
Một
câu A Di Ðà
Sốt sắng gắng hoằng thông
Nguyện vào Ðại Bi thất
Ngồi yên tòa Pháp Không.
LƯỢC GIẢI:
Trong kinh Pháp Hoa, đức Thế Tôn đã từng khuyên các học nhơn: "Nếu muốn
kham sống trong cõi đời ngũ trược để độ mình cùng độ sanh, thì phải mặc áo giáp
Nhẫn Nhục, vào nhà Ðại Bi, và ngồi tòa Pháp Không".
Tại sao thế? Bởi nơi cõi Ta Bà những nghiệp tham, sân, si, khinh mạn, nghi ngờ
cùng ác kiến của chúng sanh tất mạnh mẽ lẫy lừng. Các phiền nghiệp ấy ví như những
mũi tên lửa, dễ làm tổn não người, nếu không mặc áo giáp Nhẫn Nhục nhu hoà, tất
khó thể chịu đựng nổi. Song như thế cũng chưa đủ, vì nếu nhẫn nhục mà không có
lòng đại bi thương xót tha thứ sự mê lầm tội lỗi của chúng sanh, thì chẳng thể
hoằng pháp độ người. Cho nên hành giả phải nối gót Như Lai vào nhà đại Từ Bi của
Phật. Tuy nhiên, như thế vẫn chưa được trọn vẹn. Bởi dù có tâm Từ Bi, Nhẫn Nhục,
nhưng nếu chưa thấu suốt tất cả pháp đều không, mà vào nơi Vô Sở Trụ như kinh
Kim Cang đã chỉ dạy, tức nhiên tướng Nhơn Ngã chấp và Pháp Ngã chấp hãy còn. Ðã
còn tác tướng ấy thì dù có nhẫn nhục cũng chưa dứt hết gốc giận hờn, dù có niệm
từ bi cũng chưa tuyệt lòng ái luyến. Cho nên hành giả lại phải cần an trụ nơi
tòa Nhứt Thiết Pháp Không. Ðạo lý này rất uyên thâm, như diễn rộng ra sáu trăm
quyển Ðại Bát Nhã cũng nói chưa cùng tận. Song nếu tóm tắt lại, có thể gồm
trong một lời kệ của kinh Hoa Nghiêm: "Vô trước, vô y trí huệ lực",
nghĩa là sức trí huệ không nương tựa dính mắc vào đâu.
Ðại ý bài kệ trên, ngài Triệt Ngộ muốn nói: "Chư Như Lai từ trong nhân hạnh
cho đến khi đắc quả, vì bi nguyện độ sanh nên đã mặc áo giáp nhu hòa nhẫn nhục,
vào nhà đại Từ Bi, ngồi tòa Nhứt Thiết Pháp Không mà tu học cùng nói ra pháp
môn niệm Phật này". Các hành giả muốn độ mình một cách chắc chắn và rộng độ
chúng sanh, cần phải siêng năng noi theo gương ấy.
Bất cầu chân, bất đoạn vọng,
Liễu tri nhị pháp không vô tướng.
Vô tướng vô không vô bất không,
Tức thị Như Lai chân thực tướng.
Tâm kính minh giám vô ngại,
Quách nhiên oánh triệt châu sa giới.
Vạn tượng sâm la ảnh hiện trung,
Nhất lỏa viên quang phi nội ngoại.
Hoát đạt không, bát nhân quả,
Mãng mãng đãng đãng chiêu ương họa.
Khí hữu trước không bệnh diệc nhiên,
Hoàn như tỵ nịch nhi đầu hỏa.
Xả vọng tâm, thủ chân lý,
Thủ xả chi tâm thành xảo ngụy.
Học nhân bất liễu dụng tu hành,
Chân thành nhận tặc tương vi tử.
Tổn pháp tài, diệt công đức,
Mạc bất do tư tâm ý thức.
Thị dĩ thiền môn liễu khước tâm,
Đốn nhập vô sanh tri kiến lực.
Không cầu
chân, chẳng dứt vọng,
Mới hay chân vọng không chẳng tướng.
Chẳng tướng, chẳng không, không chẳng không,
Ấy mới Như Lai chân thực tướng.
Gương tâm sáng, soi chẳng ngại,
Suốt thông chiếu khắp hằng sa giới .
Muôn tượng um tùm ảnh hiện trong,
Một điểm viên quang không nội ngoại .
Đắm ngoan không, phá nhân quả,
Bừa bãi, rối ren, càng thêm họa .
Bỏ có, níu không, bệnh vẫn nguyên,
Khác nào trốn nước sa vào lửa .
Buông vọng tâm, giữ chân lý,
Buông, giữ, tâm hoàn tâm xảo ngụy .
Đạo nhân chẳng rõ dốc lòng tu,
Chân thành nhận giặc làm con quí.
Tốn pháp tài, dứt công đức,
Chỉ vì điên đảo theo vọng thức.
Cho nên thiền pháp dạy thông tâm,
Thoắt chứng vô sanh, sáng trí Phật.
X.- Đất Như
Lai
Như Lai, sạch hết ngấn bụi tư duy,
chẳng phải là chân nên đừng cầu, chẳng phải là vọng nên đừng diệt, chân và vọng. xét
cùng ra, đều là không, đều là vô tướng. Cái không tướng, không
“không” không bất không ấy là tướng thực của Như Lai, và cũng
là thực tại tối hậu của muôn vật, vượt ngoài tất cả phạm
trù tư tưởng, và chỉ hiện thực trong tâm giác ngộ. Tâm
ấy vi như một phiến gương phản chiếu toàn thể thế giới, bao
dung vô ngại; toàn thề vũ trụ hiện trong tâm ấy - một điểm linh
quang chiếu diệu, viên dung tất cả, không trong không ngoàị
Cũng đừng nên níu cái không mà bác
bỏ lí nhân quả, hoặc trừ cái có mà dính vào cái không, hoặc
buông vọng tâm mà giữ chân lý, những thể đối đãi ấy,
không hề có trong đất Như Lai, càng gây họa, làm thế khác nào sợ nước nhảy
vào lửa, hay rước giặc vào nhà làm con nuôị Đem cái tâm thủ xả ấy ra tu
hành ắt rơi vào những tạo tác của tám (đệ bái thức) ý và thức, chỉ tổ
làm hao tốn pháp tài và công đức. Do đó, Thiền
Tông chỉ thẳng vào tâm, đốn ngộ lý vô sanh, đốn chứng
tri kiến Phật.
- Vô tướng : chân lí thuần túy sau khi xà trừ hết bóng dáng.
Cũng nói “ở nơi tướng mà lìa tướng gọi là vô tướng”. Đây chỉ diệu
minh chân tâm.
- Vô không : tức là hữu
- Vô bất không: tức là không. Nói chung thì diệu minh chân tâm bao
dung cả “hữu” và “không”; thêm một bước nữa, bằng cú pháp via
negativa, thì đó là cái:
- Vô không vô bất không:Quét sạch hết tương đối pháp, và hiển xuất cái diệu
lí tuyệt đối : Như Lai
- Pháp tài : Tài có tiền tài và pháp tàị Tiền tài nuôi sắc thân, pháp
tài nuôi pháp thân
- Công đức : kết quả của những việc làm thiện.
- Tri kiến : cái biết thấy vô thượng của Phật. Phật nói kinh là mở tri
kiến Như Lai (Pháp Hoa).
ẨN TU NGẪU VỊNH
54.-Ẩn tu chẳng ngại hung yêu ma
Vì để biệt phân chánh với tà
Chỉ sợ cửa không hàng phá Kiến
Dắt người lầm lạc khó nhìn ra.
NHƯ Ý : Phá-kiến là phá hư Chánh-kiến, làm mất sự thấy hiểu
chân chánh của Mình và Người. Hạng yêu Tà cho đến Danh lợi, phá Giới không đáng
ngại vì dễ nhận biết, dù cho Khéo dấu cũng lần lượt bị lộ Hình.
Vậy sự việc PHÁ KIẾN là như thế nào?
Chẳng hạn như kẽ nói lý KHÔNG, bác sự Ăn chay, Sám hối, niệm
Phật, tụng Kinh, cho là phương tiện để độ hàng thấp kém, chỉ có giữ tâm KHÔNG
KHÔNG mới thật là CAO SIÊU, mau được Giác ngộ, nhưng cái không của họ kết cuộc
chỉ là cái không rỗng tuếch, là NGOAN không chứ chẳng phải là CHÂN không.
Ví dụ như họ bảo ĐỊA là Tâm-địa, TẠNG là Tánh-tạng, chứ
thực ra không có ĐỨC ĐỊA TẠNG, Tâm tham, sân, si, phiền não là Địa-ngục, chứ
không có CÕI ĐỊA NGỤC nào khác, những người này thường là kẻ ở trong cửa Thiền,
nói Lý Thiền, nhưng hiểu sai lầm rồi dẫn dắt không biết bao nhiêu người lầm lạc
theo mình, lại tự cho là cao siêu.
Các bậc tu Thiền chân Chánh thấy thế rất đau lòng, buồn cho
Phật Pháp, trong bài Chứng Đạo Ca, Vĩnh gia Huyền-Giác Thiền Sư có đề cập đến điều này qua mấy
câu:
Nói rỗng không bác nhân quả,
Tràng Tràng đầy dẫy mang ương họa.
Nguyên tác,
“Hoát đạt không, bát nhân quả,
Mảng mảng đãng đãng chiêu ương họa.”
Có một vị bài bác việc Niệm Danh Hiệu Đức Bồ Tát Quán-Thế-Âm,
thuộc phẩm PHỔ MÔN trong Kinh Pháp Hoa bảo:
Nói niệm Quán Thế Âm dứt trừ Tham Sân Si là không đúng, vì
Tham Sân Si từ nơi TÂM SINH KHỞI, nếu chẳng dứt cái gốc của nó ở nơi tâm thì
làm sao diệt trừ được. Cho nên, có nhiều bà niệm QUÁN ÂM mà vẫn đổ PHIỀN NÃO.
Xin
đáp: Nói về LÝ niệm QUÁN ÂM mà chưa dứt được
TAM ĐỘC là bởi sức TÍN Niệm và dụng Công không Triệt để, ví như nhà tu
Thiền tuy biết Tam độc phát từ tâm, mà sự nhiếp TÂM dứt trừ chưa cùng cực, thì
Lữa Tham Sân Si vẫn còn kẽ hở để phát khởi Bừng Cháy, huống chi là những Bà Quê
Mùa không biết đạo lý đó.
Nếu nói về SỰ thì HỒNG DANH của Phật, Bồ tát
có Vô-Lượng Công-Đức, kẽ niệm QUÁN ÂM tuy chưa hiểu đạo lý trên, nhưng nếu
thường xuyên xưng Niệm thì Phiền não sẽ giảm nhẹ dần, Tâm trí cũng lần
sáng suốt khai ngộ rồi đi đến sự Nhiếp-Tâm dức trừ hẳn, cái lỗi của vị TU SĨ
bài bác đó, đáng lẽ khi thấy hàng Phật tử đã thực hành được SỰ niệm, thì nói
thêm phần LÝ để cho họ được mau tăng tiến, trái lại phủ nhận hẳn không cho
NIỆM, Bảo phải nhiếp tâm tham Thiền mới có hiệu quả, đó là chấp Lý bỏ
Sự, là lỗi Phá-kiến do niệm Phân-biệt môn phái.
Lại có tội hủy báng Kinh điển và Phật Bồ tát, lại có một
Phật-tử trần thuật mình có đứa con yêu quý, trong lúc nó ĐAU NẶNG, Cha Mẹ tha
thiết Chí Thành Niệm Danh Hiệu QUÁN THẾ ÂM, Cầu cho con An-Lành, song Rốt
cuộc đứa con vẫn CHẾT, từ đó cả hai vợ chồng nghe theo lời ông thầy Khuyên Bảo
chỉ riêng lo tham Thiền, không còn tin tưởng nơi sự Tụng Kinh, Niệm Phật cùng
danh hiệu Bồ-Tát nữa, thấy Phật-tử đó vì thương con, vì lầm nhận lời THẦY là
đúng.
Sanh niệm Cố chấp khó giải Tỏa, bút Giả không muốn nói nhiều,
nhưng xin thuật lại một câu chuyện có thật, để khuyên những vị có trường hợp
tương tự như trên.
Cách đây hơn 30 năm, nhân dịp xem một Nguyệt San Phật Giáo,
dường như là tập VIÊN ÂM, bút Giả còn nhớ có một vị Phật-tử tự trần thuật lại
việc mình đại khái như sau :
Do cơn SẢN nặng bị mệt lã, kể chắc khó sống, Bà
Chí thành thầm niệm QUÁN ÂM, trong cơn mơ màng Bà thấy một vị đội mão mặc áo
toàn trắng, đẹp như TIÊN NGA, bưng chậu LAN đi đến, NGỬI được mùi hương Thanh
nhẹ của Hoa lan, Bà khỏe lần.
Kế đó, vị Nữ bưng ly nước bảo uống bà Thưa: Vì con mới
sanh Bác-sĩ Hoàng Mộng Lương không cho uống nước lã, vị ấy bảo cứ uống
rồi sẽ LÀNH BỆNH, sau khi uống ly nước, bà cảm thấy như tăng thêm sức
lực, tinh thần sáng tỉnh, liền Giật mình thức dậy biết Chắc đó là đức
QUÁN THẾ ÂM, nhưng đứa con mới sanh cũng đang đau, Bà lại Niệm Danh Hiệu
Bồ-tát, Cầu cho nó mau mạnh khỏe, lần này cũng thấy vị Nữ đến không nói chi cả,
bồng đứa bé quay mình bước đi, nghe một tiếng con nít khóc thét lên, Bà tỉnh
giấc xem lại thì đứa con ĐÃ CHẾT.
Sau khi ra nhà Bảo-sanh, bà đến Chùa hỏi Nguyên-nhân tại sao
niệm Bồ-tát không Linh, vị sư Cụ là Viện Chủ đáp: Chẳng phải không Linh
Ứng vì nếu thế thì tại sao lần trước bà Niệm Bồ-Tát lại cứu cho MAU lành bệnh,
nên biết chư Phật Bồ-tát đối với chúng sanh như CHA MẸ, thương nghĩ lo sự
an toàn cho con , điều nào con muốn nếu xét thấy được thì CHO, như thấy có
hại tất không hứa KHẢ.
Có lẽ đứa bé đó là OAN GIA TRÁI CHỦ của bà đầu thai vào để BÁO
OÁN. Bồ-Tát muốn cứu độ cho Bà khỏi khổ về sau, nên mới bắt đi. Đây là
một truyện nói về PHÁ KIẾN, lời nói của vị SƯ CỤ là đúng, lời ông THẦY Vợ Chồng
Phật-tử kia là sai lầm, những khía cạnh về lỗi phá kiến rất nhiều, không thể kể
hết ra đây được.
MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT
22.- Nhứt cú Di Ðà
Ðắc Ðại Tổng Trì
Chuyển nhứt thiết vật
Sử thập nhị thì.
Một câu A Di Ðà
Khiến được Ðại Tổng Trì
Chuyển hết tất cả vật
Sử dụng mười hai thì.
LƯỢC GIẢI:
Ðại Tổng Trì là sự thông suốt nắm giữ tất cả pháp với
tầm mức lớn lao rộng rãi. "Muốn được tất cả, phải bỏ tất cả". Ví như
tấm gương sáng lớn mà đem vật gì che áng ở trước, dù là một bình hoa đẹp, tất
chỗ đó mất sự chiếu soi tự tại. Chơn tâm của chúng ta là tấm gương Ðại Viên Cảnh
Trí, nếu chấp giữ một pháp nào, dù đó là Phật lý cao siêu mầu nhiệm, tất cũng sẽ
bị kém mất sức chiếu soi tự tại, sự thông suốt tất cả pháp. Như thế làm sao được
Ðại Tổng Trì? Kinh nói: "Thấy biết
mà giữ sự thấy biết là gốc vô minh. Thấy biết không giữ sự thấy biết, đó mới
chính Niết bàn". (Tri kiến lập tri,
tức vô minh bản. Tri kiến vô kiến, tư tức Niết Bàn). Cho nên chuyên nhứt câu niệm Phật, xả bỏ tất cả,
hành giả quyết sẽ được Ðại Tổng Trì, Ðại Tam Muội.
Kinh Lăng Nghiêm nói: "Nếu chuyển
được vật, tức đồng với Như Lai". (Nhược năng chuyển vật, tức đồng
Như Lai). Chúng sanh tâm thường hướng ngoại, không biết các pháp là huyễn, cho
nên bị cảnh lục trần xoay chuyển, như con trâu lâm cảnh xỏ giàm dắt đi, hằng chịu
sự phiền não buộc ràng không được tự tại. Nếu quán xét các pháp là huyễn, giữ một
câu Phật hiệu xoay chiếu vào trong thì tâm lần lần thanh tịnh tự tại, sẽ làm chủ
được các pháp, không còn bị các pháp sai sử làm chủ nữa. Ðó gọi là "chuyển
vật" là đồng với Như lai. Trái lại, tức là bị vật chuyển, đồng với chúng
sanh vậy.
Ấn Quang pháp sư bảo: "Một lòng
không trụ, muôn cảnh đều nhàn!" (Nhứt tâm vô trụ, vạn cảnh câu
nhàn). Khi tâm trụ nơi các pháp thì thấy thời gian có lâu mau, bị cảnh giới làm
cho loạn động, sanh niệm ưa, chán, ghét, thương, khổ, vui, cùng vô lượng phiền
não. Như trên, khi hành giả giữ câu niệm Phật thanh tịnh, không để cho vật chuyển,
thì trong mười hai thời của ngày đêm, hằng được nhàn nhã, tự tại, tùy ý sử dụng
mọi sự, việc nào đáng làm trước hoặc làm sau đều theo tuần tự, chẳng khác vị
Ðông y sĩ tùy nghi sử dụng các hộc thuốc của mình.
Tóm lại, nếu khéo biết tu hành thì cách tự tại sử dụng trong mười hai thời, sự
làm chủ xoay chuyển các pháp, cho đến chứng đắc cảnh giới Ðại Tổng Trì, then chốt
đều do ở nơi câu niệm Phật.
Đại trượng phu bỉnh huệ kiếm,
Bát nhã phong hề kim cương diệm.
Phi đản năng thôi ngoại đạo tâm,
Tảo tằng lạc khước thiên ma đảm.
Chấn pháp lôi, kích pháp cổ,
Bố từ vân hề sái cam lộ.
Long tượng xúc đạp nhuận vô biên,
Tam thừa ngũ tánh giai tỉnh ngộ.
Đại trượng
phu cầm kiếm huệ,
Ánh bát nhã hề kim cương lóe,
Đã hay ngoại đạo bạt tâm mê,
Lại khiến thiên ma lùi khiếp vía .
Nổi pháp lôi, đánh pháp cổ,
Bủa mây từ hề rưới cam lộ.
Voi rồng giẫm bước nhuận ân sâu,
Năm tánh ba thừa đều tỉnh ngộ.
XI.- Hành Như
Lai Sự
Đã là sứ giả của Như
Lai phải lấy Ý chí của Như Lai làm chí của mình, phải lấy hành
vi của Như Lai làm hành vi của minh. Với tinh thần vô
úy ấy, trong chí quyết đại hùng, đại lực ấy, đại trượng
phu vung gươm trí huệ kim cương đánh bạt hết ngoại đạo và
thiên ma. Trong công tác quảng hành lục độ ấy, bồ
tát đánh pháp lôi, nổi pháp cổ, bủa tứ vân, rưới cam lộ, tuyên
dương tối thượng thừa, thúc giục hàng đốn giáo (long tượng)
hàng tiệm giáo (năm tánh ba thừa) mau thức tỉnh trên thực
tại tối thượng, trên quả vị Phật.
-Năm tánh : vô chủng tánh (của ngoại đạo), bất định tánh
(lừng khừng, của phàm phu) thanh văn tánh, duyên
giác tánh và Như Lai tánh
-Ba thừa : Thanh văn thừa, Duyên giác thừa (tiểu thừa và bồ
tát thừa (đại thừa). Ba thừa giả lập nầy điều bị phá để đưa
đến Phật thừa.
ẨN TU NGẪU VỊNH
19.- Ẩn tu tế độ chẳng quên lòng !
Bi, Trí đôi đường phải suốt thông
Y sĩ nhân tâm dù đã sẳn
Còn rành nhân thuật mới thành công !
NHƯ
Ý :
Muốn thực hiện lòng nhân ái, tất phải có trước nhân ái HOÀN BỊ, ví
như Y BÁC SĨ tuy có tâm cứu đời, nhưng về Y THUẬT phải rành rẽ chắc chắn,
mới khỏi lầm lẫn làm CHẾT người, trái với
LÒNG NHÂN của mình.
Người
tu PHẬT cũng thế, muốn thực hiện TỪ BI, phải có đủ TRÍ HUỆ (PHƯƠNG TIỆN
TÙY CƠ), muốn cứu độ chúng sanh trước phải CHỨNG vô-sanh.
MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT
62.- Nhứt cú Di Ðà
Hiển lộ chỉ bình
Trực để bảo sở
Bất trụ hóa thành.
Một
câu A Di Ðà
Lối hiểm đều san bằng
Thắng về nơi bảo sở
Không trụ cảnh hóa thành.
LƯỢC GIẢI:
Trong kinh Pháp Hoa, nơi phẩm Hoá Thành Dụ, đức Thế Tôn có nói đại khái như
sau:
"Một vị đạo sư hướng dẫn đoàn người vượt qua đoạn đường hiểm trở xa độ năm
trăm do tuần, để đến nơi bảo sở là chỗ có nhiều châu báu. Nhưng giữa đường đoàn
người ấy mỏi mệt thối tâm, xin muốn lui bước trở về. Ðạo sư nghe nói thương
xót, dùng phương tiện biến ra một hóa thành cách đó ba trăm do tuần và bảo:
"Các ông hãy cố gắng đến thành ấy tạm nghỉ sẽ hết nhọc mệt!". Ðoàn
người vui mừng tiến tới hóa thành, cho rằng mình đã đến nơi, đã được chỗ an ổn.
Khi đạo sư thấy họ đã nghỉ ngơi xong, liền diệt mất hóa thành và bảo: "Vừa
rồi là hóa thành không phải cảnh thật. Ta vì thấy các ông mỏi mệt bỏ dở công
khó muốn lui trở về, nên thương xót phương tiện hóa hiện ra. Nay đã sắp gần tới
bảo sở các ông nên cố gắng gia công tiến bước..."
Theo thí dụ trên, Ðạo Sư chỉ cho đức Như lai. Ðoàn người chỉ cho hành giả tiến
tu theo chánh pháp. Ðường năm trăm do tuần, chỉ cho sự hiểm nguy khổ nạn trong
Ngũ thú luân hồi là: Thiên, nhơn, bàng sanh, ngạ quỉ, địa ngục. Trông đây không
kể A tu la và thần tiên, vì hai đạo này nhiếp vào các nẻo kia. Như A-tu-la thì
có thiên A-tu-la, nhơn A-tu-la, quỉ A- tu-la, súc A–tu-la. Tiên thì có thiên
tiên, quỉ tiên cho đến súc tiên, chẳng hạn như hồ tiên cho đến long tiên v.v...
Nếu phối hợp với các thừa, thì năm trăm do tuần là sự trải vượt qua năm thừa gồm:
Nhơn thừa, Thiên thừa, Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa, Bồ Tát thừa. Thanh Văn,
Duyên Giác, Bồ Tát còn kể trong giai đoạn hiểm nguy, vì nếu không nhờ sức Phật
gia bị, tất bị u trệ, khó nỗi tiến lên Phật quả. Nhưng đây là luận rộng thêm đó
thôi, thật ra đường hiểm năm trăm do tuần chỉ cho Ngũ Thú thì thiết cận hơn.
Tiếp tục theo lời dụ, Bảo Sở chỉ cho Phật Quả Vô Thượng Ðẳng Giác. Cách ba trăm
do tuần, chỉ cho sự vượt khỏi Tam Giới. Hóa thành chỉ cho quả vị giải thoát phiền
hoặc ba cõi của hàng Nhị Thừa Thanh Văn, Duyên Giác. Tổng kết đại ý, đức Thế
Tôn muốn nói trong giáo pháp của Ngài, chỉ duy một Phật Thừa, không có sự chia
riêng hai thừa như Tiểu Thừa và Ðại Thừa, hoặc ba thừa như Thanh Văn,
Duyên Giác, Bồ Tát Thừa. Những thừa trên đều toàn giả lập, quả vị Thanh Văn,
Duyên Giác, chỉ là Hóa Thành huyễn tạm mà thôi.
Ðối với pháp Tịnh Ðộ, có người không hiểu rõ môn này, lầm cho Cực Lạc là Hóa
Thành, chẳng phải Bảo Sở. Thật ra Hóa Thành cùng Bảo Sở là cảnh giới tu chứng của
tự tâm, không cuộc hạn nơi quốc độ. Xin nói rõ lại, Hóa Thành là cảnh giới
Thanh Văn, Duyên Giác; Bảo Sở là cảnh giới Phật. Môn Niệm Phật đưa chúng sanh về
Cực Lạc, để mau tiến lên cảnh giới Phật, chứng thành Phật quả. Ðó là đường lối
thẳng tắt tiến về Bảo Sở; chớ đâu phải trụ nơi Hóa Thành. Ðúng ra Ta Bà và Cực
Lạc đều là huyễn cảnh, nhưng Ta Bà có vô lượng khổ nạn chướng duyên, Cực Lạc đủ
vô lượng duyên lành tiến đạo. Bởi thế chư Phật đều khuyên nên cầu vãng sanh để
dễ tiến tu, không còn thuộc giới phàm phu đầy đủ nghiệp lực mà cho Cực Lạc là
Hóa Thành, cam ở cảnh Ta Bà vô lượng chướng duyên hiểm nạn, rất khó được giải
thoát, đó là Bảo Sở đấy ư? Thật là lầm lạc và đáng buồn cười lắm vậy!
Câu "Lối hiểm đều san bằng" hàm ý nghĩa: Khi công phu niệm Phật thuần
thục, về cõi Phàm Thánh Ðồng Cư nơi Cực Lạc thì đã thoát khỏi sự luân hồi trong
đường hiểm Ngũ Thú thuộc Tam Giới, lại thường được gần gũi Phật cùng chư Bồ
Tát, không còn bị chướng ngại và bị thối chuyển trên đường Vô Thượng Bồ Ðề. Tóm
lại một câu niệm Phật có công năng mầu nhiệm san bằng tất cả hiểm nạn trên đường
tu, đưa hành giả tiến
mau về Bảo Sở, nên Triệt Ngộ thiền
sư mới tỏ bày khen ngợi!
Tuyết sơn phì nhị cánh vô tạp,
Thuần xuất đề hồ ngã thường nạp.
Nhất tánh viên thông nhất thiết tánh.
Nhất pháp biến hàm nhất thiết pháp,
Nhất nguyệt phổ hiện nhất thiết thủy,
Nhất thiết thủy nguyệt nhất nguyệt nhiếp.
Chư Phật pháp thân nhập ngã tánh,
Ngã tánh đồng cộng Như Lai hiệp.
Nhất địa cụ túc nhất thiết địa,
Phi sắc phi tâm phi hạnh nghiệp.
Đàn chỉ viên thành bát vạn môn,
Sát na diệt khước tam kỳ kiếp.
Nhất thiết số cú phi số cú,
Dữ ngô linh giác hà giao thiệp ?
Bất khả hủy, bất khả tán,
Thể nhược hư không vô nhai ngạn.
Bất ly đương xứ thường trạm nhiên.
Mịch tức tri quân bất khả kiến.
Thủ bất đắc, xả bất đắc,
Bất khả đắc trung chỉ ma đắc.
Mặc thời thuyết, thuyết thời mặc.
Đại thí môn khai vô ủng tắc...
Hữu nhân vấn ngã giải hà tông,
Báo đạo Ma Ha Bát Nhã lực.
Hoặc thị hoặc phi nhân bất thức,
Nghịch hành thuận hành thiên mạc trắc.
Cỏ phì
nhị đơm ròng Đỉnh Tuyết,
Vị đề hồ ta từng nếm biết.
Một tánh viên thông muôn tánh hệt,
Một pháp bao gồm muôn pháp hết.
Một trăng hiện khắp tất cả nước,
Tất cả trăng nước, một trăng nhiếp,
Chư pháp thân Phật vào tánh ta,
Tánh ta cùng với Như Lai hiệp.
Một địa gồm đủ tất cả địa,
Chẳng sắc chẳng tâm chẳng hạnh nghiệp,
Búng tay, tám vạn pháp môn thành,
Nháy mắt, rũ xong ba kỳ kiếp,
Tất cả văn tự, chẳng văn tự:
Cùng linh giác ấy nào can dự ?
Không thể chê, không thể khen,
Như hư không ấy vốn vô biên.
Tìm kiếm đã hay không thấy được,
Mà luôn trước mắt vẫn thường nhiên.
Lấy chẳng được, bỏ chẳng được,
Trong cái chẳng được là cái được.
Im thời nói, nói thời im,
Cửa đại thí mở thông, thông suốt.
Có người hỏi ta giải tông nào,
Xin thưa :" Ma Ha Bát Nhã lực.
Làm ngược làm xuôi trời biết đâu,
Rằng phải rằng trái ai rõ được.
XII.- Vô Trụ Niết
Bàn
Tương truyền trên Tuyết Sơn (dụ
cho pháp giới) có một loài bò duy nhất (thanh tịnh ngưu : dụ
cho Pháp thân) ăn thứ cỏ duy nhất (phì nhị :thiền duyệt), sanh
ra thứ sữa duy nhất ( đề hồ : pháp thực), ai ăn được
thứ đề hồ ấy là thành Phật, chứng Niết
Bàn (coi kinh Niết Bàn)
Pháp Phật là thứ sữa đề hồ ấy, thiền
sư đã nếm qua và chứng "diệu tâm Niết Bàn". Đó là cảnh giới dung
thông vô ngại, trong ấy một tánh viên thông tất cả tánh, một
pháp chứa đủ tất cả pháp. Ví như một mắt trăng chiếu sáng
trên vô số mặt nước sông hồ thành vô số mặt trăng. Một tức
tất cả. Và tất cả trăng thâu nhiếp vào một mặt trăng. Tất cả là một. Cái lẽ
"tịch chiếu bất nhị" là vậy . Trăng thì tịch nhưng "năng"
chiếu thành vô số trăng. Vô số trăng dù rằng "sở"
chiếu vẫn không lìa tịch, nên vẫn dự vào thể tánh thanh tịnh của
vừng trăng MỘT. Cũng vậy, tất cả pháp thân Phật thể nhập trong
tánh chúng sanh thành vô lượng báo thân và hóa
thân Phật, thành vô lượng lý và sự pháp giới . Và tất
cả pháp giới, vật chất và tinh thần, và "phi tưởng phi
phi tưởng", đều tương ứng tương hợp với pháp giới của
Phật, với thực tại đại đồng: Như Lai .Toàn thể Hoa Tạng pháp
giới đều biến chiếu tự thể tánh Như Lai . Nên
không đâu có Như Lai mà đâu đâu cũng là Như
Lai: Biến Chiếu Như Lai . Niết Bàn không có ở đâu cả
mà đâu đâu cũng là Niết Bàn: Vô Trụ Niết Bàn. Cũng vậy, chứng
một địa là chứng tất cả địa (thập địa bồ tát :mười giai đoạn tu chứng),
vì trong một địa gồm đủ tất cả địa, không phải là vật, không phải là tâm, mà
cũng không phải là thành quả của nghiệp. Trong tinh thần ấy,
tám vạn bốn ngàn pháp môn đều thành tựu trong búng
tay, chớp nhoáng xóa bỏ vọng tưởng nghiệp báo, không
gian thời gian (ba kỳ kiếp). Đó là cảnh giới "bất
nhị", không liên quan gì đến tư tưởng và ngôn ngữ,
nên khen cũng thừa, chê cũng thừa, không bỏ được mà cũng không nắm được, vắng
lặng, linh minh, mà vẫn không lúc nào lìa cái hiện tiền, cái hiện sanh của hiện
tượng giới (đương xứ). Muốn chứng vào đó phải đi đến chỗ cùng lý tuyệt
tình, phải húc đầu vào cái "vô sở đắc" tối hậu cũng tức là
cái sở đắc tối hậu; nói một cách khác, tuyệt lộ "tức" giải
thoát; cũng vậy, phiền não tức bồ đề, chớ không phải ngoài phiền
não có bồ đề nào khác. Chứng đến đó gọi là Đốn, sau một bước nhẩy
hư diệu giữa hư vô, thì mặc tình muốn nói thì nói, muốn im thì im, nói tức
là im, im tức là nói, tùy duyên hoặc nói hoặc im, mở cửa từ
bi thí pháp không trệ vào đâu hết. Đó là tâm không - không
không, rốt ráo không - của hệ thống Bát Nhã, không thể nói
là "thị" (chấp nhận) hoặc "phi" (phủ nhận) theo tri thức thường,
mà chỉ tùy cảm mà ứng dụng ngoài tất cả tiêu chuẩn thuận và
nghịch của người đời .
ẨN TU NGẪU VỊNH
18.- Ẩn tu Hoa Tạng mến môn huyền
Muốn kết Dao-đài hội Thắng Liên
Theo bước Đàm-Loan chơi bảo-các
Bích Câu lạc dấu, Giáng-Kiều tiên.
NHƯ
Ý :
Trong CÕI Hoa Tạng có 10 THẾ GIỚI chủng, mỗi thế giới chủng gồm 20 tầng lớp,
hàm chứa hàng hà sa vô biên cõi Phật, nghĩa mầu về THẬP QUYỀN MÔN của Hoa Tạng
giới, muốn thấu hiểu phải duyệt KINH HOA NGHIÊM. Các liên hữu
tùy theo công đức sẽ được ngồi lên LIÊN đài, KIM đài cho đến GIAO đài là
đài bằng Ngọc-Giao, dự hội thắng liên nơi bảo trì cõi cực lạc. Tuy nói ao báo,
nhưng cõi BẢO TRÌ này còn rộng lớn hơn cả đại dương ở cõi Ta-bà .
Đàm
Loan pháp sư trước học Đạo nơi đào Nguyên Minh, trên đường về ngài gặp bồ
đề Lưu-Chi Tam Tạng, liền đốt 10 quyển TIÊN kinh, tu theo THẬP
LỤC QUÁN KINH, được sang về hư không BẢO CÁT ở cõi cực lạc, Tú-Quyên ở thôn
bích câu vì có tiền duyên, nên được kết đôi với nàng dáng kiều và được nàng dẫn
độ cho tu hành trở về TIÊN GIỚI, theo ĐÀM LOAN tức là lạc dấu dáng
kiều rồi.
MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT
25.- Nhứt cú Di Ðà
Như cảnh chiếu cảnh.
Uyển chuyển hỗ hàm.
Trùng điệp giao ánh.
Một câu A Di Ðà
Như gương chiếu các gương.
Uyển chuyển ngậm bóng nhau
Ðiệp trùng giao chói sáng.
LƯỢC GIẢI:
Ðời Ðường, Hiền Thủ đại sư khi giảng kinh Hoa Nghiêm đến nghĩa "vô tận pháp giới trùng trùng đế
võng", ngài phương tiện dùng mười mặt gương tròn lớn, để tám hướng
và trên, dưới mỗi chỗ một tấm, cách nhau độ hơn trượng và đều cùng đối diện.
Chính giữa lại an bài cốt Phật, rồi thắp một ngọn đèn sáng để soi. Lúc ấy học
chúng đều thấy trong mỗi mặt gương nổi hiện lớp lớp tượng Phật và ánh sáng.
Nhân đó tất cả đều hiểu ý nghĩa: Biển quốc độ giao chiếu xen lẫn nhau lớp lớp
điệp trùng, không cùng tận, không ngằn mé. Ðây là cảnh tượng trang nghiêm của
Hoa Tạng thế giới hải. Bài kệ trên ý nói: Câu niệm Phật sẽ đưa hành giả vào
cảnh đại trang nghiêm không cùng tận đó. Cho nên niệm Phật chẳng phải là pháp
thấp kém thông thường. Ðã có bài kệ khen ngợi :
Niệm Phật vào tướng thật
Chứng biết Phật với Phật.
Cảnh vô tận trang nghiêm
Môn Ðại Ba La Mật!
Niệm Phật Thập
Yếu
GIÁC NGỘ TÂM
Chúng sanh thường chấp sắc thân này là ta, tâm thức có
hiểu biết, có buồn giận thương vui là ta. Nhưng thật ra, sắc thân này giả dối,
ngày kia khi chết đi nó sẽ tan về với đất bụi, nên thân tứ đại không phải là
ta. Tâm thức cũng thế, nó chỉ là thể tổng hợp về cái biết của sáu trần là: sắc,
thanh, hương, vị, xúc, pháp, như một người trước kia dốt, nay theo học chữ
Việt, tiếng Anh, khi học thành, có cái biết về chữ Việt, tiếng Anh. Lại như một
kẻ chưa biết Ba Lê, sau một dịp sang Pháp du ngoạn, thu thập hình ảnh của thành
phố ấy vào tâm. Khi trở về bản xứ có ai nói đến Ba Lê, nơi tâm thức liền hiện
rõ quang cảnh của đô thị ấy. Cái biết đó trước kia không, khi lịch cảnh thu
nhận vào nên tạm có, sau bỏ lãng không nghĩ đến, lần lần nó sẽ phai lạt đến tan
mất hẳn, trở về không. Cái biết của ta khi có khi không, hình ảnh này tiêu,
hình ảnh khác hiện, tùy theo trần cảnh thay đổi luôn luôn, hư giả không thật,
nên chẳng phải là ta. Cổ đức đã bảo: "Thân như bọt tụ, tâm như gió. Huyễn
hiện vô căn, không tánh thật." Nếu giác ngộ thân tâm như huyễn, không chấp
trước, lần lần sẽ đi vào cảnh giới "nhơn không" chẳng còn ngã tướng.
Cái ta của ta đã không, thì cái ta của người khác cũng không, nên không có nhơn
tướng. Cái ta của mình và người đã không, tất cái ta của vô lượng chúng sanh
cũng không, nên không có chúng sanh tướng. Cái ta đã không, nên không có bản
ngã bền lâu, không thật có ai chứng đắc, cho đến cảnh chứng thường trụ vĩnh cữu
của Niết Bàn cũng không, nên không có thọ giả tướng. Đây cần nên nhận rõ,
chẳng phải không có thật thể chân ngã của tánh Chân Như thường trụ, nhưng vì
thánh giả không chấp trước, nên thể ấy thành không.
Nhơn đã không, thì Pháp cũng không, vì sự cảnh luôn luôn
đổi thay sanh diệt, không có tự thể. Đây lại cần nên nhận rõ chẳng phải các
pháp khi hoại diệt mới thành không, mà vì nó hư huyễn, nên đương thể chính là
không, cả Nhơn cũng thế. Cho nên cổ đức đã bảo: "Cần chi đợi hoa rụng. Mới
biết sắc là không" (Hà tu đãi hoa lạc. Nhiên hậu thỉ tri không).
Hành giả khi đã giác ngộ Nhơn và Pháp đều không, thì giữ
lòng thanh tịnh trong sáng không chấp trước mà niệm Phật. Dùng lòng giác ngộ
như thế mà hành đạo, mới gọi là phát Bồ Đề tâm.
Ngô tảo tằng kinh đa kiếp tu,
Bất thị đẳng nhàn tương cuống hoặc.
Kiến pháp tràng, lập tông chỉ,
Minh minh Phật sắc Tào Khê thị.
Đệ nhất Ca Diếp thủ truyền đăng,
Nhị thập bát đại Tây Thiên ký.
Pháp đông lưu, nhập thử thổ,
Bồ Đề Đạt Ma vi sơ tổ.
Lục đại truyền y thiên hạ văn,
Hậu nhân đắc đạo hà cùng số.
Chân bất lập, vọng bổn không,
Hữu vô câu khiển bất không không.
Nhị thập không môn nguyên bất trước,
Nhất tánh Như Lai thể tự đồng.
Tâm thị căn, pháp thị trần,
Lưỡng chủng do như kính thượng ngân.
Ngân cấu tận trừ quang thỉ hiện,
Tâm pháp song vong tánh tức chân.
Ta sớm từng qua bao kiếp tu,
Nào dám sai ngoa lời dối mị.
Dựng pháp tràng, lập tông chỉ,
Rỡ ràng tâm Phật ứng Tào Khê .
Thoạt tiên Ca Diếp đèn tâm truyền,
Hăm tám đời Tổ sử Tây Thiên.
Pháp sang Đông, vào Trung Thổ
Bồ Đề Đạt Ma là Sơ Tổ.
Sáu đời y bát thiên hạ nghe .
Người sau được đạo nhiều vô số .
Chân chẳng lập, vọng vốn không,
Hữu vô dứt trọn chẳng không không,
Hai chục cửa không nguyên chẳng chấp,
Một tánh Như Lai vốn thể đồng.
Tâm là căn, pháp là trần,
Thầy đều ngấn bụi ám gương trong.
Bao giờ ngấn hết gương trong lại,
Tâm pháp cùng quên tánh rõ chân
XIII.- Truyền
Tâm Pháp Yếu
Dựng cao lá phướn của Phật pháp,
nêu cao ý chỉ của Thiền Tông, thiền sư nay biểu
dương tâm ấn Phật được mật truyền từ đức Thế Tôn đến Tổ Tào
Khê; như một ngọn đèn truyền qua một ngọn đèn, truyền mãi không
dứt. Trước hết từ hội Linh Sơn, Phật truyền tâm ấn cho Ca
Diếp, A Nan, ... đến Bồ Đề Đạt Ma là 28 vị Tổ Tây Độ; Tiếp
theo là 6 vị Tổ Đông Độ (Đạt
Ma, Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn, Huệ Năng),
và sau đó nhiều vô số kể.
Yếu chỉ của phép truyền
tâm ấy là quét sạch tất cả đối thể mà cũng không nêu lên làm định
lý một cái chân nào, vì cái chân nào cũng bao hàm cái giả, cả chân và giả chỉ
có trong ảo giới, cũng như hữu và không, bất không không. Cả đến
20 cửa không của biện chứng Bát Nhã Niết Bàn (nội
không, ngoại không, nội ngoại không, không
không ... vô tánh tự tánh không) vẫn không chấp trước
vì tất cả đều bình đẳng nhau, và dung thông vô ngại trong thể
tánh Như Lai . Cả đến tâm (căn = giác quan) và đối tượng của giác
quan (trần = bụi, ngoại giới) đều là hư giả như bụi đóng mờ
gương, hễ bụi hết thì gương sáng lại; đó là lúc thành tựu thể
tánh Như Lai, tâm và pháp, chủ thể và đối tượng, đều dứt trọn cả hai
.
ẨN TU NGẪU VỊNH
57.-Ẩn tu ý Tổ cảm thông tri
Bi trí tuỳ cơ độ Mạt-thì
Đâu phải chấp đua như thế tục
Mà riêng khen Tịnh đạo huyền vi.
NHƯ Ý : Ấn-Quang Pháp sư nói: Chư Phật
thấy tất cả chúng sanh là Phật, nên tìm đủ cách để độ thoát Chúng sanh. Chúng
sanh thấy Chư Phật là Chúng sanh, nên tìm đủ cách để làm tổn hại.
Chư Phật
Bồ tát đã chứng đạo lý Chân-ngã Vô-ngã, nhận rõ tất cả Chúng sanh Hữu tình cho
đến vạn vật VÔ TÌNH đều là bản thân bản thể của mình, cho nên vận tâm TRÍ BI, mở
muôn cửa Pháp khi Quyền khi Thật, lúc Ẩn lúc Hiện toàn vì thương xót độ sanh,
Tuyệt không có Ý hơn thua tranh chấp.
Thở xưa
vì người học Đạo phần đông Căn-tánh sáng lẹ, lại nghiệp nhẹ Tâm-thuần hợp với
tông Thiền, có thể một đời được ngộ Đạo chứng Đạo, nên chư Bồ Tát Tổ Sư hết
sức tuyên dương về TÂM tông.
Giả sử
đời này Tu chưa được tỏ Ngộ, thì Chánh pháp còn Thạnh, bậc Tri thức còn đông,
trong các Kiếp sau cũng lần đi đến chỗ ngộ Chứng, lúc ấy Thiền Tông được lưu
truyền rất thạnh, vượt bỏ các môn phái khác lại đằng sau, đến khi không còn
nhìn thấy TÔNG TÍCH NGUỒN GỐC nữa.
Đến
Thời Mạt Pháp, quần chúng căn cơ càng lúc càng Kém-tối, cảnh đời và đạo Đức
càng lúc càng Suy-mòn, chư cổ Đức quán biết mới tuyên dương Tịnh Tông để cứu thời
Mạc-hậu, lúc đầu vì thế lực và tập quán môn tu thiền còn quá thạnh, các ngài phải
thì hiện trước NGỘ CHỨNG về Thiền, sau mới Tuyên Dương Tịnh Độ, tuy thế vẫn còn
bị bác phá.
Lần lần
vì Tịnh Pháp hợp thời cơ, nên thế lực càng lúc càng song hành với Thiền, rồi lấn
lướt hơn bên Thiền, nên các Thiền-giả kém suy hiểu, mới phát khởi mối
tranh chấp, cảnh phân hóa nguyên do từ đó.
Đời
Lương Võ Đế vì luận đạo không hợp cơ, Đức Đạt Ma Tổ Sư bỏ lên ẩn trên non
Thiếu Thất, vua Lương-võ hỏi ngài CHÍ CÔNG, một vị Cao Tăng Đắc Đạo vị đó
là ai?
Chí-Công
đáp, đó là hóa thân của Bồ Tát
Quán-Thế-Âm,
bệ hạ không thể mời thỉnh trở về được đâu, lại tương truyền rằng ngài Bát Nhã
Đa La, tổ thứ 27 của Thiền Tông ở Ấn Độ, là hóa thân của Đại-Thế-Chí Bồ Tát.
Đức
Quán-Âm, Thế-Chí phụ Đức Phật A-Di-Đà tiếp dẫn chúng sanh về Cực Lạc,
chính thức là nhân vật của Tịnh-độ mà khi ỨNG HÓA, vì thuận theo căn cơ để
độ sanh cũng PHẢI ỨNG HÓA trong Thiền-Tông, xem Thế thì biết
chư Bồ-tát Tổ-sư đâu có phân biệt ?
MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT
24.- Nhứt cú Di Ðà
Pháp giới duyên khởi
Tịnh nghiệp chánh nhân
Bồ Ðề chủng tử.
Một câu A Di Ðà
Là duyên khởi pháp giới
Chánh nhân của Tịnh nghiệp
Và chủng tử Bồ Ðề.
LƯỢC GIẢI:
Phật
Pháp chia thành hai hệ: Không tông và Hữu tông. Không tông đề ra thuyết Chân
Như Duyên Khởi; Hữu tông đề ra thuyết A-lại-da Duyên Khởi. Dung nhập vào Trung
Ðạo, tức Nhứt Chân Pháp Giới thì Không và Hữu chẳng khác, Chân Như tức
A-lại-da. Ðây ý nói câu niệm Phật là huyễn
hữu, cũng lại là Chân Không, duyên khởi điểm của nó từ nơi pháp giới.
Vậy câu niệm phật là Pháp Giới Duyên Khởi, gồm Chân Như cùng A Lại Da duyên
khởi, dung nhiếp cả Hữu lẫn Không. Bởi thế nên Niệm Phật là chánh nhân của Tịnh
nghiệp. Tịnh nghiệp đây gồm bốn Tịnh Ðộ mà tiêu điểm cuối cùng là cõi Thường
Tịch Quang. Và Niệm Phật cũng là hạt giống Bồ Ðề đưa đến sự Toàn Giác, gồm giác
ngộ mình, giác ngộ chúng sanh, hạnh giác ngộ đầy đủ.
Niệm Phật Thập Yếu
Hỏi: Môn Tịnh Độ là
pháp sơ cơ, chỉ để cho kẻ ngu dốt, căn trí thấp kém hành trì. Những người căn
tánh cao phải tu Thiền hay Duy Thức mới hợp lý. Vả lại bậc trượng phu phải có
chí hùng cường tự lập, nên căn cứ nơi sức mình mà giải thoát; nếu cầu mong tha
lực, chẳng tỏ ra hèn yếu lắm ư?
- Đáp: Với lời hỏi này, trước tiên xin nói về căn cơ, sau sẽ trả lời
đến yếu tố tự lực tha lực.
Pháp môn Tịnh Độ không phải chỉ để cho bậc trung, hạ
căn, mà còn thâu nhiếp cả bậc thượng thượng căn. Bậc trung, hạ căn niệm Phật sẽ
dứt được phiền não nghiệp chướng, phát sanh phước đức trí huệ, lần lần đi đến
định cảnh, tùy công phu thấp cao mà vãng sanh về chín phẩm sen nơi Cực Lạc. Bậc
thượng căn vừa đề khởi câu niệm Phật, liền thâm nhập vào cảnh giới Ðịnh Huệ, đi
đứng nằm ngồi đều ở trong Niệm Phật Tam Muội, khi lâm chung sanh về thượng
thượng phẩm ở Liên Bang. Trong hàng tiên đức đã có vị đi vào cảnh giới này, và
trình thuật với câu:
Niết khởi sổ châu thằng sách đoạn
Thể hương phạn thục dĩ đa thời
Ý nói:
Nắm lấy chuỗi tràng trần niệm dứt,
Nghiễm nhiên thành Phật đã từ lâu.
Cho nên, câu niệm Phật thâu nhiếp hết ba căn, với
người cao nó thành cao, với người thấp nó thành thấp.
Các bậc đại tri thức trong Phật Giáo thường phê
luận: "Pháp môn Niệm Phật gồm nhiếp cả Thiền, Giáo, Luật, Mật." Tại
sao pháp Niệm Phật lại gồm nhiếp cả bốn môn này? - Sở dĩ có điều ấy, bởi khi
niệm Phật dứt trừ cả vọng tưởng chấp trước, đó là Thiền. Sáu chữ hồng danh bao
gồm vô lượng nghĩa mầu, vô lượng nghĩa đều ẩn một và xuất hiện từ nơi đấy, đó
là Giáo. Niệm Phật đến cảnh giới sâu, ba nghiệp đều trong sạch vắng lặng, đó là
Luật. Câu niệm Phật có công năng như một câu thần chú, hay giải oan, trừ
nghiệp, mãn nguyện, hàng ma đó là Mật. Như Liên Trì đại sư, trong một năm nắng
hạn lâu ngày, thay vì niệm chú đảo võ, Ngài chỉ đi ngoài đồng gõ mõ niệm Phật,
đi đến đâu, trời mưa đến đó. Và Viên Chiếu Bản thiền sư, thay vì tham thiền, Ngài
chỉ dùng sáu chữ hồng danh mà được ngộ tánh bản lai, chứng vào Niệm Phật Tam
Muội. Cứ như đây suy nghiệm rộng sâu thêm, câu niệm Phật cũng gồm thâu cả năm
thời tám giáo, nhiếp luôn sáu pháp Ba La Mật, như Triệt Ngộ đại sư đã trình bày
trong thiên Niệm Phật Bách Kệ.
Trong kinh lại nói: "Chí thành xưng niệm danh
hiệu Phật A Di Đà, sẽ được tiêu tội nặng trong tám mươi ức kiếp sanh tử."
Người niệm Phật nếu hằng giữ định tâm, tất sẽ phát huệ đồng như lối tu của các
pháp môn khác. Hơn nữa, trên định tâm mà xưng danh hiệu Phật A Di Đà, thì sự
tiêu nghiệp chướng sanh phước huệ càng cao thắng chóng mau. Vì thế, Liên Trì
đại sư đã khen pháp Niệm Phật là: đại thiền định, đại trí huệ, đại phước đức,
đại thánh hiền. Theo Quán Kinh: người tạo tội ngũ nghịch thập ác khi lâm chung
tướng địa ngục hiện, nếu chí thành xưng danh hiệu Phật A Di Đà cho đến mười
niệm, thì Ngài liền hiện thân tiếp dẫn sanh về Cực Lạc. Từ một kẻ cực ác, chỉ
dùng mười niệm mà được vãng sanh, lên ngay ngôi Bất Thối Chuyển thật là điều
rất hy hữu. Ấn Quang đại sư đã khen: "Pháp Niệm Phật bậc cực cao niệm đến
một lòng không loạn, chứng vào Tam Muội, kẻ cực thấp chỉ dùng mười niệm thành
công, là điểm đặc sắc mà chưa thấy pháp môn nào có."
Về vấn đề tự lực
tha lực, nếu như hiểu môn
Tịnh Độ chỉ hoàn toàn nương nơi tha lực là lầm. Người niệm Phật phải đem hết tự
lực dứt trừ phiền não, trì niệm cho đến cảnh giới tâm mình, và tâm Phật tương
ứng. Từ cảnh giới đó, hiện thời hành giả được Phật phóng quang thầm nhiếp thọ,
khi mạng chung sẽ được tiếp dẫn vãng sanh. Sự tiếp dẫn mới là yếu tố chánh của
tha lực, vì thế giới Cực Lạc cách xa cõi Ta Bà này đến mười muôn ức Phật độ,
còn không phải sức thần thông đạo lực tầm thường có thể đến được, huống nữa là
phàm phu! Vì thế cần phải nhờ tha lực tức thần lực của Phật hoặc chư thánh tiếp
dẫn. Ví như một học sinh, tự mình biết gắng hết sức chuyên học, dĩ nhiên là
điều đáng quý. Nếu trên sự chuyên học ấy, lại được vị giáo sư giỏi kèm theo chỉ
dạy, tất mức học vấn càng cao thâm, kết quả thi đỗ sẽ là phần bảo đảm. Trên tự
lực của hành giả, thêm tha lực của Phật gia bị tiếp dẫn cũng lại như thế. Vậy
sự kiện chính mình đã gắng hết sức để tu, lại cầu thêm tha lực cho được kết quả
mau chóng, có phải là một điều hèn yếu lỗi lầm chăng? Sự cao diệu của môn Tịnh
Độ, chính các bậc đại Bồ Tát như Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ; các vị
Tổ Sư như Vĩnh Minh, Trí Giả, Triệt Ngộ, Liên Trì, cho đến nhiều đấng tôn túc ở
các tông, đều khuyến nguyện vãng sanh. Chê Niệm Phật là thấp kém chỉ để cho bậc
hạ căn tu hành tức là chê chư Bồ Tát, Tổ Sư và các vị cao đức đã nói trên. Bảo
niệm Phật là hèn yếu, chỉ nương nơi tha lực, tức là chưa hiểu biết chi về môn
Tịnh Độ.
Ta mạt pháp !
ác thời thế !
Chúng sanh phước bạc nan điều chế.
Khứ thánh viễn hề tà kiến thâm,
Ma cường pháp nhược đa oan hại,
Văn thuyết Như Lai đốn giáo môn,
Hận bất diệt trừ như ngõa toái.
Tác tại tâm, ương
tại thân,
Bất tu oan tố cánh vưu nhân.
Dục đắc bất chiêu vô gián nghiệp,
Mạc báng Như Lai chánh pháp luân.
Ôi mạt
pháp ! Ác thời thế !
Chúng sanh phước mỏng khôn cầm chế.
Hiền thánh xa rồi, tà vạy sâu,
Ma mạnh pháp yếu nhiều ác tệ.
Nghe nói Như Lai phép đốn tu,
Hận chẳng nghiền tan như ngói bể.
Tại tâm làm, tại thân chịu,
Đừng có kêu oan chớ trách người .
Muốn khỏi nghiệp vương muôn kiếp lụy,
Vành xe chánh pháp chớ chê cười .
XIV.- Ma Chướng Thời
Mạt Pháp
Thời chánh pháp đã xa rồi, chân
lý bị đắm chìm trong ác nghiệp quá nặng. Ma (tà kiến) ngày càng
mạnh, còn pháp (chánh đạo) ngày càng thiếu chân truyền. Thế nên có người
nghe nói phép Thiền Tông đốn ngộ cho là ma
giáo và lập tâm nghiền nát. (Trường hợp này rất nhiều,
như Đạt ma bị đầu độc, Thần
Hội bị vu hãm vào tù đầy, Đức Sơn lặn lội lên tận Long Đàm
toan quét sạch thiền lâm của Tổ Sùng Tín, v.v...) Những xuẩn
động ấy sẽ gây nghiệp quả cho thân và tâm, đừng kêu oan,
hãy tự trách mình mê muội .
Muốn tránh những khổ lụy vô lối ấy chỉ cần
đừng phỉ báng Bánh Xe Chánh Pháp của Thiền Như
Lai.
ẨN TU NGẪU VỊNH
50.- Ẩn tu thương nghĩ cánh Nam
tông
Tịnh độ cho là pháp viễn vông
Bác phá Đại thừa phi Phật thuyết
Yến Ly đâu biết dấu chim hồng ?
NHƯ Ý: HƯ VÂN Thiền-sư một bậc cao
tăng cận đại ở Trung HOA, khi sang Viếng Phật Giáo ở Thái
Lan, đã ngồi nhập Định luôn 9 ngày đêm liên tiếp, khiến cho Chư-tăng
và Phật-tử nơi xứ này đều LẠ LÙNG RÚNG ĐỘNG.
Thế mà khi trở về nước nhà dự lễ đón mừng
trong một buổi Đại hội, Ngài đã than Phật giáo gọi là Nguyên thủy
thuộc cánh Nam-tông không tin các kinh như: PHÁP HOA, HOA
NGHIÊM, DI ĐÀ, BÁT NHÃN, họ cho Pháp Đại-thừa là không
phải của PHẬT nói lại còn đòi mở cuộc tranh luận RỐI REN, thật ra
chim Én đậu ở Phan Dậu làm sao biết được dấu vết cao xa của
cánh chim Hồng.
Cổ đức
đã dạy:
“Dục Đắc
Bất Chiêu Vô Gián Nghiệp,
Mạc
Báng Như Lai Chánh Pháp Luân.”
( Muốn
khỏi bị mang Vô-gián nghiệp,
Đừng
khinh Chánh-pháp của Như Lai.)
Từ xưa
vì sợ người tu học Phật phạm tội này, cho nên chư Bồ Tát đã thị hiện
bác phá Đại thừa, rồi đọa Địa-ngục ngay trước mắt, cho quần chúng thấy để
ngăn ngừa chư Tăng.
CHÍNH
bên Nam Tông Tuy không tin ĐẠI THỪA, nhưng ÍT có duyên
tạo tội này, vì họ ở bên xứ thuộc Tiểu thừa.
RIÊNG
chư Tăng-Ni Thiện-Tín ở các nước bắc TÔNG Phật giáo cần phải
DÈ DẶT, vì nơi đây pháp Đại-thừa lan rộng, để nói thêm
chính Ngài Hư-vân một BẬC THAM THIỀN NGỘ ĐẠO cũng tính tịnh độ khuyên
niệm Phật.
MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT
97.- Nhứt cú Di Ðà
Cảm ứng phi khinh
Thiếu Khang hóa Phật
Thiện Ðạo quang minh.
Một
câu A Di Ðà
Cảm ứng chớ xem khinh
Thiếu Khang hiện hóa Phật
Thiện Ðạo phóng quang minh.
LƯỢC GIẢI:
Thiếu Khang đại sư niệm một câu hồng
danh, trong miệng bay ra một vị hóa Phật.
Thiện Ðạo Hòa
thượng niệm mỗi câu Phật hiệu, nơi
miệng phóng ra một đạo quang minh. Hai điều trên chứng minh cho công đức niệm
câu hồng danh A Di Ðà thật lớn lao, và sự cảm ứng cưa Phật hiệu như thế đã đến
mức cùng diệu. Và điều trên đây cũng nhắc cho người học đạo nên thức ngộ, đừng
xem môn Niệm Phật là dung thường.
Trong mấy bài kệ liên tiếp, Triệt Ngộ đại sư đã dẫn chứng trên từ chư Phật Thế
Tôn, nói rộng ra là các đức Như Lai ở sáu phương như kinh A Di Ðà đã thuyết
minh, đều khen ngợi khuyên tu Tịnh Ðộ, và chỉ riêng các ngài mới biết cùng tận
pháp này. Kế đến chư đại Bồ Tát như Văn Thù, Phổ Hiền, các bậc đại Tổ Sư như Mã
Minh, Long Thọ; những vị đại long tượng về bên Tông như ngài Vĩnh Minh, về bên
Giáo như ngài Trí Giả và sau cùng chính chư Tổ bên Tịnh Ðộ như Thiện Ðạo, Thiếu
Khang. Những vị trên tuy cũng suốt thông các pháp môn khác, song vẫn quy hướng
về Tịnh Ðộ. Tại sao Tổ Triệt Ngộ lại nhiều phen dẫn chứng như thế? Trong đây có
hai nguyên nhân rất quan trọng.
a) Ðiều thứ nhứt: Các vị học thức xưa nay (bút giả dùng danh từ “học thức” chớ
không nói trí thức, vì học thức là một việc, trí thức lại là việc khác) khi mới
tìm đạo, đều ưa thích những lý luận cao siêu huyền diệu. Sự ưa thích đó không
phải là điều lỗi. Nhưng phần nhiều họ lầm lạc chấp theo Thiên Không, chưa dung
hội được giữa Không và Có, bài bác nhân quả sự tướng, nên hầu như thành một căn
bịnh trong khi học đạo. Ðối với môn Tịnh Ðộ, họ chưa thấu đáo được sự cao diệu
của pháp này nên khi thấy những kẻ tối dốt, hạng bình dân cũng tu hành được,
lại xem thường cho là pháp thấp kém. Chư đại thiện tri thức thấy sự lầm lạc tà
kiến đó mới thẳng thắn bác phá, chỉ bày. Vì thế Tổ Triệt Ngộ đã dẫn những chứng
minh trên để cảnh giác, ngụ ý bảo: "Nếu Tịnh Ðộ là thấp kém, tại sao từ
chư Phật, Bồ Tát, cho đến chư Tổ, các bậc đại long tượng bên Tông lẫn bên Giáo
đều ngợi khen khuyến khích, hoặc thân thiết phụng hành?"
b) Ðiều thứ hai: Các vị thông minh kiến thức trên, khi luận đạo thường nói
những lý luận siêu huyền, để tỏ ra mình là những người hiểu rộng tu cao. Nhưng
họ lại không tự xét rằng: Về phần thật hành, mình có làm được một phần nào đối
với những lời nói đó chăng? Nhứt là buổi đi sâu vào thời mạt pháp này, người tu
căn cơ non kém, nghiệp chướng nặng nề, dùng những hình thức dễ làm như niệm
Phật tụng kinh, mà kẻ hành đạo tại gia lẫn xuất gia còn vọng niệm rối ren, nay
chầy mai trễ, huống chi là sự nhiếp tâm nơi định trong tất cả thời, tất cả hành
động nói năng? Bút giả từng nghe một vài vị tu học về Thiền khi luận đến sự
hành trì, thường dẫn lời của những chư Tổ hoặc các bậc tôn túc thời xưa mà
trạng huống cho lối tu của mình và còn ra vẻ đắc ý. Chẳng hạn như câu:
"Viên bão tử quy thanh chướng lý.
Ðiểu hàm hoa lạc bích nham thiền!"
(Vượn ôm con chuyền
về rặng núi xanh.
Chim ngậm hoa sa
trước gộp đá biếc).
Hoặc như:
"Nhập lâm bất động thảo.
Nhập thủy bất đạp ba".
(Vào rừng mà không
làm động đến ngọn cỏ.
Xuống nước nhưng
chẳng đạp sóng nước).
Các vị đó không xét lại hai câu trước là tâm cảnh của ngài Giáp Sơn, chớ chẳng
phải cảnh giới của mình. Thỉnh thoảng có việc chi xúc động thì các vị liền tỏ
vẻ phiền hà, tức giận. Thế là cỏ cây đã động, chân đã đạp sóng nước rồi đấy!
Trước tệ trạng lạc lầm lạc rộng đó, chư thiện tri thức vì xót thương, vì muốn
cứu vãn đạo pháp nên mới thẳng lời phê trích, cho hành động ấy là Cuồng Thiền.
Và các ngài còn nói đến hạng Cuồng Mật nữa mà nếu có dịp, sau này bút giả sẽ
dẫn giải.
Ðể kết luận, cần nhấn rõ thêm là những điều nói trên tuyệt không có ý bài bác
Thiền, Mật. Thiền và Mật là hai pháp môn cao siêu, và thật ra Thiền, Mật, Tịnh
cả ba đều có đặc điểm riêng, cần tu học để hỗ trợ cho nhau. Chẳng hạn như khi
trì chú theo của chân ngôn, Phật hiệu huân sâu vào tạng thức, kích động cho
phiền não nổi dậy, phương pháp làm lắng động hữu hiệu nhứt không chi hơn Thiền.
Trong lúc tham thiền hoặc niệm Phật, ma chướng trong ngoài khuấy rối, cách hàng
phục kiến hiệu mau lẹ nhứt, không chi hơn Mật. Và muốn giải quyết việc lớn là
sống chết luân hồi một cách thẳng tắt chắc chắn nhứt, lại không chi hơn Tịnh.
Luận cho cùng mỗi môn tự hàm đủ công năng của ba, song đó là ứng dụng của bậc
trình độ cao siêu. Còn với bậc sơ cơ non kém, thật ra vẫn có sự sai biệt. Ví
như bậc Tổ Sư về võ, dù sử dụng côn, chùy, kiếm, sự lợi hại vẫn đồng như nhau.
Nhưng với hạng võ nghệ thông thường thì tác dụng của ba môn binh khí kia lại có
sai biệt. Nếu chẳng thế, trong võ lâm cần chi bày ra ba môn ấy cho thêm phiền!
Cho nên trong thời mạt pháp, theo thiển ý nên lấy Tịnh Ðộ làm chánh yếu, Thiền,
Mật làm phụ trợ. Hoặc nếu có tu Thiền hay Mật cũng nên niệm Phật nhiều ít hồi
hướng về cõi Cực Lạc ở Tây phương.
Chiên đàn lâm vô tạp thụ,
Uất mật sâm trầm sư tử trú.
Cảnh tịnh lâm nhàn độc tự du,
Tẩu thú phi cầm giai viễn khứ.
Sư tử nhi, chúng tùy hậu,
Tam tuế tiện năng đại hao hống.
Nhược thị dã can trục Pháp Vương,
Bách niên yêu quái hư khai khẩu !
Rừng chiên
đàn không tạp thụ,
Sâu kín um tùm sư tử trú.
Cảnh vắng rừng im một mình chơi,
Cao chạy xa bay chim cùng thú.
Sư tử con, chúng theo mẹ,
Tuổi mới lên ba đà hống khỏe,
Chó rừng dầu bén gót Pháp Vương,
Trăm năm yêu quái há mồm suông !
XV.- Khí Tượng
Phật Thừa
Thiền là cây gỗ hương chiên
đàn : chiên đàn mọc ở rừng nào là các loại cây tạp nhạp
không mọc được vì tạp thụ mang khí lượng nhỏ hẹp không chịu nổi mùi
hương chiên đàn.
Phật là sư tử : sư tử ở núi nào là cầm thú lẩn mất hết vì cầm thú mang tâm lượng nhỏ hẹp không chịu nổi tiếng rống của sư tử.
Sư tử tự do tự tại giữa rừng chiên đàn, lại qua khắp bầu trời không
giới hạn.
Tuy nhiên, nếu cá nhân ý thức thực
chất của mình là sư tử thì trong chớp
nhoáng thành sư tử ngay, bất chấp tuổi tác, thời gian, cũng
như sư tử con mới ba tuổi đã hống khỏe như mẹ. Bằng cứ mang mặc
cảm mình là chó rừng thì đến muôn vạn năm học rống cũng chẳng rống được,
mà chỉ tru . Pháp Thiền viên đốn chỉ thẳng vào thực chất sư
tử - tức Phật tánh của tất cả chúng sanh.
ẨN TU NGẪU VỊNH
51.- Ẩn tu ngẫm diệu đạo Liên trì
Căn tiểu thừa nghi chẳng lạ gì ?
Thượng đức năm ngàn Linh Thứu hội
Thành quân bại Bắc rút lui đi.
NHƯ Ý: Pháp Đại-thừa gọi là Giới ngoại Đại
pháp, tức là pháp rộng lớn Nhiệm Mầu ngoài Phạm vi Tam
Thiên Đại Thiên Thế Giới, như cõi Cực-Lạc thuộc môn Tịnh-Độ, ở cách
xa ngoài ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI TA BÀ, mười muôn ức Phật độ,
chỉ có bậc đăng địa Bồ-Tát mới thấy biết mà tin nhận.
Đạo-nhãn của
bậc A-la-hán thuộc Tiểu-thừa chỉ thấy biết cảnh sự trong vòng cõi
tam thiên, nên có vị tuy đã chứng đệ Tứ-quả vẫn không
công nhận cõi Cực Lạc.
Khi xưa Đức
THẾ TÔN nói kinh Pháp Hoa trong hội Linh Sơn, 5.000 Thượng
Đức Thanh-văn đã chứng từ Sơ-quả đến Tứ-quả, cho là mình đã
đi đến mức cuối cùng, ngoài ngôi vị A-la-hán không còn chi cao hơn
nữa, không tin lời Phật, nên lặng lẽ rút lui ra khỏi Pháp
Hội, thế thì biết tin được pháp Đại thừa và môn Tịnh độ
Duy chỉ có 2 hạng:
1) Bậc
Pháp-thân Đại sĩ chứng nghiệm pháp sâu mầu, thấy biết mười phương cõi.
2) Hàng phàm phu
tuy chưa Đắc quả, song đã gieo Chủng Tử Đại Thừa và Tịnh Độ trong nhiều kiếp.
Vài mươi năm trước, chính Bút giả
nghe một vị thượng tọa bảo: Kinh Hoa Nghiêm và Di Đà do
mấy vị tổ bên Tàu viết ra, chứ không phải của Phật nói, rất lấy làm
ngạc nhiên, nhưng hiện tại nhờ duyệt lãm nhiều kinh luận
đã nhận xét kỹ càng, thì không còn lạ nữa.
MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT
63.- Nhứt cú Di Ðà
Như thủy thanh châu
Phân vân tạp niệm
Bất đoạn tự vô.
Một
câu A Di Ðà
Như ngọc lắng trong nước
Ngàn muôn tạp niệm rối
Chẳng dứt tự thành không.
LƯỢC GIẢI:
Hạt châu Thủy Thanh có công năng lóng nước đục thành trong. Câu niệm Phật cũng
thế, không luận vọng niệm nhiều ít, hành giả cứ chuyên chú giữ chắc sáu chữ
hồng danh lâu ngày, tạp niệm tự nhiên tan mất. Ðiểm đáng lưu ý
trong đây là không nên khởi tâm dứt trừ vọng niệm. Vì vọng niệm vốn như huyễn, cố tình muốn dẹp, nó lại càng tăng.
Một nhà hiền triết đã nói kinh nghiệm này qua câu: "Càng muốn đè nén,
chính là cố tâm làm cho nó thêm phát khởi." (Tương dục án chi, tất cố hưng chi).
Khi xưa có một Tú Tài đến phỏng đạo nơi bậc cao đức, vị Thiền sư này hỏi: “Cư
sĩ tên họ chi?" Tú Tài đáp: "Thưa, đệ tử nhũ danh Trương
Chuyết". Chữ Chuyết có nghĩa là vụng về. Thiền Sư nghe xong bảo: “Với đạo
khéo còn chẳng có, huống chi đến vụng!" Tú Tài nghe qua liền ngộ vào Bất
Nhị pháp môn, làm kệ trình lên rằng:
Ánh linh lặng chiếu khắp
hằng sa
Phàm thánh nguyên lai bản tánh ta
Một niệm chẳng sanh toàn thể hiện
Sáu căn vừa động bị mây lòa
Dứt trừ phiền não càng thêm bịnh
Tìm tới Chân Như cũng vẫn tà
Tùy thuận các duyên không trở ngại
Niết bàn sanh tử tợ không hoa.
Theo ý hai câu luận bài kệ trên, phiền não vốn là
không, là huyễn, cứ mặc nhiên giữ chánh niệm, nó sẽ tự tiêu tan. Nếu khởi ý dứt
trừ thì phiền vọng lại hóa thành có. Chân Như là thể tánh tự nhiên, biết lặng
lẽ dung hợp với tự nhiên, tánh Chân Như sẽ hiển lộ. Nếu khởi tâm tìm tòi xu
hướng, tức có niệm phân biệt, trái với thể bản nhiên, đó chính là tà vọng. Ðể
bổ túc ý trên, xin ghi thêm lời của Ðàm Hư đại sư, một bậc cao tăng cận đại
thuộc giáo phái Thiên Thai bên Trung Quốc.
Ðây Phật Tổ quê hương
Xứ xứ hiện phong quang
Nước non miền đất rộng
Ưng tự có biên cương
Ðộng vật tùy sanh trưởng
Thực vật tự phô trương
Nắng mưa tùy đổi tiết
Tháng năm tự đoản trường
Vinh hư muôn tượng hiện
Là tự thể chân thường
Nếu cố ý cầu toàn
Trở lại bị tổn thương!
Viên đốn giáo vật nhân tình,
Hữu nghi bất quyết trực tu tranh.
Bất thị sơn tăng sinh nhân ngã,
Tu hành khủng lạc đoạn thường khanh!
Phi bất phi, thị bất thị,
Sai chi hào ly thất thiên lý.
Thị tắc Long nữ đốn thành Phật,
Phi tắc Thiện Tinh sanh hãm trụy.
Pháp viên
đốn vượt tình thường,
Mọi niềm ngờ vực quyết không vương.
Sãi tôi đâu sính bàn nhân ngã,
Sợ lạc đường tu hố đoạn thường.
Thị chẳng thị, phi chẳng phi,
Sai lạc đường tơ ngàn dặm đi,
Thị : đấy Long Nữ thoắt thành Phật,
Phi : đấy Thiện Tinh rơi địa ngục.
XVI.- Pháp Viên
Đốn
Pháp viên đốn vượt
ngoài suy luận của thế nhân, mọi sự nghi ngờ, bất quyết hãy
tránh hết. Thiền sư không sính luận bàn, sư chỉ sợ người tu
không tinh ý rơi vào hai cực đoan là đoạn kiến (hư
vô) và thường kiến (cố định), hoặc chấp nhận (thị) hay phủ
nhận (phi) một cách hồ đồ, vì chân và ngụy, địa ngục và thiên đường,
chỉ cách nhau đường tơ kẽ tóc, và hễ sai một ly đi ngàn dặm. Gương
xưa còn đó: "Thị" như trường hợp Long Nữ, ngộ lý cùng tột,
mới tám tuổi đã tức khắc chứng quả vô thượng bồ đề (kinh Pháp
Hoa). "Phi" như tỳ khưu Thiện Tinh chứng đến cái định tứ
thiền, hưởng vui cõi trời sắc giới, phước hết rơi xuống làm phàm
phu, phỉ báng Niết Bàn, bát luật nhân quả, tạo tội xiển đề (bất
tín) và rơi địa ngục ngay khi còn sống (kinh Niết Bàn, phẩm Ca
Diếp).
ẨN TU NGẪU VỊNH
100.- Ẩn tu tổng-yếu Tịnh môn mầu
Bí quyết đừng xa nghĩ ngợi cầu
Thanh tịnh chí thành trong mấy điểm
LỰC, HÀNH, NGUYỆN THIẾT
với TIN sâu.
NHƯ Ý : 3 Điểm TÍN NGUYỆN HẠNH với
sự CHÍ THÀNH tu trì là yếu ước của môn Tịnh-Độ, Tuy nói ít song nếu dẫn ra, thì
Rộng-rãi Mầu-nhiệm Vô-cùng.
Đạo NHO
bảo:
“Phóng Chi Tắc Di Ư Lục Hiệp,
Quyện Chi Tắc Thoái Tàng Ư Mật.”
(Buông ra thì Đầy-cả Đất-trời,
Thâu lại mất Không-còn Hình-tướng.)
Ý nầy
đâu khác chi với Đạo-Phật.
Thưa
các Vị,
Tám bài
cuối xin miễn giảng giải, càng
nói lại càng Sai lầm, SAI VỚI ĐẠO, bởi vì đây cũng là Ý sau rốt của người TU,
Bút-giả hiện chưa đi đến Địa-vị nầy như Chư Tăng Ni khác, vẫn mong sẽ đắc Ý trước khi VIÊN TỊCH.
101.-Ẩn tu niệm niệm bút sanh hoa
Thi-tứ nguồn tâm một mạch ra
Danh-tự vị nguyên là Phật-nhãn
Non Tây rực rỡ dệt hồng hà.
102.-Ẩn tu trắc trắc, lại bình bình
Niệm đạt vô-tình lẫn hữu tình
Lầu tuyết rã tan ngàn thế giới
Chân trời pháp nhãn lộ bình-minh.
103.-Ẩn tu niệm vỡ chụp pha-lê
Muôn ổn ngàn yên lặng khắp bề !
Riêng một bóng Tăng ngồi tĩnh-tọa
Lâm-viên vừa bặt tiếng sơn khê.
104.-Ẩn tu sừng-sửng cội cây khô
Một ngón Thiên Long, dứt ý-đồ
Phật tử đến thăm như hỏi đạo
A Di Đà Phật lại NAM MÔ.
105.-Ẩn tu nhơn cảnh chợt đều quên
Sáng-rỡ vầng-nga rọi trước thềm
Mùi đạo Lan-thanh riêng tự biết
Kêu mưa đã vắng giọng cưu đêm.
106.-Ẩn tu suối lặng bóng chim qua
Chim nước đều như tự tại hoà
Di Lặc trao cho xem túi vải
Dưới trên đều rỗng, giọng kha kha !!!
107.-Ẩn tu bên viện tiếng chuông dồn!
Sấm nổ Oai âm tỉnh mộng hồn
Chồn nhảy vào hang Sư tử chúa
Sư-Vương lại dạo dã hồ thôn.
108.-Ẩn tu trì niệm tháng năm qua
Đạp lối Sen thanh trở lại NHÀ
Tin-tức ngày nay vừa thấy được
Tiếng chuông Sơn tự bóng trăng tà !
TỰ CẢM
Sáu tám
nhọc-nhằn kể xiết chi,
Thăng trầm nhiều nổi chí không di.
Mài giũa cho thành ra ngọc quý,
Mới hay châu nọ thiệt “Ma-ni”.
Một niệm
công-thuần hai bốn chẵn,
Cõi tạm
khứ-hồi mấy kẻ tri!
Khỉ đến, mèo kêu, ba chuột chạy,
Trần-duyên vĩnh dứt, đoạn sầu bi.
Sáu tám
năm qua việc đáng kinh,
Thăng-trầm vùi-dập, lắm tai-tinh.
Chẳng qua một giấc mơ dài ấy,
Mà kiếp phù-sinh tạm múa hình.
Hai bốn
năm ròng chuyên NHỨT NIỆM,
DI ĐÀ
sáu chữ phóng quang-minh.
Hôm qua tin-tức trời TÂY báo,
GIỜ MẸO MAI ĐÂY TẠ THẾ TÌNH.
Vô-Nhất Tăng.
Liên-Du – Thích Thiền-Tâm.
MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT
48.- Nhứt cú Di Ðà
Quy nguyên tiệp kính.
Khẩn yếu tư lương
Duy Tín, Nguyện, Hạnh.
Một câu A Di Ðà
Là đường tắt về nguồn.
Những tư lương cần thiết
Tín, Nguyện, Hạnh gọn suông.
LƯỢC GIẢI:
Câu niệm Phật là con đường thẳng tắt để trở lại nguồn tâm. Như
người đi xa cần dự bị cho đủ tư lương là: tiền nong, đồ phục dụng và thức ăn
uống. Tư lương cần thiết đi về Tịnh Ðộ cũng thế, chỉ suông gọn trong ba điểm: Tín, Nguyện, Hạnh mà sau đây sẽ nói.
49.- Nhứt cú Di Ðà
Yếu tại tín thâm
Liên hoa cửu phẩm
Sưu tại thử tâm.
Một
câu A Di Ðà
Cần ở điểm Tin sâu.
Mầm hoa sen chín phẩm
Từ tâm đây nhô đầu.
LƯỢC GIẢI:
Lòng Tin là
phần tư lương trước tiên của môn Niệm Phật. Hoa sen chín phẩm ở Tịnh Ðộ cũng từ
lòng Tin này mà nẩy mầm nhô đầu lộ mọc lên. Nhưng Tin cần phải sâu chắc, có thể
tóm gọn trong ba điểm:
Một là tin cõi Cực Lạc trang nghiêm tốt đẹp kia vẫn thật có, không phải chuyện
hư huyễn hay thí dụ. Vì đức Phật Thích Ca không bao giờ nói dối, Ngài đã diễn tả
rành rẽ từng chi tiết của cảnh ấy trong ba kinh Tịnh Ðộ. Vì đã có rất nhiều người
niệm Phật trong đời hiện tại, do tâm thanh tịnh, từng chứng kiến cảnh giới này.
Hai là tin sự vãng sanh về cõi kia cũng hiện thật. Vì đức A Di Ðà Thế Tôn không
bao giờ nguyện suông, nói mà chẳng thật hành. Vì từ xưa đến nay có rất nhiều
người niệm Phật, khi lâm chung hiện ra điềm lành, được Tây phương Tam Thánh hiện
thân tiếp dẫn sanh về Cực Lạc.
Ba là tin mình dù còn phiền hoặc, dù nghiệp chướng nặng nề đến đâu, nếu chí tâm
niệm Phật cầu nguyện vãng sanh tất sẽ được tiếp dẫn. Vì trong kinh Vô Lượng thọ
đã nói, kẻ tạo nghiệp ngũ nghịch thập ác khi lâm chung dùng mười niệm cũng được
vãng sanh. Vì trong truyện ký đã có ghi, những kẻ tạo ác nhiều như Hùng Tuấn,
Duy Cung, nhờ biết hồi tâm niệm Phật đều được sự tiếp dẫn.
50.-
Nhứt cú Di Ðà
Yếu tại Nguyện thiết.
Thốn tâm dục
phần
Song mục lưu huyết.
Một câu A Di Ðà
Cần ở nơi Nguyện thiết
Lòng về tợ lửa nung
Mắt thương khóc ra huyết.
LƯỢC GIẢI:
Nguyện là phần tư lương thứ hai của môn Niệm Phật. Nhưng Nguyện
phải tha thiết, không tham luyến trần cảnh, gia tư, quyến thuộc, không mong cầu
hưởng sự vui phước báu nhơn thiên nơi đời sau. Chỉ nguyện mau sanh về Cực Lạc,
để thoát khỏi nỗi khổ luân hồi, để sớm thấy Phật và chứng kiến cảnh trang
nghiêm của Liên Bang, để độ thoát mình, kẻ oan, người thân và vô lượng chúng
sanh trong vòng chìm đắm. Chí nguyện cầu sanh ấy nung nấu như lửa đốt lòng, đôi
mắt thương cảm tha thiết trông về hầu như tuôn ra huyết lệ.
51.- Nhứt cú Di Ðà
Yếu tại Hạnh chuyên
Ðơn đề nhứt niệm
Trảm đoạn vạn duyên.
Một câu A Di Ðà
Cần ở chỗ Hạnh chuyên.
Chỉ nêu cao một niệm
Dứt sạch cả muôn duyên.
LƯỢC GIẢI:
Sau rốt, Hạnh là phần tư lương thứ ba của môn Niệm Phật. Song Hạnh cần phải
tinh chuyên. Ðiều này có thể tóm lại trong hai câu: "Rủ sạch muôn duyên.
Một lòng niệm Phật". Muốn rủ sạch muôn duyên, phải thấu đáo cảnh Ta Bà là
khổ, mọi sự vật đều vô thường, như huyễn mộng, mà không còn niềm tham luyến.
Muốn một lòng Niệm Phật, phải hâm mộ cảnh Cực Lạc y báo, chánh báo vui đẹp
trang nghiêm, mong mỏi cầu về như con thơ nhớ mẹ, như lữ khách tưởng nghĩ trở
lại quê xưa.
Ba điểm Tín, Nguyện, Hạnh trên tuy giải thích riêng từng phần, song thật ra cả
ba đều liên quan hỗ trợ lẫn nhau. Như cái đảnh có ba chân, nếu thiếu một phải
sụp đổ tất cả vậy.
52.- Nhứt cú Di Ðà
Thệ thành phiến đoạn.
Bản thử nhứt sanh
Tác cá nhàn hán.
Một câu A Di Ðà
Thề niệm thành một khối.
Liều tu mãn kiếp này
Ðược làm người nhàn rỗi.
LƯỢC GIẢI:
Người tu tịnh nghiệp do ý thức nỗi khổ sống chết luân hồi là việc lớn cần phải
giải quyết, nên phát tâm Bồ Ðề. Từ nơi điểm này dùng lòng tin nguyện sâu thiết,
hành trì câu hồng danh thề niệm thành một khối, không để phiền não xen vào.
Trong đời này phải liều mình hết sức tu hành như thế, để bảo đảm cho sự vãng
sanh lúc lâm chung. Khi đã được về Cực Lạc rồi, chừng đó mới thoát vòng sống
chết, làm người an nhàn tự tại, không còn lo bị luân hồi sa đọa nữa.
Ngô tảo niên lai tích học vấn,
Diệc tằng thảo sớ tầm kinh luận,
Phân biệt danh tướng bất tri hưu,
Nhập hải toán sa đồ tự khốn,
Khước bị Như Lai khổ ha trách,
Sổ tha trân bửu hữu hà ích ?
Tòng lai tắng đắng giác hư hành,
Đa niên uổng tác phong trần khách !
Chủng tánh tà, thác tri giải,
Bất đạt Như Lai viên đốn chế.
Nhị thừa tinh tiến vật đạo tâm,
Ngoại đạo thông minh vô trí huệ.
Diệc ngu si, diệc tiểu ngãi,
Không quyền chỉ thượng sanh thực giải,
Chấp chỉ vi nguyệt uổng thi công,
Căn cảnh pháp trung hư niết quái !
Bất kiến nhất pháp tức Như Lai,
Phương đắc danh vi Quán Tự Tại.
Liễu tức nghiệp chướng bổn lai không,
Vị liễu ưng tu hoàn túc trái.
Cơ phùng ngọc thiện bất năng xan.
Bệnh ngộ Y Vương chẩm đắc sái ?
Tại dục hành thiền tri kiến lực,
Hỏa trung sanh liên chung bất hoại.
Dõng Thi phạm trọng ngộ vô sanh,
Tảo thời thành Phật ư kim tại.
Ta sớm
bao năm chuyên học vấn,
Từng viết sớ sao tìm kinh luận,
Phân biệt danh tướng mãi không thôi,
Vào biển đếm cát tự chuốc hận,
Quả đáng bị Như Lai quở trách,
Châu báu của người, có gì ích ?
Lâu nay đắng đót rõ công suông,
Uổng bấy làm thân phong trần khách !
Tánh tà vạy, giải lạc lầm,
Chẳng được pháp Như Lai đốn chế.
Hai thừa tinh tiến thiếu đạo tâm,
Ngoại đạo thông minh không trí huệ.
Như trẻ dại, như ngu si,
Thấy nắm tay không quyền tưởng thiệt,
Chấp lấy ngón tay làm mặt nguyệt,
Bóng ma căn cảnh uổng công ghì !
Chẳng thấy một pháp tức Như Lai,
Nên cũng kêu là Quán Tự Tại .
Tỏ rồi, nghiệp chướng hóa thành không.
Chưa tỏ, nợ xưa đành trang trải .
Đói gặp tiệc vua không thể ăn,
Bệnh tránh Y Vương sao mạnh được ?
Thiền trong biển dục rõ kiến lực,
Sen trong lửa đỏ muôn đời rực.
Dõng Thi phạm giới chứng vô sanh,
Sớm vẫn viên thành trong cõi tục.
XVII.- Chứng
Tích Cá Nhân
Thiền sư bao lâu trên đường cầu đạo cũng
mắc phải cái bịnh chấp chữ nghĩa, văn chương, triết học, lấy châu
báu của người làm của mình, lấy trí mình lường trí Phật, bấy
nhiêu công quả càng giam chặt thêm thân phận của một lữ
khách phong trần trên con đường vĩnh cửu.
Đã vậy, nhiều người khác vẫn không gì hơn, như Thinh Văn, Duyên Giác dụng công quá nhiều (tinh tiến) mà không dụng tâm, còn ngoại đạo giỏi học giải mà không giỏi trí giải. Tất cả đều lấy hư làm thực, níu danh tướng, níu giác quan (căn cảnh), níu danh tự, không dám lìa danh ngôn nghĩa tướng để phát hiện chân lí, nên bị hệ lụy. Phá trừ tất cả tướng, vật, những ảo ảnh do tâm tạo, không còn thấy một bóng dáng nào ngăn lấp, là thấy thực thể, thấy Như Lai.
“Bất kiến nhất pháp tức Như Lai”
Kinh Kim
Cương nói : “nếu thấy chư tướng phi tướng tức thấy Như Lai”. Cái
thấy ấy là kết quả của một sức quán tưởng tối cao đến chỗ tuyệt
đối, chỗ tự tại – “être”. (Quán tự tại : đạo hiệu của Bồ
tát Quan Thế Âm). Quán được vậy thì chớp nhoáng giải trừ hết nghiệp
báo, vì nghiệp vốn là không, bằng không thì còn nằm trong hiện tượng giới
mà trả nghiệp không biết đến đời kiếp nào. Đó là những người đắm chìm
trong vọng tưởng điên đảo, đói sẵn cơm vua không dám ăn, bịnh sẵn thuốc
không dám uống. Tuy nhiên, dục giới đó là thế giới thuận
tiện nhất để hành thiền, vì tri kiến Phật phải trụi luyện từ
trong lò phiền não mới là tri kiến Phật, cũng như sen trỏ từ biển
lửa mới là sen Như Lai của đạo lí “Diệu Pháp Liên Hoa”. Ví
như trường hợp của tì khưu Dõng Thi, phạm tội dan
díu với con gái một vị trưởng ,giả, vị hôn phu của cô
ta nghe đồn tìm đến Dõng Thi, Dõng Thi lanh tay hạ sát. Sau
ông hối hận, tìm đến bồ tát Tì Cúc Đa La khóc lóc
xin sám hối. Bồ Tát nói : “Tội tánh không có ở đâu hết”.
Thoắt nghe, Dõng Thi chứng pháp vô sanh, và thành Phật. Đó là
pháp vô tướng sám hối (kinh Tịnh Nghiệp Chướng).
Tịnh
Độ THẬP NGHI Luận
Đời
Tùy, Thiên-Thai Trí-Giả đại-sư soạn
Hỏi: Chư Phật Bồ
Tát lấy đại bi làm sự nghiệp. Vậy người đã phát tâm Bồ Đề, nếu muốn cứu độ
chúng sanh, chỉ nên nguyện sanh trong ba cõi, ở nơi đời ngũ trược, vào ba đường
ác mà cứu khổ cho các hữu tình. Tại sao chúng ta đã học theo Phật, lại xa rời
chúng sanh, tự sống riêng một cuộc đời yên ổn? Đó có phải là thiếu lòng từ bi,
chuyên lo tự lợi và trái với đạo Bồ Đề chăng?
Đáp: Bồ Tát có hai
hạng. Thứ nhất, bậc tu Bồ Tát đạo đã lâu, chứng được vô sanh pháp nhẫn. Với
những vị nầy, đem lời đó trách thì đúng. Thứ nhì, bậc chưa chứng vô sanh và
hàng phàm phu mới phát tâm Bồ Tát. Những vị sau nầy cần phải thường không rời
Phật, mới thành tựu được nhẫn lực và có thể ở trong ba cõi, vào nơi đời ác để
cứu độ chúng sanh. Cho nên Luận Trí Độ nói: “Hạng phàm phu còn đủ mọi sự ràng
buộc, dù có lòng đại bi, nhưng vội muốn sanh trong đời ác để cứu chúng hữu tình
khổ não, đó là điều không hợp lý”. Tại sao thế? Vì trong cõi đời ác trược,
nghiệp phiền não mạnh mẽ lẫy lừng. Khi ấy, mình đã không có nhẫn lực, tất tâm
sẽ tùy cảnh mà chuyển, rồi bị sắc, thanh, danh lợi trói buộc, sanh ra đủ nghiệp
tham, sân, si. Chừng đó tự cứu đã không rồi, nói chi là cứu chúng sanh? Giả sử
được sanh trong cõi người thì cảnh xấu ác kẻ tà ngoại dẫy đầy, người chánh chơn
khó gặp, cho nên Phật Pháp không dễ gì nghe, Thánh Đạo không dễ gì chứng.
Nếu người nhân bố thí,
trì giới, tu phước được làm bậc quyền quý, mấy ai không mê đắm cảnh giàu sang,
buông lung trong trường dục lạc?
Lúc đó dù có bậc Thiện
tri thức khuyên bảo, họ cũng không chịu tin làm theo, lại vì muốn thỏa mãn lòng
tham dục của mình, nương quyền thế sẵn có, gây ra nhiều tội nghiệp. Đến khi
chết rồi, bị đọa vào tam đồ trải qua vô lượng kiếp, khi khỏi tam đồ, sanh được
làm người, phải thọ thân bần tiện; nếu không gặp Thiện tri thức lại mê lầm gây
tội ác, rồi bị đọa nữa. Từ trước đến nay chúng sanh luân hồi đều ở trong tình
trạng ấy. Đây gọi là nan hành đạo vậy. Kinh Duy Ma cũng nói: “Chính bịnh của
mình còn không tự cứu được, đâu có thể cứu được bịnh cho kẻ khác”.
Luận Trí Độ cũng nói:
“Ví như hai người, mỗi kẻ đều có thân nhân bị nước lôi cuốn; một người tánh gấp
nhảy ngay xuống nước để cứu vớt, nhưng vì thiếu phương tiện nên cả hai đều bị
đắm chìm. Một người sáng tỉnh hơn vội chạy đến lấy thuyền bơi ra cứu vớt, nên
cả hai đều không bị nạn trầm nịch”. Bậc Bồ Tát mới phát tâm vì chưa đủ nhẫn lực
nên không thể cứu chúng sanh, cũng như người trước. Những vị Bồ Tát thường gần
gũi Phật chứng được vô sanh nhẫn, mới có thể nhập thế và cứu độ vô lượng chúng
sanh cũng như người sau. Như trẻ thơ không nên rời mẹ, nếu rời mẹ thì hoặc rơi
vào hầm giếng, té xuống sông đầm, hoặc đói khát mà chết. Lại như chim non chưa
đủ lông cánh, chỉ có thể nhảy chuyền theo cành cây; đợi chừng nào lông cánh đầy
đủ, mới có thể bay xa, thong thả vô ngại. Phàm phu không nhẫn lực, chỉ nên
chuyên niệm Phật A Di Đà cho được nhất tâm, đợi khi tịnh nghiệp thành tựu, lúc
lâm chung sẽ được Phật tiếp dẫn vãng sanh, quyết định không nghi. Khi thấy đức
A Di Đà chứng quả Vô Sanh rồi, chừng ấy sẽ cỡi thuyền pháp nhẫn vào biển luân
hồi cứu vớt chúng sanh, mặc ý làm vô biên Phật sự.
Cho nên bậc bi tâm hành
giả, như muốn giáo hóa nơi địa ngục, vào biển trầm luân, nên chú ý đến nhân
duyên cầu sanh Cực Lạc. Điều nầy Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận gọi là Dị Hành Đạo.
Bảo-Cung Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ 10
Phạt Sa Phạt Sâm [39]
Án-- a tả vĩ, lệ, tát-phạ hạ.
Kinh nói rằng: “Nếu muốn được làm quan, lên chức, nên cầu nơi Tay cầm Cung-Báu.”
Thần-chú rằng: Phạt Sa Phạt Sâm[39]
Chơn-ngôn rằng: Án-- a tả vĩ, lệ, tát-phạ hạ.
Kệ tụng:
Tướng quân anh dũng mạnh vô địch
Bảo cung tại thủ xạ gian di
Khải toàn cao xướng vinh quan bổng
Ích chức gia thăng lạc hữu dư.
(Tướng quân vô địch, trăm trận trăm thắng, không có đối thủ.
Tay cầm Bảo-cung bắn những kẻ gian ác hại người, hại vật.
Ca khúc chiến thắng trở về rồi được làm quan, lên chức bổng lộc rất nhiều.
Chức vị được gia tăng, thì có khả năng mang lại thái bình hạnh phúc cho tổ quốc.)
Tay cầm Bảo-cung bắn những kẻ gian ác hại người, hại vật.
Câu này có 2 ý:
1) Dụ cho dùng “CUNG TÊN” bắn những tên giặc phiền não ở trong “TÂM” làm hại người tu.
2) Thật sự bắn những kẻ gian ác, thì phạm trọng giới trong nhà Phật. Cho nên, tùy ở người sử dụng “CUNG TÊN MÀ THÔI” hoặc thuận hoặc nghịch để cứu độ chúng sanh.
Nếu không vì bổn phận, hay trách nhiệm phải bảo vệ tổ quốc, thì đừng phạm sát sanh để được làm quan, hay lên chức. Vì “PHÁP BẤT ĐỊNH PHÁP”, có khi không cần phải sát sanh mà vẫn bảo vệ được lãnh thổ của mình.
Theo “KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI” thì “PHẠM SÁT SANH” phải có đủ 4 điều kiện:
1. NHÂN (Tâm mình muốn giết ai đó)
2. DUYÊN (Phải có người đó, phải gặp người đó thì mới giết được )
3. CÁCH THỨC (Dùng Cung tên để giết…)
4. NGHIỆP (Người đó đã chết, thì mới thành nghiệp sát sanh)
TÓM LẠI, BẤT LUẬN DÙNG PHƯƠNG TIỆN TRỢ NHÂN NÀO HOẶC Ở TÂM, HOẶC Ở THÂN, HOẶC Ở MIỆNG, HOẶC Ở Ý…LÀM CHO CHÚNG SANH PHẢI CHẾT, THÌ BỊ CÙNG MỘT CỘNG NGHIỆP LÀ SÁT SANH.
Niệm Phật Thập Yếu
Muốn Sớm Thoát Khổ, Nên Tu Tịnh Độ
Nhiều vị học Phật, vì
ưa chuộng huyền lý cao siêu, cho môn Niệm Phật là của ông già bà cả, hạng căn
cơ thấp kém. Nhưng họ đâu biết Tịnh Độ là cửa mầu thâm diệu đi sâu vào Phật
tánh, là con thuyền chí bảo để mau thoát khỏi luân hồi. Cho nên có những bậc
thượng căn vì chưa nhận thức Tịnh Độ, mà mãi bị trầm trệ trong nẻo mê tân. Và
có kẻ căn tánh chỉ tầm thường, nhưng do tu Tịnh Độ mà sớm bước lên đường giải
thoát. Xin thuật ra đây đôi chuyện để chư học giả so sánh.
Đời Đường bên Trung
Hoa, nơi chùa Hương Sơn đất Lạc Dương có sư Thích Giám Không. Sư nguyên tục
tánh họ Tề, người ở Ngô Quận. Thuở còn nhỏ ông nghèo khổ, tuy học hành siêng
năng nhưng ít ghi nhớ. Lớn lên, ưa làm thi văn song chỉ tầm thường. Ông hay đi
lại vùng Ngô, Sở yết kiến hàng hầu bá, nhưng không được sự giúp đỡ bao nhiêu.
Khi có tiền đầy xâu thì sanh đau yếu, tiền hết bịnh mới lành.
Đầu niên hiệu Nguyên Hòa, ông dạo chơi xứ Tiền Đường, gặp năm mất mùa, nghĩ đến chùa Thiên Trúc để cầu thực. Nhưng vừa đi tới phía tây Cô Sơn Tự, ông đói quá không thể tiến bước nổi, liền lại ngồi bên bờ suối tuyết, rơi lệ ngâm vài câu bi phẫn. Thoạt có vị Phạn tăng theo dòng suối đến ngồi nhìn ông mỉm cười hỏi: “Pháp Sư đã nếm đủ hương vị lữ du chưa?” Ông đáp: “Hương vị lữ du có thể gọi đã nếm đủ, nhưng bỉ nhơn tục danh là Quân Phòng, đã từng làm pháp sư đâu?” Phạn tăng nói: “Ông không nhớ lúc giảng kinh Pháp Hoa ở chùa Đông Đức hay sao?”- Đáp: “Tôi từ khi sanh thân đến nay đã bốn mươi lăm tuổi, hằng bàng hoàng nơi vùng Ngô, Sở, chưa từng để bước đến kinh đô, đâu lại có chuyện giảng kinh ở miền Lạc Trung như thế?” Phạn tăng bảo:
“Chắc ông bị lửa đói thiêu đốt, nên quên cả việc xưa rồi!” Nói xong, liền lần trong đãy lấy ra một quả táo lớn ước bằng nắm tay, trao cho và bảo: “Quả táo này sản xuất ở nước của ta, bậc thượng trí ăn vào biết rõ việc quá khứ vị lai; người hạ căn cũng có thể nhớ được chuyện kiếp trước”. Ông tiếp lấy quả táo ăn xong, vốc nước suối uống, thoạt mờ mệt muốn ngủ, liền tựa đầu, gối vào đá mà nằm. Giây phút tỉnh dậy, nhớ tiền thân làm pháp sư giảng kinh, cùng những bạn đồng tu, rõ rệt như việc ngày hôm qua, nhân rơi lệ hỏi rằng: “Chấn Hòa Thượng bây giờ ở đâu?” Phạn tăng đáp: “Công chuyên tinh chưa tới mức, nên chuyển sanh làm vị tăng ở đất Tây Thục, nay cũng đã dứt được vọng duyên”. Lại hỏi: “Thần thượng nhơn và Ngộ pháp sư hiện thời ra sao?”
Đáp: “Thần thượng nhơn túc duyên trả chưa xong. Còn Ngộ pháp sư bởi đứng trước tượng đá Chùa Hương Sơn phát nguyện giỡn: “Nếu kiếp này tu không chứng đạo, thân sau nguyện là bậc quý thần”, nên hiện đã sanh làm Đại Tướng. Trong năm người bạn vân thủy khi xưa, duy ta được giải thoát, ba vị kia thì như thế, riêng ngươi còn đói khổ nơi đây!” Ông thương khóc nói: “Tôi kiếp trước hơn bốn mươi năm, ngày chỉ ăn một bữa, thân duy đắp một y, việc phế tục quyết dứt căn nguyên, cớ sao còn kém phước để đến nỗi hôm nay phải ra người đói khổ?”
Phạn tăng đáp: “Khi xưa ông
ngồi trên pháp tòa hay nói nhiều việc dị đoan, khiến cho thính chúng sanh lòng
nghi hoặc, lại giới hạnh còn có chỗ kém khuyết, nên phải bị báo ứng như hôm
nay”. Nói đoạn, lấy trong bát ra một chiếc gương hai bề đều trong suốt, bảo
rằng: “Việc đã qua ta không làm sao hơn được, nhưng ông muốn biết số phận sang,
hèn, thọ, yểu về tương lai, cho đến việc đạo pháp hưng, suy, nên nhìn vào sẽ
rõ”. Ông tiếp lấy gương xem hồi lâu rồi giao lại tạ rằng: “Sự báo ứng, lẽ vinh
khô, nhờ ơn đức của Ngài, nay đã biết được”. Phạn tăng cầm gương cất vào bát,
nắm tay ông cùng đi, độ mười bước liền biến mất.
Đêm ấy, ông vào chùa
Linh Ẩn xin xuất gia, hiệu là Giám Không, sau khi thọ giới Cụ Túc liền đi du
phương tu hành, sự khổ tiết, cao hạnh ai cũng khen ngợi. Về sau Giám Không
thiền sư gặp ông Liễu Sính ở chùa Thiên Trúc, tự trần thuật tiền nhân và bảo:
“Tôi sống được bảy mươi bảy, tăng lạp ba mươi hai, nay chỉ còn chín năm nữa là
thọ số mãn. Sau khi tôi tịch, Phật pháp còn được như ngày hôm nay chăng?”. Sính
nghe nói lạ, gạn hỏi. Sư không đáp, chỉ đòi bút viết mấy hàng nơi vách bắc lầu
Tàng Kinh như sau: “Hưng hạt cát, suy cát sông Hằng. Thỏ đã bị lưới, chó vồ
săn. Trâu cọp giao tranh sừng với răng. Ánh hoa đàm vẫn sáng nghìn năm”. Đây là
lời tiên tri của Sư. Câu trước nói về đạo pháp sẽ suy. Câu thứ hai chỉ cho sự
phá đạo rất tàn khốc. Câu thứ ba ghi rõ thời gian hủy pháp ở vào năm Ất Sửu tiếp
qua Bính Dần. Câu sau cùng nói: Tuy nhiên Phật pháp vẫn còn, ánh đạo không bị
hủy diệt. Lời sấm trên ứng vào việc phá Phật pháp của Đường Võ Tông. Ông vua
này đã ra lịnh hủy hoại bốn mươi bảy ngàn ngôi chùa, ép buộc hơn hai mươi vạn
bảy ngàn tăng ni hoàn tục. (Trích Cao Tăng truyện, thiên Cảm Thông, tập 3).
Đời Nguyên bên Trung
Hoa, vào năm Canh Ngọ niên hiệu Chí Thuận ở vùng Triết Tây bị thất mùa liên
tiếp. Trong thành Hàng Châu, dân chúng đói chết nằm ngổn ngang đầy đường. Mỗi
buổi sáng, quan phòng chánh mướn người khiêng tử thi chở đem bỏ xuống hang núi,
sau tháp Thái Hòa. Trong số tử thi có thây một bà lão hơn mười hôm không hôi
thúi, ngày nào cũng tự trồi lên nằm trên các thây chết khác. Chúng lấy làm lạ,
giòng giây kéo đem lên, soát trong người thấy có túi vải đựng ba bức đồ niệm
công cứ A Di Đà Phật. Việc này truyền đến quan Hữu Tư, Ngài cho mua quan quách
tẩn liệm và đem ra thiêu hóa. Khi củi đốt lên, trong khói lửa hiện ra tượng
Phật, Bồ Tát, ánh sáng rực rỡ. Do nhân duyên đó, rất nhiều người phát tâm niệm
Phật (Trích Sơn Am Tạp Lục).
Xem sự tích trên, ta
thấy như ngài Giám Không kiếp trước từng làm giảng chủ; phù tục đã dứt căn
nguyên, tu trì cũng nhiều tinh khổ, nhưng vì chưa chứng quả lại còn chút tỳ
vết, nên phải chuyển thân làm kẻ sĩ đói khát khốn cùng. Kiếp xưa năm bạn đồng
tu, chỉ một mình Phạn tăng được giải thoát.
Ngoài ngài Giám Không
lại còn sự tích cao tăng Viên Quán, do chưa sạch nghiệp, nên không thoát khỏi
bào thai của nàng Vương Thị. Truyện Tỳ Khưu Pháp Vân từng làm đại pháp sư, nhân
vì tham lợi dưỡng, sẻn Phật pháp, nên bị đọa làm thân trâu. Truyện ngài Hải Ấn
cũng thuộc hàng danh tăng, vì thọ người cúng dường, phải chuyển sanh làm con
gái cho nhà thí chủ. Truyện ngài Mạt Sơn lai lịch phi phàm, nhưng bởi túc
nghiệp từ vô lượng kiếp phát hiện, nên luân hồi làm kẻ ngu khờ, ghét người tu
niệm. Truyện ngài Đoạn Nghĩa Nhai tham thiền đã được khai ngộ, kiếp sau chuyển
sanh làm tăng, được người lễ bái cúng dường, tham hưởng phước mà quên đường
giải thoát. Truyện đệ tử của ngài Tuyệt Học Thành Công, thiền định đã tỏ suốt
nguồn tâm, bởi chưa đắc đạo nên thân sau làm ông Sư thông minh, động tâm xa
hoa, kiêu mạn, rồi từ đó không nghiệp ác gì chẳng làm. Truyện một ni cô tụng
kinh Pháp Hoa ba mươi năm, vì tâm còn chưa dứt niệm sắc thinh, nên kiếp sau đọa
làm thân ca kỹ, tiếng thanh, sắc đẹp, nơi miệng thường bay ra mùi thơm hoa sen.
Truyện vị cao tăng non Nhạn Đãng, bởi chưa chứng đạo, kiếp sau là Tần Cối, do
tiền căn đã có công tu niệm nên thông minh đỗ cao, làm quan đến ngôi cực phẩm,
song vì mê quyền quý, tạo điều gian ác để nhiều kiếp đọa tam đồ.
Xem truyện tích xưa,
còn biết bao trường hợp như thế nữa! Qua các gương trên, ta thấy nếu tự lực tu
hành, khi chưa được nghiệp sạch tình không, lúc tái sanh tất phải mê muội, mười
người đã rớt hết tám chín. Còn như bà lão niệm Phật, tuy dốt đạo lý, chẳng hiểu
chút chi về Tông, về Giáo, nhưng nhờ thành tâm niệm Di Đà mà sau khi chết diễn
ra nhiều điều kỳ lạ, đã chứng minh bà lão vãng sanh về Cực Lạc không còn nghi
ngờ. Cho nên tham thiền, tụng kinh cùng tu các môn khác là những điều quý báu
nên làm, và đáng khuyến khích. Nhưng giữa thời mạt pháp này, cần phải tu thêm
môn Niệm Phật, rồi đem tất cả công đức ấy hồi hướng về Tây Phương, mới bảo đảm
khỏi luân hồi mà đọa. Nếu không lấy Tịnh Độ làm nơi quy hướng, thì công đức tu
các môn khác chỉ gây căn lành phước báo, và nhân duyên đắc độ về sau mà thôi.
Như thế, e cho khi chuyển sanh hôn mê tạo nghiệp phải bị trầm trệ lâu trong
cảnh khổ luân hồi. Mấy ai thông minh như Ngộ Đạt quốc sư, mười kiếp làm cao
tăng tu thiền định, kiếp sau rốt mới mười bốn tuổi đã giảng suốt Kinh Niết Bàn.
Nhưng vì một niệm đam mê trước tòa trầm hương nên bị túc báo ghẻ mặt người, sau
trở lại niệm Phật mới được vãng sanh giải thoát. Những vị ỷ mình cao minh, ngoài
miệng nói suốt lý huyền, chỉ trọng tự lực khinh thường niệm Phật, cũng nên xem
gương trên mà để tâm suy nghĩ.
Sư tử hống vô úy thuyết,
Thâm ta mông đổng ngoan bì đát,
Chỉ tri phạm trọng chướng bồ đề.
Bất kiến Như Lai khai bí quyết.
Hữu nhị tỳ khưu phạm dâm sát.
Ba Li huỳnh quang tăng tội kết.
Duy Ma đại sĩ đốn trừ nghi,
Do như hách nhật tiêu sương tuyết.
Bất tư nghị giải thoát lực,
Diệu dụng hằng sa giã vô cực.
Tứ sự cúng dường cảm từ lao,
Vạn lượng hoàng kim diệc tiêu đắc.
Phấn cốt toái thân vị túc thù,
Nhất cú liễu nhiên siêu bách ức.
Sư tử hống thuyết vô
úy,
Thương thay ai vẫn mê mờ rối .
Mảng e tội chướng lấp bồ đề,
Chẳng được Như Lai mở kho bí !
Có hai tỳ khưu phạm dâm sát,
Đóm huỳnh Ba Li thêm buộc siết.
Bồ tát Duy Ma chốc giải ngờ,
Như vừng dương hực tiêu sương tuyết.
Bàn nghĩ chi sức giải thoát,
Diệu dụng hằng sa như số cát.
Bốn sự cúng dường dẫu nhọc bao,
Muôn lượng vàng ròng dầu tiêu hết,
Thịt tan xương nát chửa đền xong,
Một câu thấu suốt siêu ngàn ức.
XVIII.- Duy
Ma Sư Tử Hống
Tội là thật, trong thế giới hiện
tượng, nhưng cũng là giả, trong thể tánh Chân Như . Đừng mắc phải mặc
cảm tội lỗi mà tự mình che lấp mất bồ đề. Xem
như câu chuyện sau đây trong kinh Duy Ma .
Có hai tỳ khưu tu ở cốc núi . Ngày kia,
một ông đi khất thực, một ông nằm nhà. Xẩy có một cô gái đi qua, thấy thầy
kia mê ngủ, bèn vào nhà và gây cuộc truy hoan. Ông sư khất thực trở
về, thấy câu chuyện, giận quá lập tức chụp bắt cô gái gây tội .
Cô sợ quá, băng đường chạy, sẩy chân té xuống hố chết. Thế là cả hai tỳ khưu phạm
vào trọng giới cấm, một ông phạm dâm giới, một ông phạm
sát giới .
Cả hai ông sợ quá, đến trình tự sự với Ưu
Ba Ly, một cao đệ của Phật, nổi danh "đệ nhất trì giới". Ưu
Ba Ly cứ theo giới luật mà kết tội, tội ấy không sám hối được, nhất
định rơi địa ngục. Hai ông sư tuyệt vọng, nhưng còn ngờ, nên đến thỉnh
giáo bồ tát Duy Ma Cật. Nghe kể lại tự sự, bồ tát chỉ nói
có một câu: "Sự tình ấy không do bổn ý mà có, nên tự nó không có tội".
Hai ông sư bỗng dưng vỡ lẽ "tội tánh vốn không", bèn được tự
tâm giải thoát.
Câu nói của Duy Ma như vừng
dương chiếu tan sương tuyết, phút chốc mở cửa diệu giác, giải
thoát hai nhà sư tất cả mặc cảm tội lỗi . Ơn ấy
không đền được bằng vàng ròng, bằng bốn sự cúng dường (áo, thức
ăn, chỗ tu, thuốc), bằng thịt nát xương tan - một câu nói trong phút chốc giải
thoát con người muôn ngàn kiếp luân hồi nghiệp quả.
Kệ tụng:
Cấp Tu, Khoái Độ chư long vương
Quả Vãng, Pháp Đại các thiện tường
Quy y tam bảo hộ đạo trường
Hành trụ tọa ngọa vĩnh an khang.
Bài Kệ-tụng nầy ý nói rằng : “ Ngoài việc phát Bồ-đề-tâm, tu theo PHÁP ĐẠI THỪA, như trì CHÚ, TỤNG KINH, NIỆM PHẬT hoặc HÀNH THIỀN… thì phải “QUY Y TAM BẢO”, nghiêm trì giới luật (LẤY GIỚI LÀM THẦY), thì trong mọi oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín, động, tịnh đều được TỰ-TẠI AN-NHIÊN, cho dù gặp phải “PHONG ĐAO ĐỘC DƯỢC” cũng được THANH THẢN NHẸ NHÀN.
Ngữ mặc động tịnh thể an nhiên.
Túng ngộ phong đao thường thản thản,
Giả nhiêu độc dược dã nhàn nhàn.
(Chứng Đạo Ca)
BỒ-TÁT-GIỚI trong KINH PHẠM VÕNG là “THÔNG GIỚI” vì chú trọng ở TÂM-TÁNH nhiều hơn là ở HÌNH-TƯỚNG. Cho nên, tất cả chúng-sanh trong PHÁP-GIỚI muốn thành “PHẬT” đều có thể thọ trì, như các LONG-VƯƠNG chẳng hạn. Như có vài điều khác biệt như là: NGƯỜI XUẤT-GIA THÌ KHÔNG DÂM DỤC, NGƯỜI TẠI-GIA THÌ KHÔNG TÀ DÂM…
THẬT SỰ MÀ NÓI, NẾU KHÔNG KHỞI TÂM ĐỘNG NIỆM PHẠM GIỚI, THÌ RẤT KHÓ PHẠM GIỚI. TẠI VÌ SAO? VÌ TRONG TỰ TÁNH CỦA CHÚNG-SANH KHÔNG CÓ PHẠM 10 GIỚI TRỌNG VÀ 48 GIỚI KHINH. CHO NÊN, CHƯ PHẬT Y THEO TÂM THANH TỊNH CỦA CHÚNG SANH MÀ KIẾT BỒ-TÁT-GIỚI.
Sư tử hống, vô úy thuyết,
Thâm ta mộng đổng ngoan bì đát.
Chỉ tri phạm trọng chướng bồ-đề,
Bất kiến Như Lai khai bí quyết.
Hữu nhị Tỳ-kheo phạm dâm sát,
Ba-ly huỳnh quang tăng tội kết.
Duy-ma đại sĩ đốn trừ nghi,
Do như hách nhật tiêu sương tuyết.
Bất tư nghì, giải thoát lực,
Diệu dụng Hằng sa dã vô cực.
Tứ sự cung dưỡng cảm từ lao,
Vạn lượng hoàng kim diệc tiêu đắc.
Phấn cốt toái thân vị túc thù,
Nhất cú liễu nhiên siêu bá ức.
(CHỨNG ĐẠO CA)
Liền đó, từ nơi miệng, đức Phật phóng ra vô-lượng tia sáng. Bấy-giờ có đến trăm vạn ức đại-chúng, các Bồ-Tát, mười tám Phạm-Thiên, sáu cõi Trời Dục, mười sáu đại Quốc-vương đồng chắp tay chí tâm nghe đức Phật tụng Giới-Pháp đại-thừa của tất cả chư Phật.
Đức Phật nói với các vị Bồ-Tát : Nay ta cứ mỗi nửa tháng tự tụng giới-pháp của chư Phật. Tất cả hàng Bồ-Tát sơ phát tâm, nhẫn đến các Bồ-Tát thập Phát-Thú, Thập Trưởng-Dưỡng, Thập Kim-Cương, Thập-Địa cũng tụng giới ấy. Vì thế nên giới-quang từ miệng ta phóng ra. Phóng quang là vì có duyên do, chớ chẳng phải vô cớ.
Giới-Quang ấy chẳng phải màu xanh, vàng, đỏ, trắng và đen, chẳng phải sắc-pháp, cũng chẳng phải tâm-pháp, chẳng phải pháp-hữu, pháp-vô, cũng chẳng phải pháp nhân, pháp quả. Nó chính là bổn-nguyên của chư Phật, là căn-bổn của chúng Phật-Tử. Vì thế nên chúng Phật-Tử phải thọ-trì, phải đọc tụng, phải học kỹ giới-pháp nầy.
Chúng Phật-Tử lóng nghe ! Nếu là người thọ giới Bồ-Tát nầy, không luận là Quốc-Vương Thái-Tử, các Quan-chức hay Tỳ-Kheo, Tỳ-Kheo-Ni, không luận là chư Thiên cõi Sắc, cõi Dục, không luận là hàng thứ-dân, huỳnh-môn, dâm-nam, dâm-nữ hay hàng nô-tỳ, cũng không luận là tám bộ quỷ-thần, thần Kim-Cương hay loài súc-sanh nhẫn đến kẻ biến-hóa hễ ai nhận hiểu được lời truyền giới của Pháp-Sư thời đều thọ đặng giới, và đều gọi là thanh-tịnh thứ nhất.
ĐÂY CŨNG LÀ LỜI PHẬT DẠY, KHI NGÀI SẮP VÀO NIẾT-BÀN.
Kệ tụng:
Cấp Tu, Khoái Độ chư long vương
Quả Vãng, Pháp Đại các thiện tường
Quy y tam bảo hộ đạo tràng
Hành trụ tọa ngọa vĩnh an khang.
Pháp trung Vương tối
cao thắng,
Hằng sa Như Lai đồng cộng chứng.
Ngã kim giải thử như ý châu,
Ti’n thọ chi giả giai tương ứng.
Liễu liễu kiến vô nhất vật,
Diệc vô nhân diệc vô Phật.
Đại thiên sa giới hải trung âu,
Nhất thiết thánh hiền như điện phất.
Giả sử thiết luân đỉnh thượng triền,
Định huệ viên minh chung bất thất.
Nhật khả lãnh, nguyệt khả nhiệt,
Chúng ma bất năng hoại chân thuyết.
Tượng giá tranh vanh mạn tiến đồ,
Thuỳ kiến đường lang năng cự triệt?
Đại tượng bất du ư thố kính,
Đại ngộ bất câu ư tiểu tiết.
Mạc tương quản kiến báng thương thương,
Vị liễu, ngô kim vị quân quyết.
Đấng
Pháp Vương, bậc Tối Thắng,
Hằng sa Như Lai cùng chung chứng.
Ta nay giải vậy như ý châu,
Người người tin nhận đều tương ứng.
Suốt suốt thấy không một vật,
Cũng không người, cũng không Phật.
Thế giới ba ngàn bọt nước xao,
Mỗi mỗi thánh hiền như điện phất.
Ví phỏng thiết luân trên đầu chuyển,
Định huệ sáng tròn luôn chẳng biến.
Nguyệt dầu thành lửa, nhật thành băng,
Ma nào phá được chân thuyết hiện ?
Xe voi dốc ngược vững đường lên,
Sức mấy bọ trời ngăn bước tiến ?
Voi lớn đâu thèm đi dấu thỏ,
Ngộ lớn sá gì chút tiết nhỏ.
Đừng dòm trong ống biếm trời xanh,
Chưa tỏ, vì anh ta mở rõ.
XIX.- Pháp
Vương Vương Pháp
Đó là đạo pháp của đấng Vô
Thượng Pháp Vương, của Bậc Tối Thắng, của tất cả Như
Lai .Nay thiền sư giải lại theo sự chứng đắc của mình,
ai tin nhận vậy đều khế hợp với thực tại vô thượng, đều tương
ưng với tự tánh Như Lai .
Tự tánh ấy là bối cảnh trên đó diễn
ra muôn vật, muôn sự duyên khởi lên trùng trùng vô tận, nên
không sự vật nào là một thực thể, tất cả đều giả hợp, giả tan, đều là
ảo, đều không có.
Dưới mắt giác ngộ, không đâu có vật,
có người, có Phật, toàn do nhân duyên mà hiện hữu, thoạt mất thoạt
còn, như điện xẹt. Cả đến ba ngàn thế giới vô lượng vô
biên kia cũng chỉ là những bọt nước xao trên bối cảnh của tự
tánh Như Lai . Tự tánh hàm chứa toàn thể vũ trụ,
không phân biệt, kỳ thị, mà tự nó vẫn linh minh, vẫn định, vẫn bất nhiễm,
vẫn tịnh. Trên cái tịnh, tuyệt đối, dấy lên cái động, tương đối .
Nên dầu động như vành xe sắt chuyển trên đầu người chứng đạo thì định
và huệ vẫn viên minh và bất động; dầu trăng bốc lửa, mặt trời hóa
băng, quần ma dấy loạn, thì chân lý ấy vẫn bất động và bất
diệt; dầu ngoại đạo (bọ ngựa) có gây ma chướng thì xe voi
(Phật thừa) vẫn vững đường lên, không gì cản nổi .
Vô Thượng Thiền là vậy, Thiền của bậc
đại căn đại trí. Cũng như voi không đi lối thỏ, bậc đại
giác không nệ tiểu tiết. Các anh đừng nhìn trong ống chê trời nhỏ hẹp.
Với những ai chưa liễu đạt, khúc ca này sẽ vì các anh mà mở những bí
quyết cuối cùng.
P.L.
2510 - 2513
Kinh nói rằng: “Nếu muốn hàng phục ma oán trong cõi Đại-thiên, nên cầu nơi Tay
Tổng-Nhiếp-Thiên-Tý-Thủ.”
Thần-chú rằng: Ma Bà Lỵ Thắng Yết Ra Dạ [74]
Chơn-ngôn rằng: Đát nể dã thá, phạ lồ chỉ đế, thấp phạ ra dã,
tát bà đốt sắc, tra ô hạ di dả, Sá-phạ hạ.
Kệ tụng :
Thủ nhãn biến thân diệu vô biên
Hàng phục chúng ma trấn tam thiên
Khảo tà quy chánh tu thiện pháp
Ma ha bát nhã nan ngôn tuyên.
[
]
Nguyện con mau biết tất cả pháp.
Nguyện con sớm được mắt trí huệ.
Nguyện con mau độ các chúng sanh.
Nguyện con sớm được phương tiện khéo.
Nguyện con mau lên thuyền Bát nhã.
Nguyện con sớm được qua biển khổ.
Nguyện con mau được giới định đạo.
Nguyện con sớm lên non Niết Bàn.
Nguyện con mau về nhà vô vi.
Nguyện con sớm đồng thân pháp tánh.
Non đao tức thời liền sụp đổ.
Nước sôi, lửa cháy tự khô tắt.
Ðịa ngục liền mau tự tiêu tan.
Ngạ quỷ liền được tự no đủ.
Tu la tâm ác tự điều phục.
Súc sanh tự được trí huệ lớn.
Lặng ngồi chốn tĩnh lâu
Trăng sáng, gió canh thâu!
Bát-Nhã hương lòng nhẹ.
Lăng-Già niệm ý sâu
Phật, Tâm chung một vẻ
Thiền, Tịnh chẳng hai mầu
Ngưng chuỗi, thầm riêng hỏi
Hoa đêm điểm điểm đầu...
Đời Tấn, ngài Tam-tạng Pháp-sư Cưu-Ma-La-Thập dịch từ Phạn ra Hán.
Hòa-Thuợng Thích-Thiền-Tâm dịch từ Hán-văn ra Việt-văn.
Lúc bấy giờ, Quốc mẫu Vi-Đề-Hy hoàng thái hậu hớn hở vui mừng được nghe pháp yếu của Như-Lai qua lời dạy của ngài Phổ-Hiền Đại Bồ-Tát, bèn tiếp tục thưa thỉnh:
- "Kính bạch đấng Thiên Nhân Sư tối tôn, tối thắng ! Kính bạch Đại-sĩ đại từ, đại bi ! Con cũng thường nghe chư vị trưởng lão trong tăng già luôn luôn nhắc nhở rằng chỉ có Tứ-niệm-xứ là con đường độc nhất giúp chúng sanh diệt trừ ưu bi khổ não, chứng ngộ Niết-bàn. Nay được Thế-Tôn mở bày pháp Niệm Phật, khiến hằng ưu-bà-tắc, và ưu-bà-di đều phân vân, do dự. Ý nghĩa ấy như thế nào ? Đâu mới là pháp chân thật, rốt ráo ? Đâu là pháp phương tiện, quyền biến ? Đâu là pháp tối hậu mà Như-Lai thường ban cho các chúng sanh ở vào thời kỳ Chánh pháp cuối cùng ?"Đức Phật mỉm cười lặng yên. Ngài Phổ-Hiền an nhiên nhập vào Niệm Phật Tam-muội. Thân tâm bất động.
Khi ấy, ngài Quán-Thế-Âm Đại Bồ-Tát liền từ bảo tòa đứng dậy, trịch áo phơi bày vai bên hữu, cung kính nhiễu quanh đức Phật ba vòng. Rồi Ngài hướng về bà Vi-Đề-Hy mà bảo rằng:
- "Nay tôi nương uy thần vô hạn của đức Thích-Ca Mâu-Ni Thế-Tôn, và tùy thuận Bản-nguyện-lực vô biên vô lượng của đức Phật A-Di-Đà, mà tuyên dương năng lực vô cùng tận của danh hiệu Phật, tức là Pháp Môn Niệm Phật Tam Muội.
- Nầy Vi-Đề-Hy, hãy nhận rõ như thế nầy, đừng rơi vào nghi lầm nữa.
Đúng như ngươi vừa mới trình bày, Tứ-niệm-xứ là pháp diệt khổ, là pháp đối trị tham dục, ưu bi khổ não, là pháp đắc Niết-bàn vắng lặng. Còn pháp Niệm Phật Tam-muội lại là pháp thành Phật, là pháp chứng Vô-thượng-giác, là pháp thâm nhập cảnh giới bất tư nghị của chư Phật, là pháp mở bày tỏ ngộ Tri Kiến Như-Lai, là pháp cứu độ tất cả mọi chúng sanh, là pháp siêu việt trên hết thảy hí luận cùng thiên kiến của nhị thừa. Tại sao vậy ?
Trước đây, đức Thế-Tôn vì những người ghê sợ hiểm nạn sanh tử, mà nói pháp Tứ-niệm-xứ, chánh niệm tinh tấn nhiếp phục tham sân si, để thoát khổ và đắc A-la-hán.
Nay vì những người tín ngưỡng, khát khao quả vị Bồ-đề chí hướng mong cầu Phật đạo, phát khởi đại bi tâm mà thực hành hạnh nguyện Bồ-Tát thì đức Thế-Tôn chỉ dạy pháp môn Niệm Phật Tam-muội.
Nầy Vi-Đề-Hy, tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, vì một niệm bất giác nổi lên, che mờ Bản-thể Thường-trụ, nhận vật bên ngoài làm TÂM. Luôn luôn bỏ mất TÂM chân thật, nên bị cảnh vật xoay chuyển. Do đó khởi tâm phân biệt, thấy có lớn nhỏ, rộng hẹp, cao hạ... Nếu xoay được cảnh vật bên ngoài thì thân tâm sẽ sáng suốt, trạm nhiên, trọn đầy, tức thời đồng với Như-Lai không khác.
Muốn xoay chuyển ngoại vật, thì không chi bằng sử dụng diệu lực vô úy của danh hiệu Phật. Thật vậy, nhờ xưng niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật mà hành giả nhìn thấy cảnh vật bên ngoài đúng như bản chất thật sự của chúng. Do đó không còn bị ngoại cảnh chi phối, điều phục thân tâm. Và chẳng còn mống khởi tâm phân biệt. Lúc ấy, tuy không rời pháp hội mà biến hiện khắp mười phương quốc độ; trong một lỗ chân lông vẫn chứa đựng cả Hoa-tạng Thế-giới-hải.
Khi xưng niệm danh hiệu Phật, hành giả không để tâm dong ruổi theo thanh trần, mà xoay cái nghe trở vào Chơn-tánh, đó là danh hiệu Phật đang tuôn chảy liên miên bất tận thành một dòng Tâm, mà mỗi mỗi sát-na đều hiển hiện Chơn-như-tánh. Chính nó thật là Tánh Nghe của mình, chẳng còn hai tướng động và tịnh, toàn là thể vắng lặng, soi chiếu khắp mười phương.
Tiếp tục hành trì niệm Phật như thế, chẳng bao lâu thì Tánh Nghe cũng không còn. Khi ấy, Phật Trí tự nhiên tỏa rạng, danh hiệu Phật vẫn tương tục, không gián đoạn.
Nầy Vi-Đề-Hy, trong pháp hội Thủ-Lăng-Nghiêm, tôi đã trình bày nhân địa tu hành Nhĩ Căn Viên Thông cho đại chúng. Nhưng, thời Mạt pháp các kinh điển dần dần ẩn mất, mà nên biết kinh Thủ-Lăng-Nghiêm, sẽ bị diệt trước nhất, tiếp sau là kinh Lăng-Già, kinh Kim-Cương, kinh Ma-Ha Bát-Nhã, kinh Diệu-Pháp Liên-Hoa ... Nếu không nương nhờ pháp niệm Phật thì rất khó chứng đắc Nhĩ Căn Viên Thông. Bởi vì sao ? Bởi vì Niệm Phật Tam-muội chính là món Viên-thông đệ nhất.
Nầy Vi-Đề-Hy, tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, vì lăn lộn trong đêm tối vô minh, nhận giặc làm cha, lấy vọng kiến làm chỗn nương về, lấy tà kiến làm bạn lữ, lấy biên kiến làm lương dược. Nhận ngã chấp, ngã kiến làm Tâm. Rời xa Tri-kiến Giải-thoát Vô-thượng. Do đó, khởi tâm phân biệt, thấy đúng sai, tà chánh, thiện ác, chân ngụy ... nếu lọc sạch ngã kiến, ngã chấp thì thân tâm sẽ quang minh, thường tại, chiếu suốt mười phương pháp giới. Tức đồng đẳng với Tri Kiến giác ngộ của chư Như-Lai.
Nếu muốn gạn lọc ngã kiến, ngã chấp, thì không chi hơn là phát huy năng lực vô biên của danh hiệu Phật. Thật vậy, nhờ chuyên tâm xưng niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật mà hành giả tuần tự chuyển Thức thành Trí. Ngã chấp tự nhiên rơi rụng, ngã kiến tự nhiên tan mất như bong bóng nước dưới ánh mặt trời. Lúc bấy giờ, tuy không lìa cung Đâu-Suất mà vẫn phân thân khắp vi trần quốc độ để chuyển pháp luân vô thượng, và khai thị tuệ giác cho vô lượng chúng sanh, giúp hết thảy tứ sanh, cửu hữu cùng ngộ nhập Phật Tri Kiến.
Khi xưng niệm danh hiệu Phật, hành giả không để Thức nương theo nhân duyên mà dấy động, nên chẳng thành tựu pháp Y-tha-khởi. Vì không có sự tham dự của ngã và ngã sở nên Biến-kế Sở-chấp cũng chẳng tồn tại. Chỉ có danh hiệu Phật vẫn tuôn chảy liên miên bất tận thành một dòng tâm, mà mỗi mỗi sát-na đều biểu hiện Vô-thượng Diệu-viên Thức-tâm Tam-Muội, tức là Chân Duy Thức Tánh.
Tiếp tục hành trì niệm Phật như thế chẳng bao lâu, thì chẳng còn nhìn thấy huyễn tướng của vạn pháp ở bên ngoài và cũng chẳng còn bắt gặp Tám thức ở bên trong. Trong hay ngoài đều giả dối, không thật. Ngay cả tướng Duy-thức cũng chẳng có nữa. Vì ba đời mười phương Như-Lai, vi trần sát quốc độ, hư không, sắc pháp, tâm vương, tâm sở... đều không một thứ nào ra ngoài Chân Duy Thức Tánh mà tự hữu, tự sanh, tự diệt, danh hiệu Phật vẫn tương tục, không gián đoạn, như có, như không, cho đến khi Chân Duy Thức biến mất, Đại Viên Cảnh Trí tự nhiên phơi bày, danh hiệu Phật sẽ dẫn dắt hành giả đi vào tánh Viên Thành Thật, chứng Vô-sanh Pháp-Nhẫn.
Do đó, phải nói rằng Niệm Phật là pháp môn đệ nhất dùng để chuyển thức thành trí, mà chúng sanh thời Mạt pháp phải siêng năng thọ trì.
Nầy Vi-Đề-Hy, tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, bị vô số tư tưởng điên đảo làm khuất lấp tánh Viên-giác. Như kẻ ngủ mê chợt thức giấc giữa ngã tư đường cái, chẳng rõ phương hướng, lẫn lộn chánh tà, thấy cong nhìn ngược, bất phân thiện ác. Tư tưởng điên đảo ấy nẩy sanh thân và tâm, rồi nhận thân tứ đại giả hợp làm thân, chấp cái tư tưởng vô minh điên đảo kia làm tâm. Cứ thế mà sanh tử, tử sanh nối nhau không dứt, tạo vòng lẩn quẩn luân hồi.
Nhưng cái vô minh điên đảo ấy cũng chẳng thật. Như hoa đốm, như bóng nước, như ảo tưởng nơi sa mạc, như người ngủ chiêm bao, thấy những sự việc, cảnh vật rõ ràng, nhưng khi thức dậy, thời không còn gì hết. Nếu chuyển hóa vô minh điên đảo thời thân và tâm sẽ thành Giác-ngộ. Hoặc không phát tâm tu trì thời vẫn ở mãi trong sanh tử huyễn mộng ấy mà tự vui. Chỉ có danh hiệu Phật là đầy đủ năng lực nhiệm mầu để chuyển hóa sanh tử trở nên Niết-bàn, chuyển hóa giả huyễn trở nên chân thật.
Vì sao vậy ?
Khi xưng niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật, hành giả dần dần thành tựu chánh định Như-Lai, tự nhiên phát sanh Tuệ-giác Không-tánh, vì danh hiệu Phật là Hư-không-tạng, là Viên-giác-tánh, là Vô-cấu-tạng, là Tịch-tịnh-tạng... Nhờ vậy, hành giả biết các pháp đều như huyễn, thời tự nhiên lìa xa các huyễn hóa, sanh diệt. Ngay lúc ấy, bèn thâm nhập Viên-giác-tánh. Đó gọi là tri huyễn tức ly, ly huyễn tức giác.
Dùng pháp nào để Tri ? Nếu không phải là diệu dụng của danh hiệu Phật ?
Không cần phải hủy diệt các thứ huyễn, mới cho chúng nó là huyễn. Không cần thay đổi bản chất huyễn của nó mới gọi là Không. Mà chính cái biết "nhứt thiết pháp là Không" khiến đương thể của huyễn pháp tức là Không.
Tiếp tục xưng niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật như thế, hành giả không phóng tâm theo huyễn cảnh, huyễn sự, mà hướng cái biết trở vào Viên-giác-tánh. Đó là danh hiệu Phật đang tuôn chảy liên miên bất tận thành một khối lưu ly sáng rực, vằng vặc. Mà mỗi mỗi sát-na đều hiển lộ Như-Lai Tạng, và cái biết cũng không còn nữa. Danh hiệu Phật vẫn tương tục không gián đoạn, hòa tan căn, trần, thức đều nhập vào Viên-giác-tánh, bình đẳng bất động, thường trụ như hư không và tròn đầy chiếu suốt mười phương.
Bởi vậy, phải nói rằng niệm Phật là pháp môn đệ nhất, sử dụng danh hiệu Như-Lai mà thâm nhập Như-Lai-Tạng, mà chuyển biến huyễn hóa, hư dối trở nên Viên-giác-tánh. Các hạng chúng sanh thời Mạt pháp phải siêng năng thọ trì.
Nầy Vi-Đề-Hy, tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, bị phiền não chi phối ngày đêm không tạm dừng, nên nhận vọng tưởng làm Tâm, bỏ quên Thắng-giải-trí, Vô-thượng-trí. Rồi lại bị tham, sân, si, mạn, nghi lôi cuốn, và thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến, giới cấm thủ kiến chồng chất lấp vùi. Do đó khởi tâm phân biệt, thấy có mừng có giận, yêu ghét, vui buồn, vinh hoa, hủy nhục... nếu tận trừ phiền não thì thân tâm vắng lặng, an nhiên, tự tại, tức đồng với chư Phật không hai không khác.
Muốn tận trừ phiền não, thì không chi hơn là phát huy năng lực Trí giả siêu việt của danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật. Thật vậy nhờ cần mẫn xưng niệm Phật hiệu mà hành giả hiện bày Tự Tâm Quang Minh Hiện Lượng, chuyển phiền não dữ dội ấy trở thành Bồ-đề thật tướng, đưa hành giả thẳng vào cảnh giới Thánh Tri Tự Chứng. Lúc bấy giờ, có khả năng bấm ngón chân xuống mặt đất, sử dụng ấn Địa Xúc để cải biến Ta-bà thành Tịnh-độ trang nghiêm, niệm niệm tương ứng với Thập-địa Bồ-Tát, niệm niệm du hành, giáo hóa xã hội chúng sanh khắp mười phương vi trần bằng hà sa thế giới.
Kệ tụng :
Thủ nhãn biến thân diệu vô biên
Hàng phục chúng ma trấn tam thiên
Khảo tà quy chánh tu thiện pháp
HÒA THƯỢNG THÍCH THIỀN-TÂM KHAI THỊ
Song of Enlightenment
TEXT:
HAVE YOU NOT
SEEN
1. PEOPLE WHOSE STUDY HAS
ENDED, WHO DO NOTHING, WHO ABIDE IN THE WAY AT EASE?
THEY DO NOT BANISH FALSE THOUGHTS, THEY DO NOT SEEK THE TRUTH, THE
TRUE NATURE OF IGNORANCE IS THE BUDDHA-NATURE;
THIS EMPTY BODY,
AN ILLUSORY TRANSFORMATION, IS THE DHARMA-BODY.
IN THE DHARMA-BODY'S
ENLIGHTENMENT, THERE IS NOT A SINGLE THING; AT ITS SOURCE THE INHERENT NATURE
IS THE BUDDHA OF DIVINE INNOCENCE, THE FIVE SKANDHAS, LIKE FLOATING CLOUDS,
EMPTILY COME AND GO;
THE THREE
POISONS, LIKE BUBBLES OF WATER, RISE AND SINK, UNREAL.
COMMENTARY:
HAVE YOU NOT SEEN...The meaning is twofold: first, have
you not seen these people of the Way? And second, they are very difficult to
see.
PEOPLE WHOSE STUDY HAS
ENDED, WHO DO NOTHING, WHO ABIDE IN THE WAY AT EASE? People of the way at ease
are those who have attained Enlightenment and in pure leisure, area undefiled
by desire. They have already completed their studies and there is no more to
learn. There is nothing that they do not do, but there is nothing to do. In
other words. they have done whaat there was to be done.
THEY DO NOT BANISH FALSE
THOUGHTS, THEY DO NOT SEEK THE TRUTH. Their false thoughts are already edned,
and so they have no further need to eliminate them. Because they have already
been certified as having attained the truth, they have no further need to seek
it.
THE TRUE NATURE OF
IGNORANCE IS THE BUDDHA-NATURE. Right within the real nature of the ignorance
(of living beings), is the complete Buddha-nature. It is not that the
buddha-nature exists apart form ignorance.
THIS EMPTY BODY, AN
ILLUSORY TRANSFORMATION, IS THE DHARMA-BODY. Right within this illusory, empty
body, completely within it, is the Dharma-body. The Dharma-body cannot be
sought outside the empty-body. What is the Dharma-body? It has no shape or
form, and so it is said:
IN THE DHARMA-BODY'S
ENLIGHTENMENT,
THERE IS NOT A SINGLE THING;
AT ITS SOURCE THE INHERENT NATURE IS THE BUDDHA OF DIVINE INNOCENCE.
THE FIVE SKANDHAS, LIKE FLOATING CLOUDS, EMPTYLY COME AND GO.
None of the five heaps,
or skandhas--form, feeling, thought, activity, and consciousness--have any
inherent nature. Fundamentally, their substance is emptiness, like that of
floating clouds drifting naturally in the sky. They were never created, and so
no one controls them and no one has authority over them.
THE THREE POISONS, LIKE
BUBBLES OF WATER, RISE AND SINK, UNREAL. The three poisons of greed, hatred,
and stupidity are as strong as putrid meat, as poisoned wine, as opium, and
everyother poison; yet they too, have no inherent nature. In general, they come
from defiled habits; they are like bubbles, produced of themselves and
extinguished of themselves. Suddenly they are there; suddenly they are gone. Empty
and false, they rise and sink--they are unreal.:
TEXT:
WHEN ONE IS
CERTIFIED TO THE CHARACTERISTIC OF REALITY,
THERE ARE NO
PEOPLE OR DHARMAS, THE KARMA OF THE AVICHI IS CANCELLED IN A KSHANA.
IF I WERE
DECEIVING LIVING BEINGS WITH UNTRUE WORDS, I'D INVITE UPON MYSELF THE RIPPING
OUT OF TONGUES FOR AEONS AS MANY AS DUST AND SAND.
COMMENTARY :
WHEN ONE IS CERTIFIED TO THE CHARACTERISTIC OF REALITY.
That is, when one has been certified as having attained the fruition of
Enlightenment, which has no characteristics, THERE ARE NO PEOPLE OR DHARMAS.
Both people and dharmas vanish, and one miraculously tallies with True
Emptiness.
THE KARMA OF THE AVICHI
IS CANCELLED IN A KSHANA. In an instant, the offense karma deserving the
uninterrupted Hell, is wiped out. How can this be? The Superior One cuts out
the consciousness-seeds of beginningless karma with the Royal Vajra Jewelled
Sword. If I WERE DECEIVING LIVING BEINGS WITH UNTRUE WORDS.
What I, Master Yung Chia,
now say is the true and genuine testimony of Enlightenment. If I were cheating
living beings with lies, I'd certainly cause myself to fall into a hell where
my tongue would be ripped out for as many ages as there are particles of dust
and sand, and I would undergo unlimited suffering in retribution.
These lines express the
Master's kindheartedness and concern. He was afraid that people would be
skeptical and disbelieve what he said, so he make this vow to strengthen the
faith of living beings and enable them to be certified to Unconditional
Enlightenment. The Great Master's compassion for living beings was extremely
deep.
TEXT:
2. WITH SUDDEN ENLIGHTENED UNDERSTANDING OF THE DHYANA OF THE THUS
COME ONES,
THE SIX
CROSSINGS-OVER AND TEN THOUSAND PRACTICES ARE COMPLETE IN SUBSTANCE.
IN A DREAM, VERY
CLEARLY, THERE ARE SIX DESTINIES; AFTER ENLIGHTENMENT, COMPLETELY EMPTY, THERE
IS NO
UNIVERSE.
COMMENTARY:
WITH SUDDEN ENLIGHTENED UNDERSTANDING OF THE DHYANA OF
THE THUS COME ONES. Suddenly there is a great opening uo of complete
understanding: then there are no gradual steps to Enlightenment to this
Dharma-door of the Mind-ground.
THE SIX CROSSINGS-OVER
AND TEN THOUSAND PRACTICES ARE COMPLETE IN SUBSTANCE. We should know from the
beginning that the merit and virtue of the six crossings-over--giving, holding Precepts,
patience, vigor, Dhyana samadhi, and wisdom--and the ten thousand practices,
are all in our inherent nature, fundamentally complete and perfect. They are
not lacking, nor are they in excess.
IN A DREAM, VERY CLEARLY,
THERE ARE SIX DESTINIES. While people are in a confused dream, the six paths of
gods, humans, asuras, hells, hungry ghosts, and animals, are distinctly
evident. Yet AFTER ENLIGHTENMENT, COMPLETELY EMPTY, THERE IS NO UNIVERSE. After
one becomes Enlightened and is roused from the confused dream, emptiness is
pulverized, home is broken, and people vanish. Then how could the Three
Thousand Great Thousand World system exist?
TEXT:
NO OFFENSES OR
BLESSINGS, NO BENEFIT OR LOSS,
IN THE STILL,
EXTINCT NATURE NO QUESTIONS OR SEEKING, RECENTLY THE DUSTY MIRROR HAS NOT BEEN
POLISHED, TODAY WE MUST ANALYZE AND MAKE CLEAR DISTINCTIONS.
COMMENTARY:
NO OFFENSES OR BLESSINGS, NO BENEFIT OR LOSS. In the principle and substance of
the inherent nature, the creation and destruction of offenses and blessings and
the increase or decrease of benefit and loss, are fundamentally intangible
characteristics.
IN THE STILL, EXTINCT
NATURE NO QUESTIONS OR SEEKING. The still, extinct nature of all dharmas cannot
be explained with words, so the verse says that there are "no questions or
seeking."
RECENTLY THE DUSTY MIRROR
HAS NOT BEEN POLISHED. Fundamentally, everyone is replete with the still,
extinct nature. No one lacks it. However, it is like a mirror covered with
dust; it is hard for its light to appear. One must polish it by the power of cultivating
Dhyana samadhi and pour over it the efficacious Dharma-water of sweet dew.
Having polished it, having rubbed and burnished it, one will be able to go back
to the origin and return to the source.
TODAY WE MUST ANALYZE AND
MAKE CLEAR DISTINCTIONS. In past lives we were born drunk and died dreaming. We
did not consider secaping from the burning house of the three realms. We
mistook suffering for bliss, and we did not meet a good Knowing One to guide
and transform us. But now we must make distinctions very clearly. How can we
just let things slide again, letting the months and years slip by, numb to the
piercing needle's pain? We should analyze ourselves without delay and proceed
to stop this vicious cycle.
TEXT:
WHO IS WITHOUT THOUGHT?
WHO IS WITHOUT BIRTH?
IF THERE IS
REALLY NO PRODUCTION, THERE IS NOTHING NOT PRODUCED.
SUMMON A WODDEN
STATUE AND INQUIRE OF IT.
APPLY YOURSELF
TO SEEKING BUDDHAHOOD; SOONER OR LATER YOU WILL ACCOMPLISH IT.
COMMENTARY:
WHO IS WITHOUT THOUGHT?
WHO IS WITHOUT BIRTH? Who can be without false thinking, wearisome sense
impressions, and not turn in the revolving wheel of birth and death?
IF THERE IS REALLY NO
PRODUCTION, THERE IS NOTHING NOT PRODUCED. If there is indeed no production,
there is both no destruction and nothing that isn't produced.
SUMMON A WOODEN STATUE
AND INQUIRE OF IT. If you want to understand this principle, you can ask a
wooden statue. He will give you a most wondrous answer.
APPLY YOURSELF TO SEEKING
BUDDHAHOOD; SOONER OR LATER YOU WILL ACCOMPLISH IT. One should not incline to
either extreme of knowing only to seek the Buddha or only seeking the self, or
one will be unable to reach the ultimate meaning of the Middle Way. The result
will be perverse arisal of inverted views. In seeking the Buddha, one becomes
attached to the characteristic of "otherness" and gives rise to an
attitude of dependence. If one does not make reckonings of "Sooner"
or "later," there can be accomplishment. But if one seeks the self,
one will become attached to the characteristic of self and give rise to an
obstinate grasping.
How can confusion and
Enlightenment be spoken of as slow or quick? People who incline to extremes
keep working at the gates of the six sense-organs, which is like stirring water
to stop it from boiling instead of using the sensible method of putting out the
fire under the pot.
The verse also says that
if you apply yourself single-mindedly to seeking Buddhahood, you will be
successful sooner or later.
TEXT:
LET THE FOUR ELEMENTS GO,
DO NOT GRASP AT THEM.
THE NATURE OF STILL QUIESCENCE ACCORDS WITH DRINKING AND EATING.
ALL ACTIVITIES ARE IMPERMANENT; EVERYTHING IS EMPTY. THAT IS THE GREAT AND
PERFECT ENLIGHTENMENT OF THE THUS COME ONE.
COMMENTARY:
LET THE FOUR ELEMENTS GO.
DO NOT GRASP AT THEM. We people are made from the combining of the solidity of
earth, the moisture of water, the warmth of fire, and the breath of wind. We
should not grasp and become attached to these characteristics or to the
complications which arise from having a self.
THE NATURE OF STILL
QUIESCENCE ACCORDS WITH DRINKING AND EATING. The nature of still quiescence
accords with conditions, yet does not change. Unperturbed, it is always Thus.
Wearing clothes, eating a meal, drinking tea--none are not the Middle way.
Right in your native surroundings is your inherent family treasure.
ALL ACTIVITIES ARE
IMPERMANENT; EVERYTHING IS EMPTY. Every kind of activity belongs fundamentally
to impermanence, so the verse says that everything is empty.
THAT IS THE GREAT AND
PERFECT ENLIGHTENMENT OF THE THUS COME ONE. The merit and virtue of wonderful
Existence are entirely complete within True Emptiness, and just that is the
Thus Come One's perfect, great Enlightenment of the Buddha-nature. When there
is the perfection of the Threefold Enlightenment and repleteness with the ten
thousand virtues, then one is called the Buddha. The Threefold Enlightenment is
Enlightenment of self, Enlightenment of others, and the Perfection of
Enlightened Practice.
TEXT:
3. IT IS CERTAIN THAT THESE
WORDS EXPRESS THE TRUE VEHICLE,
WHOEVER DOES NOT ACCEPT THEM MAY INQUIRE AS THEY WISH.
IT CUTS DIRECTLY THROUGH TO THE SOURCE;
IT IS SEALED BY ALL BUDDHA.
I CANNOT PLUCK LEAVES AND SEEK OUT BRANCHES.
COMMENTARY:
IT IS CERTAIN THAT THESE
WORDS EXPRESS THE TRUE VEHICLE. These words definitely do express the most
supreme True Vehicle. However, WHOEVER DOES NOT ACCEPT THEM MAY INQUIRE AS THEY
WISH. That is, if there are people who still harbor doubts and do not believe
these principles, they may raise questions as they wish in order to air their misgivings.
IT CUTS DIRECTLY THROUGH
TO THE SOURCE; IT IS SEALED BY ALL BUDDHAS. This is the Dharma that cuts
through most directly, that penetrates completely to the very bottom, that goes
directly through to the treasure's source. It is sealed and certified by all
Buddhas. It does not arise out of some selfish individual's contrivances to
gain fame and fortune.
I CANNOT PLUCK LEAVES AND
SEEK OUT BRANCHES. As for the purport of the Small Vehicle--those twigs and
branches, those distorted principles--on that I will not waste time and words.
The Buddhas of the ten directions elucidated the one Supreme Dharma; and in
speaking of the Way with a single voice, the Great Masters left nothing out.
Now, unless I wish to reiterate those many; words, there is no call for me to
open my mouth.
TEXT:
PEOPLE DO NOT RECOGNIZE
THE MANI-PEARL,
THEY MAY RECEIVE IT IN PERSON IN THE TREASURY OF THE THUS COME ONE.
THE SIX KINDS OF SPIRITUAL FUNCTIONINGS ARE EMPTY, YET NOT EMPTY.
THIS PEARL OF PERFECT BRIGHTNESS HAS FORM, YET HAS NO FORM.
COMMENTARY:
PEOPLE DO NOT RECOGNIZE
THE MANI-PEARL. This precious wish-granting Mani-pearl is spiritual,
miraculous, and hard to conceive of, and the result is that people do not
recognize it.
THIS SIX KINDS OF
SPIRITUAL FUNCTIONINGS ARE EMPTY, YET NOT EMPTY. The heavenly eye, the heavenly
ear, the ability to know others' thoughts, the ability to know past lives, the
exhaustion of out-flows, and spiritual completeness are all perfect spiritual
functionings of this Mani-pearl. Though empty, they are yet not empty.
THIS PEARL OF PERFECT
BRIGHTNESS HAS FORM, YET HAS NO FORM. The Mani-jewel belongs with the form
dharmas, and yet this pearl of perfect brilliance is actually form which is
apart from form; an appearance which has no appearance. The Vajra Sutra says,
One who sees me in form,
or seeks me in sound,
Practices a deviant way and cannot see the Thus Come One.
The same is true of the Mani-pearl; since it cannot be sought in emptiness, it
even less can be seen in form. Ultimately, then, what is it like? You simply go
in person to retrieve this precious pearl in the Treasury of the Thus Come
Ones. After that, you will be able to comprehend it clearly for yourself.
TEXT:
PURIFY THE FIVE EYES;
ATTAIN THE FIVE POWER,
SIMPLY ACCOMPLISH THEM AND KNOW WHAT'S HARD TO FATHOM,
SHAPES IN A MIRROR ARE NOT HARD TO SEE,
BUT THE MOON IN THE WATER--HOW CAN ONE PLUCK IT OUT?
COMMENTARY:
PURIFY THE FIVE EYES;
ATTAIN THE FIVE POWERS. Having attained the six kinds spiritual functionings,
then purify the five eyes: the Buddha-eye, the Dharma-eye, the Wisdom-eyes, the
Heavenly-Eye, and the Flesh-Eye; and then to aid them, bring forth the five
powers: faith, vigor, mindfulness, concentration, and wisdom.
SIMPLY ACCOMPLISH THEM
AND KNOW WHAT'S HARD TO FATHOM. To be able to understand these states, one
simply needs to accomplish them oneself. They cannot be fathomed by thinking or
by making distinctions.
SHAPES IN A MIRROR ARE
NOT HARD TO SEE. Every-one can see shapes which are reflected in a mirror;
there is nothing difficult in that. The meaning here is that when one sees a
Sage, one should aspire to be like him; and when one sees someone who is not a
Sage, one should reflect the lilght inward and examine oneself.
BUT THE MOON IN THE
WATER--HOW CAN ONE PLUCK IT OUT?
One shouldn't be like a dolt who mistakes the moon in the water for the real
moon. Even if he were to give up his life trying to grab it, how could he
succeed? Therefore it says, "How can one pluck it our?" This is an
analogy for cultivating blindly and smelting recklessly; for taking side doors
and externalist paths, for practicing austerities which are not beneficial, and
for being attached to characteristics or attached to emptiness. Such are the
foolish people who try to pull the moon out of the water; how could they
possibly pluck it out?
TEXT:
4. EVER PRACTICING IN
SOLITUDE, EVER WALKING ALONE
THOSE WHO HAVE PENETRATED, ROAM NIRVANA'S ROAD TOGETHER.
THEIR TUNE IS ANCIENT, THEIR EXPRESSION PURE,
THEIR BEARING NATURALLY LOFTY.
THEIR APPEARANCE IS HAGGARD, THEIR INTEGRITY UNSHAKEABLE.
PEOPLE IGNORE THEM.
COMMENTARY:
EVER PRACTICING IN
SOLITUDE, EVER WALKING ALONE. To cultivate the Way, one must choose a still and
quiet place to practice concentration and regulary cultivate. When one tallies
with enlightenment through Dhyana Samadhi, one certifiably attains the mutually
responding wisdom.
THOSE WHO HAVE
PENETRATED, ROAM NIRVANA'S ROAD TOGETHER. If those who have understanding, who
are of like resolve, and whose paths are the same should meet, they do not
hinder one another in roaming the proper path of pure Nirvana.
THEIR TUNE IS ANCIENT,
THEIR EXPRESSION PURE, THEIR BEARING NATURALLY LOFTY. Although their song is
ancient, their expression is pure, and those who can harmonize with this song
have always been rare. How can their bearing not be lofty of itself? So it is
said,
There are very few who
are in tune with the highest songs.
THEIR APPEARANCE HAGGARD,
THEIR INGEGRITY UYNSHAKEABLE. PEOPLE IGNORE THEM. The external appearance of
these cultivators of the way is haggard and emaciated, but their principles and
moral integrity are as solid as Vajra and diamond. Common, ordinary people
cannot recognize them, and when they seem them they turn their backs on them.
TEXT:
THE SHAKYAN DISCIPLES SAY
THAT THEY ARE POOR,
THEY ARE INDEED POOR IN BODY, BUT NOT POOR IN THE WAY. AS TO POVERTY, THEIR
BODIES ARE EVER WRAPPED INCOARSE RAGS.
AS TO THE WAY, A PRICELESS JEWEL IS STORED IN THEIR HEARS.
A PRICELESS JEWEL. ITS
USES INEXHAUSTIBLE,
FOR BENEFITTING BEINGS, RESPONDING TO POTENTIALS ALWAYS GENEROUSLY, THREE
BODIES, FOUR WISDOMS ARE COMPLETE IN THE SUBSTANCE.
EIGHT LIBERATIONS, SIX SPIRITUAL POWERS ARE IN THE MIND-
GROUND SEAL.
COMMENTARY:
THE SHAKYAN DISCIPLES SAY
THAT THEY ARE POOR. Cultivators of the way call themselves "poor
robes."
THEY ARE INDEED POOR IN
BODY, BUT NOT POOR IN THE WAY. Actually, although they seem to be poor, they
are rich in the way. Why is this said?
AS TO POVERTY, THEIR
BODIES ARE EVER WRAPPED IN COARSE RAGS. They are poor in that they always wear
tattered rags from the garbage heap, with hundreds of patches and thousands of
stitches.
AS TO THE WAY, A
PRICELESS JEWEL IS STORED IN THEIR HEARTS. But in terms of virtue in the Way,
and of being at ease in the inherent nature, there is a priceless jewel stored
in the immeasurable, boundless Dharma door of the mind-ground.
What is poverty? Poverty
is an attitude of greed. What are riches? They are a mind without greed. What
is the Way? It is cultivation. What is the jewel? It is to be without
selfishness or self-seeking. Therefor I say,
To stop the mind and cut
off thought is true wealth and honor;
to put a complete end to selfish lust is the true field of blessings.
A PRICELESS JEWEL, ITS
USES INEXHAUSTIBLE. It is the Dharma wealth of merit and virtue. Taking from it
does not use it up. Using it does not exhaust it.
FOR BENEFITTING BEINGS,
RESPONDING TO POTENTIALS ALWAYS GENEROUSLY. With it, they universally rescue
beings everywhere in response to myriad opportunities; they are never stingy.
THREE BODIES, FOUR
WISDOMS ARE COMPLETE IN THE SUBSTANCE. The three bodies are the Dharma-body,
the Retribution-body, and the Transformation-body. The Four Wisdoms are these:
1. Turning the five
consciousnesses around, which is the Wisdom of Accomplishing what is to be
Done.
2. Turning the sixth or mind-consciousness around, which is Wisdom of wonderful
Contemplation and investigation.
3. Turning the seventh or manas consciousness around, which is the Wisdom of
Equality.
4. Turning the eighth or alaya consciousness around, which is the Wisdom of the
Great Perfect Mirror.
The substance of this
original nature is perfect and full, and lacks nothing.
EIGHT LIBERATIONS, SIX
SPIRITUAL POWERS ARE IN THE MIND-GROUND SEAL. The Eight Liberations are these:
1. The contemplation of
external form when there are internal thoughts of form.
2. The contemplation of external form when there are no internal thoughts of
form.
3. The complete state of personally accomplishing pure liberation.
4. The place of boundless emptiness.
5. The place of boundless consciousness.
6. The place where nothing exists.
7. The place where there is neither thought nor lack of thought.
8. The complete state of personally accomplishing the samadhi of the extinction
of feeling and thought.
The Six Spiritual Powers
are these:
1. The heavenly eye.
2. The heavenly ear.
3. The knowledge of others' minds.
4. The knowledge of past lives.
5. The attainment of spiritual states.
6. The exhaustion of outflows.
All of them are inherently complete in the Dharma-seal of the mind-ground.
TEXT:
CERTAIN ABOUT ONE THING,
SUPERIOR PEOPLE UNDERSTAND EVERYTHING,
MIDDLING AND INFERIOR PEOPLE LEARN MUCH, YET DOUBT MUCH.
SIMPLY CAST OFF YOUR OWN CHERISHED DIRTY CLOTHES,
WHO COULD GO OUT AND BOAST ABOUT HIS VIGOR?
COMMENTARY:
CERTAIN ABOUT ONE THING,
SUPERIOR PEOPLE UNDERSTAND EVERYTHING. People with superior wholesome roots
hear one thing and awaken to a thousand things. They thoroughly understand all
dharmas and harbor no doubts.
MIDDLING AND INFERIOR
PEOPLE LEARN MUCH, YET DOUBT MUCH. Middling and inferior people, having poor
roots, may be learned, but they have many doubts and do not grow in faith.
SIMPLY CAST OFF YOUR
CHERISHED DIRTY CLOTHES. Cultivators of the way seek only to understand their
own basic mind and see their own basic nature. That is like removing filthy
clothes from oneself.
WHO COULD GO OUT AND
BOAST ABOUT HIS VIGOR? Since cultivation is naturally each individual's own
responsibility, why would anyone find it necessary to introduce himself to the
world, boast about his vigor, yet not be serious about really practicing
himself?
TEXT:
5. LET OTHERS SLANDER ME; I
BEAR THEIR CONDEMNATION.
THOSE WHO TRY TO BURN THE SKY ONLY EXHAUST THEMSELVES.
WHEN I HEAR IT, IT'S JUST LIKE DRINKING SWEET DEW.
THUS SMELTED AND REFINED, SUDDENLY ONE ENTERS THE INCONCEIVABLE.
COMMENTARY:
LET OTHERS SLANDER ME; I
BEAR THEIR CONDEMNATION. The Dharma door of the mind-ground is profoundly
subtle and wonderful, and it cannot be understood by common people or those of
the Two Vehicles. Thus their baseless slander ends with the hearing of it. Why
should anything be said in return?
THOSE WHO TRY TO BURN THE
SKY ONLY EXHAUST THEMSESLVES. People who malign others are like people who try
to burn the sky with a torch. They tire themselves out with their futile
efforts. How could they possibly injure the sky?
WHEN I HEAR IT, IT'S JUST
LIKE DRINKING SWEET DEW. When he hears irritable and fault-finding words, a
true cultivator should feel thankful. since for him, it is the same as drinking
sweet dew, or entering a cool, refreshing pool.
THUS SMELTED AND REFINED,
SUDDENLY ONE ENTERS THE INCONCEIVALBE. One who is capable of this kind of
contemplation obtains benefit from the Dharma through its opposite. He is
confronted with the poisons of greed, hatred, and stupidity, which are powerful
as arsenic and stronger than wild beast; but he must undergo this process of
refining. Then, invisibly and quite suddenly, he enters an inconceivable,
subtle, wonderful state where his contentment is inexhaustible.
TEXT:
CONTEMPLATE VICIOUS WORDS
AS MERIT AND VIRTUE,
THEN VICIOUS WORDS BECOME ONE'S WISE AND GOOD ADVISORS.
DO NOT LET ABUSE AND SLANDER AROUSE ENMITY OR LIKING.
HOW ELSE CAN THE POWER OF COMPASSION AND PATIENCE
WITH NON-PRODUCTION BE MANIFEST?
COMMENTARY:
CONTEMPLATE VICIOUS WORDS
AS MERIT AND VIRTUE. To cultivate the way, one must practice patience. One
should see vicious words as the mother of merit and virtue. Not only should one
not become angry, but in addition, onoe should be grateful for the merit and
virtue of it, as the Patient Immortal was towards the King of Kalinga.
THEN VICIOUS WORDS BECOME
ONE'S WISE AND GOOD ADVISORS. The vicious words and behavior become our great
and learned counselors.
DO NOT LET ABUSE AND
SLANDER AROUSE ENMITY OR LIKING. In response to ridicule or backbiting, don't
five rise to enmity or liking, but maintain the great and equal compassion even
towards those with whom you have no affinities--the great compassion of
identity in substance. Your measure of patience under insult should be as big
as the Dharma Realm.
HOW ELSE CAN THE POWER OF
COMPASSION AND PATIENCE WITH NON-PRODUCTION BE NMANIFEST? If one cannot face
situations of insult and mistreatment, how can patience with the non-production
of dharmas, which one has cultivated and certified to, be demonstrated? How can
the spirit and unsurpassed samadhi power of patience under insult be manifest?
How can samadhi power of great valor, great strength, great kindmess, great
vows, and great patience be evidenced?
TEXT:
6. THE SCHOOL PENETRATED
AND THE WORDS PENETRATED,
CONCENTRATION AND WISDOM ARE COMPLETELY CLEAR; I DO NOT STAGNATE
IN EMPTINESS.
BUT I AM NOT THE ONLY ONE WHO HAS GOT THROUGH TO COMPREHENSION.
ALL THE BUDDHAS, MYRIAD AS GANGES' SANDS, ARE OF THE
VERY SAME SUBSTANCE.
COMMENTARY:
THE SCHOOL PENETRATED AND
THE WORDS PENETRATED. The "school" is the Ch'an School, and the
"words" are the principles of its teachings. The two must be
understood together; then one can be called a craftsman of the School--a Dharma
Master.
CONCENTRATION AND WISDOM
ARE COMPLETELY CLEAR; I DO NOT STAGNATE IN EMPTINESS. Since the master
craftsman has penetrated both the School and its explanations, it is certain
that his samadhi power has become perfectly fused and the foundation of his
wisdom is bright and penetrating. He never falls into the stagnant sickness of
vacant stillness.
BUT I AM NOT THE ONLY ONE
WHO HAS GOT THROUGH TO COMPREHENSION. I certainly haven't acted special or
shown off as unique and different, claiming that I alone have penetrated this
Dharma door and understood this wonderful principle.
ALL THE BUDDHAS, MYRIAD
AS GANGES' SANDS, ARE OF THE VERY SAME SUBSTANCE. The Buddha of the ten
diredtions and the three periods of time, their numbers as measureless and
boundless as the grains of sand in the Ganges River, are all identically
replete with the capabilities of nature of this substance and principle. They
are one with and not different from the living beings that are myriad as Ganes'
sands, Thus it is said,
Every single living being
has the Buddha-nature.
All can become Buddhas.
TEXT:
ROAR OF THE LION IS
FEARLESS PROCLAMATION,
WHEN THE HUNDRED WILD BEASTS HEAR IT, THEIR BRAINS SPLIT, AND THE MUSK-ELEPHANT
FLEES IN CONFUSION, LOSING HIS AWESOMENESS.
THE GODS AND DRAGONS LISTEN IN STILLNESS AND IN GREAT JOY.
COMMENTARY:
THE ROAR OF THE LION IS
FEARLESS PROCLAMATION. My speaking of this Dharma is like a great lion's roar;
it is not in the least bit fearful.
WHEN THE HUNDRED WILD
BEASTS HEAR IT, THEIR BRAINS SPLIT. When the Dharma King speaks the Dharma, it
is like the roar of the lion, and when the wild animals hear it, they all
tremble in submission. Their very brains split open, and there is fear in their
hearts.
AND THE MUSK-ELEPHANT
FLEES IN CONFUSION, LOSING HIS AWESOMENESS. The musk-elephant is a mighty wild
beast, but it becomes disoriented when it hears this sound. It flees, losing
its usual virile, awesome, powerful, and ruthless disposition.
THE GODS AND DRAGONS
LISTEN IN STILLNESS AND IN GREAT JOY. The gods, people, dragons, and spirits
listen in still silence to this Dharma, and they praise it joyfully, bowing in
worship and reverently making offerings. They give rise to great joy. The
Buddha's speaking Dharma is like the lion's roar, and the hundred wild beasts
are like the warped teachers of deviant doors to aberrant paths, who mislead
people. When they hear this proper Dharma, they are frightened and lose control
of themselves.
TEXT:
7. ROAMING THE RIVERS AND
OCEANS, CROSSING MOUNTAINS AND STREAMS; SEARCHING FOR A
MASTER TO ASK ABOUT THE WAY OF INVESTIGATING DHYANA,
SINCE I CAME TO KNOW THE TS'AO CREEK ROAD,
I UNDERSTAND BIRTH AND DEATH AND HAVE NO CONNECTION
WITH THEM.
COMMENTARY:
ROAMING THE RIVERS AND
OCEANS, CROSSING MOUNTAINS AND STREAMS. The Ancient Worthies traveled
everywhere on foot along the great rivers of both south and north, crossing
oceans and visiting famous mountains and large streams. In navigating oceans
and scaling mountains, they tasted to the full the suffering involved in travel
by land and sea.
SEARCHING FOR A MASTER TO
ASK ABOUT THE WAY OF INVESTIGATING DHYANA. Although they suffered greatly, they
were determined in their aim to find a clear-headed teacher who understood:
someone who had arrived there, whom they could ask about the essentials of the
way--how to end birth and death, how to investigate Dhyana, and the miraculous
merging with non-production.
SINCE I CAME TO KNOW THE
TS'AO CREEK ROAD. At first, the Great Master had practiced according to the
teachings of the T'ien T'ai School, and, although he had become Enlightened in
certain respects, he had yet to become one with his original face. Later, he
visited Nan Hua Monastery at Ts'ao Creek, where the Great Master Hui Neng, the
Sixth Patriarch, explained and transmitted the principle of the Ch'an School
which had come from the West. He became Enlighteded to the wonderful principle
of non-production. He understood the mind, and he saw the nature. Since he had
been given the Patriarch's Seal of Certification, the said, "I came to
know the Ts'ao Creek road."
I UNDERSTAND BIRTH AND
DEATH AND HAVE NO CONNECTION WITH THEM. He had become Enlightened to the path
of non-production and non-extinction, so he said, "I completely understand
birth and death and basically have no connection with them."
TEXT:
WALKING IS DHYANA;
SITTING IS ALSO DHYANA,
IN SPEECH OR SILENCE, IN MOVEMENT OR STILLNESS, MY
SUBSTANCE IS AT PEACE.
EVEN IF I MEET WITH A KNIFE'S POINT, I AM ALWAYS COMPLETELY TRANQUIL.
IF I AM GIVEN A POISONOUS DRUG, I AM STILL TOTALLY AT EASE.
COMMENTARY:
WALKING IS DHYANA;
SITTING IS ALSO DHYANA. The daily functions of walking, standing, sitting, and
lying down all take place within Dhyana Samadhi.
IN SPEECH OR SILENCE, IN
MOVEMENT OR STILLNESS, MY SUBSTANCE IS AT PEACE. Whether speaking or silent,
moving or still, my basic substance is peaceful and at ease.
EVEN IF I MEET WITH A
KNIFE'S POINT, I AM ALWAYS COMPLETELY TRANQUIL. Even if I encounter some
unexpected contrary event, I remain tranquil, without the least bit of fear,
just as the Sixth Patriarch did while he was waiting for his avenger. He knew
he was coming and waited for him without fear.
IF I AM GIVEN A POISONOUS
DRUG, I AM STILL TOTALLY AT EASE. If a cultivator should meet with a secret
attempt to harm him--should he be offered food or drink that is poisoned--he is
just the way he always is, and he is unharmed by the poison. Such was the case
with the First Patriarch, Bodhidharma, who was poisoned by people of an outside
way, but did not die.
TEXT:
8. OUR MASTER MET
BURNING-LAMP BUDDHA AFTER MANY AEONS AS A PATIENT IMMORTAL.
HOW MANY BIRTHS? HOW MANY
DEATHS? BIRTHS AND DEATHS
STRETCH FAR INTO THE DISTANCE, WITH NO FIXED END.
SINCE I SUDDENLY AWAKENED AND UNDERSTOOD NON- PRODUCTION, HOW CAN I BE GRIEVED
BY INSULT, OR PLEASED BY GLORY?
COMMENTARY:
OUR MASTER MET
BURNING-LAMP BUDDHA AFTER MANY AEONS AS A PATIENT IMMORTAL. He passed through
boundless vast ages specializing in cultivating the practice of patience under
insult.
HOW MANY BIRTHS? HOW MANY
DEATHS? Since time without beginning, we have left mountains of bones behind us
as we have revolved through the six paths. No one knows the number of times we
have met birth and met death, first rising, then falling.
BIRTHS AND DEATHS STRETCH
FAR INTO THE DISTANCE, WITH NO FIXED END. Thus we are born and then die again,
and again, reaching far across kalpas as many as there are motes of dust, far
through the months and years. There is no time when it stops. Thus the line
says, "with no fix end."
SINCE I SUDDENLY AWAKENED
AND UNDERSTOOD NON-PRODUCTION. When I encountered the principles explained by
the Six Patriarch of Ts'ao Creek and the supreme Dharma-door of the mind-seal,
I was guided to sudden awakening, and I understood the principle of non-production
and non-extinction.
HOW CAN I BE GRIEVED BY
INSULT, OR PLEASED BY GLORY? Since I awakened to the principle of
non-production and non-extinction, I am not alarmed. If they are foisted upon
me without reason, I am not enraged. Although I may be praised and glorified, I
don't become happy. If there is insult and ridicule, I am not grieved about it.
TEXT:
DEEP IN THE MOUNTAINS
DWELLING IN AN ARANYA,
SECLUDED FAR ON A LONELY PEAK BENEATH THE TALL PINES.
CAREFREE, I SIT IN MEDIATION, A RUSTIC MONK AT HOME.
IN QUIETUDE I LIVE AT EASE IN TRUE LIGHTEARTEDNESS
COMMENTARY:
DEEP IN THE MOUNTAINS
DWELLING IN AN ARANYA. I live as a recluse, secluded deep in the mountains at
the far end of a valley, in an aranya (that is, a still and quiet place), where
I work hard at cultivation of the Way and return to my original face.
SECLUDED FAR ON A LONELY
PEAK BENEATH THE TALL PINES. The lonely peaks are steep and high, their
seclusion far and deep. There are caves in the high mountains, beneath the tall
pines and blue cedars, and I sit under the luxuriant trees all day long. I wash
myself clean in a pure spring, pluck fruit to eat, and scoop up handfuls of
water to drink. In these simple and rustic pleasures, my joy is inexhaustible.
CAREFREE, I SIT IN
MEDITATION, A RUSTIC MONK AT HOME. With no restraints, no ties, no hindrances,
no obstructions, I roam at ease; practicing concentration and investigating
Dhyana, I sit in tranquility. In this primitive life is this rustic monk at
home.
IN QUIETUDE I LIVE AT
EASE IN TRUE LIGHT-HEARTEDNESS. Dwelling in this pure place filled with
stillness, free of clamor, I am genuinely lighthearted.
TEXT:
ENLIGHTENMENT IS
COMPLETION, THERE IS NO FURTHER EFFORT,
IT IS NOT THE SAME AS ANY CONDITIONED DHARMAS.
TO DWELL IN CHARACTERISTICS WHILE GIVING IS TO CREATE THE BLESSINGS OF THE
HEAVENS;
IT IS LIKE LOOKING UP AND LOOSING AN ARROW INTO THE SKY.
COMMENTARY:
ENLIGHTENMENT IS
COMPLETION. THERE IS NO FURTHER EFFORT. By this Dharma door of the mind-ground,
one opens Enlightenment suddenly, rather than passing through asamkhyeyas of
kalpas, or for a hundred kalpas planting the seeds of one's hall-marks and
characteristics. Therefore the text says, "There is no further
effort."
IT IS NOT THE SAME AS ANY
CONDITIONED DHARMAS. All the ordinary conditioned dharmas, with shape and
characteristics, are by no means the same as the unconditioned dharma of the
mind-ground.
TO DWELL IN
CHARACTERISTICS WHILE GIVING IS TO CREATE THE BLESSINGS OF THE HEAVENS. If an
attitude of attachment to goodness has not yet been emptied, one may plant the
seeds of success, but will do no more than attain the smaller fruits of the
human or heavenly reward of blessings.
IT IS LIKE LOOKING UP AND
LOOSING AN ARROW INTO THE SKY. When one exhausts one's heavenly blessings, one
falls. That is like looking up into the sky and loosing an arrow: how can it be
on target?
The Vajra Sutra says,
Anything with
characteristics is empty and false.
If one perceives all characteristics as non-characteristics,
Then one sees the Thus Come One.
Those words are true indeed!
TEXT:
WHEN ITS FORCE IS
EXHAUSTED, AN ARROW FALLS BACK DOWN;
WHICH IS TO SAY, FUTHER LIVES WILL NOT BE AS ONE WISHES--
UNLIKE THE DOOR TO THE REAL CHARACTERISTIC OF THE UNCONDITIONED:
A SINGLE LEAP'S STRAIGHT ENTRY TO THE GROUND OF THE THUS COME ONES.
COMMENTARY:
WHEN ITS FORCE IS
EXHAUSTED, AN ARROW FALLS BACK DOWN. The time comes when the smaller result
that one has cultivated, the reward of human or heavenly blessings, reaches its
end. It is like the arrow which, pointed up, has been loosed into the air--when
its force is expended, that arrow will fall back down.
WHICH IS TO SAY, FUTURE
LIVES WILL NOT BE AS ONE WISHES. Having fallen then into the turning wheel of
the six paths, one receives the retribution over and over; an unending web,
forever sinking into the bitteer sea of birth and death, from which it is
difficult to escape. Therefore the text says, "Which is to say, future
lives will not be as one wishes."
UNLIKE THE DOOR TO THE
REAL CHARACTERISTIC OF THE UNCONDITIONED. This is the unconditioned Dharma door
of the Treasury of the Proper Dharma Eye, of the wonderful mind of Nirvana, of
the characteristic of reality which has no characteristics, of the special
transmission outside the teachings. Having awakened to one thing, one awakens
to everything; having been certified to one thing, one is certified to
everything. This is not like the crooked cultivation according to the Two
Vehicles.
A SINGLE LEAP'S STRAIGHT
ENTRY TO THE GROUND OF THE THUS COME ONE. Through this Dharma door, one
suddenly awakens to what is fundamental and leaps straight to the ground of the
Buddhas, reaching the treasure trove. One does not stagnate in the
Transformation City. In fruition, one is certified to non-production and in
position, one tallies with Wonderful Enlightenment. One carries on the Triple
Jewel, teaching and transforming. The adornments of a Buddha become one's own
adornments.
TEXT:
9. ONLY GET THE ROOT; HAVE
NO CONCERN FOR THE BRANCH-TIPS,
LIKE A PURE CRYSTAL CONTAINING A JEWELED MOON,
WHEN THIS WISH-GRANTING PEARL CAN BE UNDERSTOOD,
SELF-BENEFIT AND THE BENEFIT OF OTHERS ARE FOREVER UNENDING.
COMMENTARY:
ONLY GET THE ROOT; HAVE
NO CONCERN FOR THE BRANCH-TIPS. It must be on the mind-ground that the
cultivator of the Way applies his spiritual skill. When he reaches the root, he
will understand his own fundamental mind and see his inherent, basic nature. It
is said that upon attaining the One, the myriad matters are resolved. So what
is the use of bothering with the branch-tips?
LIKE A PURE CRYSTAL
CONTAINING A JEWELED MOON. The example is of a jeweled moon contained in a
clear, pure crystal. How could the root be foresaken to pursue the
ramifications?
WHEN THIS WISH-GRANTING
PEARL CAN BE UNDERSTOOD. When you can tell the fundamental derivative--when you
recognize your inherent nature, which is the wish-fulfilling pearl--its
miraculous uses will be inexhaustible.
SELF-BENEFIT AND THE
BENEFIT OF OTHERS ARE FOREVER UNENDING. Then this precious wish-fulfilling
pearl can be of benefit to oneself, by one's Enlightenment to the fundamental
substance. It can also benefit others, by its Enlightenment of other people.
The benefits are ever-flowing, without end.
TEXT:
IN THE RIVER THE MOON
SHINES; IN THE PINES THE WIND SIGHS.
WHAT NEEDS TO BE DONE IN THE CLEAR, LONG NIGHT?
THE BUDDHA-NATURE'S PRECEPT-PEARL IS THE MIND-GROUND
SEAL.
FOG AND DEW, CLOUDS AND MISTS ARE THE BODY'S CLOTHING.
COMMENTARY:
IN THE RIVER THE MOON
SHINES; IN THE PINES THE WIND SIGHS. When the moon appears in the water of the
clear mind, and in the sky of concentrated thought there are no clouds, then
there is a state of great naturalness. Nothing further is done in this natural
and rustic existence. One's happiness is inexhaustible and transcendental.
WHAT NEEDS TO BE DONE IN
THE CLEAR, LONG NIGHT? Nothing is done, and yet nothing is left undone. There
are great creations and great transformations, great penetration, and Great
Enlightenment. Beginning and end are connected, and the myriad existing things
are contained.
THE BUDDHA-NATURE'S
PRECEPT-PEARL IS THE MIND-GROUND SEAL. One's inherent nature is pure, clean
undefiled, and its light shines everywhere, neither internal nor external. All
flows forth from the Dharma door of the mind-ground; therefore, it is called
the "mind-ground seal."
FOG AND DEW, CLOUDS AND
MISTS ARE THE BODY'S CLOTHING. Fog and dew are illusory and temporary. Clouds
and mists are vacuous and false. They have no inherent substantive nature. Like
the clothes on our bodies, they do not last. This is an analogy for the poisons
of greed, hatred, stupidity, arrogance, and so forth. Although they can veil
our Buddha-nature and cast a shadow over it, they are yet like fog and dew, like
clouds and mists. Although they can screen out the clear sky, they are nothing
more than temporary phenomena.
TEXT:
THE ALMS-BOWL SUBDUES THE
DRAGONS;
THE TIN STAFF VANQUISHES TIGERS,
AND THE GOLDEN RINGS OF ITS TWO PARTS SOUND IN CLEAR SUCCESSION.
IT IS NO SYMBOLIC FORM UNSUPPORTED BY REAL EVENTS;
IT IS THE JEWELED STAFF OF THE THUS COME ONE, WHICH HE HIMSELF PASSED DOWN.
COMMENTARY:
THE ALMS-BOWL SUBDUES THE
DRAGONS; THE TIN STAFF VANQUISHES TIGERS. When the nature is concentrated,
dragons are subdued. When one's way of life is right, tigers are tamed. Once
the dragons and tigers of one's nature are conquered, external dragons and
tigers, too, are naturally subdued.
AND THE GOLDEN RINGS OF
ITS TWO PARTS SOUND IN CLEAR SUCCESSION. The staff which vanquishes tigers has
two sections, which represent the two kinds of truth: the genuine and the
common. Suspended from each section are three golden rings, which represent the
Six Paramitas.
IT IS NO SYMBOLIC FORM
UNSUPPORTED BY REAL EVENTS. This staff is not just a symbol, an empty show with
no real basis.
IT IS THE JEWELED STAFF
OF THE THUS COME ONE, WHICH HE HIMSELF PASSED DOWN. The Thus Come One,
Shakyamuni Buddha, transmitted in person to his assembly of desciples the
methods of practicing, cultivating and maintaining the Way, and bequeathed to
them the Dharma-jewel of his tin staff.
TEXT:
10. DO NOT SEEK THE TRUE,
DO NOT CUT OFF THE FALSE,
COMPREHEND THAT BOTH DHARMAS ARE EMPTY; THEY HAVE NO
CHARACTERISTICS.
WITHOUT CHARACTERISTICS, THERE IS NO EMPTINESS AND NO NON-EMPTINESS.
JUST THAT IS THE TRUE CHARACTERISTIC OF THE THUS COME ONE.
COMMENTARY:
DO NOT SEEK THE TRUE, DO
NOT CUT OFF THE FALSE. The man of the Way without a mind has already awakened
to non-production, and so he undergoes no further existences. Therefore, there
is no truth that can be sought, and there is no falseness that can be cut off.
COMPREHEND THAT BOTH
DHARMAS ARE EMPTY; THEY HAVE NO CHARACTERISTICS. One should completely
understand that the two dharmas of truth and falsity, the two dharmas of form
and mind, the two dharmas of existence and non-existence, and so forth, are all
totally empty and without characteristics. How could one pursue such illusory
dust? It would just be a waste of time.
WITHOUT NO NON-EMPTINESS.
Since there are no identifiable characteristics, then even less is there any
emptiness to speak of. It is said,
The mouth wants to speak,
but words are lost.
The mind wants to reason, but concepts have gone.
Therefore, the text says, "and no non-emptiness."
JUST THAT IS THE TRUE CHARACTERISTIC
OF THE THUS COME ONE.
This is the state in
which,
The path of speech is cut off;
The place of the mind's workings is destroyed.
It is inconceivable, the
transcendence of both the relative and the absolute. It is the Dharma-body of
all Buddhas, and the place of study of all Bodhisattvas. This is what the
characteristic of true actuality of the Thus Come One is like.
TEXT:
THE MIND-MIRROR IS
BRIGHT; ITS REFLECTIONS ARE UNHINDERED.
VAST, LUSTROUS, AND SHINING, IT PERVADES WORLDS LIKE SAND- GRAINS.
IN IT APPEAR THE IMAGES OF THE MYRIAD PHENOMENA;
A PEARL OF PERFECT LIGHT, NEITHER WITHIN NOR WITHOUT
COMMENTARY:
THE MIND-MIRROR IS
BRIGHT; ITS REFLECTIONS ARE UNHINDERED. One's own mind is like a great, bright
mirror, which reflects all the ten thousand things without any one of them
hindering any other. Each thing retains its basic characteristics and is not
confused in the substance of the mirror.
VAST, LUSTROUS, AND
SHINING, IT PERVADES WORLDS LIKE SAND-GRAINS. This mind-mirror is far-reaching,
great, bright, and still, permeating the "Great-thousnad" universes,
numerous as grains of sand. Nowhere does its light fail to circulate; nowhere
does its brightness fail to shine. It is so great that there is nothing outside
of it, and so small that there is nothing within it.
IN IT APPEAR THE IMAGES
OF THE MYRIAD PHENOMENA. Not a single one of the myriad forms in the universe
fails to appear in its light. Yet the light is not apart from the images, and
the images are not apart from the light. The rays of light each shine upon
another, and all the images are in perfect fusion. Therefore, all the images
appear within it.
A PEARL OF PERFECT LIGHT,
NEITHER WITHIN NOR WITHOUT. This perfection of radiance, this brilliance of
light is the fundamental substance of our mind's light. It is neither long nor
short, neither black nor white, neither square nor round, neither within nor
without. The foolish people of the world do not understand this principle, and
they run outside to look for it. They are said by the Thus Come One to be
pitiful.
TEXT:
IF ONE PASSES INTO
EMPTINESS AND DENIES CAUSE AND EFFECT,
THEN GROSS AND RECKLESS, ONE INVITES CALAMITIES.
THIS IS THE MISTAKE OF ABANDONING EXISTENCE AND BEING ATTACHED TO EMPTINESS--
JUST AS IF, TO ESCAPE DROWNING, ONE WERE TO LEAP INTO A FIRE.
COMMENTARY:
IF ONE PASSES INTO
EMPTINESS AND DENIES CAUSE AND EFFECT. Since a cultivator should not be
attached to existence, he should even less fall into emptiness. If he does, it
is to be feared that he will fall into the error of denying cause and effect,
and his deviant views will proliferate, indeed.
THEN GROSS AND RECKLESS,
ONE INVITES CALAMITIES. Crude and coarse, drifting along carelessly, one will
bring all manner of unexpected disasters rushing in, one after another. In the
end, one's body will perish and the way will be lost. This is the irredeemable
result.
THIS IS THE MISTAKE OF
ABANDONING EXISTENCE AND BEING ATTACHED TO EMPTINESS. To abandon existence but
be attached to emptiness is to make just this sort of mistake. JUST AS IF, TO
ESCAPE DROWNING, ONE WERE TO LEAP INTO A FIRE. One who becomes attached to
emptiness is like a person who wishes to escape the misfortune of drowning ,
and yet casts himself instead into a fire, and is painfully burned.
TEXT:
SOME REJECT THE FALSE MIND
TO GRASP TRUE PRINCIPLE, BUT THE MIND THAT GRASPS AND REJECTS IS INGENIOUS AND
FRAUDULENT.
STUDENTS WHO DO NOT UNDERSTAND AND USE IT IN CULTIVATION.
REALLY ARE MISTAKING A THIEF FOR THEIR OWN SON.
COMMENTARY:
SOME REJECT THE FALSE
MIND TO GRASP TRUE PRINCIPLE. Cultivators who lack wisdom wrongly use their
human mind to reject the false and grasp at the true. This is an essential
point to understand for those who would correctly regard the way.
BUT THE MIND THAT GRASPS
AND REJECTS IS INGENIOUS AND FRAUDULENT. One should know that grasping and
rejecting in the mind belong among the relative dharmas. Such groping is like
grabbing for the moon in the water, or like watching flowers in a mirror: they
are merely ingenious, empty, and fraudulent.
STUDENTS WHO DO NOT
UNDERSTAND AND USE IT IN CULTIVATION. Students of the Way who do not understand
the error in this make mistaken use of it in their cultivation, not knowing
what is right and what is wrong in it.
REALLY ARE MISTAKING A
THIEF FOR THEIR OWN SON. That kind of cultivation is actually opening the door
and greeting the burglar. It is no different from mistaking a thief for one's
own son.
TEXT:
DHARMA WEALTH IS LOST,
AND MERIT AND VIRTUE DESTROYED,
DUE TO NOTHING ELSE THAN THE CONSCIOUS MIND,
THROUGH THE DOOR OF DHYANA THE MIND IS ENDED,
AND ONE SUDDENLY ENTERS THE POWERFUL, UNPRODUCED
KNOWLEDGE AND INSIGHT.
COMMENTARY:
DHARMA WEALTH IS LOST,
AND MERIT AND VIRTUE DESTROYED. Those who mistake a thief for their own child
and open that door to the burglar, will surely lose the wealth of their
inherent Dharma-nature and destroy their original endowment of abilities and
virtues. Mistaken themselves, and leading other into error, they are to be
pitied.
DUE TO NOTHING ELSE THAN
THE CONSCIOUS MIND. To follow this to its source, to get to the heart of it, it
comes from nowhere else than the mind and its consciousness--they are to blame.
THROUGH THE DOOR OF
DHYANA THE MIND IS ENDED. For this reason, the methods of the Dhyana School
teach people how to end their conscious minds by taking the path of non-doing
in their cultivation.
AND ONE SUDDENLY ENTERS
THE POWERFUL, UNPRODUCED KNOWLEDGE AND INSIGHT. If one takes the path of
non-doing in cultivation, then in the course of time, one can suddenly enter
into the power of the unsurpassed knowledge and insight.
TEXT:
11. THE GREAT HERO WIELDS
THE WISDOM SWORD.
FROM ITS PRAJNA POINT, A VAJRA BLAZE!
IT NOT ONLY
DESTROYS THE MIND OF EXTERNAL PATHS.
IT ALSO HAS LONG
SINCE TERRIFIED THE HEAVENLY DEMONS!
COMMENTARY:
THE GREAT HERO WIELDS THE
WISDOM SWORD. The knight who cultivates the Way and transcends the world must
sever love and take leave of affections. He must cast off the common and part
with the dust; he must have a resolve that soars to heaven. Then he may be
called a person who performs marvels. The great hero wields the enlightening
sword of wisdom to cut away delusions, both coarse and subtle, along with those
like dust and sand--all ignorance and afflictions.
FROM ITS PRAJNA POINT, A
VAJRA BLAZE! This sword is cast in Prajna, and its sharp point is wisdom. It
emits a bright vajra blaze which fills the three-thousand-great-thousand
world-realms.
IT NOT ONLY DESTROYS THE
MIND OF EXTERNAL PATHS. The vajra king jeweled sword does not simply destroy
the deviant mind that takes side doors and external paths, but IT ALSO HAS LONG
SINCE TERRIFIED THE HEAVENLY DEMONS. It has already frightened the heavenly
demons and their retinues, and sapped their courage.
Cultivators definitely
should pay attention to this section of the Song, ponder over it, and gain from
it.
TEXT:
ROLL THE DHARMA THUNDER,
BEAT THE DHARMA DRUM.
CLOUDS OF KINDNESS GATHER...SWEET DEW IS DISPERSED;
DRAGONS AND ELEPHANTS TREAD UPON IT, MOISTENING EVERYTHING.
THE THREE VEHICLES AND
FIVE NATURES ARE ALL ROUSED AWAKE,
COMMENTARY:
ROLL THE DHARMA THUNDER,
BEAT THE DHARMA DRUM. Propagating the proper Dharma and teaching and
transforming sentient beings is like rolling a great Dharma thunder and beating
a great Dharma drum. The deaf are aroused, and the blind are shaken.
CLOUDS OF KINDNESS
GATHER...SWEET DEW IS DISPERSED. Auspicious clouds of kindness gather so that
all who are ready to receive it are in its unversal shade. Being everywhere are
moistened by the timely downpour of rain and dew, so that all are led to make the
resolve for Bodhi and to be certified together to patience with non-production.
DRAGONS AND ELEPHANTS
TREAD UPON IT, MOISTENING EVERYTHING. The Dharma doors' dragons and elephants
walk upon the sweet dew, nourishing over and over the limitless, boundless
living beings.
THE THREE VEHICLES AND
FIVE NATURES ARE ALL ROUSED AWAKE. The Sound Hearers, the Conditioned
Enlightened Ones, and Bodhisattvas, those of unfixed nature and those who lack
the nature, are all awakened.
TEXT:
12. THE HIMALAYA PINODHNI
GRASS IS UNALLOYED INDEED;
PURE GHEE PRODUCED FROM IT I HAVE OFTEN PARTAKEN OF,
ONE
NATURE COMPLETELY PERVADES ALL NATURES.
ONE DHARMA EVERYWHERE
CONTAINS ALL DHARMAS.
ONE MOON UNIVERSALLY APPEARS IN ALL WATERS,
THE MOONS IN ALL WATERS ARE BY ONE MOON GATHERED IN.
THE DHARMA BODY OF ALL BUDDHAS ENTERS MY NATURE;
MY NATURE ALSO MESHES WITH THE THUS COME ONES.
ON A SINGLE LEVEL, EVERY
LEVEL IS COMPLETE,
IT IS NEITHER FORM, NOR MIND, NOR THE KARMA OF ACTION--
IN A FINGER-SNAP, EIGHTY THOUSAND DOORS ARE FULLY REALIZED.
IN A KSHANA, THREE ASAMKHYEYA KALPAS ARE EXTINGUISHED.
NO NUMBER OR PHRASE CAN DESCRIBE IT, WHAT RELATION COULD THEY HAVE TO OUR
SPIRITUAL AWAKENING?
COMMENTARY:
THE HIMALAYA PINODHNI
GRASS IS UNALLOYED INDEED. In the fertile soil of the Himalayas grows a
succulent grass which the large white cows eat to produce their milk.
PURE GHEE PRODUCED FROM
IT I HAVE OFTEN PARTAKEN OF. I have tasted the wonderful flavor of unmixed,
clarified ghee produced from it.
ONE NATURE COMPLETELY
PERVADES ALL NATURES. That is
A single root divides into ten thousand differences.
Ten thousand differences
yet return to the one root.
ONE DHARMA EVERYWHERE
CONTAINS ALL DHARMAS. One is yet all, and all is but one.
ONE MOON UNIVERSALLY
APPEARS IN ALL WATERS. This is an analogy. The one moon is able to be similarly
reflected in all waters.
THE MOONS IN ALL WATERS
ARE BY ONE MOON GATHERED IN. The moons in all the waters are basically the one
moon, which unites them all.
THE DHARMA BODY OF ALL
BUDDHAS ENTERS MY NATURE. The Dharma body--the pure, fundamental substance--of
all Buddhas of the ten directions and the three periods of time, enters my
nature--becomes of one substance with my own nature.
MY NATURE ALSO MESHES
WITH THE THUS COME ONES. The substance of my nature and all the Buddhas are not
two, not different. They are united as one.
ON A SINGLE LEVEL, EVERY
LEVEL IS COMPLETE. On a single level, every level is already complete; there is
no passing through stages.
IT IS NEITHER FORM, NOR
MIND, NOR THE KARMA OF ACTION--the inherent nature is not a dharma of physical
marks. Nor is it a dharma of the mind's conditions. It is even less a dharma of
karmic action. It is the great dharma of the unconditioned.
IN A FINGER-SNAP, EIGHTY
THOUSAND DOORS ARE FULLY REALIZED. As quick as a snap of the fingers, the
samadhis of eighty-four thousand kinds of Dharna doors are realized perfectly
and completely.
IN A KSHANA, THREE
ASAMKHYEYA KALPAS ARE EXTINGUISHED. In a single kshana, three great asamkhyeya
kalpas can be transcended; and three great asamkhyeya kalpas can shrink to a
single kshana.
NO NUMBER OR PHRASE CAN
DESCRIBE IT. No numbers or words can describe this subtle and miraculous Dharma
door. It is apart from the four tenets and dispenses with the hundred
fallacies.
WHAT RELATION COULD THEY
HAVE TO OUR SPIRITUAL AWAKENING? What relation could numbers, words, language,
and literature have with the spiritual, bright, Enlightened subtance of our
inherent nature?
TEXT:
IT CANNOT BE SLANDERED
AND CANNOT BE PRAISED,
ITS SUBSTANCE IS LIKE SPACE; IT HAS NO SHORE,
IT DOES NOT LEAVE WHERE IT IS; IT IS ALWAYS CLEAR.
IF YOU SEARCH FOR IT, KNOW THAT YOU WILL NOT SEE IT.
IT CANNOT BE GRASPED; IT CANNOT BE REJECTED.
JUST WHAT CAN BE OBTAINED WITHIN THE UNOBTAINABLE?
COMMENTARY:
IT CANNOT BE SLANDERED
AND CANNOT BE PRAISED. This wonderful Dharma door is the one Supreme Path. If
one has not yet awakened completely, one absolutely may not malign it; even
less may one praise it.
ITS SUBSTANCE IS LIKE
SPACE; IT HAS NO SHORE. The basic substance of the inherent nature we humans
possess is like empty space. It has no boundaries, and so even less does it
have limits. It is equal and undifferentiated.
IT DOES NOT LEAVE WHERE
IT IS; IT IS ALWAYS CLEAR. All people are fundamentally complete with this
basic substance, and no one lacks it. It never leaves where it is, but is
always clear, still, and undisturbed.
IF YOU SEARCH FOR IT,
KNOW THAT YOU WILL NOT SEE IT. If you intentionally seek it, though you may go
to the far corners of the ocean or the limits of the heavens insearch of it,
you will not be able to see it. But if it is evoked without thought, you will
be immediately, suddenly Enlightened to the fundamental source--the original
face of your natural, inherent Buddhahood.
IT CANNOT BE GRASPED. The
inherent nature is like space. Since it cannot be seized or grasped, how then
could it have the characteristics of a tangible form ?
IT CANNOT BE REJECTED.
The inherent nature cannot be grasped; then can it be rejected? No, it cannot
be rejected either. Why? To the ends of empty space, throughout the Dharma
Realm, there is nothing that is not included in this inherent nature.
Therefore, it cannot be rejected either.
JUST WHAT CAN BE OBTAINED
WITHIN THE UNOBTAINABLE? Within that which can neither be obtained nor
rejected, there is only nothing to be attained. Will the cultivator be able to
obtain it?
TEXT:
WHEN SILENT, THERE IS
SPEECH;
WHEN SPEAKING, THERE IS SILENCE.
THE GREAT GATE OF GIVING IS OPEN AND UNBLOCKED.
SHOULD SOMEONE ASK WHAT THE PRINCIPLE OF MY EXPLANATIONS IS,
I INFORM HIM THAT IT IS THE POWER OF MAHAPRAJNA.
PEOPLE DONT KNOW WHAT IT
IS AND WHAT IT IS NOT.
ONE MAY OPPOSE THE FLOW OR COMPLY,
BUT THE GODS DO NOT FATHOM IT.
COMMENTARY:
WHEN SILENT, THERE IS
SPEECH; WHEN SPEAKING, THERE IS SILENCE. When a cultivator is still and silent,
he can obtain the realization that the mountains, the rivers, and the great
earth--phenomena of the universe--are all without exception, actually
proclaiming the wonderful Dharma. Yet, even while they are proclaiming the wonderful
Dharma, the fundamental substance of everything is forever still and
undisturbed. It is silent and has no words.
THE GREAT GATE OF GIVING
IS OPEN AND UNBLOCKED. This door of true and proper, great and fearless giving
is open wide, and universally benefits the conscious beings of the Dharma
Realm, so that they may ascend the shore of awakening together.
SHOULD SOMEONE ASK WHAT
THE PRINCIPLE OF MY EXPLANATIONS IS--should someone inquire of me, "What
is the guiding principle hbehind these explanations?" I INFORM HIM THAT IT
IS THE POWER OF MAHAPRAJNA. I just answer that it is no other principle than
the supreme guiding purport of Mahaprajna-power. Maha has three meanings:
"great," "many," and "supreme."
PEOPLE DO NOT KNOW WHAT
IT IS AND WHAT IT IS NOT. Ultimately, people do not know what this
Mahaprajna-power is and what it is not; none of them recognize its wonderful
meaning.
ONE MAY OPPOSE THE FLOW
OR COMPLY, BUT THE GODS DO NOT FATHOM IT. Whether one opposes the flow and
cultivates by oneself, or whether one complies with the flow and transforms
other, even the gods find it hard to measure its heights and depths.
TEXT:
13. I HAVE ALREADY
CULTIVATED IT THROUGH MANY AEONS,
THIS IS NOT THE ORDINARY CASE OF MUTUAL LIES AND DECEIT.
THE DHARMA BANNER IS RAISED; THE
SCHOOL'S PURPORT IS ESTABLISHED.
THE BUDDHA VERY CLEARLY DIRECTED THAT IT WAS TO BE AT
TS'AO CREEK,
WITH KASHYAPA, THE FIRST, BEGAN THE TRANSMISSION OF THE LAMP.
TWENTY-EIGHT GENERATIONS WERE RECORDED IN INDIA.
COMMENTARY:
I HAVE ALREADY CULTIVATED
IT THROUGH MANY AEONS. Since people cannot recognize it, gods find it even
harder to fathom. But, because I have already steeped myself in cultivation of
this dharma for many lifetimes through many aeons.
THIS IS NOT THE ORDINARY
CASE OF MUTUAL LIES AND DECEIT. This is certainly not the common, ordinary sort
of wasteful words with which people cheat and mislead one another.
This section of the Song
was spoken by a man of wisdom It would have been difficult for an ordinary
person to have said it.
THE DHARMA BANNER IS
RAISED; THE SCHOOL'S PURPORT IS ESTABLISHED. The great dharma banner is set up;
the heavenly demons are defeated, and all the sects of outside ways are kept in
order. They are led to take refuge with the proper teaching and to resolve
their minds on Bodhi. The proper Dharma door are established and supreme
teaching of the One Vehicle is propagated.
THE BUDDHA VERY CLEARLY
DIRECTED THAT IT WAS TO BE AT TS'AO CREEK. The Buddha very clearly instructed
that precious Glade (Bau Lin) Bodhimanda at Ts'ao Creek was to be where this
great Dharma banner and these supreme principles would be transmitted.
WITH KASHYAPA, THE FIRST,
BEGAN THE TRANSMISSION OF THE LAMP. Kashyapa was the first to transmit the
Buddha's Mind-Seal, the wisdom lamp of the successive Patriarchs.
TWENTY-EIGHT GENERATIONS
WERE RECORDED IN INDIA. From Patriarch to Patriarch these principles were
handed down to Bodhidharma, the Twenty-Eighth Patriarch in India who came east
and transmitted it himself at Ts'ao Creek.
TEXT:
THE DHARMA FLOWED EAST
AND ENTERED THIS LAND.
BODHIDHARMA WAS THE FIRST PATRIARCH,
THE ROBE WAS TRANSMITTED TO THE SIXTH GENERATION, AS ALL THE WORLD HAS HEARD.
HOW COULD ONE COUNT THE PEOPLE WHO SINCE THEN HAVE REALIZED THE WAY?
TEXT:
THE DHARMA FLOWED EAST
AND ENTERED THIS LAND. The Buddhadharma flowed east and was transmitted to
Zhung Kuo (China).
BODHIDHARMA WAS THE FIRST
PATRIARCH. The twenty-eighth Patriarch in India, Bodhidharma, was also the
First Patriarch in Zhung Kuo.
THE ROBE WAS TRANSMITTED
TO THE SIXTH GENERATION, AS ALL THE WORLD HAS HEARD. It was transmitted to the
Patriarch of the sixth generation, the Great Master Hui Neng, who received the
robe and bowl in person from the Fifth Patriarch, as all the world has heard and
knows.
HOW COULD ONE COUNT THE
PEOPLE WHO SINCE THEN HAVE REALIZED THE WAY? This refers to students in later
times who heard the Dharma and attained the Way. The flower bloomed with five
petals, and the teaching spread into many schools. How indeed could one count
the heirs to the Dharma?
TEXT:
THE TRUE IS NOT
ESTABLISHED; THE FALSE IS FUNDAMENTALLY EMPTY.
BOTH EXISTENCE AND NON-EXISTENCE ARE BANISHED, AND NON-EMPTINESS IS EMPTIED.
THE TWENTY DOORS TO EMPTINESS ARE BASICALLY IN ORDER TO BE NOT-ATTACHED.
THE SINGLE CHARACTERISTIC OF THE THUS COME ONE IS BASIC IDENTITY OF SELF.
COMMENTARY;
THE TRUE IS NOT
ESTABLISHED, THE FALSE IS FUNDAMENTALLY EMPTY. Since the true is not
established, the characteristics of words and speech are left behind. Since the
false is fundamentally empty, the characteristics of thinking by the mind are
left behind.
BOTH EXISTENCE AND
NON-EXISTENCE ARE BANISHED, AND NON-EMPTINESS IS EMPTIED. The dual dharmas of
existence and non-existence are both eliminated, and the thoughts of non-emptiness
are also completely emptied.
THE TWENTY DOORS TO
EMPTINESS ARE BASICALLY IN ORDER TO BE NOT-ATTACHED. The Prajna division speaks
in detail of the twenty kinds of doors to emptiness, all of which without
exception lead people not to become attached.
THE SINGLE CHARACTERISTIC
OF THE THUS COME ONE IS BASIC IDENTITY OF SELF. The Enlightened substance of
the Thus Come One of only one single characteristic, is fundamental self
identity. "Thus" means unchanging; "come" means complying with
conditions.
TEXT:
THE MIND IS THE ROOT;
DHARMAS ARE THE DUST.
THE TWO ARE LIKE STREAKS ON A MIRROR.
WHEN THE STREAKS ARE ENTIRELY REMOVED, LIGHT BEGINS TO APPEAR.
WHEN MIND AND DHARMAS ARE BOTH FORGOTTEN,
THEN THE NATURE IS TRUE.
COMMENTARY:
THE MIND IS THE ROOT,
DHARMAS ARE THE DUST. In the mind consciousness which carelessly blazes forth
in the defiled minds of ordinary people, the six outer sense-organs (the eyes,
ears, nose, tongue, body, and mind), come into contact with the dust of dharmas
(forms, sounds, smells, tastes, objects of touch, and dharmas).
THE TWO ARE LIKE STREAKS
ON A MIRROR. The defiled mind and the dust of dharmas are like dirty stains on
a bright mirror.
WHEN THE STREAKS ARE
ENTIRELY REMOVED, LIGHT BEGINS TO APPEAR. Light is able to manifest once the dirty
streaks are entirely gone.
WHEN MIND AND DHARMAS ARE
BOTH FORGOTTEN, THEN THE NATURE IS TRUE. When the defiled mind and the dust of
dharmas are completely purified, what appears is the brilliant, inherent nature
of True Suchness.
TEXT:
14. ALAS! IN THE EVIL TIME
OF THE DHARMA-ENDING AGE,
LIVING BEINGS' BLESSINGS ARE SLIGHT; IT IS DIFFICULT TO TRAIN THEM.
FAR INDEED FROM THE SAGES OF THE PAST!
THEIR DEVIANT VIEWS ARE DEEP.
DEMONS ARE STRONG, THE DHARMA IS WEAK;
MANY ARE THE WRONGS AND INJURIES.
HEARING OF THE DOOR OF
THE THUS COME ONE'S SUDDEN TEACHING, THEY HATE NOT DESTROYING IT AS THEY WOULD
SMASH A TILE,
THE DOING IS IN THE MIND;
THE BODY SUFFERS THE CALAMITIES,
THERE'S NO NEED FOR UNJUST ACCUSATIONS THAT SHIFT THE BLAME TO OTHERS.
IF YOU DON'T WISH TO INVITE THE KARMA OF THE UNITERMITTENT,
DO NOT SLANDER THE THUS COME ONE'S PROPER DHARMA WHEEL.
COMMENTARY:
ALAS! IN THE EVIL TIME OF
THE DHARMA-ENDING AGE. Alas! The minds of people today are not like those of
the ancients. Their virtue in the way has fallen into ruin in this autumn of
the Dharma-ending age. It is the evil time of the Five Turbidities.
LIVING BEINGS' BLESSINGS
ARE SLIGHT; IT IS DIFFICULT TO TRAIN THEM. Living beings do not know how to
plant good roots and to tend their blessings to fruition. Because their
blessings are slight and their wisdom shallow, they are hard to train and hard
to tame.
FAR INDEED FROM THE SAGES
OF THE PAST! THEIR DEVIANT VIEWS ARE DEEP. The proper Dharma Age has already
passed, and it has been even longer since the Buddha was in the world. Living
beings have defiled habits and deviant views, the roots of which are deep and
the stems of which are firm. It is hard to pull them out.
DEMONS ARE STRONG, THE
DHARMA IS WEAK; MANY ARE THE WRONGS AND INJURIES. The retinues of the Demon
Kings are stronger every day, and the Buddhadharma every day is weakened. In a
thousnad directions there are hundreds of plots; injustices and enmity prevail,
as thieves seek to harm one another, taking turns at revenge.
HEARING OF THE DOOR OF THE
THUS COME ONE'S SUDDEN TEACHING. When they hear about this Dharma door of
sudden transcendence.
THEY HATE NOT DESTROYING
IT AS THEY WOULD SMASH A TILE. They hate it that they cannot immediately cause
this Dharma door of the sudden Teaching to be destroyed as one would smash a
ceramic tile to bits.
THE DOING IS IN THE MIND;
THE BODY SUFFERS THE CALAMITIES. Offenses are created in the mind, but then the
retribution of calamities and disasters is with the body.
THERE'S NO NEED FOR
UNJUST ACCUSATIONS THAT SHIFT THE BLAME TO OTHERS. One cannot suppose so hurl
curses at the heavens and blame other people. Therefore, IF YOU DON'T WISH TO
INVITE THE KARMA OF THE UNITERMITTENT. That is, if you do not wish to invite
and receive the karmic retribution of falling into the unintermittent Hells.
DO NOT SLANDER THE THUS
COME ONE'S PROPER DHARMA WHEEL. Be sure not to slander the Proper Dharma Wheel
of the Thus Come One!
TEXT:
15.
IN THE CHANDANA FOREST THERE ARE NOT OTHER TREES
DEEP IN THE DENSE AND LUXURIANT
VEGETATION THE LION DWELLS.
IN THE QUIETUDE OF THE FOREST HE ROAMS ALONE.
BEASTS THAT WALK AND BIRDS THAT FLY ALL GO FAR AWAY.
COMMENTARY:
IN THE CHANDANA FOREST
THERE ARE NO OTHER TREES. (Note: The Chandana, or Sandlewood, Forest is an
analogy for the highest state). Only this one, highest Dharma is my practice;
there are no other Dharma-doors. Thus the verse says, "There are no
others."
DEEP IN THE DENSE AND
LUXURIANT VEGETATION THE LION DWELLS. This highest Dharma-door is like the
dense, luxuriant depths of forest vegetation, where the lion has its dwelling.
IN THE QUIETUDE OF THE
FOREST HE ROAMS ALONE. In this state of purity, it roams by itself freely and
at ease. There is no noise or disturbance there.
BEASTS THAT WALK AND
BIRDS THAT FLY ALL GO FAR AWAY. All the wild beasts that walk and birds that
fly go far away in haste to avoid it. The lion is like the Dharma King, and the
beasts that walk and birds that fly are like the ordinary people and those of
sects of outside ways.
TEXT:
THE LION'S CUBS TOGETHER
FOLLOW ALONG.
THREE YEARS, AND THEN THEY TOO CAN LOUDLY ROAR,
SHOULD JACKALS PURSUE THE DHARMA KING,
THEY ARE HUNDRED YEAR-OLD GOBLINS WHO OPEN THEIR MOUTHS IN VAIN.
COMMENTARY:
THE LION'S CUBS TOGETHER
FOLLOW ALONG. All those with the seed-nature of the Buddha's Great Vehicle,
cultivators of Bodhisattva practices, people with the seed-nature for
cultivating the Great Vehicle, follow after him in order to learn and practice.
THREE YEARS, AND THEN
THEY TOO CAN LOUDLY ROAR. The nature of their roots is deep and thick, and the
power of their wisdom is fully developed, so that even though they have not
cultivated for very long, they can go ahead and spread the Dharma and benefit
living beings.
SHOULD JACKALS PURSUE THE
DHARMA KING. If those who do not have the root-nature of the Great
Vehicle--those who are like jackals and other beasts--should chase after the
Dharma King.
THEY ARE HUNDRED YEAR-OLD
BOBLINS WHO OPEN THEIR MOUTHS IN VAIN. They are merely century-old monsters who
open their mouths to no avail, and who have no other skills at all.
TEXT:
16. THE COMPLETE AND SUDDEN
TEACHING IS WITHOUT SENTIMENT,
IF THERE IS DOUBT AND INDECISION, YOU SHOULD CONFRONT IT DIRECTLY.
IT IS NOT THAT THE MOUNTAIN SANGHAN INDULGES IN SELF AND OTHERS;
IT'S ONLY TO BE FEARED CULTIVATORS MIGHT FALL INTO THE PIT OF NIHILISM OR
ETERNALISM.
"WRONG" IS NOT
WRONG; "RIGHT" IS NOT RIGHT.
ERRING BY A HAIR'S BREADTH, ONE MISSES BY A THOUSAND MILES.
"RIGHT" WAS THE DRAGON-MAIDEN'S SUDDENLY ACHIEVING BUDDHAHOOD;
"WRONG" WAS GOOD STAR'S SINKING AND FALLING WHILE ALIVE.
COMMENTARY:
THE COMPLETE AND SUDDEN
TEACHING IS WITHOUT SENTIMENT. The Dharma-door of the Complete and Sudden
Teaching includes and unites the oceans of teachings and their measureless
Dharma-doors. In it, there is not so much as a hair's breadth of sentimental
influence.
IF THERE IS DOUBT AND
INDECISION, YOU SHOULD CONFRONT IT DIRECTLY. If there is any principle which is
not yet understood, or some remaining doubt and indecision, then the matter
must be straightforwardly discussed so that true principle can be clarified.
IT IS NOT THAT THE
MOUNTAIN SANGHAN INDULGES IN SELF AND OTHER. By no means am I, the mountain
Sanghan, falsely indulging in views of self and others or of right and wrong.
IT'S ONLY TO BE FEARED
CULTIVATORS MIGHT FALL INTO THE PIT OF NIHILISM OR ETERNALISM. It is to be
feared that people who cultivate the way will not understand True Principle,
and will confound black and white and right and wrong. By becoming attached to
nihilism or eternalism, they will fall into a pit.
"WRONG" IS NOT
WRONG; "RIGHT" IS NOT RIGHT. In every cause and condition, and in
cultivation and certification, there is right within the wrong, and there is
also wrong within the right. It is a matter of whether the cultivator has fully
developed his Selective Dharma Eye.
ERRING BY A HAIR'S
BREADTH, ONE MISSES BY A THOUSAND MILES. If one is off by a hair's breadth,
then one is certain to miss by a thousand miles. How can one not be careful and
serious in these matters?
"RIGHT" WAS THE
DRAGON-MAIDEN'S SUDDENLY ACHIEVING BUDDHAHOOD. The Dragon-maiden presented her
pearl as as offering to the Thus Come One, and immediately evidence the result
of Buddhahood.
"WRONG" WAS
GOOD STAR'S SINKING AND FALLING WHILE ALIVE. Good Star slandered the Dharma,
inverting right and wrong. His retribution was immediately received; he fell
alive into the suffering of the hells. In this matter of distinguishing right
and wrong, cultivators should be especially wary.
TEXT:
17. IN MY EARLY YEARS, I
SET OUT TO ACQUIRE LEARNING,
AND I STUDIED COMMENTARIES AND INQUIRED INTO SUTRAS AND SHASTRAS.
DISTINGUISHING AMONG TERMS AND CHARACTERISTICS,
I DIDN'T KNOW HOW TO STOP.
ENTERING THE SEA TO COUNT
THE SANDS I EXHAUSTED MYSELF IN VAIN.
BUT THE THUS COME ONE REPRIMANDED THIS FOLLY:
WHAT BENEFIT IS THERE IN COUNTING OTHER'S TREASURES?!
UNSUCCESSFUL ALL ALONG, I FELT I HAD PRACTICED IN VAIN.
MANY YEARS I WASTED AS A TRANSIENT, LIKE DUST IN THE WIND.
COMMENTARY:
IN MY EARLY YEARS, I SET
OUT TO ACQUIRE LEARNING. Here the Great Master Yung Chia speaks about himself.
"In the past, when I was young, I amassed a great deal of learning and
sought after knowledge. I cultivated the teachings and contemplations of the
T'ien T'ai. I never felt tired; I never wearied of it."
AND I STUDIED
COMMENTARIES AND INQUIRED INTO SUTRAS AND SHASTRAS. I also research the
commentaries and explanations of the ancient worthies, as well as the doctrines
and principles of the Tripitaka (the Sutras, the Vinaya, and the Shastras).
DISTINGUISHING AMONG
TERMS AND CHARACTERISTICS, I DIDN'T KNOW HOW TO STOP. All day long I made
distinctions among the meanings of names and characteristics, not knowing how
to stop, wasting my time futilely, letting the months and years slip by. How
lamentable!
ENTERING THE SEA TO COUNT
THE SANDS I EXHAUSTED MUSELF IN VAIN. It was like entering the great sea to try
to count the sand in it, to the last grain. How could it be done? In the sea of
teaching, the terms and characteristics are as numerous as the sands of the
ocean. Therefore, he says, "I exhausted myself in vain."
BUT THE THUS COME ONE
REPRIMANDED THIS FOLLY. I forsook the root to pursue the branches, searching
far outside, for I did not know that I should turn the light around and
illumine within. Therefore, I was scolded by the Thus Come One.
WHAT BENEFIT IS THERE IN
COUNTING OTHERS' TREASURES? Counting others' jewels all day long, without even
half a penny of your own, is a mistakes; it is failure to cultivate the Dharma.
To cultivate the Way, one must actually practice it personally and not pass
one's time emptily, vainly wasting the months and years.
UNSUCCESSFUL ALL ALONG, I
FELT I HAD PRACTICED IN VAIN. From the beginning, I had gone nowhere with my
time; I had wasted the years. There was not a hair's breadth of achievement. I
felt that a whole life of practice was for nothing.
MANY YEARS I WASTED AS A
TRANSIENT, LIKE DUST IN THE WIND. For many years I hurried to the east and ran
to the west, interviewing in the south and paying visits in the north;
wandering the wrong roads, uselessly, like a transient who is dust in the wind.
Alas! What a shame, and how sorrowful! We should ponder these words.
TEXT:
WHEN THE NATURE OF THE
SEED IS DEVIANT,
ONE'S KNOWLEDGE AND UNDERSTANDING WILL BE WRONG.
ONE WILL NOT ATTAIN THE THUS COME ONE'S COMPLETE AND
SUDDEN MEASURE.
THOSE OF THE TWO VEHICLES ARE VIGOROUS, BUT LACK THE
HEART OF THE WAY.
THOSE OF EXTERNAL PATHS MAY BE INTELLIGENT, BUT THEY LACK WISDOM.
THEY ARE STUPID, PETTY, AND FOOLISH.
THEY MISTAKE THE EMPTY FIST AND POINTING FINGER AS PRODUCING GENUINE KNOWLEDGE;
BUT BECOMING ATTACHED TO THE FINGER AS BEING THE MOON IS A WASTE OF EFFORT.
AMIDST THE DHARMAS OF
SENSE ORGANS' STATES,
IT IS BLAMEWORTHY TO MAKE EMPTY FABRICATIONS.
NOT TO PERCEIVE A SINGLE DHARMA: THIS IS THE THUS COME ONE.
THEN ONE MAY BE CALLED "ONE WHO CONTEMPLATES AT EASE."
ONCE ONE HAS UNDERSTOOD,
KARMIC OBSTRUCTIONS ARE BASICALLY EMPTY.
BEFORE ONE HAS UNDERSTOOD, DEBTS FROM THE PAST MUST BE REPAID.
THE FAMISHED ENCOUNTER THE ROYAL BANQUET, YET CANNOT EAT.
THE SICK MEET THE PHYSICIAN KING, YET HOW CAN THEY BE CURED?
COMMENTARY:
WHEN THE NATURE OF THE
SEED IS DEVIANT, ONE'S KNOWLEDGE AND UNDERSTANDING WILL BE WRONG. When the seed
is improperly planted or cultivated, the root-nature will be deviant. One's
views and understanding will be wrong, but one will suppose them to be correct,
and one won't know to reform.
ONE WILL NOT ATTAIN THE
THUS COME ONE'S COMPLETE AND SUDDEN MEASURE. Since one's knowledge and
understanding are wrong, one cannot see clearly and penetrate through to the
mind-dharma of the world honored One, to the great measure and degree of the
wonderful principle of the Perfect and Sudden, where one fathoms the essential
path from beginning to end.
THOSE OF THE TWO VEHICLES
ARE VIGOROUS, BUT LACK THE HEART OF TE WAY. Though the dull-rooted Arhats of
the Two Vehicles practice with vigor, they lack the wisdom to awaken to the
way.
THOSE OF EXTERNAL PATHS
MAY BE INTELLIGENT, BUT THEY LACK WISDOM. The intelligence of most people who
take side doors and external paths does mot go beyond worldly knowledge and
cleverness in debate. By no means is it Ultimate, Perfect, Sudden, and Genuine
Wisdom.
THEY ARE STUPID, PETTY,
AND FOOLISH. They are stupid, and yet self-satisfied. They are base, yet they
like to act authoritatively. They do not like to learn with an open mind, and
do not have the earnestness to learn from those beneath them. Like animals,
their behavior ia vague and dull. This describes the dull-rooted living beings,
who all consider themselves to be extraordinary.
THEY MISTAKE THE EMPTY
FIST AND POINTING FINGER AS PRODUCING GENUINE KNOWLEDGE. It is like the
Buddha's empty fist that saved the little child, or like seeing the moon
because of the finger that pointed to it. How could anyone who comes later gain
genuine understanding from an empty fist or a pointing finger?
BUT BECOMING ATTACHED TO
THE FINGER AS BEING THE MOON IS A WASTE OF EFFORT. If one becomes attached to
the pointing finger as being the moon--not realizing that the finger is
basically not the moon, but that one merely makes use of the finger to see the
moon--then one might cultivate the Way for a myriad aeons, but it would be a
total waste of effort.
AMIDST THE DHARMAS OF
SENSE ORGANS' STATES, IT IS BLAMEWORTHY TO MAKE EMPTY FABRICATIONS. The dharmas
of the states of the six sense organs (eyes, ears, nose, tongue, body, and
mind), and their objects--forms, sounds, smells, tastes, objects of touch, and
dharmas--are empty fabrications, and imaginary creations.
NOT TO PERCEIVE A SINGLE
DHARMA: THIS IS THE THUS COME ONE. The eighty-four thousand Dharma-doors are
all established to counteract the sicknesses of the eighty-four thousand kinds
of afflictions of living beings. When their diseases are cured, the medicines
have no further use. It is the same with the Buddha's speaking Dharma.
THEN ONE MAY BE CALLED
"ONE WHO CONTEMPLATES AT EASE." Those who can speak the Dharma, and
the Dharma that is spoken, are in substance basically empty, and completely
without a nature of their own. Upon awakening to the basic substance of the
source of the Dharma, not a single dharma is established, and the ten-thousand
dharmas are all thus. One totally understands the great functions of the entire
substance. And when people and dharmas are both forgotten, this is
contemplating at ease.
ONCE ONE HAS UNDERSTOOD,
KARMIC OBSTRUCTIONS ARE BASICALLY EMPTY. After one has understood the mind and
seen the nature, there are basically no karmic obstructions in the inherent nature.
When this principle is understood, one knows that all karmic hindrances are
basically empty, formless, shapeless, and without a nature of their own.
BEFORE ONE HAS
UNDERSTOOD, DEBTS FROM THE PAST MUST BE REPAID. If one has not yet been able to
understand this principle of the original source of all dharmas, then one will
be summoned by one's past karma to undergo the retribution.
THE FAMISHED ENCOUNTER
THE ROYAL BANQUET, YET CANNOT EAT. The Buddha is like a king. Although he has
rare delicacies of a hundred flavors at his table, no one dares eat of them if
the king does not permit it.
THE SICK MEET THE
PHYSICIAN KING, YET HOW CAN THEY BE CURED? The Buddha is like a physician king;
although he has woderful, life-prolonging medicine, people who have no wisdom
are unwilling to take it. How then can their illnesses be cured?
TEXT:
PRACTICE DHYANA IN THE
MIDST OF DESIRE,
THROUGH THE POWER OF KNOWLEDGE AND INSIGHT.
THE LOTUS BORN IN THE FIRE IS NEVER DESTROYED.
COURAGEOUS DONOR'S OFFENSE WAS SERIOUS;
HE AWAKENED TO NON-PRODUCTION.
HE REALIZED BUDDHAHOOD EARLY, AND IS HERE NOW.
COMMENTARY:
PRACTICE DHYANA IN THE
MIDST OF DESIRE, THROUGH THE POWER OF KNOWLEDGE AND INSIGHT. Although Great
Master Fu, and Kumarajiva has women attendants, they were not affected by
desire, and cultivated Dhyana Samadhi and other practices. Their power of
knowledge and insight was not misdirected.
THE LOTUS BORN IN THE
FIRE IS NEVER DESTROYED. What was explained above is like a lotus which is
planted in the midst of a fire and yet is never destroyed.
COURAGEOUS DONOR'S
OFFENSE WAS SERIOUS; HE AWAKENED TO NON-PRODUCTION. Although the Bhikshu
Courageous Donor committed a serious offense, he was nevertheless able to
repent, and he awakened to non-production.
HE REALIZED BUDDHAHOOD
EARLY, AND IS HERE NOW. He has already become a buddha, and is here right now.
TEXT:
18. THE LION'S ROAR IS
FEARLESS PROCLAMATION.
I SIGH DEEPLY THAT CONFUSED, BARBARIC FOOLS
KNOW ONLY HOW TO TRANSGRESS SERIOUSLY AND OBSTRUCT BODHI.
THEY DO NOT PERCEIVE THE MYSTERIES REVEALED BY THE THUS COME ONE.
THERE WERE TWO BHIKSHUS
WHO TRANSGRESSED IN SEXUAL MISCONDUCT AND KILLING.
UPALI'S FIREFLY-LIGHT EXAGGERATED THE OFFENSE.
THE BODHISATTVA VIMALAKIRTI IMMEDIATELY DISPELLED THEIR DOUBTS,
JUST AS THE BURNING SUN MELTS THE FROST AND SNOW.
COMMENTARY:
THE LION'S ROAR IS
FEARLESS PROCLAMATION. The Buddha's speaking of Dharma is like the roar of a
lion; it is without the slightest fear.
I SIGH DEEPLY THAT
CONFUSED, BARBARIC FOOLS KNOW ONLY HOW TO TRANSGRESS SERIOUSLY AND OBSTRUCT
BODHI. Stupid people like these know only how to commit serious offenses. They
break the precepts and block off the road to Bodhi. Thus they draw a boundary
for themselves in mid-path; they give up halfway along the road. This is
extremely pathetic. They know only how to commit serious offenses and obstruct
the way. They are unwilling to cultivate vigorously without interruption. In
particular, they do not know that the precepts spoken by the Thus Come One
possess subtle shades of meaning regarding the various levels of offenses and
also their exceptions. Although there are exceptions, there are actually no
exceptions; although there are transgressions, there are actually no
transgressions.
THERE WERE TWO BHIKSHUS
WHO TRANSGRESSED IN SEXUAL MISCONDUCT AND KILLING. When the Buddha was in the
world, there were two Bhikshus who lived alone in the mountains. One of them
was away, while the other was sleeping. A woman who was gathering wood came and
had sexual reations with the Bhikshu without his knowledge. When the second
Bhikshu returned, he knew what had happedend, and he chased after the
wood-gatherig woman in anger. The woman did not watch her step, stumbled, and
fell to her death.
UPALI'S FIREFLY-LIGHT
EXAGGERATED THE OFFENSE. The Venerable Upali judged their offenses and decided
that the two Bhikshus had committed serious offenses of sexual misconduct and
killing which were beyond repentance. In this matter his wisdom was as small as
a firefly's light.
THE BODHISATTVA
VIMALAKIRTI IMMEDIATELY DISPELLED THEIR DOUBTS. The two Bhikshus themselves
thought that they had not intentionally violated the Precepts, and so how could
the offenses be beyond repentance? They gave rise to doubts, and they went to
see the layman Vimalakirti to ask for instruction. Vimalakirti said,
"Where there is no intent, there is no offense."
JUST AS THE BURNING SUN
MELTS THE FROST AND SNOW. As soon as the great layman Vimalakirti spoke those
words, it was as if the blazing hot sun hand instantly melted the frost, snow,
and solid ice, so that they were immediately without shape or appearance.
TEXT:
THE POWER OF LIBERATION
IS INCONCEIVABLE,
ITS MIRACULOUS FUNCTIONS ARE AS NUMEROUS AS THE GANGES' SANDS, AND WITHOUT END.
DOES ONE DARE SHIRK THE TOIL IN AN OFFERING OF THE FOUR NECESSITIES ?
THE THOUSAND OUNCES OF GOLD MAY ALSO BE RECEIVED.
ONE'S BONES MAY BE POWDERED, ONE'S BODY IN FRAGMENTS; STILL ONE CAN'T REPAY THE
DEBT IN FULL.
UNDERSTAND ONE SENTENCE, AND TRANSCEND THE HUNDRED MILLION.
COMMENTARY:
THE POWER OF LIBERATION
IS INCONCEIVABLE. It cannot be thought about with mind or discussed with words.
This is the kind of liberation-power it is.
ITS MIRACULOUS FUNCTIONS
ARE AS NUMEROUS AS THE GANGES' SANDS. The wonderful functions of which this
liberation-power is capable are so numerous that even were the sands of the
Ganges to be counted, it would still be difficult to make a comparison.
DOES ONE DARE SHIRK THE
TOIL IN AN OFFERING OF THE FOUR NECESSITIES? One dare not shirk the
responsibility entailed by the four kinds of offerings--food and drink,
clothing, bedding, and medicine.
TEN THOUSAND OUNCES OF
GOLD MAY ALSO BE RECEIVED. Even if ten thousand ounces of gold were offered,
that, too, may be received.
ONE'S BONES MAY BE POWDERED,
ONE'S BODY IN FRAGMENTS; STILL ONE CAN'T REPAY THE DEBT IN FULL. Through
profound kindness we are given the milk of this Dharma; although our bodies may
be crushed to powder and our bones to fragments, we cannot repay the debt.
UNDERSTAND ONE SENTENCE,
AND TRANSCEND THE HUNDRED MILLION. Upon suddenly understanding a single
sentence of Dharma speech, one transcends millions upon millions of great
kalpas.
TEXT:
19.THE KING AMONG DHARMAS
IS THE HIGHEST, THE MOST SUPREME.
THUS COME ONES AS NUMEROUS AS GANGES' SANDS HAVE ATTAINED IT
EQUALLY.
I NOW UNDERSTAND THIS WISH-FULFILLING PEARL.
ALL WHO RECEIVE IT IN FAITH WILL EVOKE A RESPONSE.
COMMENTARY:
THE KING AMONG DHARMAS IS
THE HIGHEST, THE MOST SUPREME. This Dharma is the King among Dharmas--it is the
highest and the most supreme.
THUS COME ONES AS
NUMEROUS AS GANGES' SANDS HAVE ATTAINED IT EQUALLY. All the Buddhas, Thus come
Ones, numerous as the Ganges River's sands, are alike in having been certified
to the attainment of the Dharma body by means of this Dharma.
I NOW UNDERSTAND THIS
WISH-FUFILLING PEARL. I have now understood this Dharma and have awakened to
it. It is like a wish-fulfilling pearl which contains all Dharmas.
ALL WHO RECEIVE IT IN
FAITH WILL EVOKE A RESPONSE. Those who faithfully receive it and respectfully
practice it will certainly gain a response. They will all be able to be
cerfified to the attainment of the principle and substance of the Dharma body
of all the Buddhas of the ten directions and the three periods of time, and the
miraculous virtues of Nirvana: permanence, bliss, true-self, and purity.
TEXT:
IT IS CLEARLY SEEN: THERE
IS NOT A SINGLE THING.
NOR ARE THERE ANY PEOPLE; NOR ARE THERE ANY BUDDHAS.
THE GREAT THOUSAND WORLDS ARE BUBBLES IN THE SEA. ALL THE WORTHY SAGES ARE LIKE
FLASHES OF LIGHTNING.
EVEN IF AN IRON WHEEL WERE ROLLED OVER ONE'S HEAD,
SAMADHI AND WISDOM WOULD BE FULLY BRIGHT AND NEVER LOST.
COMMENTARY:
IT IS CLEARLY SEEN; THERE
IS NOT A SINGLE THING. Once one is in mutual accord with this Dharma, one will
be clear and replete with true and proper knowledge and vision, and then not a
single thing can be sought after.
NOR ARE THERE ANY PEOPLE;
NOR ARE THERE ANY BUDDHAS. Since things are not established, people and Buddhas
are empty, also.
THE GREAT THOUSAND WORLDS
ARE BUBBLES IN THE SEA. Ah]lthough the great thousand worlds, many as gaains of
sand, are very vast and extensive, they are yet like a single bubble of form in
the ocean.
ALL THE WORTHY SAGES ARE
LIKE FLASHES OF LIGHTNING. Since people and Buddhas are empty, dharmas are not
established either. Therefore it says that "All the worthy Sages are like
flashes of lightning."
EVEN IF AN IRON WHEEL
WERE ROLLED OVER ONE'S HEAD. If a hot iron wheel were rolled over one's head,
and one's body were burnt to a crisp.
SAMADHI AND WISDOM WOULD
BE FULLY BRIGHT AND NEVER LOST. Through the strength of this samadhi and the
power of this wisdom, one attains a state of perfect clarity which is
absolutely never lost.
TEXT:
THE SUN MAY GROW COLD,
THE MOON MAY GROW HOT;
THE MULTITUDE OF DEMONS CANNOT DESTROY TRUE SPEECH,
THE ELEPHANT'S CARRIAGE SLOWLY AND WITH DIGNITY ADVANCES ALONG THE ROAD.
WHO HAS SEEN A MANTIS THAT COULD DEFLECT IT FROM ITS COURSE?
THE GREAT ELEPHANT DOES
NOT TRAVEL IN THE RABBIT'S PATH.
THE GREAT AWAKENING IS NOT CONFINED TO A SMALL SPACE.
DO NOT DETRACT FROM THE AZURE SKY BY LOOKING AT IT THROUGH A REED.
FOR THOSE OF YOU WHO HAVE NOT UNDERSTOOD,
I NOW IMPART THE SECRET.
COMMENTARY:
THE SUN MAY GROW COLD,
THE MOON MAY GROW HOT. Even if it were to actually happen that the sun should
change from hot to cold, and the moon from cold to hot.
THE MULTITUDE OF DEMONS
CANNOT DESTROY TRUE SPEECH. Whatever devilish trickery the multitudes of
heavenly demons, adherents of external paths, and so forth, were to use, they
still could not break up my true speaking of Dharma--the Dharma door of the
Sudden Teaching.
THE ELEPHANT'S CARRIAGE
SLOWLY AND WITH DIGNITY ADAVNCES ALONG THE ROAD. The carriage drawn by the
great elephant is dignified yet powerful. Although the elephant's pace seems
slow, it progresses very swiftly.
WHO HAS SEEN A MANTIS
THAT COULD DEFLECT IT FROM ITS COURSE? Who has ever seen a little praying
mantis that could deflect from its course the carriage drawn by the great
elephant? This is an illustration of how the lofty heights traversed by the
great Bodhisattvas cannot be gauged by the heavenly demons or adherents to
external paths.
THE GREAT ELEPHANT DOES
NOT TRAVEL IN THE RABBIT'S PATH. The Bodhisattva of the Great Vehicle does not
condescend to cultivate the Dharma-doors of the Small Vehicle, just as the
great elephant does not walk in the rabbit's path.
THE GREAT AWAKENING IS
NOT CONFINED TO A SMALL SPACE. By cultivating the great Vehicle Dharma-door of
the Sudden Teaching, one will perceive the original source, the inherent
nature, one' natural Buddhahood--in other words, the great breakthrough. This
referes to great awakening to one's original face. Therefore, it "is not
confined to a small space."
DO NO DETRACT FROM THE
AZURE SKY BY LOOKING AT IT THROUGH A REED. Don't let your vision be a peek at
the sky through a reed; don't measure the ocean of knowledge with a gourd and
go on to slander the great Vehicle Dharma-door of the Sudden Teaching.
FOR THOSE OF YOU WHO HAVE
NOT UNDERSTOOD, I NOW IMPART THE SECRET. If there are still those who have not
been able to comprehend this perfect and Sudden, Dharma-door, I now explain for
you the essential secrets for becoming Enlightened and attaining the Way.
Song
of Enlightenment
by
Great Master Yung Chia of The T'ang Dynasty
Commentary
by Tripitaka Master Hsuan Hua
Preface
Since the wonderful meanings of the Ch'an School are apart from words and
speech, and apart from the mind and its conditions, Bodhidharma did not
establish a literature when he came from the West. He pointed directly to the
mind of people, so that they might perceive their nature and become Buddhas.
How then can there be a Song, and how can there be an explanation of the Song?
Because in Ch'an Master
Hsuan Chueh's stillness, ultimately a thought moved, and, finally speechless,
he opened his mouth. He was apart from the characteristics of words and speech,
and yet he spoke words. His kindly heart compelled him to spontaneously express
the inexpressible while in a playful samadhi. He explained this secret formula,
this Song of Enlightenment, not failing to wish to guide living beings to
reach, as he had, the region of the Sages.
And I Hsuan Hua, chatter
on, heedless of my untutored rusticity and dearth of learning, speaking like
one who groans when he isn't even sick. And so, with the intention to cast out
bricks to attract jade, exhausting my stupid sincerity I've briefly commented,
describing my view as seen through a hollow reed. Whether it is a case of merit
or offense is not my concern.
COMMENTATOR'S VOWS IN
VERSE
Hsuan Hua purifies his
body, mouth and mind,
Dedicates his life and bows to the Buddha, Dharma and Sanga,
And to all the Buddhas of the ten directions and the three periods of time--
The past, the present, and
the future;
To all the honored Bodhisattvas, Mahasattvas;
To the succession of Patriarchs of East and West,
And to the lamp of holy sagehood still passed on from of old.
I only hope the Triple Jewel will confer aid and protection,
Explain for me the Proper Enlightenment and turn the Dharmma Wheel,
So that seeing, hearing,
and persevering, I become irreversible,
Turning the boat of kindness around to rescue my fellow beings
Until every single living being is taken across to stillness
And I return to my original Dharma-nature body
And behold the ancient, kind visage of awesome sound Buddha.
-- The Seventh Day of the
Twelfth (Lunar) Month, 1965
FOREWORD
Yung Chia is the name of a
place founded at Wen Chou (in Zhung Kuo's (China) southern Che Chiang province)
during the Ta'ang Dynasty (618-907 A.D.) It was known as Wen Chou Prefecture
during the Sung, Yuan, Ming, and Ch'ing Dynasties. The name has since been
changed to Yung Chia County.
The Master is called by
the place where he lived, rather than by his own name, in order to show respect
for him. "Great Master" is also a title of respect. His name was Hsun
Chueh,1 and he was a son of the Tai family of Wen Chou. He left the
home-life as a pure youth, and read widely in the Tripitaka, specializing in
the T'ien T'ai. Of all the vaipulya Sutra, it was upon studying the Vimalakirti
Nirdisha Sutra that he was awakened to the principles of the Buddha-mind. He
was told by Dharma Master Hsuan Ch'e,2 whom he happened to meet, that he
had tallied with the mind of the Patriarchs. He thereupon went to see the Sixth
Patriarch.3 After he had been certified, he wrote this Song of
Enlightenment.4
Translation Notes
1. Hsuan Chueh means "Profound Awakening."
2. Hsuan Ch'e received the Dharma from the Sixth Patriarch, Great Master Hui
Neng, and travelled widely propagating his teachings.
3. See Venerable Master Hua's commentary to the Sixth Patriarch Sutra, Chapter
Seven, "Opportunities and Conditions," for a lively narration of
thier meeting. (BTTS Publication)
4. Literally, "Song of the Certified Way"(Cheng dau ge). The zhung
Wen (Chinese) word cheng, means to verify, prove, certify, or confirm. Great
Master Hsuan Cheh had the way, and Great Master Sixth Patriarch, confirmed and
certified it.
Comments
Post a Comment