NHỮNG CẢNH THUỘC HÀNH
ẤM
"A-nan, thiện-nam-tử kia, tu pháp Tam-ma-đề, khi Tưởng-ấm
đã hết, thì những mộng-tưởng bình-thường của người đó đã tiêu-diệt, khi thức,
khi ngủ, luôn luôn một thể, tính giác-minh rỗng-lặng như hư-không trong-sạch,
không còn những sự-tướng tiền-trần thô-trọng; xem những núi sông đất-liền
thế-gian, như gương soi-sáng, khi đến, không dính vào đâu, khi qua, không có
dấu-vết, rỗng-chịu chiếu-ứng, rõ-ràng không còn tập-quán cũ, chỉ một tính
tinh-chân.
Căn-nguyên của sinh-diệt từ đó phơi-lộ ra, thấy được 12 loài
chúng-sinh thập phương, rõ hết các loài; tuy chưa thông-suốt manh-mối của mỗi
chúng-sinh, nhưng đã thấy cơ-sở sinh-diệt chung, giống như bóng dã-mã, lớp-lớp
chớp-nhoáng hiện ra, làm cái then-chốt phát-sinh các phù-căn-trần; ấy thì gọi
là phạm-vi Hành-ấm.
Nếu cái cỗi-gốc của những lăng-xăng chớp-nhoáng u-ẩn đó, vào
được tính đứng-lặng bản-lai, những tập-khí sinh-diệt bản-lai dừng-lại như
sóng-mòi diệt hết, hóa-thành nước đứng, thì gọi là hết Hành-ấm. Người đó, thì
vượt khỏi chúng-sinh-trược; xét lại nguyên-do, cỗi-gốc là u-ẩn vọng-tưởng.
A-nan nên biết, các thiện-nam-tử được sự nhận-biết đúng-đắn
trong Xa-ma-tha đó, chính-tâm đứng-lặng sáng-suốt, mười loài Thiên-ma không còn
được dịp khuấy-phá. Trong lúc nghiên-cứu tinh-vi cùng-tột cỗi-gốc sinh-loại,
khi cỗi-gốc sinh-diệt bản-loại lộ ra, xét cái cỗi-gốc thường chuyển-động
lăng-xăng cùng-khắp u-ẩn kia, lại móng tâm so-đo chấp là tính viên-nguyên, thì
người đó sa vào hai cái luận vô-nhân:
- Một, là người đó thấy cái gốc không có nhân. Vì cớ sao? Người
đó đã được cơ-sở sinh-diệt toàn lộ ra, nương theo tám trăm công-đức của
nhãn-căn, thấy trong tám muôn kiếp, tất-cả chúng-sinh đều theo dòng nghiệp-báo
mà xoay-vần, chết nơi nầy, sinh nơi kia; chỉ thấy chúng-sinh luân-hồi trong đó,
ngoài tám muông kiếp thì mờ-mịt không thấy gì, bèn phát ra sự nhận-định rằng,
những loại chúng-sinh thập phương trong thế-gian nầy, trước tám muôn kiếp,
không do nhân gì mà tự có. Do sự chấp-trước so-đo như thế, bỏ mất
Chính-biến-tri, sa-lạc vào ngoại-đạo, lầm-mất tính Bồ-đề.
- Hai, là người đó thấy cái ngọn không có nhân. Vì cớ sao? Người
đó đã thấy cỗi-gốc sinh-diệt, biết người sinh người, rõ chim sinh chim, thấy
chim quạ luôn luôn đen, chim hộc luôn luôn trắng, loài người, loài trời thân
vẫn đứng thẳng, các loài súc-sinh thân vẫn nằm ngang, sắc trắng không phải do
tẩy mà thành, sắc đen không phải do nhuộm tạp ra, suốt tám muôn kiếp không hề
dời-đổi, cho đến hết đời nầy cũng như vậy; mà từ xưa đến nay, người đó không
thấy gì là Bồ-đề, làm sao lại còn có việc thành đạo Bồ-đề, rồi nhận-định tất-cả
các sự vật ngày nay, đều không có nguyên-nhân gì cả.
Do những so-đo, chấp-trước như thế, bỏ mất tính Chính-biến-tri,
sa-lạc vào ngoại-đạo, lầm-mất tính Bồ-đề; ấy gọi là ngoại-đạo thứ nhất, lập
những luận vô-nhân.
A-nan, các thiện-nam-tử đó, trong Tam-ma-đề, chính-tâm đứng-lặng
sáng-suốt, Thiên-ma không còn dịp khuấy-phá; trong lúc xét-cùng cỗi-gốc
sinh-loại, xét cái cỗi-gốc thường chuyển-động u-ẩn kia, lại móng tâm so-đo chấp
là tính viên-thường, thì người ấy sa vào bốn cái luận biến-thường:
- Một, là người đó xét-cùng bản-tính của tâm và cảnh, cả hai đều
không có nhân; tu-tập biết được trong hai muôn kiếp, thập phương chúng-sinh có
những sự sinh-diệt, đều là xoay-vần, không hề tan mất, nên chấp đó là thường.
- Hai, là người đó xét-cùng cỗi-gốc tứ-đại, thấy tứ-đại
thường-trụ, tu-tập biết được trong bốn muôn kiếp, thập phương chúng-sinh tuy có
sinh-diệt, nhưng đều có bản-thể thường-hằng, không hề tan-mất, nên chấp đó là
thường.
- Ba, là người đó xét-cùng nguyên-do bản-lai của sáu căn, của sự
chấp-thụ thức Mạt-na và của các tâm, ý, ý-thức, thấy tính vẫn thường-xuyên;
tu-tập biết được trong tám muôn kiếp, tất-cả chúng-sinh xoay-vần không mất, bản-lai
là thường-trụ; rồi xét-tột tính không mất đó, mà chấp là thường.
- Bốn, là người đó nghĩ rằng đã hết Tưởng-ấm, lẽ ra không còn
lưu-chuyển, đứng-lặng xoay-vần; tư-tưởng sinh-diệt đã diệt hết rồi, thì trong
lý tự-nhiên thành không-sinh-diệt; người đó, nhân tâm-niệm so-đo như thế, mà
chấp là thường.
Do những sự chấp thường ấy, bỏ mất Chính-biến-tri, đọa-lạc vào
ngoại-đạo, lầm-mất tính Bồ-đề, ấy gọi là ngoại-đạo thứ hai, lập những luận
viên-thường.
Lại các thiện-nam-tử đó, trong Tam-ma-đề, chính-tâm đứng-lặng
vững-chắc, Thiên-ma không còn dịp khuấy-phá; trong lúc xét-cùng cỗi-gốc
sinh-loại, xét cái cỗi-gốc thường chuyển-động u-ẩn kia, lại móng tâm so-đo
chấp-trước giữa mình và cái khác, thì người đó mắc vào bốn kiến-chấp điên-đảo,
là những luận "một phần vô-thường, một phần thường" :
- Một là người đó quán cái tâm diệu-minh lặng vậy cùng khắp thập
phương thế-giới, cho là cái thần-ngã rốt-ráo; do đó, chấp có cái ta cùng khắp
mười phương đứng-lặng sáng-suốt không lay-động, còn tất-cả chúng-sinh, thì ở
trong tâm ta tự sinh, tự chết; vậy tâm-tính của ta, thì gọi là thường, còn
những bọn sinh-diệt kia, thì thật là vô-thường.
- Hai, là người đó không xét cái tâm, lại xét khắp hằng-sa
quốc-độ trong mười phương, thấy có chỗ bị kiếp-tai phá-hoại, thì cho là có tính
rốt-ráo vô-thường, còn những chỗ không bị kiếp-tai phá-hoại, thì gọi là rốt-ráo
thường.
- Ba, là người đó quán-sát riêng cái tâm mình là tinh-tế
nhỏ-nhiệm giống như vi-trần, là tinh-tế nhỏ-nhiệm giống như vi-trần, lưu-chuyển
trong mười phương mà tính không dời-đổi, lại có thể khiến cái thân nầy, sinh
rồi lại diệt; rồi chấp cái tính không mất đó, là tính thường của mình, còn
tất-cả sự sống chết, từ tính ấy sinh ra, thì gọi là vô-thường.
- Bốn, là người đó biết Tưởng-ấm hết rồi, thấy được dòng
Hành-ấm, chấp cái lưu-chuyển thường-xuyên của Hành-ấm là tính thường, còn những
Sắc-ấm, Thụ-ấm, Tưởng-ấm hiện đã diệt hết, thì gọi là vô-thường.
Do những chấp-trước so-đo "một phần vô-thường, một phần
thường" như thế, mà sa-lạc vào ngoại-đạo, lầm mất tính Bồ-đề; ấy gọi là
ngoại-đạo thứ ba, lập những luận "một phần thường".
Lại các Thiện-nam-tử, trong Tam-ma-đề, chính-tâm đứng-lặng
vững-chắc, Thiên-ma không còn dịp khuấy-phá; khi xét-cùng cỗi-gốc sinh-loại,
xét cỗi-gốc thường chuyển-động u-ẩn kia, lại sinh tâm so-đo chấp-trước về
phận-vị, thì người đó sa vào bốn cái luận hữu-biên:
- Một, là người đó so-đo cái cỗi-gốc sinh-diệt lưu-chuyển không
ngừng, rồi chấp quá-khứ, vị-lai, là hữu-biên và chấp cái tâm tương-tục, là
vô-biên.
- Hai, là người đó xét trong tám muôn kiếp thì thấy chúng-sinh,
còn trước tám muôn kiếp thì bặt không nghe-thấy gì, rồi gọi chỗ không
nghe-thấy, là vô-biên, còn chỗ có chúng-sinh, là hữu-biên.
- Ba, là người đó chấp rằng mình biết cùng khắp, là được tính
vô-biên, còn tất-cả các người kia, hiện ra trong cái biết của mình, mà mình
không hề biết họ nhận được tính-biết, thì những người kia không được cái tâm
vô-biên và chỉ có tính hữu-biên.
- Bốn, là người dó khi xét-cùng diệt-trừ Hành-ấm, dùng tri-kiến
của mình, mà so-đo chấp tất-cả chúng-sinh trong mỗi cái thân, đều là phần nửa
sinh, phần nửa diệt và chấp tất-cả sự-vật có ra trong thế-giới, đều một nửa là
hữu-biên, một nửa là vô-biên.
Do những so-đo, chấp-trước hữu-biên, vô-biên như thế, sa-lạc vào
ngoại-đạo, lầm-mất tính Bồ-đề, ấy gọi là ngoại-đạo thứ tư, lập những luận
hữu-biên.
Lại các Thiện-nam-tử, trong Tam-ma-đề, chính-tâm đứng-lặng
vững-chắc, Thiên-ma không còn dịp khuấy-phá; trong lúc xét-cùng cỗi-gốc
sinh-loại, xét cái cỗi-gốc thường chuyển-động u-ẩn kia, sinh lòng so-đo
chấp-trước về tri-kiến, thì người đó mắc vào bốn thứ luận hư-vọng
"điên-đảo biến-kế, càn-loạn bất-tử" :
-Một, là người đó quán-sát cỗi-gốc biến-hóa, thấy chỗ dời-đổi,
thì gọi là biến, thấy chỗ tương-tục, thì gọi là thường, thấy chỗ thấy được, thì
gọi là sinh, chỗ không thấy được, thì gọi là diệt; chỗ các nhân tương-tục,
không có đứt-đoạn, thì gọi là thêm; chính trong tương-tục, chỗ rời nhau ở giữa,
thì gọi là giảm; chỗ mỗi mỗi cái sinh ra, thì gọi là có, chỗ tương-đối không
có, thì gọi là không, dùng lý quán-sát tất-cả và dụng tâm thành những kiến-chấp
riêng-biệt; có người đến cầu Pháp hỏi nghĩa, thì đáp rằng "Ta
nay cũng sinh, cũng diệt, cũng có, cũng không, cũng thêm, cũng bớt", trong
tất-cả thời đều nói lộn-xộn, khiến cho người nghe không thể hiểu được.
- Hai, là người đó chín-xét cái tâm về chỗ tương-đối là không,
nhân cái không mà được chứng; có người đến hỏi, chỉ đáp một chữ, chỉ nói là
không; ngoài chữ không ra, không nói gì cả.
- Ba, là người đó chín-xét cái tâm về chỗ mỗi mỗi đều có, nhân
cái đó mà được chứng; có người đến hỏi, chỉ đáp một chữ, chỉ nói là phải; trừ
chữ phải ra, không nói gì cả.
- Bốn, là người đó chấp cả có, cả không; do cái cảnh rời-rạc mà
tâm cũng rối-loạn; có người đến hỏi thì đáp rằng: "Cũng có, tức là cũng
không, trong cái cũng không, không phải là cũng có"; tất-cả đều càn-loạn,
không thể nói hết được.
Do những so-đo, chấp-trước càn-loạn, rỗng-trống như thế, mà
sa-lạc vào ngoại-đạo, lầm-mất tính Bồ-đề; ấy gọi là ngoại-đạo thứ năm, lập bốn
thứ luận hư-vọng, "điên-đảo biến-kế, càn-loạn bất-tử".
Lại các Thiện-nam-tử, trong Tam-ma-đề, chính-tâm đứng-lặng
vững-chắc, Thiên-ma không còn dịp khuấy-phá; trong lúc xét-cùng cỗi-gốc
sinh-loại, xét cái cỗi-gốc thường chuyển-động u-ẩn kia, sinh-tâm so-đo
chấp-trước nơi dòng sinh-diệt vô-tận, thì người ấy sa vào tư-tưởng điên-đảo,
chấp sau khi chết có tướng.
Hoặc khi tự củng-cố cái thân mình, bảo Sắc là ta; hoặc khi thấy
cái ta bao-trùm khắp các cõi-nước, rồi bảo rằng ta có Sắc; hoặc thấy các
tiền-trần kia, theo ta mà xoay trở về, rồi bảo rằng Sắc thuộc về ta; hoặc thấy
cái ta, nương theo lưu-chuyển mà tương-tục, rồi bảo rằng ta ở nơi Sắc; những
người đó, đều so-đo chấp rằng sau khi chết có tướng; xoay-vần như thế có đến 16
tướng.
Từ đó, hoặc còn chấp rằng rốt-ráo phiền-nãp và rốt-ráo Bồ-đề,
hai tính ấy đi song song với nhau, không đụng-chạm gì nhau.
Do những so-đo, chấp sau khi chết có tướng như vậy, sa-lạc vào
ngoại-đạo, lầm-mất tính Bồ-đề; ấy gọi là ngoại-đạo thứ sáu, lập những luận
điên-đảo, nhận trong Ngũ-ấm, sau khi chết có tướng.
Lại các Thiện-nam-tử, trong Tam-ma-đề, chính-tâm đứng-lặng
vững-chắc, Thiên-ma không còn dịp khuấy-phá; khi xét-cùng cỗi-gốc sinh-loại,
xét cái cỗi-gốc thường lay-động u-ẩn kia, lại sinh tâm so-đo chấp-trước nơi ba
ấm Sắc, Thụ, Tưởng, đã trừ-diệt rồi thì người đó sa vào những tư-tưởng điên-đảo,
chấp sau khi chết không có tướng.
Người đó thấy Sắc-ấm diệt, thân-hình không nhân vào đâu; xét
Tưởng-ấm diệt, tâm không ràng-buộc vào đâu; biết Thụ-ấm diệt, không còn
dính-dáng vào đâu; tính các ấm đó đã tiêu-tan, dầu có sinh-lý mà không thụ,
không tưởng, thì cũng đồng như cỏ cây; rồi nghĩ rằng hình-chất nầy, hiện-tiền
còn không thể nắm được, làm sao, sau khi chết lại còn có các tướng; nhân đó,
xét-nhận sau khi chết, không có tướng; xoay-vần như thế có đến tám cái luận
vô-tướng.
Từ đó, hoặc chấp Niết-bàn, nhân-quả, tất-cả đều không, luống có
danh-tự, nhưng rốt-ráo đều đoạn-diệt.
Do những so-đo, chấp sau khi chết không có tướng như vậy, sa-lạc
vào ngoại-đạo, lầm-mất tính Bồ-đề, ấy gọi là ngoại-đạo thứ bảy, lập những luận
điên-đảo, chấp trong Ngũ-ấm, sau khi chết không có tướng.
Lại các Thiện-nam-tử, trong Tam-ma-đề, chính-tâm đứng-lặng
vững-chắc, Thiên-ma không còn dịp khuấy-phá; khi xét-cùng cỗi-gốc sinh-loại,
xét cái cỗi-gốc thường chuyển-động u-ẩn kia, nơi Hành-ấm còn và thụ, tưởng đã
diệt, chấp cả cái có và cái không, tự-thể phá nhau, thì người đó mắc vào những
luận điên-đảo, chấp sau khi chết, không phải có, không phải không.
Người đó, thấy những ấm Sắc, Thụ, Tưởng, có mà không phải có;
xét Hành-ấm chuyển-biến, không mà không phải không; xoay-vần như thế cùng-tột
các ấm, thành tám cái tướng "không phải có, không phải không", tùy
gặp duyên gì, đều nói sau khi chết có tướng, không tướng.
Lại xét tính Hành-ấm sinh-diệt thay-đổi liên-tục, phát-tâm
thông-suốt, chấp tất-cả đều không phải có, không phải không, lộn-lạo hư-thật.
Do những so-đo, chấp sau khi chết "không phải có, không
phải không" như thế, mà đường sau mờ-mịt, không còn lối đi, sa-lạc vào
ngoại-đạo, lầm-mất tính Bồ-đề; ấy gọi là ngoại-đạo thứ tám, lập những luận
điên-đảo, chấp trong Ngũ-ấm, sau khi chết, không phải có, không phải không.
Lại các Thiện-nam-tử, trong Tam-ma-đề, chính-tâm đứng-lặng
vững-chắc, Thiên-ma không còn dịp khuấy-phá; trong lúc xét-cùng cỗi-gốc
sinh-loại, xét cái cỗi-gốc thường chuyển-động u-ẩn kia, sinh tâm so-đo, chấp
sau nầy là không, thì người đó mắc vào bảy cái luận đoạn-diệt.
Hoặc chấp hết thân nầy là diệt, hoặc chấp hết Ngũ-dục là diệt,
hoặc chấp hết khổ là diệt, hoặc chấp tột-vui là diệt, hoặc chấp xả hết là diệt;
xoay-vần như thế cùng-tột đến bảy cách chấp hiện-tiền là tiêu-diệt, diệt rồi
không trở lại nữa. Do những so-đo, chấp sau khi chết là đoạn-diệt như thế,
sa-lạc vào ngoại-đạo, lầm-mất tính Bồ-đề; ấy gọi là ngoại-đạo thứ chín, lập
những luận điên-đảo, chấp trong Ngũ-ấm, sau khi chết là đoạn-diệt.
Lại các Thiện-nam-tử, trong Tam-ma-đề, chính-tâm đứng-lặng
vững-chắc, Thiên-ma không còn dịp khuấy-phá; trong lúc xét-cùng cỗi-gốc
sinh-loại, xét cái cỗi-gốc thường chuyển-động u-ẩn kia, sinh tâm so-đo, chấp
sau nầy là có, thì người đó mắc vào năm luận Niết-bàn.
Hoặc nhận những định Dục-giới là chuyển-y chân-chính, do
xem-thấy sáng-suốt cùng khắp, mà sinh lòng yêu-mến vậy. Hoặc nhận Sơ-thiền là
chuyển-y chân-chính, vì không còn ưu-thụ vậy. Hoặc nhận Nhị-thiền, vì không
khổ-thụ vậy. Hoặc nhận Tam-thiền, vì rất vui-đẹp vậy. Hoặc nhận Tứ-thiền, khổ
vui đã hết, chấp không còn chịu sinh-diệt trong luân-hồi vậy. Người đó, lầm
những cõi trời hữu-lậu là quả vô-vi, lầm sự an-ẩn 5 chỗ ấy là quả-báo thù-thắng
thanh-tịnh của các bậc Thánh-hiền; xoay-vần như thế rốt-ráo có năm chỗ.
Do những so-đo, chấp-trước năm thứ Niết-bàn hiện có như thế,
sa-lạc vào ngoại-đạo, lầm-mất tính Bồ-đề; ấy gọi là ngoại-đạo thứ mười, lập
những luận điên-đảo, chấp trong Ngũ-ấm, có năm thứ Niết-bàn hiện có.
A-nan, mười thứ nhận-hiểu điên-rồ trong Thiền-na như thế, đều do
Hành-ấm và tâm công-dụng giao-xen, nên hiện ra những nhận-thức đó. Chúnh-sinh
ngu-mê, không tự lượng-xét, gặp cái đó hiện ra, lại nhận mê làm ngộ, tự bảo là
chứng bậc thánh, thành tội đại-vọng-ngữ và sẽ đọa vào ngục Vô-gián. Bọn ông,
quyết phải đem lời nầy của Như-lai, sau khi tôi diệt-độ rồi, truyền lại trong
đời mạt-pháp, khiến cho tất-cả chúng-sinh hiểu rõ nghĩa nầy, không để cho
tâm-ma tự gây nên những tội-lỗi sâu-nặng, giữ-gìn che-chở cho chúng-sinh
tiêu-diệt các tà-kiến, dạy cho giác-ngộ đạo-nghĩa chân-thật, không mắc vào các
đường trẽ nơi đạo vô-thượng, chớ để chúng-sinh được một ít đã cho là đủ và nêu
ra lời chỉ-dạy thanh-tịnh của vị Đại-Giác.
Comments
Post a Comment