ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA THÀNH PHẬT

THẦN BIẾN GIA TRÌ KINH NGHĨA THÍCH


Hán bản: Sa môn Nhất Hạnh thuật ký

Việt dịch: Cư sĩ Trần Ngọc Anh, pháp danh Như Pháp Quân

 


NGHĨA THÍCH:

 

Chữ Phạn: TỲ LÔ GIÁ NA" là Nhật, là mặt trời, tức nghĩa: chiếu sáng khắp mọi nơi, diệt trừ mọi chốn u ám. Tuy nhiên, Mặt trời ở thế gian ắt có phương phận, chiếu sáng bên ngoài mà chẳng chiếu được bên trong, chiếu sáng bên này chẳng đến bên kia, lại chỉ sáng ban ngày, còn ban đêm không thấy chiếu. Huệ nhật của Như Lai ắt không như thế: Trí sáng của Phật chiếu khắp mọi nơi, chẳng kể trong ngoài, không phân phương hướng, góc cạnh, đêm ngày. Lại nữa, hành dụng của Trí Huệ Phật, tại Diêm phù đề, làm cho tất cả cỏ cây rừng rú đều được tăng trưởng, theo tánh của mỗi một loại, mọi công việc của thế gian cũng nhờ đó mà được thành tựu.

 

Trí sáng như mặt trời của Như Lai chiếu khắp pháp giới, lại hay bình đẳng mở phát đủ mọi căn lành của vô lượng chúng sanh, lại hay làm cho mọi sự nghiệp thù thắng thuộc thế gian, hay xuất thế gian, không có ai chẳng nhờ đó mà được thành biện.

 

Lại, như lúc trời đất tối tâm, mây che nhiều lớp, mặt trời ẩn mất, nhưng chẳng hoại diệt, gió mạnh, mây tan, mặt trời hiện ra, cũng không phải mới hiện. Mặt trời của Tâm Phật lại cũng như vậy: tuy bị hý luận, phiền não, vô minh, như mây che nhiều lớp, nhưng không vì đó mà sức sáng của nó sút giảm, khi chứng được thực tướng cứu cánh của các pháp thì Huệ nhật của Tâm vẫn tròn sáng không ngằn mé, nhưng cũng chẳng tăng thêm.

 

Vì các nhân duyên như trên, nên dùng Mặt trời của Thế gian để dụ với Mặt trời của Tâm Phật thì chẳng đủ ý nghĩa, mà chỉ lấy được một phần nào tương tợ thôi, bởi thế đề kinh có thêm chữ ĐẠI là lớn, tức thành “ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA (hay Đại nhật) vậy.

 

THÀNH PHẬT, đầy đủ như chữ Phạn, thì phải nói là "thành Tam Bồ đề", tức là bậc "Chánh giác Chính tri", nghĩa là: bậc có Trí như thực, biết quá khứ, vị lai, hiện tại, số chúng sinh, chẳng phải số chúng sinh, hữu thường, vô thường, ... tất cả các pháp đều hiểu rõ ràng nên gọi là Giác. Như Phật là bậc Giác. Vì thế nói gọn lại là "Thành Phật.

 

THẦN BIẾN GIA TRÌ", xưa dịch là “thần lực gia trì" hoặc là "Phật sở hộ niệm” (chỗ Phật nhớ giữ). Như vậy, sự tự chứng "Tam Bồ đề" này vượt qua tất cả các tâm địa, hiện biết rõ các pháp ban đầu vốn chẳng sanh, chỗ cứu cánh của lời nói, tâm hành cũng vắng lặng, nếu lìa sức uy thần của Như Lai, thì dù đến thập địa Bồ tát, vẫn còn chẳng phải là cảnh giới của chư vị, huống là đối với những người còn ở trong vòng luân hồi sanh tử. Chỉ bởi thời xa xưa, vì sức đại bi nguyện, Đức Thế Tôn có nghĩ rằng: Nếu ta chỉ trụ trong cảnh giới như vậy, các hữu tình chẳng có thể trông mong được lợi ích. Bởi vậy, trụ trong "tam muội thần lực gia trì" tự tại, vì khắp tất cả các chúng sanh mà cho họ thấy biết các loại thú môn, thấy thân được vui, nói các loại tánh dục, nghe được pháp nên nghe, tùy theo các thứ tâm hành mà mở cửa soi xét. Như thế sự ứng hóa này chẳng phải từ lời nói hay ý nghĩ mà sanh, trong tất cả các thời, các xứ, hễ khởi diệt bờ mé thì tất cả đều "chẳng có thể được" (bất khả đắc). Ví như nhà ảo sư dùng sức của chú thuật mà gia trì cho cây thuốc thì có thể hiện ra những sự việc chưa từng có, những đối tượng có thể là vui lòng năm loại hữu tình, nếu xả bỏ sức gia trì thì hết thảy đều ẩn mất. Ảo sự của Như Lai kim cang lại cũng như vậy: cơ duyên tàn tạ thì các pháp diệt, cơ duyên hưng thạnh thì các pháp sanh, tức sự là chơn thực, không có chuyện dứt mất, cho nên nói: “thần lực gia trì Kinh" vậy.

 

Nếu căn cứ vào bản văn chữ Phạn thì đề Kinh, nói đầy đủ, phải là “Đại quảng bác kinh, nhân đà la vương". Nhân đà la là Đế Thích, ý nói:  KINH này là tạng bí yếu của tất cả Như Lai, đối với các giáo lý Đại thừa, nó có uy đức đặc biệt tôn quý, giống như nghìn con mắt làm chủ trời Đế Thích.

 

Nay, sợ đề Kinh quá rộng, cho nên chẳng còn giữ lại đầy đủ.

 

 

PHẨM 1NHẬP CHÂN NGÔN TRỤ TÂM

PHẨM 2. ĐỦ DUYÊN NHẬP MẠN TRÀ LA CHÂN NGÔN

PHẨM 3. TỨC CHƯỚNG

PHẨM 4. KHO CHÂN NGÔN THÔNG DỤNG

PHẨM 5. THÀNH TỰU THẾ GIAN

PHẨM 6. XUẤT HIỆN TẤT ĐỊA

PHẨM 7. TẤT ĐỊA THÀNH TỰU

PHẨM 8. HÀNH MẠN TRÀ LA CHUYỂN TỰ LUÂN

PHẨM 9. MẬT ẤN

PHẨM 10. TỰ LUÂN

PHẨM 11. MẠN TRÀ LA BÍ MÂT

PHẨM 12.  PHÉP NHẬP MẠN TRÀ LA BÍ MẬT

PHẨM 13. TRỤ VỊ MẠN TRÀ LA BÍ MẬT

PHẨM 14. TÁM ẤN BÍ MẬT

PHẨM 15. CẤM GIỚI TRÌ MINH

PHẨM 16. CHƠN THẬT TRÍ CỦA A XÀ LÊ

PHẨM 17. BỐ TỰ

PHẨM 18. NƠI HỌC NHẬN PHƯƠNG TIỆN

PHẨM 19. NÓI VỀ VIỆC SANH 100 CHỮ

PHẨM 20. KẾT QUẢ TƯƠNG ỨNG 100 CHỮ

PHẨM 21. THÀNH VỊ CỦA 100 CHỮ

PHẨM 22. TRÌ TỤNG 100 CHỮ ĐƯỢC THÀNH TỰU

PHẨM 23. PHÁP CHÂN NGÔN 100 CHỮ

PHẨM 24. NÓI VỀ TÁNH BỒ ĐỀ

PHẨM 25. BA TAM MUỘI DA

PHẨM 26. NÓI VỀ NHƯ LAI

PHẨM 27. PHÁP HỘ MA THẾ VÀ XUẤT THẾ

PHẨM 28. NÓI VỀ TAM MUỘI BỔN TÔN

PHẨM 29. NÓI VỀ TAM MUỘI VÔ TƯỜNG

PHẨM 30. TRÌ TỤNG THẾ XUẤT THẾ

PHẨM 31. CHÚC LỤY

 

 

ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA THÀNH PHẬT

THẦN BIẾN GIA TRÌ KINH 

 


PHẨM 1 

NHẬP CHÂN NGÔN TRỤ TÂM



Tôi nghe như vầy: Một thời, đức Bạt già phạm trụ tại cung Pháp giới kim cang rộng lớn của Như lai gia trì. Tất cả chư vị Trì kim cang đều hội họp đông đủ. Như Lai tín giải du hý thần biến, sanh lầu các lớn làm bằng bửu vương, cao không mé giữa, được trang hoàng bằng những đại diệu bửu vương, có thân Bồ tát làm tòa sư tử.


Tên kim cang của chư vị là: Hư không vô cấu chấp kim cang, Hư không du bộ chấp kim cang, Hư không sanh chấp kim cang, Bị tạp sắc y chấp kim cang, Thiện hành bộ chấp kim cang, Trụ nhất thiết pháp bình đẳng chấp kim cang, Ai mẫn vô lượng chúng sanh giới chấp kim cung, Na la diên lực chấp kim cang, Đại na la diên lực chấp kim cang, Thắng tấn chấp kim cang, Vô cấu chấp kim cang, Nhẫn tấn chấp kim cang, Như lai giáp chấp kim cang, Như lai cú sanh chấp kim cang, Trụ vô hý luận chấp kim cang, Như lai thập lực sanh chấp kim cang, Vô cấu nhẫn chấp kim cang, Kim cang thủ bí mật chủ, ... Chư vị thượng thủ như thế, với chúng trì kim cang nhiều bằng số bụi nhỏ của mười cõi Phật, cùng hợp với Phổ Hiền Bồ tát, Từ Thị Bồ tát, Diệu Kiết tường Bồ tát, Trừ nhất thiết cái chướng Bồ tát. Chư Đại Bồ tát ấy vây quanh sau trước đức Phật để nghe diễn nói Pháp. Pháp ấy là Ngài gia trì vượt quá 3 thời của Như Lai, gọi là: Pháp môn “thân, ngữ, ý bình đẳng cú”.


Lúc bấy giờ, nhờ sức gia-trì của Đức Tỳ-Lô-Giá-Na Như-Lai mà Bồ-Tát Phổ-Hiền làm thượng-thủ, chư Chấp-Kim-Cang Bí-Mật-Chủ làm thượng thủ, phấn-tấn thị-hiện Thân trang-nghiêm tạng vô-tận, phấn-tấn thị-hiện Ngữ-ý bình đẳng trang nghiêm tạng vô-tận. Như vậy, chẳng phải từ thân Phật Tỳ-Lô-Giá Na, hoặc ngữ hoặc ý sanh, tất cả các chỗ sanh-khởi đều mất, các bờ mé đều không thể được. Thế mà tất cả thân nghiệp, tất cả ngữ- nghiệp, tất cả ý-nghiệp, tất cả xứ, tất cả thời, đối với giới hữu-tình, Đức Tỳ-Lô-Giá-Na đều diễn nói cú-pháp đạo Chân-ngôn. Lại thị-hiện hình-tượng dung-mạo của các Bồ-Tát Chấp Kim-Cang, Phổ-Hiền, Liên-Hoa-Thủ, ...  phổ biến khắp mười phương, diễn nói cú-pháp thanh-tịnh đạo Chân-ngôn, từ lúc phát-tâm cho đến thập-địa, thứ lớp đời này đầy đủ, nghiệp duyên sanh thêm lớn, chủng-tử nghiệp thọ của các loại hữu-tình được diệt trừ, lại có mầm giống sanh khởi.


Bây giờ, Ngài Chấp-Kim-Cang Bí-Mật-Chủ đang ngồi giữa chúng-hội, bạch Phật rằng : "Bạch Thế-Tôn! Sao gọi là Như-Lai Ứng-c úng Chánh-biến-tri, được Trí Nhất-thiết ? Được cái Trí Nhất-thiết-trí ấy, vì vô lượng chúng sanh chỉ bày rộng nói tùy theo các loại chúng, các loại tính dục, các loại đạo phương tiện. Diễn nói các Trí Nhất-thiết-trí, hoặc nói thừa Thanh-văn, hoặc nói thừa Duyên giác, hoặc nói Đại-thừa, hoặc nói 5 thông trí, hoặc nguyện sanh lên các cõi Trời, hoặc sanh vào Nhân-gian và các loài Rồng, Dạ xoa, Càn-thát-bà, cho đến nói pháp sanh Ma-hầu-la-già. Nếu có chúng sanh muốn được Phật độ liền hiện thân Phật hoặc hiện thân Thanh-văn, hoặc hiện thân Duyên giác, hoặc thân Bồ Tát, hoặc thân Phạm thiên, hoặc thân Tỳ sa môn, Na-la-diên, cho đến thân Ma-hầu-la-già, thân Người hay Chẳng-phải Người, v.v... Đối với mỗi một trụ ở các uy-nghi khác nhau mà nghe đồng một ngôn-âm, như vậy là Trí Nhất-thiết-trí chỉ nói có một vị : đó là vị giải thoát của Như-Lai.

 

Bạch Thế Tôn ! Giống như hư-không lìa tất cả các phân-biệt, không phân biệt và chẳng không phân biệt, như vậy Trí Nhất-thiết-trí cũng lìa tất cả các phân biệt, không phân biệt và chẳng không phân biệt. Bạch Thế-Tôn! Thí như đại-địa là chỗ dựa nhờ của chúng sanh, thì Trí Nhất-thiết-trí cũng như vậy: đó là chỗ dựa nhờ của Trời, Người, A-tu-la. Bạch Thế-Tôn! Ví như lửa thiêu đốt hết tất cả các cây củi mà không chán đủ, thì Trí Nhất-thiết-trí cũng như thế: nó thiêu đốt tất cả củi vô-trí mà không chán đủ. Bạch Thế-Tôn! Thí như gió trừ tất cả các bụi-bặm, thì cũng như thế, Trí Nhất-thiết-trí trừ khử tất cả bụi phiền não. Bạch Thế-Tôn! Dụ như nước là chỗ vui chơi của tất cả chúng-sanh, thì Trí Nhất-thiết-trí cũng như thế: nó làm lợi-lạc cho chư Thiên và Người đời. Bạch Thế-Tôn! Trí-Huệ như vậy lấy gì làm Nhân? Cái gì làm Căn? Cái gì là Cứu cánh?”

 

PHẨM 2. ĐỦ DUYÊN NHẬP MẠN TRÀ LA CHÂN NGÔN

PHẨM 3. TỨC CHƯỚNG

PHẨM 4. KHO CHÂN NGÔN THÔNG DỤNG

PHẨM 5. THÀNH TỰU THẾ GIAN

PHẨM 6. XUẤT HIỆN TẤT ĐỊA

PHẨM 7. TẤT ĐỊA THÀNH TỰU

PHẨM 8. HÀNH MẠN TRÀ LA CHUYỂN TỰ LUÂN

PHẨM 9. MẬT ẤN

PHẨM 10. TỰ LUÂN

PHẨM 11. MẠN TRÀ LA BÍ MÂT

PHẨM 12.  PHÉP NHẬP MẠN TRÀ LA BÍ MẬT

PHẨM 13. TRỤ VỊ MẠN TRÀ LA BÍ MẬT

PHẨM 14. TÁM ẤN BÍ MẬT

PHẨM 15. CẤM GIỚI TRÌ MINH

PHẨM 16. CHƠN THẬT TRÍ CỦA A XÀ LÊ

PHẨM 17. BỐ TỰ

PHẨM 18. NƠI HỌC NHẬN PHƯƠNG TIỆN

PHẨM 19. NÓI VỀ VIỆC SANH 100 CHỮ

PHẨM 20. KẾT QUẢ TƯƠNG ỨNG 100 CHỮ

PHẨM 21. THÀNH VỊ CỦA 100 CHỮ

PHẨM 22. TRÌ TỤNG 100 CHỮ ĐƯỢC THÀNH TỰU

PHẨM 23. PHÁP CHÂN NGÔN 100 CHỮ

PHẨM 24. NÓI VỀ TÁNH BỒ ĐỀ

PHẨM 25. BA TAM MUỘI DA

PHẨM 26. NÓI VỀ NHƯ LAI

PHẨM 27. PHÁP HỘ MA THẾ VÀ XUẤT THẾ

PHẨM 28. NÓI VỀ TAM MUỘI BỔN TÔN

PHẨM 29. NÓI VỀ TAM MUỘI VÔ TƯỜNG

PHẨM 30. TRÌ TỤNG THẾ XUẤT THẾ

PHẨM 31. CHÚC LỤY







Comments

Popular posts from this blog