Nhất tâm kính lễ Thập Phương Pháp Giới Thường Trụ Tam Bảo (3 lễ)
Nhất tâm kính lễ Tu Di Đăng Vương Phật (1 lễ)
Nhất tâm kính lễ Bảo Vương Phật (1 lễ)
Nhất tâm kính lễ Bảo Thắng Phật (1 lễ)
Nhất tâm kính lễ A Di Đà Phật (1 lễ)
Nhất tâm kính lễ Tỳ Bà Thi Phật (1 lễ)
Nhất tâm kính lễ Đa Bảo Phật (1 lễ)
Nhất tâm kính lễ Thích Ca Mâu Ni Phật (1 lễ)
Nhất tâm kính lễ Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật cập Thập Nhị Bộ Tôn Kinh. (1 lễ)
Nhất tâm kính lễ Thập Phương Chư Đại Bồ Tát Ma-ha tát. (1 lễ)
NGHI THỨC TRÌ TỤNG
Nam mô Đại Thông Phương Quảng Hội Thượng Phật Bồ Tát. ( 3 lần )
Lò trầm vừa nóng
Pháp giới hương xông
Mười phương hải hội Phật xa thông
Tùy chỗ kết mây lành
Lòng thành khẩn mong
Chư Phật hiện hư không
Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát ( 3 lần )
Vô Thượng cao siêu pháp rộng sâu
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu
Nay Con nghe thấy xin trì tụng
Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần )
KINH ĐẠI THÔNG PHƯƠNG QUẢNG SÁM HỐI
DIỆT TỘI TRANG NGHIÊM THÀNH PHẬT
QUYỂN THƯỢNG
Danh Hiệu Chư Phật Đời Vị Lai
Kế tiếp Đức Thế Tôn dùng Phạm Âm xưng danh hiệu chư Phật đời vị
lai rằng :
Nam-mô Vị Lai Vô lượng Chư Phật.
Nam-mô Vị Lai Tinh Tú Kiếp Thiên Phật.
Nam-mô Di lặc Phật.
Nam-mô Tịnh Thân Phật.
Nam-mô Hoa Quang Phật.
Nam-mô Quang Minh Phật.
Nam-mô Hoa Túc An Hành Phật.
Nam-mô Danh Tướng Phật.
Nam-mô Diêm Phù Na Ðề Kim Quang Phật.
Nam-mô Pháp Minh Phật.
Nam-mô Bảo Minh Phật.
Nam-mô Phổ Minh Phật.
Nam-mô Phổ Tướng Phật.
Nam-mô Phổ Quang Phật.
Nam-mô Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông
Vương Phật.
Nam-mô Đạo Thất Bảo Hoa Phật.
Nam-mô Bảo Trang Nghiêm Phật.
Nam-mô Phất Sa Phật.
Nam-mô Bá Ức Đồng Hiệu Tự Tại Ðăng
Vương Phật.
Nam-mô Bảo Tướng Phật.
Nam-mô Nhất Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến
Phật.
Nam-mô Nhị Vạn Đồng Hiệu Quang Tướng
Trang Nghiêm Phật.
Nam-mô Tam Vạn Ðồng Hiệu Phổ Ðức Phật.
Nam-mô Vân Lôi Âm Vương Phật.
Nam-mô Tứ Vạn Bát Thiên Đồng Hiệu Ðịnh
Quang Phật.
Nam-mô Bảo Nguyệt Vương Phật.
Nam-mô Ly Cấu Quang Phật.
Nam-mô Diệu Sắc Phật.
Nam-mô Diệu Sắc Quang Minh Phật.
Nam-mô Phá Nhất Thiết Chúng Nan Phật.
Nam-mô Chúng Hương Phật.
Nam-mô Chúng Thanh Phật.
Nam-mô Thập Thiên Đồng Hiệu Quang
Minh Trang Nghiêm Phật.
Nam-mô Bát Thiên Ức Đồng Hiệu Trang
Nghiêm Quang Minh Phật.
Nam-mô Bảo Hoa Trang Nghiêm Phật.
Nam-mô Thượng Thủ Ðức Vương Phật.
Nam-mô Tử Kim Quang Minh Phật.
Nam-mô Ngũ Bá Thọ Ký Hoa Quang Phật.
Nam-mô Na La Diên Bất Hoại Phật.
Nam-mô Bảo Hoa Trang Nghiêm Phật.
Nam-mô Kim Cang Ðịnh Tự Tại Phật.
Nam-mô Vị Lai Vô Lượng Phân Thân
Chư Phật.
Nam-mô Vị Lai Nhất Phật, Thập Phật,
Bá Phật, Thiên Phật, Vạn Phật, hay trừ tội nặng từ vô lượng kiếp sanh tử cho đến
ngày nay. ( 1 lạy )
Nam-mô Vị Lai Nhất Ức, Thập Ức, Bá Ức,
Thiên Ức, Vạn Ức, Na Do Tha, Hằng Hà Sa Vô Lượng A Tăng Kỳ Chư Phật, hay trừ tội
nặng từ vô lượng kiếp sanh tử cho đến ngày nay. ( 1 lạy )
Nếu người nào được nghe vô lượng a
tăng kỳ danh hiệu chư Phật đời vị lai, thì kẻ đó trong mười bốn vạn kiếp khỏi đọa
địa ngục khổ. Vì thế cho nên phải cung kính lễ.
Do nhân duyên lễ bái
Chư Phật đời vị lai
Ngoài tội Xiển Đề ra
Ba chướng và năm nghịch
Điều được trừ diệt hết.
An trụ trong Phật pháp
Ðược thấy vô lượng Phật.
Thường được nghe Chánh pháp
Vì thế nay kính lễ
Do nhân duyên lễ bái
Phật mười phương ba đời
Diệt trừ tội quá khứ
Vị lai và hiện tại
Kẻ đã tạo mười ác
Hiện tiền được trừ diệt
Tương lai thấy Phật Tánh
Vì thế nên tin chắc.
Biên chép đọc tụng kinh
Ðời đời tùy chỗ sanh
Chẳng khởi tà kiến ác
Thường được chánh giải thoát
Không sanh tại biên địa
Chẳng sanh ở nước ác
Không gặp ác quốc vương
Trong bốn ức muôn kiếp
Chẳng đọa địa ngục khổ
Thế nên nay kính lễ
Nguyện trừ mười nghiệp ác
Ðược đại Đà Ra Ni.
Khi Đức Thế Tôn nói danh hiệu chư
Phật đời vị lai, có năm trăm Bồ Tát trụ ngôi Bất Thoái Chuyển, bảy trăm Tỳ Kheo
Ni đắc quả A La Hán, sáu mươi hai ức trời và người được Pháp Nhãn Tịnh.
Chánh Pháp Minh Như Lai.
Chính là đời hiện nay,
Quán Thế Âm Bồ Tát,
Bậc thành công đức diệu,
Đủ lòng đại từ bi,
Nơi trong một thân tâm
Hiện ra ngàn tay mắt
Soi thấy khắp pháp giới
Hộ trì các chúng sanh
Khiến phát lòng đạo sâu
Dạy trì chú Viên Mãn
Cho xa lìa đường ác (TỨ ÁC THÚ)
Được sanh trước Như Lai
Những tội nặng vô gián
Cùng bịnh ác lâm thân,
Khó nỗi cứu vớt được
Cũng đều khiến tiêu trừ
Các tam muội, biện tài
Sự mong cầu hiện tại
Đều cho được thành tựu
Quyết định chẳng nghi sai
Khiến mau được ba thừa
Và sớm lên quả Phật
Sức oai thần công đức
Khen ngợi chẳng hay cùng!
Cho nên con một lòng
Quy mạng và đảnh lễ
VÔ NGẠI ĐẠI-BI TÂM ÐÀ-RA-NI
Quang, thọ khó suy lường,
Sáng lặng khắp mười phương.
Thế Tôn Vô Lượng Quang,
Cha lành cõi Liên ban.
Thần lực chẳng tư nghì,
Sống lâu A tăng kỳ.
A Di Đà Như Lai,
Tiếp dẫn lên liên đài.
Cực Lạc cõi thuần tịnh,
Công đức lạ trang nghiêm.
Nơi tất cả quần sanh,
Vượt lên ngôi Bất thối.
Mười phương hằng sa Phật.
Đều ngợi khen Vô Lượng.
Cho nên hôm nay con,
Nguyện sanh về An Dưỡng.
Nam mô Liên trì hải hội Phật Bồ Tát. (3 lần)
(Tiếp tụng)
VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI CHÂN NGÔN
NAM MÔ RÁT NA TRA DẠ DA.
NAM MÔ A RỊ DA. A MI TÁ BÀ DA. TÁT THA GA TÁ DA. A RA HA TI. SAM DẮT SAM BUÝT ĐÀ DA. TÁT DA THA.
UM ! A MI RỊ TI. A MI RỊ TÔ NA BÀ VÊ. A MI RỊ TÁ SAM BÀ VÊ. A MI RỊ TÁ GA BÊ. A MI RỊ TÁ SUÝT ĐÊ. A MI RỊ TÁ SI TÊ. A MI RỊ TÁ VI CA LĂN TÊ.
A MI RỊ TÁ VI CA LĂN TÁ GA MI NỊ. A MI RỊ TÁ GÀ GA NA KY TI CA LI. A MI RỊ TÁ LÔ ĐÔ VI SA PHẠ LI. SẠT VA RỊ THÁ SA ĐÀ NI. SẠT VA MA CA LI. SA KHẤT SÁ DU CA LI. SÓA HA.
UM! BÚT RUM! HÙM!
( 7, 21, 49... hoặc 108 lần )
PHẬT THUYẾT A-DI-ÐÀ KINH
NHƠN HẠNH VÃNG SANH
Nam mô Tây Phương Cực Lạc thế giới, Đại từ đại bi,
Tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật.
(Kế tiếp niệm)
Nam Mô A Di Đà Phật
(Tùy ý, hoặc 1 ngàn câu trở lên)
Chuyên tụng Vô Lượng Thọ Như Lai Đà Ra Ni cũng được vãng sanh, nhưng vì câu chân ngôn dài khó nhiếp tâm hơn sáu chữ hồng danh, nên sau khi trì chú lại tiếp niệm Phật.
Về cách trì niệm, tệ nhơn lại phối hợp với môn Thiền của Ngài Trí Giả, khiến cho Thiền, Tịnh được dung hòa. Pháp thức này chia thành bốn giai đoạn đi từ cạn đến sâu:
1 – Ký số niệm: Hành giả lấy mười câu làm một đơn vị, niệm xong 10 câu lần một hột chuỗi. Người hơi dài có thể niệm suốt. Như hơi ngắn thì chia làm hai đoạn, mỗi đoạn 5 câu. Cần phải niệm rành rẽ rõ ràng, nhiếp tâm lắng nghe, ghi nhớ từ 1 đến 10 câu. Vì còn sự ghi nhớ ấy, nên gọi là ký số.
2 – Chứng số niệm: Khi niệm đã thuần, thì không cần ghi nhớ từ 1 đến 10. Niệm đủ mười câu, liền tự biết một cách hồn nhiên. Đó gọi là chứng số. Lúc này tâm hành giả được tự tại hơn. Ý niệm càng chuyên nhứt.
3 –Chỉ quán niệm: Lúc mới niệm, dứt tất cả tư tưởng phiền tạp, duy yên tĩnh lắng nghe, gọi là Chỉ. Khi yên tĩnh đã lâu, tâm muốn hôn trầm, liền khởi ý niệm Phật tha thiết, tựa như con sa vào vòng tội khổ, gọi cha mẹ cứu vớt. Sự khởi ý tưởng đến Phật đó, gọi là Quán. Hai cách nầy cứ thay đổi lẫn nhau, tán loạn dùng phép Chỉ, hôn trầm dùng phép Quán.
4 – Tịch tĩnh niệm: Khi Chỉ Quán đã thuần, hôn trầm tán loạn tiêu tan, hành giả liền một niệm buông bỏ tất cả. Lúc ấy trong quên thân tâm, ngoài quên thế giới, đạo lý diệu huyền cũng xả, cho đến cái không cũng trừ. Bấy giờ tâm niệm vắng lặng sáng suốt, chỉ còn hồn nhiên một câu niệm Phật mà thôi. Đến Giai-đoạn nầy Tịnh tức là Thiền, có niệm đồng với không niệm, tạm mệnh danh là Tịch tĩnh niệm.
Pháp thức niệm trên đây, sau nhiều năm bị chướng ngại trong lúc hành trì, tệ nhơn đã suy tư nghiên cứu, vạch ra một đường lối để áp dụng riêng cho mình. Nay cũng mong nó đem lợi ích lại cho hàng liên hữu.
( Lại CHUYÊN NIỆM “ Nam Mô A Di Đà Phật”. Nghĩa là ngoài thời khóa kể trên, trong một ngày đêm, khi nào có thể liền nhiếp THÂN TÂM vào danh hiệu “NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT”, lâu ngày sẽ được NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT, mới biết diệu dụng của câu niệm phật “BẤT KHẢ TƯ NGHỊ”, không thể dùng văn tự ngôn ngữ SUY NGHĨ mà bàn luận biết được. Cho nên, qúi vị phải hành trì cho thiết thật.
Tuy nhiên, nếu qúi vị thích chuyên trì “CHÚ ĐỊA-BI”, chuyên trì “ 1 THỦ-NHÃN”, chuyên “ THAM-THIỀN”, chuyên “TỤNG KINH”… thì cũng phải hành như “CHUYÊN” NIỆM PHẬT vậy).
PHẬT THUYẾT KINH A DI ĐÀ
Hòa Thượng Thích Trí-Tịnh Việt dịch
Đại Thông Phương Quảng
Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật
Đại Bi Sám Pháp
Hòa ThượngThích Thiền-Tâm Việt dịch
Comments
Post a Comment