NAM MÔ HOA TẠNG GIÁO CHỦ TỲ LÔ GIÁ NA PHẬT
BIẾN PHÁP GIỚI TAM BẢO
ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA THÀNH PHẬT
THẦN BIẾN GIA TRÌ KINH NGHĨA THÍCH
ÐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
Kinh Hoa Nghiêm nói rằng:
"BỒ ĐỀ TÂM” làm NHÂN, “ĐẠI BI” làm căn bản, “PHƯƠNG TIỆN” làm cứu cánh.
Nếu quên mất "BỒ ĐỀ TÂM” mà tu các pháp lành, đó là “NGHIỆP MA”.
HOA NGHIÊM
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
Diễn đọc: Huệ Tâm
Có một độ, bút giả (Hòa Thượng Thích Thiền-Tâm) vừa tụng xong bộ kinh Hoa Nghiêm, tâm niệm bỗng vắng lặng quên hết điều kiến giải, hồn nhiên viết ra bài kệ sau:
Vi trần phẫu xuất đại
thiên kinh
Nghĩ giải thiên kinh không dịch hình!
Vô lượng nghĩa tâm toàn thể lộ
Lưu oanh hựu chuyển tịch thường thinh.
Bài kệ này có ý nghĩa:
Chẻ hạt bụi cực vi để lấy ra tạng kinh rộng nhiều bằng cõi Ðại Thiên thế giới.
Tạng kinh ấy đã từ điểm bụi cực vi nơi Không Tâm diễn ra, thì tìm hiểu nghĩa lý
làm chi cho mệt tâm hình? Tốt hơn là nên trở về chân tâm, bởi tâm này
đã sẵn đầy đủ vô lượng vô biên diệu nghĩa, lúc nào cũng lồ lộ hiện bày. Kìa
chim oanh bay chuyền trên cành cây kêu hót, đang nói lên ý nghĩa chân thường
vắng lặng ấy!
Câu niệm Phật cũng thế,
nó bao hàm vô lượng vô biên nghĩa lý nghiệm mầu, đâu phải chỉ một Ðại Tạng
Kinh? Gọi một Ðại Tạng Kinh chỉ là lời nói ước lược mà thôi. Khi niệm Phật dứt
hết vọng tưởng, đi thẳng vào chân tâm hay vô lượng nghĩa tâm thì ánh sáng tự
tâm phát hiện dọc ngang chói suốt bốn bề. Tâm cảnh ấy dứt hết sự đối
đãi, u linh nhiệm mầu không thể diễn tả!
Nhứt cú Di Ðà
Nhứt Ðại Tạng Kinh
Tung hoành giao thái
Tuyệt đãi u linh.
(Một câu A Di Ðà
Là một Ðại Tạng Kinh
Dọc, ngang giao chói sáng
Tuyệt đối, thể u linh.)
LỜI BÀN:
Thông thường người tụng kinh đều tìm kiến giải, rồi theo kiến giải mà thực hành, như theo Hòa Thượng thì quên hết mọi điều kiến giải, đọc từ đầu đến cuối, thì mới hợp với “CHƠN TÂM BỔN TÁNH”.
Cũng như lìa sáu trần: Sắc, Thanh, Hương,Vị, Xúc, Pháp mà có sự hiểu biết , thì đó mới là CHƠN TÂM của chính mình. (KINH LĂNG NGHIÊM)
Ðể kết luận, cần nhấn rõ thêm là những điều nói trên tuyệt không có ý bài bác Thiền, Mật. Thiền và Mật là hai pháp môn cao siêu, và thật ra Thiền, Mật, Tịnh cả ba đều có đặc điểm riêng, cần tu học để hỗ trợ cho nhau. Chẳng hạn như khi trì chú theo của chân ngôn, Phật hiệu huân sâu vào tạng thức, kích động cho phiền não nổi dậy, phương pháp làm lắng động hữu hiệu nhứt không chi hơn Thiền. Trong lúc tham thiền hoặc niệm Phật, ma chướng trong ngoài khuấy rối, cách hàng phục kiến hiệu mau lẹ nhứt, không chi hơn Mật. Và muốn giải quyết việc lớn là sống chết luân hồi một cách thẳng tắt chắc chắn nhứt, lại không chi hơn Tịnh. Luận cho cùng mỗi môn tự hàm đủ công năng của ba, song đó là ứng dụng của bậc trình độ cao siêu. Còn với bậc sơ cơ non kém, thật ra vẫn có sự sai biệt. Ví như bậc Tổ Sư về võ, dù sử dụng côn, chùy, kiếm, sự lợi hại vẫn đồng như nhau. Nhưng với hạng võ nghệ thông thường thì tác dụng của ba môn binh khí kia lại có sai biệt. Nếu chẳng thế, trong võ lâm cần chi bày ra ba môn ấy cho thêm phiền!?
Cho nên trong thời mạt pháp, theo thiển ý nên lấy Tịnh Ðộ làm chánh yếu, Thiền, Mật... làm phụ trợ. Hoặc nếu có tu Thiền hay Mật... cũng nên niệm Phật nhiều ít hồi hướng về cõi Cực Lạc ở Tây phương.
Tế Tỉnh Đại Sư, tự Triệt Ngộ, hiệu Nạp Đường
NGHI THỨC MẬT TỊNH
1. - MÔN LỄ BÁI
( Trước
tiên đến nơi lễ tụng, rửa tay, rửa mặt, lễ phục nghiêm-chỉnh. Kế tiếp đốt hương rồi
bước lui đứng chấp tay trước bàn Phật, đọc bài kệ tán)
Pháp vương vô-thượng tôn
Tam-giới vô luân thất
Thiên nhơn chi Ðạo-sư
Tứ-sanh chi từ-phụ
Ư nhứt niệm quy-y
Năng diệt tam-kỳ nghiệp
Xưng dương nhược tán-thán
Ức kiếp mạc năng tận.
Năng lễ, sở lễ tánh không tịch,
Cảm ứng đạo-giao nan tư nghì,
Ngã thử đạo-tràng như Ðế-châu,
Thập
phương chư Phật ảnh hiện trung,
Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền,
Ðầu diện tiếp túc quy mạng lễ.
PHỔ LỄ CHƠN NGÔN
ÁN PHẠ NHỰT RA VẬT (7 lần)
( Trong khi tụng chú, kiết ẤN KIM CANG HIỆP CHƯỞNG
để trên đầu, chấp hai tay lại ngón so le, hữu áp tả. Theo
Mật-giáo, nên tưởng mình hiện thân khắp pháp-hội 10 phương, lễ kính chư
PHẬT. Xong xả ấn ngay nơi đảnh.)
Chí tâm đảnh lễ: Nam-mô Tận
hư-không, biến pháp-giới, quá, hiện, vị-lai thập-phương chư Phật, Tôn-Pháp,
Hiền-Thánh Tăng, Thường-trụ Tam-Bảo. (1 lạy)
Chí tâm đảnh lễ: Nam-mô
Ta-bà Giáo-chủ Bổn-sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, Ðương-lai hạ sanh Di-Lặc Tôn Phật,
Ðại-trí Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-tát, Ðại hạnh Phổ-Hiền Bồ-tát, Hộ-pháp Chư-tôn
Bồ-tát, Linh-sơn hội thượng Phật Bồ-tát. (1 lạy)
Chí tâm đảnh lễ: Nam-mô
Tây-phương Cực-lạc thế-giới Ðại-từ Ðại-bi A-Di Ðà Phật, Ðại bi Quán-Thế-Âm
Bồ-tát, Ðại-Thế-Chí Bồ-tát, Ðại-Nguyện Ðịa-Tạng-vương Bồ-tát, Thanh-tịnh
Ðại-hải-chúng Bồ-tát. (1 lạy)
2.- MÔN TRÌ TỤNG
PHỔ THANH TỊNH CHÂN NGÔN
ÁN LAM
ÁN TA PHẠ BÀ PHẠ THUẬT ĐÀ TA
PHẠ,
ĐẠT MẠ TA PHẠ BÀ PHẠ THUẬT ĐỘ
HÁM. (7 lần)
( Ngồi
kiết già hoặc bán già trước bàn Phật. Khi tụng chú này, kiết CHUẨN ĐỀ BIỆT ẤN.
Cả hai tay, ngón cái nắm co ba ngón: trỏ,
vô danh và út. Kế hiệp hai lại, hai ngón giữa dụm đầu nhau dựng
đứng. Tụng xong xả ấn nơi đảnh.
Đây là phối hợp chú
TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN
ÁN LAM
và
TỊNH BA NGHIỆP CHƠN NGÔN
ÁN TA PHẠ BÀ PHẠ THUẬT ĐÀ TA PHẠ,
ĐẠT MẠ TA PHẠ BÀ PHẠ THUẬT ĐỘ HÁM.
Chân ngôn
này có công năng khiến cho bên trong: thân, khẩu, ý, y phục, bên ngoài từ chỗ ở
của mình đến hoàn cảnh rộng xa đều thanh tịnh. Do chú này, tội chướng đều được
tiêu trừ, có thể thành tựu các việc thù thắng.
Trong Nhơn vị của đức Như Lai, nhiều năm tu hành không đắc đạo Bồ đề, sau tu tập quán pháp quán này, đầu hôm liền thành Chánh giác. Chữ HÁM
đủ vô lượng pháp môn. Là mẹ của tất cả Chơn ngôn. Tất
cả đức Như Lai đều nhờ quán tưởng chữ này mà được thành
Phật.
)
HƯƠNG TÁN
Nguyện mây
hương mầu này,
Hiện
khắp mười phương cõi.
Tất
cả các Phật độ,
Vô
lượng hương trang nghiêm.
Đầy
đủ Bồ Tát đạo,
Thành
tựu Như Lai hương.
Nam mô Hương Vân cái Bồ Tát ma ha tát (3 lần)
(Vẫn chắp tay tụng tiếp bài tán Vô Lượng Thọ)
Quang, thọ khó suy lường,
Sáng lặng khắp
mười phương.
Thế Tôn Vô
Lượng Quang,
Cha lành cõi
Liên ban.
Thần lực chẳng
tư nghì,
Sống
lâu A tăng kỳ.
A Di Đà Như
Lai,
Tiếp dẫn lên
liên đài.
Cực Lạc cõi
thuần tịnh,
Công đức lạ
trang nghiêm.
Nơi tất cả quần
sanh,
Vượt lên ngôi
Bất thối.
Mười phương
hằng sa Phật.
Đều ngợi khen
Vô Lượng.
Cho nên hôm nay
con,
Nguyện sanh về
An Dưỡng.
Nam mô Liên trì hải hội Phật Bồ Tát. (3 lần)
VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI CHÂN NGÔN
NAM MÔ RÁT NA TRA DẠ DA.
NAM MÔ A RỊ DA. A MI TÁ BÀ DA. TÁT THA GA TÁ
DA. A RA HA TI. SAM DẮT SAM BUÝT ĐÀ DA. TÁT DA THA.
UM ! A MI RỊ TI. A MI RỊ TÔ NA BÀ VÊ.
A MI RỊ TÁ SAM BÀ VÊ. A MI RỊ TÁ GA BÊ. A MI RỊ TÁ SUÝT ĐÊ. A
MI RỊ TÁ SI TÊ. A MI RỊ TÁ VI CA LĂN TÊ.
A MI RỊ TÁ VI CA LĂN TÁ GA MI NỊ. A MI RỊ TÁ GÀ GA
NA KY TI CA LI. A MI RỊ TÁ LÔ ĐÔ VI SA PHẠ LI. SẠT VA RỊ THÁ SA ĐÀ
NI. SẠT VA MA CA LI. SA KHẤT SÁ DU CA LI. SÓA HA.
UM! BÚT RUM! HÙM!
(54 hoặc 108 lần)
(Khi tụng chân ngôn này, kiết ẤN VÔ LƯỢNG LIÊN
HOA
Hai xoa bên ngoài hữu áp tả. Dựng hai
ngón giữa đầu dụm cong lại như cánh sen. Có thể kiết ấn này tụng chân ngôn ba lần, xả ấn lên đảnh, rồi
lần chuỗi ký số. Đà ra ni này, tụng một biến, diệt các tội Tứ trọng, Ngũ
nghịch, Thập ác trong tự thân, tất cả tội chướng đều tiêu diệt.
Nếu hàng xuất gia tăng ni, hoặc tại gia thiện tín, phạm giới căn bản, tụng
xong bảy biến trở lại được giới phẩm thanh tịnh. Khi kiết ấn tụng chơn ngôn
nầy, liền cảnh giác đức Vô Lượng Thọ Như Lai phóng quang trụ nơi đảnh của
hành-giả, và được sự nhiếp thọ. Tụng đến một vạn biến, Tâm bồ đề hiển hiện
trong thân không quên mất.
Người trì niệm lần lần thể nhập vào tịnh tâm tròn sáng mát mẻ trong sạch
như trăng thu, tiêu tan tất cả phiền não. Khi lâm chung, hành giả thấy Phật A
Di Đà cùng với vô lượng trăm ức chúng Bồ Tát vây quanh đến an ủi tiếp
dẫn. Đương nhơn liền sanh về phẩm Thượng thượng ở Cực Lạc.
Câu: “UM! BÚT
RUM! HÙM!” là chân ngôn “NHỨT TỰ CHUYỂN LUÂN”
như bánh xe nâng đỡ, khi phối hợp vào, có công năng làm cho các chơn ngôn khác mau kiến hiệu và thành tựu. Trên đây là pháp thức Tịnh độ của Mật giáo. Các vị tu Mật tông muốn sanh về Cực Lạc, chỉ chuyên tụng chú VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI CHÂN NGÔN nầy.
Bút giả vì xét thấy nhiều liên hữu khi tu bị phiền não và ma nạn khuấy
rối, nên phối hợp dụng chân ngôn nầy đi tiên phong dẹp chướng ngại, khiến cho
thân tâm dễ được thanh tịnh trước khi niệm Phật. Tuy nhiên chúng sanh túc tập
và sở báo đều khác.
Vị nào thích tụng chú Đại Bi hoặc Chuẩn Đề,
thì chỉ cần đổi bài kệ tán Đại Bi, Chuẩn Đề. Và sau khi tụng chú hộ thân,
Lục tự đại minh, tiếp tụng môn đà ra ni của mình. Và hành giả nào thích tụng
kinh Kinh Cang hoặc Pháp Hoa, chỉ đổi đoạn trì chú
thành tụng kinh, rồi tiếp tục niệm Phật.
Chân ngôn Vô Lượng Thọ thuộc về Bất tư nghì thần lực, câu niệm
Phật thuộc về Bất tư nghì công đức. Cả hai, bên Mật bên Hiển, cùng
một nguồn gốc, đều có năng lực đưa hành giả về Tịnh độ. Nếu phối hợp lại, tất
công năng vãng sanh càng thêm kiến hiệu.
Tụng chân ngôn xong, kế tiếp, quỳ trước bàn Phật, chấp tay, chí-thành, đọc bài kệ Sám-hối
Ẩn tu thôi mặc dở hay đời
Chỉ ước lâm chung dự biết thời
Nương nguyện Phổ-Hiền sanh Cực-Lạc
Rồi dong thuyền độ khắp nơi nơi.
Ẩn tu tế độ chẳng quên lòng !
Bi, Trí đôi đường phải suốt thông
Y sĩ nhân tâm dù đã sẳn
Còn rành nhân thuật mới thành công !
Ẩn tu quyết chí gạt trần tình
Mặc nỗi khen chê lẫn bất bình
Sức yếu phải cam phần kém yếu
Tình đời ví nhẹ đạo tâm sinh.
Ẩn tu tổng-yếu Tịnh môn mầu
Bí quyết đừng xa nghĩ ngợi cầu
Thanh tịnh chí thành trong mấy điểm
LỰC, HÀNH, NGUYỆN THIẾT với TIN sâu.
Ẩn tu mạt-kiếp thấy lời ghi
Trước mất Lăng Nghiêm pháp diệu kỳ
Lần lượt các kinh đều diệt hết
Duy còn Phật hiệu độ cơ-nguy.)
SÁM THẬP PHƯƠNG
Thập phương Tam-thế Phật
A-Di-Đà đệ nhứt,
Cửu phẩm độ chúng-sanh
Oai-đức vô cùng cực,
Ngã kim đại quy-y.
Sám-hối tam nghiệp tội,
Phàm hữu chư phước thiện,
Chí tâm dụng hồi-hướng.
Nguyện đồng niệm Phật nhơn,
Cảm ứng tùy thời hiện,
Lâm chung Tây-phương cảnh,
Phân-minh tại mục tiền,
Kiến văn giai tinh tấn,
Đồng sanh Cực-lạc quốc,
Kiến Phật liễu sanh-tử,
Như Phật-độ nhứt-thiết,
Vô-biên phiền-não đoạn,
Vô-lượng pháp môn tu;
Thệ nguyện độ chúng-sanh,
Tổng giai thành Phật đạo;
Hư-không hữu tận, ngã nguyện vô-cùng,
Hư-không hữu tận, ngã nguyện vô-cùng,
Tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí.
Nhứt giả lễ kính chư Phật,
Nhị giả xưng tán Như-Lai,
Tam giả quảng tu cúng-dường,
Tứ giả sám-hối nghiệp-chướng,
Ngũ giả tùy-hỉ công-đức,
Lục giả thỉnh chuyển pháp-luân,
Thất giả thỉnh Phật trụ thế,
Bát giả thường tùy Phật học,
Cửu giả hằng thuận chúng-sanh,
Thập giả phổ giai hồi-hướng.
Nguyện tương dĩ thử thắng công-đức,
Hồi-hướng vô-thượng chơn pháp-giới,
Tánh tướng Phật, Pháp cập Tăng-già,
Nhị đế dung thông tam-muội ấn,
Như thị vô-lượng công-đức hải,
Ngã kim giai tất tận hồi-hướng,
Sở hữu chúng-sanh thân, khẩu, ý,
Kiến hoặc đàn báng ngã pháp đẳng,
Như thị nhứt thiết chư nghiệp-chướng
Tất giai tiêu-diệt tận vô dư,
Niệm niệm trí châu ư pháp-giới,
Quảng độ chúng-sanh giai bất thối,
Nãi chí hư-không thế-giới tận,
Chúng-sanh cập nghiệp phiền-não tận,
Như thị tứ pháp quảng vô-biên,
Nguyện kim hồi-hướng diệc như-thị.
NAM MÔ ÐẠI HẠNH PHỔ HIỀN BỒ TÁT MA HA
TÁT. (3 lần)
(Kế tiếp, chắp tay đọc TÂM
KINH và bài kệ khen
tướng hảo đức A Di Đà và tiếp qua niệm Phật.)
MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT
ĐA TÂM KINH
Quán-tự-tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời,
chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá-Lợi-Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức
thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.
Xá-Lợi-Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt,
bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ,
tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị,
xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới, vô vô-minh, diệc vô vô-minh
tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí,
diệc vô đắc.
Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật-đa
cố, tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng
tưởng, cứu cánh Niết-bàn. Tam thế chư Phật y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, đắc
A-nậu-đa-la-tam-miệu tam bồ-đề.
Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại
minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết
khổ, chơn thiệt bất hư.
Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết:
Yết-đế yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la-tăng yết-đế, Bồ-đề
tát bà ha.
MA HA BÁT NHÃ BA
LA MẬT ĐA. (3 lần)
Khể thủ tây phương An-Lạc quốc
Tiếp dẫn chúng-sanh đại đạo sư
Ngã kim phát nguyện nguyện vãng sanh
Duy nguyện từ-bi ai nhiếp thọ
Ngã kim phổ vị tứ ân tam hữu, cập pháp-giới chúng-sanh cầu ư chư Phật, nhứt
thừa vô-thượng bồ-đề đạo-cố, chuyên tâm trì niệm A-Di-Ðà-Phật vạn đức hồng danh
kỳ sanh tịnh-độ. Duy nguyện Từ-Phụ A-Di-Ðà Phật ai lân nhiếp thọ từ-bi gia hộ.
A-Di-Ðà Phật thân kim sắc
Tướng hảo quang-minh vô đẳng luân,
Bạch hào uyển chuyển ngũ Tu-Di.
Hám mục trừng thanh tứ đại hải,
Quang trung hóa Phật vô số ức,
Hóa bồ-tát chúng diệc vô-biên,
Tứ thập bát nguyện độ chúng-sanh
Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn.
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI
ÐẠI TỪ ÐẠI BI TIẾP DẪN ÐẠO SƯ A-DI-ÐÀ PHẬT
(Kế tiếp niệm)
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
( Chuyên tụng Vô Lượng Thọ Như Lai Đà Ra Ni cũng
được vãng sanh, nhưng vì câu chân ngôn dài khó nhiếp tâm hơn sáu chữ hồng danh,
nên sau khi trì chú lại tiếp niệm Phật.
Về cách trì niệm, Bút giả lại phối
hợp với môn Thiền của Ngài Trí Giả, khiến cho Thiền, Tịnh được dung
hòa. Pháp thức này chia thành bốn giai đoạn đi từ cạn đến sâu:
1 – Ký số niệm: Hành giả lấy mười câu làm một đơn vị, niệm xong
10 câu lần một hột chuỗi. Người hơi dài có thể niệm suốt. Như hơi ngắn thì chia
làm hai đoạn, mỗi đoạn 5 câu. Cần phải niệm rành rẽ rõ ràng, nhiếp tâm lắng
nghe, ghi nhớ từ 1 đến 10 câu. Vì còn sự ghi nhớ ấy, nên gọi là ký số.
2 – Chứng số niệm: Khi niệm đã thuần, thì không cần ghi
nhớ từ 1 đến 10. Niệm đủ mười câu, liền tự biết một cách hồn nhiên. Đó
gọi là chứng số. Lúc này tâm hành giả được tự tại hơn. Ý niệm càng
chuyên nhứt.
3 –Chỉ quán niệm: Lúc mới niệm, dứt tất cả tư tưởng phiền
tạp, duy yên tĩnh lắng nghe, gọi là Chỉ. Khi yên tĩnh đã lâu,
tâm muốn hôn trầm, liền khởi ý niệm Phật tha thiết, tựa như con sa vào vòng tội
khổ, gọi cha mẹ cứu vớt. Sự khởi ý tưởng đến Phật đó, gọi là Quán.
Hai cách nầy cứ thay đổi lẫn nhau, tán loạn dùng phép Chỉ, hôn trầm dùng phép
Quán.
4 – Tịch tĩnh niệm: Khi Chỉ Quán đã thuần, hôn trầm tán
loạn tiêu tan, hành giả liền một niệm buông bỏ tất cả. Lúc ấy trong quên thân
tâm, ngoài quên thế giới, đạo lý diệu huyền cũng xả, cho đến cái không cũng
trừ. Bấy giờ tâm niệm vắng lặng sáng suốt, chỉ còn hồn nhiên một câu niệm Phật
mà thôi. Đến Giai-đoạn nầy Tịnh tức là Thiền, có niệm đồng với không
niệm, tạm mệnh danh là Tịch tĩnh niệm.
Pháp thức niệm trên đây, sau nhiều năm bị chướng
ngại trong lúc hành trì, Bút giả đã suy tư nghiên cứu, vạch ra một
đường lối để áp dụng riêng cho mình. Nay cũng mong nó đem lợi ích lại cho hàng
liên hữu.)
3.- MÔN PHÁT NGUYỆN HỒI HƯỚNG
(Sau khi trì danh đủ số, đến quỳ trước bàn Phật, chắp
tay niệm)
Nam mô A-Di Ðà Phật (niệm mau 10 hơi)
Nam mô Ðại bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Ðại-Thế-Chí Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Ðại-Nguyện Ðịa-Tạng-vương Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Thanh-tịnh Ðại-hải-chúng Bồ-tát (3 câu)
(Vẫn quỳ, chí tâm đọc bài kệ phát nguyện hồi hướng)
Đệ tử chúng con, hiện là phàm phu, trong vòng sanh tử, tội chướng sâu nặng,
luân chuyển sáu đường, khổ không nói được. Nay gặp tri thức, được nghe danh
hiệu, bản nguyện công đức, của Phật Di Đà, một lòng xưng niệm, cầu nguyện vãng
sanh. Nguyện Phật từ bi, xót thương chẳng bỏ, phóng quang nhiếp thọ. Đệ tử
chúng con, chưa biết thân Phật, tướng tốt quang minh, nguyện Phật thị hiện, cho
con được thấy. Lại thấy tướng mầu, Quán Âm Thế Chí, các chúng Bồ Tát và thế
giới kia, thanh tịnh trang nghiêm, vẻ đẹp quang minh, xin đều thấy rõ.
Con nguyện lâm chung không chướng ngại,
A Di Đà đến rước từ xa.
Quán Âm cam lồ rưới nơi đầu
Thế Chí kim đài trao đỡ gót.
Trong một sát na lìa ngũ trược,
Khoảng tay co duỗi đến liên trì.
Khi hoa sen nở thấy Từ Tôn
Nghe tiếng pháp sâu lòng sáng tỏ.
Nghe xong liền CHỨNG Vô Sanh Nhẫn,
Không rời An Dưỡng lại Ta
Bà.
Khéo đem phương tiện lợi quần sanh
Hay lấy trần lao làm Phật sự,
Con nguyện như thế Phật chứng tri.
Kết cuộc về sau được thành tựu.
( Bài kệ trên
tuy đơn giản, song đầy đủ tất cả ý nghĩa. Hành giả có thể đọc nguyện văn khác
mà mình ưa thích, nhưng phải đúng với ý nghĩa phát nguyện hồi hướng. Xong
đứng lên xướng)
NHỨT TÂM QUY MẠNG ÐẢNH LỄ: Nam mô Tây phương
cực lạc thế-giới giáo chủ, thọ quang thể tướng vô-lượng vô-biên, từ thệ hoằng
thâm, tứ thập bát nguyện độ hàm linh, đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A-Di-Ðà
Như-Lai biến pháp giới Tam bảo (1 lạy)
Tự qui y Phật, đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại
đạo, phát vô thượng tâm (1 lạy)
Tự qui y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập kinh
tạng, trí huệ như hải (1 lạy)
Tự qui y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, thống lý đại
chúng, nhứt thiết vô ngại (1 lạy)
CHUNG
NGŨ BỘ CHÚ
ÁN LAM
ÁN XỈ LÂM
ÁN MA NI BÁT DI HỒNG
ÁN CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA
ÁN BỘ LÂM
(21 lần)
1. TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN
ÁN LAM
( Trì tụng đến KHI tương tục không gián đoạn, THÌ tấc cả vọng niệm không sanh khởi sẽ thấy LINH NGHIỆM hay QUÁN 1 chữ PHẠN hiện ra rõ ràng sẽ thấy LINH NGHIỆM )
Chơn ngôn: Úm Lam (hoặc riêng trì chữ Lam cũng được, Lam hoặc Lãm)
Chữ Lam tịnh pháp giới này, nếu tưởng hoặc tụng hay khiến ba nghiệp thảy đều thanh tịnh, tất cả tội chướng tận diệt tiêu trừ. Lại hay thành tựu xong xuôi tất cả việc thù thắng, tùy chỗ trụ xứ thảy được thanh tịnh, y phục không tịnh lại được tịnh y, thân không tắm rửa lại được sạch sẽ. Nếu dùng nước làm, sạch không gọi là chơn tịnh, nếu gồm pháp giới tâm, Lam tự này tịnh đó, tức gọi rốt ráo thanh tịnh bình. Như một hạt linh đơn, điểm sắc thành vàng báu. Một chữ Chơn ngôn biến nhiễm thành tịnh. Kệ rằng:
Ra tự sắc trắng sạch
Không điểm trang nghiêm đó.
(Chữ Phạn Ra trên an KHÔNG ĐIỂM tức thành LAM vậy.)
Như trên đảnh kia Minh Châu để nơi nhục kế, Chơn ngôn đồng pháp giới, vô lượng các tội trừ. Tất cả chạm chỗ uế, phải gia Tự môn này. Cho nên Liên hoa bộ niệm tụng pháp nói: Nếu chạm chỗ dơ uế, phải quán tưởng trên đảnh có chữ pháp giới sanh ra, phóng ánh sáng sắc đỏ. Nghĩa là Lam tự vậy.
(Nếu thật không có ngoại duyên đầy đủ, không có nước tắm rửa, thiếu y mới thanh tịnh, dùng chữ Lam này tịnh đó, nếu ngoại duyên đầy đủ mà không tắm rửa thay áo mới, để làm phép tịnh này là người không có lòng cung kính, là người biếng nhác, chính là lỗi khinh mạn vậy. Như thế làm sao phước sanh tội diệt được? Thành tựu việc sở cầu Tất Ðịa. Nếu trước như pháp tắm rửa sạch sẽ, mặc y mới thanh tịnh, lại dùng Chơn ngôn này tịnh nữa, tức trong ngoài thanh tịnh, việc mong cầu sẽ mau được linh nghiệm).
2. VĂN THÙ NHỨT TỰ CHƠN NGÔN
ÁN XỈ LÂM
( Trì tụng đến KHI tương tục không gián đoạn, THÌ tấc cả vọng niệm không sanh khởi sẽ thấy LINH NGHIỆM hay QUÁN 1 chữ PHẠN hiện ra rõ ràng sẽ thấy LINH NGHIỆM )
XỈ LÂM
Chữ Xỉ Lâm này là hai âm (nhị hiệp), hoặc ba âm (tam hiệp):
Thất li long, hoặc bốn âm (tứ hiệp): Thể li hê dâm. Ngài Nghĩa Tịnh dịch: Thất
lạc hê diêm. Bốn chữ như vậy họp làm một tiếng mới thành Phạn âm một chữ. Như
không thể hiểu rành Phạn âm thì thật khó được chơn diệu. Một chữ vương chú này,
công lực rất lớn không thể nghĩ bàn. Như Văn Thù Nhứt Tự Ðà Ra Ni Pháp nói: Ðức
Thế Tôn bảo các chư Thiên rằng: Nên biết Ðà Ra Ni này là vua lớn trong các chú,
có đại thần lực. Nếu có người trai lành, gái tín hay thọ trì, Văn Thù Sư Lợi Bồ
Tát thường đến đến ủng hộ, hoặc khi thức, hoặc trong chiêm bao, vì hiện thân
tướng và các việc lành. Chú này còn hay nhiếp được Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, huống
các Bồ Tát khác và các chúng Hiền Thánh, thế, xuất thế gian. Chú này có công
năng tiêu trừ các tội ngũ nghịch, tứ trọng và nghiệp thập ác. Nên biết chú này
đối với các Thần chú trong thế gian và xuất thế gian rất là thù thắng hơn hết.
Là tâm của chư Phật hay khiến tất cả sở nguyện thảy đều đầy đủ. Khi chưa
làm phép (tác pháp) tức hay thành tựu tốt đẹp các việc như ý. Nếu phát Vô
thượng Bồ đề tâm, tụng một biến có năng lực thủ hộ tự thân mình. Nếu tụng hai
biến có năng lực thủ hộ đồng bạn. Nếu tụng ba biến có năng lực thủ hộ người
trong một nhà. Nếu tụng bốn biến có năng lực thủ hộ người trong một
thành. Nếu tụng năm biến có năng lực thủ hộ người trong một nước. Nếu tụng sáu
biến có công năng thủ hộ người trong nhứt thiên hạ. Nếu tụng bảy biến có công
năng thủ hộ người trong tứ thiên hạ. Nếu mỗi buổi sớm mai tụng một chú này vào
trong nước rửa mặt hay khiến người thấy sanh lòng hoan hỷ, còn nói rằng: Nếu có
chúng sanh bị Phi đầu quỷ bắt giữ, lấy tay mình thoa nơi mặt người kia, tụng
chú 108 biến, làm ra tướng mạo đáng sợ, liền lấy tay trái kiết bổn sanh ấn (lấy
ngón tay cái co để trong lòng bàn tay, bốn ngón sau nắm ngón tay cái lại, hình
như cầm cú) tức tự nộ hét, đôi mắt ngầm nghiêm, tụng Thần chú này mà thoa vào
người bịnh hoạn, bịnh tức trừ. Nếu tất cả quỷ gây làm hoạn bịnh, dùng chú này
chú vào tay mặt 108 biến, thiêu an tức hương xông đó, tay trái kiết ấn bổn sanh
tay mặt xoa vào đầu người bịnh, bịnh tức trừ lành. Nếu muốn đi qua tất cả chỗ
hiểm nạn, sư tử, hổ lang, độc xà, oán tặc, nên cần phải thân tâm không được gần
gũi người nữ và ăn đồ ngũ tân, tất cả rượu thịt, đối các chúng sanh khởi đại bi
tưởng, chí tâm tụng chú 49 biến, thì các oán ác tự nhiên lui tản, giả như có
gặp cũng đều hoan hỷ. Chú này có những chúng sanh, hoặc một kiếp, hoặc vô lượng
kiếp, cho đến danh tự cũng không thể nghe được, huống gì được thấy mà chuyên
tâm trì tụng. Ðà Ra Ni này hay khiến chúng sanh hiện đời và đương lai thường
được an ổn, cùng các Như Lai và chúng đại Bồ Tát, thường làm quyến thuộc. Vậy
cho nên phải ân cần sanh tâm tưởng khó gặp, không nên khinh nhẹ, khởi nghi hoặc
tâm, rộng như các kinh đã nói, không thể chép hết.
3. LỤC TỰ ĐẠI MINH CHƠN NGÔN
( Trì tụng đến KHI tương tục không gián đoạn, THÌ tấc cả vọng niệm không sanh khởi sẽ thấy LINH NGHIỆM hay QUÁN 6 chữ PHẠN hiện ra rõ ràng sẽ thấy LINH NGHIỆM )
Kinh Trang Nghiêm Bảo Vương nói: Khi bấy giờ đức Quán Tự Tại
Bồ Tát nói Thần chú Ðại Minh này, bốn đại bộ châu và cung điện của các cõi
trời, thảy đều rung động, nước bốn biển lớn, nổi sóng ào ạt. Hết thảy các ma
làm việc chướng ngại đều sợ hãi chạy trốn tản mất.
Phật bảo Trừ Cái Chướng Bồ Tát rằng: Sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni
này khó được gặp gỡ, nếu có người nào được sáu chữ Ðại Minh Vương đây, thì
người đó tham, sân, si, độc không thể nhiễm ô. Nếu đeo mang trì giữ nơi thân,
người đó cũng không nhiễm trước bịnh ba độc. Chơn ngôn này vô lượng tương ưng,
với các Như Lai mà còn khó biết, huống gì Bồ Tát làm thế nào biết được. Ðây là
chỗ bổn tâm vi diệu của Quán Tự Tại Bồ Tát. Nếu người nào thường hay thọ trì
chú Ðại Minh này, ở lúc trì tụng có 99 căn già hà sa số Như Lai tập hội, lại có
vi trần số Bồ Tát tập hội, lại có vô số Thiên Long, Bát Bộ đến để hộ vệ người
ấy. Người trì tụng Thần chú này bảy đời dòng họ đều sẽ được giải thoát, trong
bụng có các loài trùng sẽ được địa vị bất thoái chuyển của Bồ Tát. Nếu đeo trì
trong thân trên đảnh, có người được thấy người đeo trì ấy cũng như đồng thấy
thân Kim Cang của Như Lai. Nếu hay y pháp niệm tụng, tức được vô tận biện tài,
ngày ngày thường đủ sáu Ba la mật, viên mãn công đức. Nếu trong miệng hơi thở
ra chạm vào người nào, người đó liền khởi tâm lành, xa lìa các sân độc, sẽ được
bất thoái chuyển Bồ Tát, mau chứng Vô thượng Bồ đề. Người đeo trì giữ gìn chú
này, lấy tay rờ đến người nào, hoặc lấy đôi mắt liếc nhìn đến các loài dị loại,
các hữu tình, thảy đều mau được địa vị Bồ Tát. Người như vậy vĩnh viễn không
thọ các khổ sanh, lão, bịnh, tử. Lại nữa Phật nói: Vi trần đã có, ta có thể đếm
số lượng kia được, cho đến nước đại hải ta có thể biết số lượng kia. Nếu có
người niệm sáu chữ Ðại Minh một biết, đã được công đức mà ta không thể đếm tính
số lượng, giả như trong bốn đại châu, tất cả kẻ nam nữ đều chứng được địa vị
Thất Ðịa Bồ Tát, công đức đã có cùng với người niệm Lục Tự Ðại Minh một biến mà
công đức không sai khác. Nếu có người viết chép Ðại Minh này, đồng với
viết chép tám vạn bốn ngàn Pháp Tạng. Nếu lấy kim bảo cõi trời tạo hình tượng
của các đức Như Lai số như vi trần, không bằng chép viết một chữ trong sáu chữ
Ðại Minh này, chỗ thu hoạch công đức quả báo không thể nghĩ bàn, người ấy sẽ
được 108 món Tam ma địa môn. Chỉ niệm một biến sẽ được tất cả Như Lai đem y
phục, ẩm thực, thuốc thang và đồ ngồi nằm đầy đủ tất cả để cúng dường. Pháp này
ở trong Ðại Thừa rất là tối thượng, tinh thuần vi diệu. Tất cả Như Lai và các
Bồ Tát thảy đều cung kính chấp tay làm lễ.
Khi nói sáu chữ Chơn ngôn này, có bảy mươi trăm ức các đức Như
Lai đều đến tập hội, đồng nói: Thất Cu Chi Chuẩn Ðề Ðà Ra Ni. Vậy nên biết sáu
chữ Chơn ngôn cùng với Chuẩn Ðề Chơn ngôn đầu đuôi tương tu. Như muốn cùng
Chuẩn Ðề Chơn ngôn đồng tụng ấy, có thể ở trước Chuẩn Ðề Chơn ngôn niệm tụng.
Song cần yếu hiệp hai chữ nạp minh làm một chữ DI mới phù hợp Phạn âm. Hoặc muốn
riêng trì tụng, công đức như trên đã nói. Nếu muốn như pháp kiết đàn niệm tụng
rõ như bản kinh văn, đây không chép hết.
4. PHẬT MẪU CHUẨN ÐỀ THẦN CHÚ
Khể thủ quy y tô tất đế
Đầu diện đảnh lễ thất cu chi
Ngã kim xưng tán đại Chuẩn đề
Duy nguyện từ bi thùy gia hộ.
NAM MÔ TÁT ĐA NẨM, TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ, CU CHI NẨM, ĐÁT ĐIỆT THA. ÁN CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA-BÀ HA.
ÁN CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA-BÀ HA.
|
|
( Trì tụng đến KHI tương tục không gián đoạn, THÌ tấc cả vọng niệm không sanh khởi sẽ thấy LINH NGHIỆM hay QUÁN 9 chữ PHẠN hiện ra rõ ràng sẽ thấy LINH NGHIỆM )
Mỗi một chữ phải tư duy quán sát, thời
tất cả hạnh nguyện đều được đầy đủ.
Chữ ÁN là nghĩa ba thân, cũng là
nghĩa tất cả pháp vốn không sanh. Ngài Kim Cang Trí dịch: Chữ ÁN tự môn ấy là nghĩa
lưu chú như dòng nước chảy không sanh, không diệt, là nghĩa tối thắng của tất
cả pháp.
Chữ CHIẾT là nghĩa tất cả pháp không
sanh không diệt. Ngài Kim Cang Trí
dịch: La nghĩa vô hành của tất cả pháp.
Chữ LỆ là nghĩa vô sở đắc của tất cả
Pháp Tướng.
Chữ CHỦ là nghĩa vô sanh diệt của tất
cả pháp. Ngài Kim Cang Trí
dịch: Là nghĩa vô khởi trụ của tất cả pháp.
Chữ LỆ là nghĩa vô cấu của tất cả
pháp.
Chữ CHUẨN là nghĩa vô đẳng giác của
tất cả pháp.
Chữ ĐỀ là nghĩa vô thủ xả của tất cả
pháp.
Chữ TA-BÀ là nghĩa vô ngôn thuyết
bình đẳng của tất cả pháp.
Chữ HA là nghĩa vô nhơn của tất cả
pháp. Nghĩa là với tất
cả pháp vô nhơn vắng lặng, Vô trụ Niết Bàn.
Do tất cả pháp vốn không sanh, nên tức
được bất sanh bất diệt. Do bất sanh bất diệt nên được tướng vô sở đắc. Do tướng
vô sở đắc nên tức được vô sanh diệt. Do vô sanh diệt nên tức được vô cấu. Do vô
cấu nên tức được vô đẳng giác. Do vô đẳng giác nên tức được vô thủ xả. Do vô
thủ xả nên tức được bình đẳng vô ngôn thuyết. Do bình đẳng vô ngôn thuyết nên
tức được vô nhơn, vô quả, Bát Nhã tương ưng, vô sở đắc lấy làm phương tiện nhập
vào thắng nghĩa, thật thời chứng pháp giới chơn như. Ðây là Tam ma địa niệm
tụng vậy.
5. NHỨT TỰ CHUYỂN LUÂN VƯƠNG CHÚ
ÁN BỘ LÂM
( Trì tụng UM! BÚT RUM! HÙM! đến KHI tương tục không gián đoạn, THÌ tấc cả vọng niệm không sanh khởi sẽ thấy LINH NGHIỆM hay QUÁN 1 chữ PHẠN BỘ LÂM hiện ra rõ ràng sẽ thấy LINH NGHIỆM )
Khi bấy giờ Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni lại bảo các chư Thiên Tiên chúng: “Các ngươi hãy lắng nghe, đây là Diệu Cát Tường Ðồng Tử Ðà Ra Ni”. Ta nay muốn nói pháp MẠN ÐÀ LA (Ðàn pháp), phép niệm tụng và pháp hỏa thực, khiến chóng thành tựu. Hoặc nếu có người năng trì Diệu pháp tối thắng Ðà Ra Ni này, hoặc không biết ngày cát tường và các tinh sao v.v… Các chư Thiên Thần chớ nên vì đó mà làm chướng ngại. Hoặc nếu có người hay tu hành các giáo pháp của ta, thì các chúng chư Thiên phải hộ trì người ấy, tất cả quỷ thần và hết thảy độc ác Tỳ Na Dạ Ca cũng phải giữ gìn gia hộ không được làm tổn hại, hơn nữa phải phương tiện mà hộ niệm, với mười lực trong kinh giáo khiến sanh lòng tin hiểu. Nói lời ấy rồi liền nhập vào chánh định, gọi là “Tất cả Như Lai đảnh sanh Tam muội” có công năng trừ diệt nghiệp bất thiện của các hữu tình.
Khi ấy đức Thế Tôn nhập vào chánh định kia rồi, mười
phương chư Phật quan sát thấy Như Lai tại Thanh tịnh Thiên cung, mỗi mỗi đều
vân tập đến hội này, cùng nhau cung thỉnh đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói Thần chú
mà thuyết kệ rằng:
Phật nói đại oai đức
Vì lợi các hữu tình
Hay thành hết thảy chú
Nguyện ấy đều đầy đủ.
Tất cả Phật đã nói,
Chú Vương này oai đức
Hay ở trong các chú
Một chữ làm Tôn thượng.
Ðảnh sanh đại oai đức
Sức kia khó nghĩ bàn,
Khéo trừ các y tà
Thoái các ác tinh tú.
Ðộc hại mẫu thần thảy
Và Na Dạ Ca kia,
Ác loại các quỷ thần,
Ép bức hữu tình ấy.
Sau này trong đời trược,
Tụng trì được an vui,
Lành thay! Thầy trời người,
Nguyện vì chúng sanh nói.
Khi ấy, mười phương chư Phật nói tụng này rồi vắng lặng
mà an trụ, đang khi ấy ba ngàn Ðại Thiên thế giới, tất cả chỗ trụ xứ của hữu
tình, trong ấy thoạt tiên phóng đại hỏa diệm oai quang sáng đỏ rực rỡ, vẫn đều
không thương tổn một loại hữu tình. Bấy giờ Ðức Thích Ca Mâu Ni Như Lai, quán
sát hết thảy Thanh tịnh Thiên cung, dạy các đại Bồ Tát và các Duyên Giác, Thanh
Văn, Thiên Tiên cùng các đại chúng rằng: Các ông lắng nghe, liền nói tụng rằng:
Bảo các Phật tử thảy,
Các ông nay lắng nghe,
Ta nay nói chú này,
Ðầy đủ các công đức,
Sau này khi đời ác,
Pháp ta sắp muốn diệt,
Hay ở trong thời ấy,
Hộ trì Mạt pháp ta,
Hay trừ ác thế gian,
Ðộc hại các quỷ thần,
Và các Thiên, ma, nhơn,
Hết thảy các chú pháp,
Nếu nghe danh chú này,
Thảy đều tự nép phục,
Sau khi ta diệt độ,
Phân khắp Xá lợi rồi,
Sẽ ẩn các tướng tốt
Biến thân làm chú này,
Phật có hai thứ thân,
Chơn thân và Hóa thân,
Nếu hay cúng dường ấy,
Phước đức không có khác,
Chú này cũng như thế,
Tất cả các trời, người,
Thường sanh lòng hy hữu,
Thọ trì và cúng dường,
Ðã được các công đức,
Như thân ta không khác,
Công đức chú vương này,
Ta nay chỉ lược nói.
PHẬT ĐẢNH QUANG TỤ
MA HA TÁT ĐÁT ĐA BÁT ĐÁT RA
THỦ LĂNG NGHIÊM THẦN CHÚ
NGŨ ĐẠI TÂM CHÚ
SẤT ĐÀ NỂ, A CA RA, MẬT RỊ TRỤ, BÁT RỊ ĐÁT RA DA, NẢNH YẾT RỊ.
104. SẤT ĐÀ NỂ
叱陀你
CCHADANA
105. A CA RA
阿迦囉
ĀKALA
106. MẬT RỊ TRỤ
密唎柱
MRTYU
107. BÁT RỊ ĐÁT RA DA
般唎怛囉耶
PRA'SAMANA
108. NẢNH YẾT RỊ
儜揭唎
KARĪ
PHẬT ĐẢNH QUANG TỤ
MA HA TÁT ĐÁT ĐA BÁT ĐÁT RA
THỦ LĂNG NGHIÊM THẦN CHÚ
NGŨ ĐẠI TÂM CHÚ
MA HA TÁT ĐÁT ĐA BÁT ĐÁT RA ĐÀ RA NI CHÚ
SẤT ĐÀ NỂ, A CA RA, MẬT RỊ TRỤ, BÁT RỊ ĐÁT RA DA, NẢNH YẾT RỊ.
ĐÁC ĐIỆC THA.
ÁN, A NA LỆ, TỲ XÁ ĐỀ, BỆ RA BẠT XÀ RA ĐÀ RỊ, BÀN ĐÀ BÀN ĐÀ NỂ, BẠT XÀ RA BÁN NI PHẤN. HỔ HỒNG, ĐÔ LÔ UNG PHẤN, TA BÀ HA.
UM! BÚT RUM! HÙM!
(Tụng 108 lần)
PHẬT ĐẢNH QUANG TỤ MA HA TÁT ĐÁT ĐA BÁT ĐÁT RA THỦ LĂNG NGHIÊM THẦN CHÚ
Quán Thế Âm Bồ Tát lại bạch Phật:
"Bạch đức Thế Tôn! Nếu chúng sanh nào trì
tụng thần chú Đại Bi mà còn bị đọa vào ba đường ác, tôi thề không thành chánh
giác. Tụng trì thần chú Đại Bi, nếu không được sanh về các cõi Phật, tôi thề
không thành chánh giác. Tụng trì thần chú Đại Bi, nếu không được vô lượng tam
muội biện tài tôi thề không thành chánh giác. Tụng trì thần chú Đại Bi tất cả
sự mong cầu trong đời hiện tại, nếu không được vừa ý, thì chú này không được
gọi là Đại Bi tâm đà ra ni, duy trừ cầu
những việc bất thiện, trừ kẻ tâm không chí thành.
KINH
THIÊN THỦ THIÊN NHÃN
QUÁN THẾ
ÂM BỒ TÁT QUẢNG ÐẠI VIÊN MÃN
VÔ NGẠI
ĐẠI BI TÂM ÐÀ LA NI
TỲ KHƯU THÍCH VIÊN ĐỨC DỊCH
Nam mô Phương Liên Tịnh Xứ Mật-Tịnh đạo tràng
CỐ HÒA THƯỢNG TÔN SƯ
THÍCH Thượng THIỀN hạ TÂM thùy từ minh chứng
Quyến-Sách Thủ Nhãn Ấn Pháp
14. Hồ-Bình Thủ Nhãn Ấn Pháp
Na Ra Cẩn Trì [49]
Án-- yết lệ, thảm mãn diệm, tát-phạ hạ.
UM! BÚT RUM! HÙM!
Hồ-Bình Thủ Nhãn Ấn Pháp
34. Hiệp-Chưởng Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tất Rị Tất Rị [44]
Án --bát nạp mạng, nhá
lăng hất rị.
UM! BÚT RUM! HÙM!
Hiệp-Chưởng Thủ Nhãn Ấn Pháp
38. Bất-Thối Kim-Luân Thủ Nhãn Ấn Pháp
Bồ-Đề Dạ [46]
Án-- thiết na di tả,
tát-phạ hạ.
UM! BÚT RUM! HÙM!
20. Bảo-Cảnh Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thất Na Thất Na [37]
Án-- vỉ tát phổ ra, na ra các xoa,
phạ nhựt-ra, mạn trà lả, hồng phấn tra.
UM! BÚT RUM! HÙM!
42. Tổng-Nhiếp-Thiên Tý
Thủ Nhãn Ấn Pháp
Ma Bà Lỵ Thắng Yết Ra Dạ [74]
Đát nể dã thá, phạ lồ
chỉ đế, thấp phạ ra dã,
tát bà đốt sắc, tra
ô hạ di dả, Sá-phạ hạ.
UM! BÚT RUM! HÙM!
Tổng-Nhiếp-Thiên-Tý Thủ Nhãn Ấn Pháp
39. Đảnh-Thượng-Hóa-Phật Thủ Nhãn ấn pháp
Bồ-Ðà Dạ [47]
Án-- phạ nhựt-rị ni,
phạ nhựt-lảm nghệ, tát-phạ hạ
UM! BÚT RUM! HÙM!
| Nhứt cú Di Ðà Ðệ Nhứt Nghĩa Ðế. Thượng siêu bách phi Khởi lạc tứ cú! | Một câu A Di Ðà Là Ðệ Nhứt Nghĩa Ðế. Còn vượt khỏi bách phi Huống rơi vào tứ cú! |
Trước tiên xin giải qua về Tứ Cú, Bách Phi. Tứ Cú là bốn câu gồm: Có, không, cũng có cũng không, và chẳng phải có chẳng phải không. Bách Phi: Bách là ước số lấy một trăm làm giới hạn. Phi là chẳng phải, tiêu biểu cho nghĩa bác phá. Ðây nói chân lý vốn phi hữu, phi vô, phi thường, phi đoạn, phi sanh, phi diệt, phi nhứt, phi dị, phi lai, phi khứ, phi hữu biên, phi vô biên v.v... cho đến cả một trăm thứ phi. Tại sao thế? Bởi lý tánh ấy tuyệt ngôn luận, dứt tâm tư, chẳng thể dùng lời nói và sự suy nghĩ mà viện đến và diễn tả được.
PHẬT MẪU CHUẨN-ÐỀ THẦN CHÚ
Khể thủ quy y tô tất đế
Đầu diện đảnh lễ thất cu chi
Ngã kim xưng tán đại Chuẩn đề
Duy nguyện từ bi thùy gia hộ.
NAM MÔ TÁT ĐA NẨM, TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ, CU CHI NẨM, ĐÁT ĐIỆT THA. ÁN CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA-BÀ HA.
ÁN CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA-BÀ HA.
|
|
( Trì tụng đến KHI tương tục không gián đoạn, THÌ tấc cả vọng niệm không sanh khởi sẽ thấy LINH NGHIỆM hay QUÁN 9 chữ PHẠN hiện ra rõ ràng sẽ thấy LINH NGHIỆM )
54.-Ẩn tu chẳng ngại hung yêu ma
Vì để biệt phân chánh với tà
Chỉ sợ cửa không hàng phá Kiến
Dắt người lầm lạc khó nhìn ra.
Vậy sự việc PHÁ KIẾN là như thế nào?
Chẳng hạn như kẽ nói lý KHÔNG, bác sự Ăn chay, Sám hối, niệm Phật, tụng Kinh, cho là phương tiện để độ hàng thấp kém, chỉ có giữ tâm KHÔNG KHÔNG mới thật là CAO SIÊU, mau được Giác ngộ, nhưng cái không của họ kết cuộc chỉ là cái không rỗng tuếch, là NGOAN không chứ chẳng phải là CHÂN không.
Ví dụ như họ bảo ĐỊA là Tâm-địa, TẠNG là Tánh-tạng, chứ thực ra không có ĐỨC ĐỊA TẠNG, Tâm tham, sân, si, phiền não là Địa-ngục, chứ không có CÕI ĐỊA NGỤC nào khác, những người này thường là kẻ ở trong cửa Thiền, nói Lý Thiền, nhưng hiểu sai lầm rồi dẫn dắt không biết bao nhiêu người lầm lạc theo mình, lại tự cho là cao siêu.
Các bậc tu Thiền chân Chánh thấy thế rất đau lòng, buồn cho Phật Pháp, trong bài Chứng Đạo Ca, Vĩnh gia Huyền-Giác Thiền Sư có đề cập đến điều này qua mấy câu:
Nói rỗng không bác nhân quả,
Tràng Tràng đầy dẫy mang ương họa.
Nguyên tác,
“Hoát đạt không, bát nhân quả,
Mảng mảng đãng đãng chiêu ương họa.”
Có một vị bài bác việc Niệm Danh Hiệu Đức Bồ Tát Quán-Thế-Âm, thuộc phẩm PHỔ MÔN trong Kinh Pháp Hoa bảo:
Nói niệm Quán Thế Âm dứt trừ Tham Sân Si là không đúng, vì Tham Sân Si từ nơi TÂM SINH KHỞI, nếu chẳng dứt cái gốc của nó ở nơi tâm thì làm sao diệt trừ được. Cho nên, có nhiều bà niệm QUÁN ÂM mà vẫn đổ PHIỀN NÃO.
Xin đáp: Nói về LÝ niệm QUÁN ÂM mà chưa dứt được TAM ĐỘC là bởi sức TÍN Niệm và dụng Công không Triệt để, ví như nhà tu Thiền tuy biết Tam độc phát từ tâm, mà sự nhiếp TÂM dứt trừ chưa cùng cực, thì Lữa Tham Sân Si vẫn còn kẽ hở để phát khởi Bừng Cháy, huống chi là những Bà Quê Mùa không biết đạo lý đó.
Nếu nói về SỰ thì HỒNG DANH của Phật, Bồ tát có Vô-Lượng Công-Đức, kẽ niệm QUÁN ÂM tuy chưa hiểu đạo lý trên, nhưng nếu thường xuyên xưng Niệm thì Phiền não sẽ giảm nhẹ dần, Tâm trí cũng lần sáng suốt khai ngộ rồi đi đến sự Nhiếp-Tâm dức trừ hẳn, cái lỗi của vị TU SĨ bài bác đó, đáng lẽ khi thấy hàng Phật tử đã thực hành được SỰ niệm, thì nói thêm phần LÝ để cho họ được mau tăng tiến, trái lại phủ nhận hẳn không cho NIỆM, Bảo phải nhiếp tâm tham Thiền mới có hiệu quả, đó là chấp Lý bỏ Sự, là lỗi Phá-kiến do niệm Phân-biệt môn phái.
Lại có tội hủy báng Kinh điển và Phật Bồ tát, lại có một Phật-tử trần thuật mình có đứa con yêu quý, trong lúc nó ĐAU NẶNG, Cha Mẹ tha thiết Chí Thành Niệm Danh Hiệu QUÁN THẾ ÂM, Cầu cho con An-Lành, song Rốt cuộc đứa con vẫn CHẾT, từ đó cả hai vợ chồng nghe theo lời ông thầy Khuyên Bảo chỉ riêng lo tham Thiền, không còn tin tưởng nơi sự Tụng Kinh, Niệm Phật cùng danh hiệu Bồ-Tát nữa, thấy Phật-tử đó vì thương con, vì lầm nhận lời THẦY là đúng. Sanh niệm Cố chấp khó giải Tỏa, bút Giả không muốn nói nhiều, nhưng xin thuật lại một câu chuyện có thật, để khuyên những vị có trường hợp tương tự như trên.
Cách đây hơn 30 năm, nhân dịp xem một Nguyệt San Phật Giáo, dường như là tập VIÊN ÂM, bút Giả còn nhớ có một vị Phật-tử tự trần thuật lại việc mình đại khái như sau :
Do cơn SẢN nặng bị mệt lã, kể chắc khó sống, Bà Chí thành thầm niệm QUÁN ÂM, trong cơn mơ màng Bà thấy một vị đội mão mặc áo toàn trắng, đẹp như TIÊN NGA, bưng chậu LAN đi đến, NGỬI được mùi hương Thanh nhẹ của Hoa lan, Bà khỏe lần.
Kế đó, vị Nữ bưng ly nước bảo uống bà Thưa: Vì con mới sanh Bác-sĩ Hoàng Mộng Lương không cho uống nước lã, vị ấy bảo cứ uống rồi sẽ LÀNH BỆNH, sau khi uống ly nước, bà cảm thấy như tăng thêm sức lực, tinh thần sáng tỉnh, liền Giật mình thức dậy biết Chắc đó là đức QUÁN THẾ ÂM, nhưng đứa con mới sanh cũng đang đau, Bà lại Niệm Danh Hiệu Bồ-tát, Cầu cho nó mau mạnh khỏe, lần này cũng thấy vị Nữ đến không nói chi cả, bồng đứa bé quay mình bước đi, nghe một tiếng con nít khóc thét lên, Bà tỉnh giấc xem lại thì đứa con ĐÃ CHẾT.
Sau khi ra nhà Bảo-sanh, bà đến Chùa hỏi Nguyên-nhân tại sao niệm Bồ-tát không Linh, vị sư Cụ là Viện Chủ đáp: Chẳng phải không Linh Ứng vì nếu thế thì tại sao lần trước bà Niệm Bồ-Tát lại cứu cho MAU lành bệnh, nên biết chư Phật Bồ-tát đối với chúng sanh như CHA MẸ, thương nghĩ lo sự an toàn cho con, điều nào con muốn nếu xét thấy được thì CHO, như thấy có hại tất không hứa KHẢ.
Có lẽ đứa bé đó là OAN GIA TRÁI CHỦ của bà đầu thai vào để BÁO OÁN. Bồ-Tát muốn cứu độ cho Bà khỏi khổ về sau, nên mới bắt đi. Đây là một truyện nói về PHÁ KIẾN, lời nói của vị SƯ CỤ là đúng, lời ông THẦY Vợ Chồng Phật-tử kia là sai lầm, những khía cạnh về lỗi phá kiến rất nhiều, không thể kể hết ra đây được.
GIỚI, ĐỊNH, HUỆ thoát Ta-bà
TÍN, NGUYỆN, HẠNH sanh Cực-lạc
( Một câu “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”,
bao gồm GIỚI, ĐỊNH, HUỆ thoát TA BÀ
và TÍN, NGUYỆN, HẠNH sanh CỰC LẠC)
Kệ Niệm Phật
Nam mô A Di Đà
Không gấp cũng không hưởn
Tâm tiếng hiệp khắn
nhau (Hạ Thủ Công Phu)
Thường niệm cho rành rõ
Nhiếp tâm là Định học
Nhận rõ chính Huệ học
Chánh niệm trừ vọng hoặc
Giới thể đồng thời
đủ (Tương Ưng với Giới, Định, Huệ)
Niệm lực được tương tục
Đúng nghĩa chấp trì danh
Nhất tâm Phật hiện
tiền (Sự Nhất Tâm)
Tam-muội sự thành tựu
Đương niệm tức vô
niệm (Lý nhất Tâm)
Niệm tánh vốn tự không
Tâm làm Phật là Phật
Chứng lý pháp thân hiện
Nam mô A Di Đà
Nam mô A Di Đà
Cố gắng hết sức mình
Cầu đài sen thượng phẩm (Phát Nguyện Vãng-sanh Cực-lạc)
Tâm Nguyện Của Dịch Giả
Trích cuối tập 9 Kinh Ðại-Bửu-Tích
...........
Chư pháp hữu thân mến, cho phép tôi
được dùng từ này để gọi tất cả các giới Phật tử xuất gia cũng như tại gia, tôi
có ý nguyện nhỏ, dầu nhỏ nhưng là từ đáy lòng thiết tha, muốn cùng các pháp
hữu, tất cả các pháp hữu, những ai có đọc có tụng có nghe thấy những quyển kinh
sách do tôi dịch soạn, sẽ là người bạn quyến thuộc thân thiết với tôi đời này
và mãi mãi những đời sau, cùng nhau kết pháp duyên, cùng nhau dự pháp hội, cùng
dìu dắt nhau, dìu dắt tôi để được vững bước mãi trên con đường đạo dài xa, con
đường đạo nhiều trở ngại chông gai lồng giữa cõi đời thế tục mà lớp vỏ cứng của
nó là tứ lưu bát nạn, cạm bẫy của nó là lợi danh ngũ dục, sức mạnh của nó là
cơn lốc bát phong. Tôi chơn thành nói lên câu cần dìu dắt nhau. Vì vào giây
phút mà tôi đang nguệch ngoạc ghi lại VÀI DÒNG NÀY, CHÍNH TÔI, PHẢI
CHÍNH TÔI, KHÔNG DÁM ngửng mặt tự xưng là Tỳ Kheo chơn chánh, chỉ biết
như thảo phú địa, nhứt tâm sám hối mười phương pháp giới.
Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát.
Chùa Vạn Ðức
Ngày Trùng Cửu, Năm Kỷ Tỵ .
(08-10-1989)
Thích Trí Tịnh
Cẩn Chí
MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT
Tế Tỉnh Đại Sư, tự Triệt Ngộ, hiệu Nạp Đường
|
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
Thiếu Khang đại sư niệm một câu hồng danh, trong miệng
bay ra một vị hóa Phật. Thiện Ðạo Hòa thượng niệm mỗi câu Phật hiệu, nơi miệng
phóng ra một đạo quang minh. Hai điều trên chứng minh cho công đức niệm câu
hồng danh A Di Ðà thật lớn lao, và sự cảm ứng cưa Phật hiệu như thế đã đến mức
cùng diệu. Và điều trên đây cũng nhắc cho người học đạo nên thức ngộ, đừng xem
môn Niệm Phật là dung thường.
Trong mấy bài kệ liên tiếp, Triệt Ngộ đại sư đã dẫn chứng trên từ chư Phật Thế
Tôn, nói rộng ra là các đức Như Lai ở sáu phương như kinh A Di Ðà đã thuyết
minh, đều khen ngợi khuyên tu Tịnh Ðộ, và chỉ riêng các ngài mới biết cùng tận
pháp này. Kế đến chư đại Bồ Tát như Văn Thù, Phổ Hiền, các bậc đại Tổ Sư như Mã
Minh, Long Thọ; những vị đại long tượng về bên Tông như ngài Vĩnh Minh, về bên
Giáo như ngài Trí Giả và sau cùng chính chư Tổ bên Tịnh Ðộ như Thiện Ðạo, Thiếu
Khang. Những vị trên tuy cũng suốt thông các pháp môn khác, song vẫn quy hướng
về Tịnh Ðộ. Tại sao Tổ Triệt Ngộ lại nhiều phen dẫn chứng như thế? Trong đây có
hai nguyên nhân rất quan trọng.
Ðiều thứ nhứt: Các vị học thức xưa nay (bút giả dùng danh từ “học
thức” chớ không nói trí thức, vì học thức là một việc, trí thức lại là việc
khác) khi mới tìm đạo, đều ưa thích những lý luận cao siêu huyền diệu. Sự ưa
thích đó không phải là điều lỗi. Nhưng phần nhiều họ lầm lạc chấp theo Thiên
Không, chưa dung hội được giữa Không và Có, bài bác nhân quả sự tướng, nên hầu
như thành một căn bịnh trong khi học đạo. Ðối với môn Tịnh Ðộ, họ chưa thấu đáo
được sự cao diệu của pháp này nên khi thấy những kẻ tối dốt, hạng bình dân cũng
tu hành được, lại xem thường cho là pháp thấp kém. Chư đại thiện tri thức thấy
sự lầm lạc tà kiến đó mới thẳng thắn bác phá, chỉ bày. Vì thế Tổ Triệt Ngộ đã
dẫn những chứng minh trên để cảnh giác, ngụ ý bảo: "Nếu Tịnh Ðộ là thấp
kém, tại sao từ chư Phật, Bồ Tát, cho đến chư Tổ, các bậc đại long tượng bên
Tông lẫn bên Giáo đều ngợi khen khuyến khích, hoặc thân thiết phụng hành?"
Ðiều thứ hai: Các vị thông minh kiến thức trên, khi luận đạo thường
nói những lý luận siêu huyền, để tỏ ra mình là những người hiểu rộng tu cao.
Nhưng họ lại không tự xét rằng: Về phần thật hành, mình có làm được một phần
nào đối với những lời nói đó chăng? Nhứt là buổi đi sâu vào thời mạt pháp này,
người tu căn cơ non kém, nghiệp chướng nặng nề, dùng những hình thức dễ làm như
niệm Phật tụng kinh, mà kẻ hành đạo tại gia lẫn xuất gia còn vọng niệm rối ren,
nay chầy mai trễ, huống chi là sự nhiếp tâm nơi định trong tất cả thời, tất cả
hành động nói năng? Bút giả từng nghe một vài vị tu học về Thiền khi luận đến
sự hành trì, thường dẫn lời của những chư Tổ hoặc các bậc tôn túc thời xưa mà
trạng huống cho lối tu của mình và còn ra vẻ đắc ý. Chẳng hạn như câu:
"Viên bão tử quy
thanh chướng lý.
Ðiểu hàm hoa lạc bích
nham thiền!"
(Vượn ôm con chuyền về
rặng núi xanh.
Chim ngậm hoa sa trước
gộp đá biếc).
Hoặc như:
"Nhập lâm bất động
thảo.
Nhập thủy bất đạp
ba".
(Vào rừng mà không làm
động đến ngọn cỏ.
Xuống nước nhưng chẳng
đạp sóng nước).
Các vị đó
không xét lại hai câu trước là tâm cảnh của ngài Giáp Sơn, chớ
chẳng phải cảnh giới của mình. Thỉnh thoảng có việc chi xúc động thì các vị
liền tỏ vẻ phiền hà, tức giận. Thế là cỏ cây đã động, chân đã đạp sóng nước rồi
đấy! Trước tệ trạng lạc lầm lạc rộng đó, chư thiện tri thức vì xót thương, vì
muốn cứu vãn đạo pháp nên mới thẳng lời phê trích, cho hành động ấy là Cuồng
Thiền. Và các ngài còn nói đến hạng Cuồng Mật nữa mà nếu có dịp, sau này bút
giả sẽ dẫn giải.
Ðể kết luận, cần nhấn rõ thêm là những điều nói trên tuyệt không có ý bài bác
Thiền, Mật. Thiền và Mật là hai pháp môn cao siêu, và thật ra Thiền, Mật, Tịnh
cả ba đều có đặc điểm riêng, cần tu học để hỗ trợ cho nhau. Chẳng hạn như khi
trì chú theo của chân ngôn, Phật hiệu huân sâu vào tạng thức, kích động cho
phiền não nổi dậy, phương pháp làm lắng động hữu hiệu nhứt không chi hơn Thiền.
Trong lúc tham thiền hoặc niệm Phật, ma chướng trong ngoài khuấy rối, cách hàng
phục kiến hiệu mau lẹ nhứt, không chi hơn Mật. Và muốn giải quyết việc lớn là
sống chết luân hồi một cách thẳng tắt chắc chắn nhứt, lại không chi hơn Tịnh.
Luận cho cùng mỗi môn tự hàm đủ công năng của ba, song đó là ứng dụng của bậc
trình độ cao siêu. Còn với bậc sơ cơ non kém, thật ra vẫn có sự sai biệt. Ví như bậc Tổ Sư về võ, dù sử dụng côn, chùy, kiếm, sự lợi hại
vẫn đồng như nhau. Nhưng với hạng võ nghệ thông thường thì tác dụng của ba môn
binh khí kia lại có sai biệt. Nếu chẳng thế, trong võ lâm cần chi bày
ra ba môn ấy cho thêm phiền!
Cho nên trong thời mạt pháp, theo thiển ý nên lấy Tịnh Ðộ làm chánh yếu, Thiền, Mật làm phụ trợ. Hoặc nếu có tu Thiền hay Mật cũng nên niệm Phật
nhiều ít hồi hướng về cõi Cực Lạc ở Tây phương.
KINH PHẠM VÕNG
PHẨM BỒ TÁT TÂM ĐỊA
10 GIỚI TRỌNG
1.- Giới sát sanh
2.- Giới trộm cướp
3.- Giới dâm
4.- Giới vọng
5.- Giới bán rượu
6.-Giới rao lỗi của tứ chúng
7.- Giới tự khen mình chê người
8.- Giới bỏn sẻn thêm mắng đuổi
9.- Giới giận hờn không nguôi
10.- Giới hủy-báng Tam-Bảo
ĐỨC PHẬT KẾT RĂN
Nầy các Phật-Tử ! Trên đây là mười giới trọng của Bồ-Tát, các Phật-Tử cần nên học. Trong mười giới đó không nên trái phạm một giới nào cả, dầu một mảy nhỏ như vi-trần, huống chi phạm đủ cả mười giới ư ! Nếu có người nào trái phạm, thời người ấy hiện đời không được phát Bồ-Đề tâm, rồi cũng mất ngôi Quốc-Vương, ngôi Chuyển-Luân-Vương, ngôi Tỳ-Kheo, Tỳ-Kheo-Ni, cũng mất những quả "Thập Phát Thú", "Thập Trưởng-Dưỡng", "Thập Kim-Cương", "Thập-Địa", tất cả diệu quả Phật-Tánh thường-trú đều mất, đọa trong ba ác-đạo, trong hai kiếp, ba kiếp chẳng được nghe danh-tự của cha mẹ và Tam-Bảo. Vì thế nên không được phạm một giới nào cả. Tất cả Bồ-Tát các Ngài đã học, sẽ học và hiện nay học.
Mười giới như thế cần nên học, hết lòng kính-trọng phụng-trì.
48 ĐIỀU GIỚI KHINH
1.- Giới không kính thầy bạn
2.- Giới uống rượu
3.- Giới ăn thịt
4.- Giới ăn ngũ-tân
5.- Giới không dạy người sám tội
6.- Giới không cúng dường thỉnh Pháp
7.- Giới không đi nghe Pháp
8.- Giới có tâm trái bỏ Đại-Thừa
9.- Giới không khán bịnh
10.- Giới chứa khí cụ sát-sanh
Mười giới như thế cần nên học, hết lòng kính-trọng phụng-trì.
11.- Giới đi sứ
12.- Giới buôn bán phi pháp
13.- Giới hủy-báng
14.- Giới phóng hỏa
15.- Giới dạy giáo-lý ngoài Đại-Thừa
16.- Giới vì lợi mà giảng pháp lộn lạo
17.- Giới cậy thế-lực quyên GÓP
18.- Giới không thông hiểu mà làm thầy truyền giới
19.- Giới lưỡng thiệt
20.- Giới không phóng-sanh
Mười giới như thế cần nên học, hết lòng kính-trọng phụng-trì.
21.- Giới đem sân báo sân đem đánh trả đánh
22.- Giới kiêu mạn không thỉnh Pháp
23.- Giới khinh ngạo không tận tâm dạy
24.- Giới không tập học Đại-Thừa
25.- Giới tri-Chúng vụng về
26.- Giới riêng thọ lợi dưỡng
27.- Giới thọ biệt thỉnh
28.- Giới biệt thỉnh Tăng
29.- Giới tà mạng nuôi sống
30.- Giới quản-lý cho Bạch-Y
Mười giới như thế cần nên học, hết lòng kính-trọng phụng-trì.
31.- Giới không mua chuộc
32.- Giới tổn hại chúng-sanh
33.- Giới tà nghiệp giác quán
34.- Giới tạm bỏ Bồ-Đề tâm
35.- Giới không phát nguyện
36.- Giới không phát thệ
37.- Giới vào chỗ hiểm nạn
38.- Giới trái thứ tự tôn ty
39.- Giới không tu phước-huệ
Chín giới như thế cần nên học, hết lòng kính-trọng phụng-trì.
40.- Giới không bình đẳng truyền giới
41.- Giới vì lợi làm thầy
42.- Giới vì người ác giảng giới
43.- Giới cố mống tâm phạm giới
44.- Giới không cúng-dường Kinh-Luật
45.- Giới không giáo hóa chúng-sanh
46.- Giới thuyết-Pháp không đúng Pháp
47.- Giới chế hạn phi pháp
48.- Giới phá diệt Phật-Pháp
Chín giới như thế cần nên học, hết lòng kính-trọng phụng-trì.
TỔNG KẾT
Đức Phật dạy : Các Phật-Tử ! Đó là bốn mươi tám điều giới khinh, các người phải thọ-trì. Chư Bồ-Tát thủa đời quá-khứ đã tụng, chư Bồ-Tát thuở đời vị-lai sẽ tụng, chư Bồ-Tát hiện-tại đương tụng.
LƯU THÔNG
Đức Phật phán tiếp : Tất cả Đại-Chúng, Quốc-Vương, Vương-Tử, các Quan, Tỳ-Kheo, Tỳ-Kheo-Ni, Tín-Nam, Tín-Nữ thảy, những người thọ-trì giới Bồ-Tát, nên phải thọ-trì đọc tụng giảng-thuyết biên chép quyển giới-pháp Phật-Tánh thường-trụ để lưu-thông mãi-mãi. Tất cả chúng-sanh xoay vần truyền dạy lẫn nhau không dứt. Do đây, đặng gặp chư Phật, được chư Phật trao tay. Đời đời khỏi hẳn ba ác đạo và tám chỗ nạn. Thường được thác-sanh trong loài người, hay cõi Trời.
Nay Ta ở dưới cội Bồ-Đề nầy, lược-giảng giới-pháp của chư Phật. Tất cả đại-chúng phải nhất-tâm học Ba-La-Đề-Mộc-Xoa, hoan hỷ phụng hành.
Lúc đó chư vị Học-sĩ trong cõi tam-thiên ngồi lóng nghe đức Phật tụng giới, hết lòng kính-trọng, hoan-hỷ thọ-trì.
Đức Thích-Ca Mâu-Ni giảng xong về mười vô-tận giới pháp trong phẩm "Tâm-Địa Pháp-Môn"của đức Phật Lô-Xá-Na đã giảng nơi thế-giới Liên-Hoa Đài-Tạng lúc trước, nghìn trăm ức đức Thích-Ca cũng đồng giảng như vậy.
Từ cung Đại-Tự-Tại Thiên-Vương đến dưới cây Bồ-Đề nầy, thuyết-pháp cả mười chỗ, vì tất cả Bồ-Tát và vô-số đại-chúng thọ-trì đọc tụng giải-thuyết pháp-nghĩa cũng như vậy.
Nghìn trăm ức thế-giới, Liên-Hoa Đài-Tạng thế-giới, vi-trần thế-giới, chư Phật cũng giảng-thuyết như vậy.
Tất cả Phật-Tâm-Tạng, Địa-Tạng, Giới-Tạng, Vô-Lượng Hạnh-Nguyện-Tạng, Nhân-Quả Phật-Tánh Thường-Trụ-Tạng. Tất cả chư Phật giảng thuyết vô-lượng pháp-tạng như thế đã xong.
Hết thảy chúng-sanh trong nghìn trăm ức thế-giới đều thọ trì hoan-hỷ phụng-hành.
KỆ KHEN TẶNG PHÁP GIỚI
PHẦN HỒI HƯỚNG
Trên Liên-Hoa-Tạng
Đức Xá-Na Tôn
Lược giảng Tâm-Địa Pháp-môn này
Truyền lại chư Thế-Tôn
Khinh, Trọng phân rành
Tất cả được nhờ ân.
Nam-Mô Phạm-Võng Giáo-Chủ Lô-Xá-Na Phật Biến Pháp-giới Tam-Bảo ( 3 lần )
Trời, A-Tu-La, Dạ-Xoa thảy
Ai đến nghe pháp phải hết lòng
Ủng-hộ Phật-Pháp cho thường còn
Mọi người siêng tu lời Phật dạy
Bao nhiêu thính-giả đến chỗ này
Hoặc ở cõi đất hoặc trên không
Nương theo chánh-pháp ngày đêm tu
Xót thương người đời luôn cứu-hộ
Cầu cho Thế-giới thường an-ổn
Pháp-trí vô-biên lợi quần-sanh
Tất cả tội-nghiệp đều tiêu trừ
Dứt hẳn quả khổ vào viên-tịch
Thường dùng giới-hương thoa vóc sáng
Luôn gìn định-phục mặc che thân
Hoa mầu trí-giác khắp trang-nghiêm
Khắp xứ, khắp nơi thường an-lạc.
Nam-Mô Hộ-Pháp Chư-Tôn Bồ-Tát Ma-Ha-Tát ( 3 lần )
CHUNG
Comments
Post a Comment